You are on page 1of 7

PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP

CỦA THỦ KHOA VÀ TIẾN SĨ GIÁO DỤC


Trần Hoài Thanh – Zalo: 0348296773
facebook.com/tranhoaithanhvicko
LỜI MỞ ĐẦU
Đã bao nhiêu năm, bạn học hành vất vả nhưng kết quả lại không thành?

Tôi rất tâm đắc câu nói :

“Đầu tiên, chúng ta tạo ra thói quen; sau đó thói quen hình

thành chúng ta” - John Dryden

Tất cả là do thói quen mà ra.

Con người thành công hay thất bại đều từ thói quen.

Do đó để THAY ĐỔI KẾT QUẢ HỌC TẬP,

chúng ta phải THAY ĐỔI THÓI QUEN HỌC TẬP.

+) Không chỉ có học sinh có học lực yếu, kém mới bị mất gốc kiến thức.

+) Có rất nhiều học sinh khá, giỏi sau một thời gian học tập bắt đầu có dấu hiệu đi

xuống một số môn nhất định (nhiều lí do như bị cám dỗ bởi game hoặc gia đình xảy ra

vấn đề gây ảnh hưởng tâm lý...) và dần dần ngày càng yếu kém.

+) Tôi xem cách mà những người thành công họ thực hiện và tìm ra điểm

chung, sau đó xâu chuỗi có hệ thống để tạo ra cách ngắn gọn nhất, là

cái chung cho mọi môn học, mọi thời điểm và mọi nhận thức của bạn.

(Kênh tham khảo: ThePresentWriter; Go with Mai ...)


ĐẦU TIÊN CHÚNG TA PHẢI ĐỒNG Ý VỚI NHAU RẰNG:

Để GIỎI ở bất cứ môn học nào, lĩnh vực nào thì bạn cần phải

HIỂU nội dung bài học đó.

Kiến thức sẽ là của bạn nếu bạn HIỂU nó (có thể tự chứng minh

lại 1 công thức, 1 định lý, tự viết lại được cấu trúc ngữ pháp tiếng

anh, dạy lại được cho người khác hiểu ...)

Học sinh phải học 13 môn cùng lúc; sinh viên học nặng hơn, nhiều lí thuyết hàn lâm hơn.

Thi xong là chữ nghĩa trôi theo làn gió ngay và luôn.

Vậy làm sao để hiểu nội dung bài học?

Dưới đây là 3 bước:

1. GHI CHÉP ĐÚNG

Bước này cực kì quan trọng.

Mỗi môn học đều có lượng kiến thức khác nhau, ý nghĩa

cũng khác nhau và với nền giáo dục hiện nay buộc

chúng ta phải học toàn bộ.

Do đó việc ghi chép đúng không chỉ giúp bạn

học nhẹ nhàng hơn, mà còn giúp bạn xâu chuỗi các nội dung

và sáng tạo theo cách riêng của mình.

Vậy ghi chép thế nào là đúng???

Chia đôi cuốn vở ghi của bạn


Bên trái

+) Viết nội dung bài học của ngày hôm đó.

+) Đánh số thứ tự cho từng nội dung (1;2;3;4 ....).

+) Nội dung bên trái là kiến thức thô, là tư duy, là góc nhìn của

giáo viên.

Hoặc
Để trang bên trái là nội dung bài học ngày hôm đó
(chỉ viết nội dung bài học vào mặt bên trái của quyển vở)
2. TIÊU HÓA

Sau khi hoàn thiện nội dung bên trái của cuốn vở,

việc tiếp theo là tiêu hóa chữ và số ở bên trái sang

phía bên phải.

Bên trái là kiến thức của người khác.

Bên phải là kiến thức của bạn.

- Ghi chép theo ngôn từ thân thuộc của bạn

- Là kiến thức bạn tóm tắt lại, càng cô đọng càng tốt.

- Là những ý chính; là câu hỏi bạn còn băn khoăn về một phần nào đó bạn chưa hiểu.

- Là những ý tưởng mà bạn có thể thêm vào nội dung hay một đơn vị kiến thức của môn

khác mà bạn có thể sử dụng đến.

Nếu bạn không thể chia đôi quyển vở của mình???

- Dùng mặt bên phải để TIÊU HÓA kiến thức đã học, có thể luyện tập các bài tập, cũng

có thể lấy giấy nhớ dán đè lên....

HỌC ĐẾN ĐÂU phải TIÊU HÓA NGAY đến đó.

Khi bạn TIÊU HÓA thành công, bạn sẽ HIỂU SÂU vấn đề.

Quá trình bạn TIÊU HÓA, chính là quá trình LAO ĐỘNG TRÍ ÓC

Nếu không LAO ĐỘNG TRÍ ÓC, bạn sẽ phải bù lại bằng LAO ĐỘNG CHÂN TAY

3. DẠY LẠI CHO NGƯỜI KHÁC

- CHIA SẺ kiến thức ở phía bên phải mà bạn đã tiêu hóa cho người khác.

- Sẵn sàng chia sẻ với bạn bè mình, hãy quy tụ một nhóm học tập, ít nhất là 2 người

thôi cũng được, hãy giảng lại cho nhau nghe, hãy nhờ bạn bè kiểm tra hộ, hãy hỏi bạn

bè những nội dung bạn còn chưa rõ, hãy chia sẻ nó cho giáo viên bộ môn của bạn.

- Bạn sẽ giỏi thực sự và hiểu bài thực sự khi bạn có thể dạy lại cho người khác và

người khác hiểu được điều bạn nói.

Bạn sẽ dần nhận ra, bất cứ thứ gì muốn có được


cũng phải đánh đổi và trả giá. Học cách trả giá cho những gì mình nhận được.

NẾU BẠN KHÔNG TỰ XÂY DỰNG ƯỚC MƠ CHO MÌNH

SẼ CÓ NGƯỜI KHÁC THUÊ BẠN ĐI XÂY ƯỚC MƠ CHO HỌ !!!


MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ VIỆC GHI CHÉP
Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
1. Tác giả
– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ - Là thế hệ nhà thơ trong
trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng kháng chiến chống Mỹ
chiến chống Mỹ cứu nước.
– Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, - Thơ ông rất thâm thúy, chính luận,
mang màu sắc chính luận. cảm xúc nén thành cục.
2. Tác phẩm
– Trường ca Mặt đường khát vọng hoàn thành - Nằm trong chương V của trường ca
ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu “Mặt đường khát vọng”
năm 1974. - “Khát vọng” => sự thức tỉnh tuổi trẻ
– Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ + sứ mệnh thế hệ mình với đất nước
đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông vùng tạm chiếm miền Nam
đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê
hương đất nước.
– Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V
của trường ca) là một trong những đoạn thơ
hay về đề tài Đất Nước trong thơ Việt Nam
hiện đại.
3. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: Từ đầu đến Làm nên Đất Nước muôn - Phần 1: Từ đầu đến Làm nên Đất
đời: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình Nước muôn đời:
thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi Muôn đời => có đời trước đời sau=>
dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với quá trình hình thành phát triển đất
nhân dân, đất nước. nước => có ý thức trách nhiệm với
................................................... nhân dân, đất nước .......
HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
I. ĐỊNH NGHĨA
Việc hôm qua QK
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present
perfect continuous) là một thì trong tiếng Anh
hiện đại. Được sử dụng để chỉ sự việc xảy ra Vẫn lằng nhằng
trong quá khứ nhưng vẫn còn tiếp tục ở hiện đến hôm nay HT
tại và có thể vẫn còn tiếp diễn trong tương
lai. Chúng ta sử dụng thì này để nói về sự việc
Có khi dây dưa
đã kết thúc nhưng chúng ta vẫn còn thấy ảnh TL
đến cả ngày mai
hưởng.
II. CẤU TRÚC VD: Mưa suốt từ hôm qua tới hôm
1. Khẳng định: nay, có khi mai vẫn mưa.
- Cấu Trúc:
S + have/ has + been + V-ing S + have/ has + been + V-ing
- Trong đó:
 S (subject): chủ ngữ Hiện tại hoàn thành + Tiếp diễn
 Have/ has: trợ động từ => Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
 Been: Phân từ II của “to be” (Theo tôi nghĩ là như vậy, miễn sao tôi
 V-ing: Động từ thêm “-ing” nhớ được cấu trúc là được, nếu sai,
- Lưu ý ngày mai tôi hỏi lại bạn trên lớp xem
 S = I/ We/ You/ They + have tôi nghĩ vậy có đúng không)
 S = He/ She/ It + has
- Eg:
 It has been raining for three days. (Trời  It has been raining for two days.
mưa 3 ngày rồi.)
 They have been working for this company  They have been working for this
for 7 years. (Họ làm việc cho công ty này 7 company for 3 years.
năm rồi.)
(Trong phần này tôi có thể lấy giấy
nhớ ghi đè lên để có nhiều ví dụ hơn
trong các lần sau nếu tôi nghĩ ra hoặc
bạn bè có câu hay, tôi sẽ ghi vào, tôi
cũng có thể khoanh các phần tôi cảm
thấy logic)
HỌC TẬP LÀ SỰ NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG NGHỈ
VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI THẦY LÀ SỰ SÁNG TẠO
HI VỌNG TÀI LIỆU GIÚP ÍCH CHO THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH !!!
LỜI NGỎ:

1. ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ TÔI VIẾT TRONG TÀI LIỆU NÀY.

Vì tài liệu là quan điểm cá nhân, là kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức, góc nhìn, ý

tưởng mang tính cá nhân; do đó có thể phù hợp hoặc trái ngược với quan điểm các thầy cô.

Thầy cô thấy tham khảo được thì áp dụng, còn không đồng tình thì vui lòng bỏ qua tài liệu

này. Xin chân thành cảm ơn.

2. TÔI KHÔNG PHẢI LÀ CHUYÊN GIA, TÔI KHÔNG HOÀN HẢO

Tôi đơn giản chỉ là 1 giáo viên bình thường với mong muốn hoàn thiện bản thân mỗi ngày

và chia sẻ điều tôi học được đến các thầy cô cùng tư tưởng. Có những thứ tôi đã, đang làm

được, có rất nhiều thứ còn là ý tưởng, nhiều thứ chưa thực tế hóa được, chưa làm được và tôi

không ở đây để “dạy đời” bất cứ ai cả. Cho nên, một lần nữa “ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ TÔI VIẾT

TRONG TÀI LIỆU NÀY”.

Giúp HS yếu kem, mất gốc là một chiến lược DÀI HƠI và TỐN THỜI GIAN, TÂM SỨC, do

đó tôi rất mong nhận được các chia sẻ kinh nghiệm quý báu của các thầy cô bằng cách trao

đổi tại nhóm zalo “Sứ mệnh của người thầy “ hoặc inbox riêng. Biết ơn thầy cô!

CÁC KHOÁ HỌC CỦA TÔI:

KHOÁ HỌC 1: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH MẤT GỐC

Seri chương trình PP DẠY HỌC SINH MẤT

GỐC bằng việc NHÌN THẲNG VÀO THỰC TẾ,

với nhiều bài học, tài liệu, sách giá trị, giúp

thầy cô THAY ĐỔI NGAY qua các HOẠT

ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, MINH HỌA, CÂU

CHUYỆN THỰC TẾ, nhiều thầy cô đã có

nhiều ý tưởng cho việc dạy học cũng như

viết SKKN cho riêng mình.

KHOÁ HỌC 2: ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VIẾT SKKN VÀ DẠY HỌC, QUẢN LÝ HỌC SINH

Nếu thầy cô đang gặp phải vấn đề như:


Khó khăn trong lấy ý tưởng viết sáng kiến kinh nghiệm.
Không có đủ thời gian để chuẩn bị cho các bài giảng và hoạt động dạy học.
Không biết cách sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học và tạo ra môi
trường học tập tương tác.
Khó khăn trong việc thúc đẩy sự tương tác và tham gia của học sinh trong lớp học.
Khó khăn trong việc quản lý, đánh giá và đo lường kết quả học tập của học sinh.
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM,
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH
Là khoá học hội tụ nhiều phương pháp giảng dạy và công cụ trí tuệ nhân tạo mới nhất
giúp thầy cô "giải phóng sức lao động", cải thiện chất lượng dạy học, đây cũng là cơ hội để
các thầy cô có thêm nhiều sáng kiến kinh nghiệm cho các năm tiếp theo.
Link tham khảo 2 khoá học: https://forms.gle/ShULDx3YSNwMGzXK8

Bộ sách tham khảo dành cho thầy cô và học sinh:


- Sứ mệnh cuộc đời: Sách tạo động lực, truyền cảm hứng học tập của thủ khoa, tiến sĩ giáo dục

- Những điều trường học không dạy bạn: Sách cung cấp “nguyên liệu” giúp thầy cô truyền cảm

hứng học tập để HS không thể rời mắt.

HI VỌNG TÀI LIỆU SẼ PHẦN NÀO GIÚP THẦY CÔ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ

CHÚC CÁC THẦY CÔ THẬT NHIỀU SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG !!!

Tham gia nhóm zalo Sứ mệnh của người thầy để cập nhật những tài liệu mới nhất

https://zalo.me/g/pfhuxv117

You might also like