You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

NGUYỄN HUỲNH HOA

THỰC TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KHAI THÁC


KHOÁNG SÉT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Luận văn tốt nghiệp


Ngành: KHOA HỌ C ĐẤT

Cần Thơ - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
-----o0o-----

Luận văn tốt nghiệp


Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:
THỰC TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KHAI THÁC
KHOÁNG SÉT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


PGS.TS. Võ Quang Minh Nguyễn Huỳnh Hoa
MSSV: 3084084
Ngành: Khoa Học Đất Khóa 34

Cần Thơ - 2011


MỤC LỤC

Mục lục …………………………………………………………………. i


Lời cam đoan …………………………………………………………… iii
Xác nhận của Cán Bộ hướng dẫn………………………………………... iv
Xác nhận của Bộ Môn Khoa Học Đất…………………………............... v
Xác nhận của Hội Đồng chấm Luận Văn tốt nghiệp……………………. vi
Lý lịch cá nhân ………………………………………………………….. vii
Lời cảm tạ………………………………………………………………... viii
Danh sách hình…………………………………………………………... x
Danh sách bảng………………………………………………………….. xi
Tóm lược ……………………………………………………………… xii
Chữ viết tắt …………………………………………………………………...xiv
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ………………………………… 2
1.1 Đánh giá tổng quan ………………………………………………………2
1.2 Khái niệm khoáng sét…………………………………………………… 2
1.3 Sự hình thành khoáng sét…………………………………….................. 3
1.4 Phân loại khoáng sét …………………………………………................. 4
1.5 Sử dụng khoáng sét…………………………………………. .................. 7
1.6 Tác động của việc khai thác và sử dụng đến môi trường…….................. 13
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ……. ......................16
2.1 Phương tiện……………………………………………………................ 16
2.2 Phương pháp………………………………………………….................. 16
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN………………………………....... 18
3.1 Thông tin kết quả thu thập số liệu ……………………………………….18
3.2 Sự phân bố khoáng sản sét ở ĐBSCL: ………….................................... 19
3.3 Sự phân bố trữ lượng khai thác ở ĐBSCL: ……………………………....19

i
3.4 Trữ lượng sét các tỉnh …………………………………………………... 20
3.4.1 Tỉnh Vĩnh Long ………………………………………………………. 20
3.4.2 Tỉnh An Giang………………………………………………………….. 24
3.4.3 Tỉnh Trà Vinh…………………………………………………………... 25
3.4.4 Tỉnh Kiên Giang………………………………………………………… 27
3.4.5 Tỉnh Đồng Tháp………………………………………………………... 28
3.4.6 Tỉnh Cà Mau ……………………………………………………………. 29
3.4.7 Tỉnh Long An……………………………………………………………. 30
3.5 Thực trạng khai thác:………………………………… …………………… 32
3.6 Dự báo tình hình tiêu thụ và tiềm năng khai thác tài nguyên sét……...…… 37
3.7 Những giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của vấn đề khai thác tài nguyên
sét đến môi trường và sản xuất nông nghiệp…………………………………. 38
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….. ………………..… 42
PHỤ CHƯƠNG

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học và làm việc của bản thân. Các
số liệu là do Sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng
Tháp,Trà Vinh, Long An,Cà Mau, Vĩnh Long cung cấp, kết quả trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Huỳnh Hoa

iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT



XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài :

“HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN SÉT


Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONG”

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huỳnh Hoa


MSSV: 3084084
Lớp: Khoa Học Đất khóa 34

( Thời gian thực hiện đề tài từ 6/2011 – 11/2011 )

Ý kiến của Cán Bộ Hướng Dẫn:


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………….
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm………
Cán Bộ Hướng Dẫn

PGS. TS. VÕ QUANG MINH

iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT



XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài :

“HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN SÉT


Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONG”

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huỳnh Hoa


MSSV: 3084084
Lớp: Khoa Học Đất khóa 34

( Thời gian thực hiện đề tài từ 6/2011 – 11/2011 )

Ý kiến của Bộ Môn:


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………….
Cần Thơ, ngày…... tháng…… năm…….
Trưởng Bộ Môn

v
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT



XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hội Đồng Chấm Luận Văn Tốt nghiệp đã chấp thuận Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư
ngành Khoa Học Đất với đề tài :

“HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN SÉT


Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONG”

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huỳnh Hoa


MSSV: 3084084
Lớp: Khoa Học Đất khóa 34

( Thời gian thực hiện đề tài từ 6/2011 – 11/2011 )


Được bảo vệ trước hội đồng ngày……. tháng……. Năm………

Xác nhận của Hội Đồng Chấm Luận Văn Tốt Nghiệp:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
Luận Văn Tốt Nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức :……………………………

Cần Thơ, ngày……tháng……. Năm……..


Chủ Tịch Hội Đồng

vi
LÝ LỊCH CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH
Họ và tên : Nguyễn Huỳnh Hoa
Ngày sinh : 19/10/1989 , tại Thới Lai, Ô Môn, Cần Thơ
Nguyên quán: Thới Lai, Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ
Thường trú: Vàm Hồ, An Thạnh Nam, Cù Lao Dung, Sóc Trăng
Điện thoại: 0168 25 35 377
Email: nhhoa84@student.ctu.edu.vn
Họ và tên Cha: Nguyễn Văn Út Hậu
Họ và tên Mẹ: Huỳnh Hồng Hảnh
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1995 – 2000: học trường tiểu học An Thạnh Nam
Năm 2000 – 2004: học trường THCS An Thạnh Nam
Năm 2004 – 2007: học trường THPT An Thạnh 3
Năm 2008 – 2012: sinh viên trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Khoa Học Đất - khóa 34 ( 2008 – 2012 ), Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng.

vii
LỜI CẢM TẠ

Vậy là quãng thời gian bốn năm học tập ở trường Đại học Cần Thơ đã sắp kết thúc.
Những ngày tháng qua sống dưới mái trường này trong sự chỉ bảo của thầy cô, quan
tâm của bạn bè là những ngày tháng mà em sẽ không bao giờ quên được. Chính ở máy
trường này, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích và quý báo, đó chính là
hành trang quan trọng cho cuộc sống của em sau này.
Để được như ngày hôm nay, không phải chỉ do sự nổ lực của riêng em, mà là do sự
quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều người.
Đầu tiên, xin gởi lòng tri ân sâu sắc đến với Cha, Mẹ - người đã cho con hình hài này,
chăm sóc, dạy bảo cho con với tất cả tình yêu thương của mình.
Chân thành biết ơn thầy Võ Quang Minh và anh Lê Hữu Nghĩa đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn chân thành đến sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh An Giang, Kiên Giang,
Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh, Cà Mau, Vĩnh Long đã cung cấp đầy đủ số liệu cho
em để hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn thầy Ngô Ngọc Hưng là cố vấn học tập lớp Khoa học đất khóa 34
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt khóa học. Chúc Thầy
nhiều sức khỏe.
Xin gởi lời biết ơn nhất đến quý Thầy Cô trong Bộ môn Khoa học đất, Bộ môn Tài
Nguyên Đất Đai và quý Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Khoa Môi
Trường & Quản Lý TNTN, và toàn thể quý thầy Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học
tập tại Trường. Kính chúc quí thầy cô luôn được nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Thân gởi lời chúc sức khỏe – thành đạt nhất đến tất cả các anh chị lớp Khoa Học Đất
Khóa 33, các bạn lớp Khoa học đất khóa 34 đã giúp đỡ mình rất nhiều trong suốt thời
gian mình xa quê.

viii
Lời cuối, xin cảm ơn tới những người bạn luôn bên tôi, cùng tôi vượt qua những buồn
vui trong suốt thời gian thực hiện đề tài nay. Lê Phước Toàn, Tạ Hoàng Trung, Nguyễn
Thị Thúy Vi cảm ơn các bạn nhiều nhiều nha!!!

Nguyễn Huỳnh Hoa

ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
1.1 Tầng đất sét ở Estonia 3
1.2 Cấu trúc khoáng sét 1:1 5
1.3 Cấu trúc khoáng sét 2:1 6
1.4 Cấu trúc của Illite 7
1.5 Các lò gạch ven sông Tiền và sản phẩm gạch 8
1.6 Lò làm gốm và sản phẩm gốm đỏ 9
1.7 Hai bức tranh với giá bán 1triệu 2 và 450 ngàn 10
1.8 Hoa từ đất sét 11
1.9 Đất sét nặn cho trẻ em 12
1.10 Mặt nạ từ đất sét 12
1.11 Viên phân chậm tan và ứng dụng trồng hoa, kiểng 13
1.12 Khói từ các lò gạch thải ra môi trường 14
3.1 Biểu đồ phân bố trưc lượng TNKS sét của các tỉnh ở ĐBSCL 20
3.2 Biểu đồ phân bố trữ lượng khoáng sét theo mục đích sử dụng– tỉnh 21
Vĩnh Long
3.3 Tổng tiềm năng TNKS sét tại các huyện – tỉnh Vĩnh Long 21
3.4 Biểu đồ phân bố trữ lượng sét tại các thân sét – tỉnh An Giang 25

3.5 Biểu đồ phân bố trữ lượng sét gạch ngói tại các huyện – tỉnh Trà 26
Vinh
3.6 Biểu đồ phân bố trữ lượng sét gốm tại các mỏ sét – tỉnh Trà Vinh 27
3.7 Biểu đồ phân bố trữ lượng sét tại các huyện – tỉnh Kiên Giang 28

3.8 Biểu đồ phân bố trữ lượng khoáng sét tại các huyện – tỉnh Đồng 29
Tháp
3.9 Biểu đồ phân bố trữ lượng khoáng sét tại các điểm sét – tỉnh Cà 30
Mau
3.10 Biểu đồ phần trăm hiện trạng khai thác khoáng sét tỉnh Long An 31
3.11 Biểu đồ phân bố trữ lượng sét tại các điểm sét tỉnh Long An 31
3.12 Sản phẩm gốm đỏ 33
3.13 Sản phẩm gạch và ngói 34
3.14 Biểu đồ phân bố tỉ lệ cơ sở sản xuất tại các huyện – tỉnh An Giang 35
3.15 Sản phẩm nồi đất truyền thống 36
3.16 Hiện trạng thửa đất khai thác sét và chưa khai thác ở huyện Châu 38
Thành Tỉnh Sóc Trăng.
3.17 Xe ben và xe cuốc đang khai thác đất mặt ruộng ở thị xã Sóc Trăng 38

x
DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tên bảng Trang


1 Kết quả khảo sát nồng độ gây ô nhiểm trong khói lò 14
nung
2 Thông tin kết quả số liệu thu thập 19
3 Tổng hợp tình hình quản lý cấp phép và khai thác 32
TNKS sét ở các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long

xi
CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh


amQ22-3 Sét phân bố trong trầm tích tuổi
Halocen trung - thượng, trầm tích sông
biển
amQ22-3.2 Sét phân bố trong trầm tích tuổi
Halocen trung-thượng
amQ23.1 Sét phân bố trong trầm tích tuổi
Halocen thượng, trầm tích sông–biển
BXD Bộ xây dựng
C1 Cấp trữ lượng phục vụ cho công tác
khai thác thủ công
C2 Cấp trữ lượng có tiềm năng lớn, chất
lượng đáp ứng sản xuất gạch ceramic,
phục vụ khai thác công nghiệp
CEC Khả năng trao đổi cation Cation Exchange Capacity
CP Cổ phần
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐTCT Điều tra chi tiết
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
KS Khảo sát
mQ13.3 Sét phân bố trong trầm tích hệ tầng
Long Mỹ
mQ21-2hg Sét phân bố trong trầm tích hệ tầng
Hậu Giang
NN Nhà nước
P Cấp trữ lượng dự báo tài nguyên
P1 Cấp trữ lượng ít triển vọng về trữ
lượng và chất lượng, đáp ứng khai thác
sản xuất gạch ngói
QĐ Quyết định
STNMT Sở Tài nguyên Môi trường
TD Thăm dò
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNKS Tài nguyên khoáng sản
TP Thành phố
TTg Thủ Tướng
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
USB Thiết bị lưu trữ dữ liệu Univeral Serial Bus

xii
USD Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ United States dollar
VLXD Vật liệu xây dựng
VQG Vườn quốc gia

xiii
TÓM LƯỢC

Đồng Bằng Sông Cửu Long được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất Việt Nam,bên cạnh
đó Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có nhiều tiềm năng khoáng sản như: than bùn,
cát san lấp mặt bằng, và nổi bật nhất là khoáng sản sét gạch ngói. Dưới tình hình
kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay thì nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng như
cát, gạch ngói… ngày cang tăng. Bên cạnh đó theo thị hiếu của con người thì các vật
dụng trang trí được làm từ sét cũng gia tăng như: hoa làm từ đất sét, tranh ảnh, bình
gốm, tượng gốm… Để đáp ứng nhu cầu này thì sét giữ một vai trò khá quan trọng và
đề tài “ Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”
được thực hiện để đánh giá tiềm năng trữ lượng và tình hình khai thác hiện nay ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đề tài thực hiện chủ yếu dựa trên các số liệu về phạm vi các mỏ sét, trữ lượng và
tiềm năng khai thác, tình hình khai thác hiện tại. Các số liệu này được Sở Tài
Nguyên và Môi Trường các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Long An, Trà Vinh, Cà Mau cung cấp.
Kết quả cho thấy trên cơ sở số liệu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh, hiện
trạng khai thác sét tương đối ổn định, chủ yếu khai thác theo phương pháp thủ công
nhỏ lẻ, nhằm để cải tạo mặt bằng, sang bằng đất ruộng…, rất ít các cơ sở có quy mô
công nghiệp lớn. Việc khai thác và sản xuất đã tạo công an việc làm cho không ít
người, tăng thu nhập kinh tế cho địa phương nói riêng, cho đất nước nói chung.
Trong quá trình khai thác và sản xuất cũng có tác động ít nhiều ảnh hưởng đến môi
trường, đời sống hệ sinh vật và các hộ gia đình xung quanh nhưng các ảnh huongr
này là không đáng kể.
Tuy nhiên, trong thực tế việc khai thác và sản xuất sét gạch ngói đang diễn ra phức
tạp hơn nhiều, tình trạng các làng nghề tự phát đã gây không ít khó khăn cho các nhà
quản lý, cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống bởi khói bụi, tiếng ồn, ở

xiv
nhiều nơi chính vì việc khai thác đã làm phá vỡ cấu trúc đất, thu hẹp dần đất nông
nghiệp và còn nhiều ảnh hưởng khác đến đời sống con người.

xv
Nguyễn Huỳnh Hoa,2011. “Thực trạng phân bố và khai thác tài nguyên sét ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Đất, Khoa
Nông Nghiệp Và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
Người hướng dần khoa học: Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Võ Quang Minh

MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông Mê
Kông gồm 13 tỉnh thành: Cà mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Hậu
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, tiền
Giang. Bên cạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào như: tài nguyên
rừng, tài nguyên biển, tài nguyên đất đai thì khoáng sản là nguồn tài nguyên quan
trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, cả nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng đang khá quan tâm đến
đất sét - là nguồn tài nguyên quý của Trái đất được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
như: các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, gốm sứ và… các bột lọc hóa học. Từ
xa xưa, đất sét đã được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm như: vật liệu xây dựng,
gốm sứ, cà ràng (bếp lò có ba chân), nồi, lu chứa nước…với chất lượng khá cao.
Tuy nhiên do sự hiểu biết cũng như kỹ thuật sản xuất còn hạn chế, thiếu quy hoạch
cụ thể nên việc khai thác đất sét để sản xuất chưa hợp lý và chưa thật sự đạt được
hiệu quả kinh tế cao.
Để tìm hiểu rõ hơn sự phân bố và tình hình khai thác tài nguyên sét thì đề tài:
“Thực trạng phân bố và khai thác tài nguyên sét ở ĐBSCL” được thực hiện
nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng phân bố tài nguyên sét và thực trạng khai thác
tài nguyên sét ở ĐBSCL, phân tích những tồn tại, những thuận lợi và khó khăn
trong việc khai thác nguồn tại nguyên sét.

1
Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đánh giá tổng quan
ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 3,973 triệu ha, chưa kể biển đảo. Trong
đó, khoảng 2,6 triệu ha được dung trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm
65%. Trong đất nông nghiệp, diện tích trồng cây hằng năm chiếm trên 50%, chủ
yếu là cây lúa chiếm khoảng 90% (Viện chiến lược – Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
2009). Dân số chiếm 21% và đất đai chiếm 12% so với cả nước (Lê Văn
Khoa,2011).
- Vị trí địa lý:
ĐBSCL nằm ở vùng cực Nam củ nước Việt Nam, nằm trong vùng từ 8030’-
110 vĩ độ Bắc và từ 104030 ’-1070 kinh độ Đông. được giới hạn từ biên giới Việt
Nam – Campuchia ở phía Bắc, biển Đông ở phía Nam, vịnh Kiên Giang ở phía Tây
và sông Vàm Cỏ Đông ở phía Đông ( Võ Thị Thu Vân và Lê Phát Quới,2006).
- Khoáng sản:
ĐBSCL có tài nguyên khoáng sản đa dạng. Có triển vọng dầu khí trong thềm
lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau: bể
trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai. Đá vôi có trữ lượng khoảng
130 đến 440 triệu tấn. Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3. Sét gạch ngói có
trữ lượng đến 40 triệu m3. Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm. Than bùn có
lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn. Nước khoáng có ở Long
An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng (Viện Chiến Lược, 2009).
1.2 Khái niệm về khoáng sét:
Khoáng sét theo khái niệm của thỗ nhưỡng là những hạt vô cơ có kích thước
từ 0,001 - 0,002 mm, tạo nên thành phần chính của cấp hạt sét trong đất (Đào Châu
Thu, 2003).
Đất sét hay sét là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một nhóm các khoáng
vật phyllosilicat nhôm ngậm nước, thông thường có đường kính hạt nhỏ hơn 2 µm
(micromét). Đất sét bao gồm các loại khoáng chất phyllosilicat giàu các ôxít và
hiđrôxít của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc
tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét (http://maytredan.com/).

2
Hình 1.1: Tầng đất sét ở Estonia

(Nguồn: Wikipedia, 2010)

1.3 Sự hình thành khoáng sét :


Trong quá trình hình thành đất thông qua các tiến trình phong hóa lý học,
hóa học và sinh học của đá hoặc các mẫu chất ban đầu kết quả là các khoáng
nguyên sinh trong đá bị phá hủy để hình thành nên các khoáng thứ sinh, bao gồm:
khoáng oxide, hydroxide Fe, Al như Goethite (FeOOH), Hematite (Fe 2O3), các
khoáng sét silicate, và các khoáng đá vôi (CaCO3 , MgCO3)…Ở đây, các khoáng sét
silicate là được sử dụng nhiều nhất.
Sự hình thành khoáng sét trong đất khá phức tạp và đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm. Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2009) cho rằng khoáng sét hình thành
từ sự phong hóa nhiều loại tinh khoáng thông qua hai tiến trình phân biệt: (1) sự
biến đổi về lý và hóa học của các loại khoáng nguyên sinh, và (2) sự phá hủy các
khoáng nguyên sinh và sự tái kết tinh các sản phẩm phân hủy để tạo thành khoáng
sét. Còn Theo Đào Châu Thu (2003) trích dẫn từ Hamdi (1959); Roberts và cộng sự
(1974); Rusler và Starke (1967) đều cho rằng khoáng sét đựợc hình thành chủ yếu
bằng con đường phong hoá các khoáng vật Silicat và Aluminsilicat của các đá
macma và đá biến chất, hoặc hình thành từ sản phẩm phong hoá di chuyển đến các
khu vực lắng đọng để tạo thành đá trầm tích. Đối với ĐBSCL về khoáng sét được
hình thành chủ yếu qua con đường di chuyển các vật liệu phong hóa sau đó lắng
động tạo thành trầm tích (hệ thống song mê công).

3
Sét tại chỗ là loại phổ biến hơn được hình thành từ phong hóa bề mặt mà sự
tăng cường hàm lượng sét là do: (1) phân hủy hóa học của đá, chẳng hạn như đá
granite có chứa silica và nhôm; (2) bởi sự hòa tan của đá, ví dụ đá vôi có chứa tạp
chất sét không hòa tan được lắng tụ như là sét; (3) sự phân hủy và hòa tan của đá
phiến sét (Grimshaw, R.W, 1971).
Theo Đào Châu Thu (2003) trích dẫn từ Hamdi, Roberts cũng như
Owscharenko thì đưa ra 2 con đường tạo sét và điều kiện tạo khoáng trong đất từ
các sản phẩm phong hoá như sau:
- Các khoáng silicat lớp thứ sinh như Biotit, Muscovit tạo thành khoáng Illit vẫn giữ
nguyên cấu trúc silicat ban đầu do sự vỡ vụn nhỏ của quá trình phong hoá.
- Từ các sản phẩm phong hoá và vỡ vụn (ion, liên kết, keo vô định hình) của các
silicat (Pyroxen, Amphibol, Fenspat) hình thành khoáng sét lớp phiến cấu trúc mới.
Điều kiện tạo khoáng trong đất từ các sản phẩm phong hoá:
- Khi trị số pH cao và sản phẩm phong hoá giàu kiềm và kiềm thổ thì chủ yếu tạo
khoáng 3 lớp, trong đó nếu giàu ion K sẽ tạo thành Illit; còn nếu giàu ion Mg thì
tạo thành Montmorillonit.
- Sự hình thành khoáng sét 3 lớp còn đòi hỏi điều kiện khí hậu khô ráo và địa hình
bằng phẳng, thấp để các chất kiềm và kiềm thổ ít bị rửa trôi, tồn tại lâu trong đất.
- Khi có sự rửa trôi mạnh các cation và axit silicic (sản phẩm phong hoá) làm cho
pH giảm xuống thì hình thành chủ yếu là khoáng 2 lớp, điển hình là Kaolinit.
- Dưới những điều kiện đặc biệt xúc tiến mạnh quá trình phong hoá và rửa trôi như
ở khí hậu ẩm, mưa nhiều hoặc đá mẹ dễ phong hoá thì có thể các axit silic bị rửa
trôi mạnh đến nỗi không còn tạo thành khoáng sét mới được mà đất sẽ giàu oxyt tự
do (oxyt và hydroxyt sắt và nhôm).
1.4 Phân loại khoáng sét :
Thành phần khoáng vật sét ở ĐBSCL theo kết quả phân tích của Lê Văn
Khoa (2000) như sau: trên 43 mẫu phân tích đất thì 50% thành phần sét là illite, 1/3
là kaolinite, 1/6 là smectite, và một phần rất nhỏ smectite biến đổi thành chloride,
không tìm thấy vermiculite. Hàm lượng illite rất ít khác biệt.
Trong các nguồn tài liệu khác nhau, người ta chia đất sét ra thành ba hay bốn
nhóm chính như sau: kaolinit, montmorillonit-smectit, illit và chlorit (nhóm cuối
cùng không phải lúc nào cũng được coi là một phần của đất sét và đôi khi được
phân loại như là một nhóm riêng, trong phạm vi phyllosilicat). Có khoảng 30 loại
đất sét 'nguyên chất' khác nhau trong các nhóm này, nhưng phần lớn đất sét 'tự
nhiên' là các hỗn hợp của các loại khác nhau này, cùng với các khoáng chất đã
phong hóa khác (http://maytredan.com/).

4
Từ các tài liệu khoa học cũng như giáo trình khoáng sét học khác nhau thì
khoáng sét chủ yếu được chia ra làm các loại sau. (Nguyễn Mỹ Hoa, 2009)
Khoáng sét 1:1

Hình 1.2: Cấu trúc khoáng sét 1:1.


( nguồn: http://agcal.usask.ca/slsc240/modules/module3/clay_latt.html)
Gồm chủ yếu là nhóm Kaolinite, ngoài ra còn có halloysite, nacrite và
dickite.
Các khoáng sét của khoáng 1:1 cấu tạo bởi một lớp tứ diện silic kết hợp với một
lớp bát diện Al bằng cầu nối oxigen.Các phiến sét ( gồm một lớp silic và một lớp
nhôm) lại kết hợp với nhau bởi cầu nối hydrogen giữa nhóm OH của phiến Al và
oxigen của phiến Si.
Sự kết hợp giữa các lớp rất chặt do đó khoáng Kaolinite không bị trương nở
khi ướt. Các cation và các phân tử nước cũng không thể đi vào khoảng giữa các lá
sét do đó Kaolinite chỉ có điện tích hấp thụ và trao đổi ở mặt ngoài. Ngoài ra sự
thay thế đồng hình khác chất ở Kaolinite cũng thấp. Do đó đây là những lý do giải
thích khả năng hấp phụ và trao đổi cation ( CEC ) của nhóm này thấp.
Đất có chứa hàm lượng kaolinite cao thường ít trơn láng, dính, dẻo khá,
trương nở và co rút thấp, khả năng giữ chất dinh dưỡng thấp nhưng là loại đất dễ
quản lý. Đất được bón đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân bón vô cơ có thể có khả
năng sản xuất cao.
Khoáng sét 2:1
Ba loại khoáng chủ yếu thuộc loại này bao gồm :
+ Nhóm Smectite ( khoáng có thể trương nở)

5
+ Nhóm Vermiculite ( Khoáng trương nở có giới hạn)
+ Nhóm Illite ( Khoáng không trương nở)
Nhóm Smectite (khoáng có thể trương nở):

Hình 1.3: Cấu trúc khoáng sét 2:1 Smectite


( nguồn: http://agcal.usask.ca/slsc240/modules/module3/clay_latt.html )
Các lá sét thuộc nhóm này có thể trương nở khi ướt do các phân tử nước có
thể xâm nhập vào giữa các lá sét làm các lá sét bị tách rời ra do đó có thể trương nở.
Khoáng sét chủ yếu trong nhóm này là: Montmorillonite. Ngoài ra còn có khoáng
beidelite, nontronite, sapronite.
Trong khoáng 2:1, lớp Si kết hợp với lớp Al bởi cầu nối 0-0 và giữa các
phiến sét ( 1 lá sét gồm 2 lớp Si kẹp 1 lớp Al ở giữa) kết hợp với nhau bằng các cầu
nối O-O yếu. các cation và phân tử hấp thụ ở mặt trong giữa các lá sét làm cho sét
2:1 có thể trương nở. Sự thay thế đồng hình khác chất ( isomorphous substitution)
và một ít ở lớp tứ diện Si làm cho nhóm smectite tích điện âm lớn và do đó có CEC
cao, 20-30 lần cao hơn nhóm Kaolinite.
Nhóm khoáng trương nở có giới hạn ( chủ yếu là Vermiculite):
Trong nhóm này lớp bát diện chiếm chủ yếu là Al ( dioctahedral). Sự thay
thế đồng hình khác chất xảy ra nhiều ở lớp bát diện và tứ diện do đó có CEC cao
nhất, cao hơn cả nhóm Montmorillonite. Ở mặt trong các lá sét, ion Mg2+ thường
được hấp phụ chủ yếu ngoài ra còn coa các phân tử nước, nhưng trong trường hợp
này chúng có tác dụng như một cầu nối giữa các lá sét hơn là làm chúng tách xa
nhau do đó khoáng Vermiculite trương nở giới hạn.

6
Nhóm khoáng không trương nở ( chủ yếu là Illite):

Hình 1.4: Cấu trúc của Illite


(nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Illite/ )
Mica là nhóm khoáng nguyên sinh có trong thành phần cát và thịt. Khoáng
Mica khi bị phong hóa lý học có kích thước mịn hơn được tìm thấy trong thành
phần sét được gọi là khoáng Mica có kích thước mịn hoặc Illite.
Sự thay thế đồng hình khác chất ở lớp tứ diện của nhóm khoáng này cac hơn
cả nhóm Vermicullite. Làm cho lớp này tích điện tích âm rất cao. Do đó để cân
bằng điện tích này, ion K+ với kích thước vừa đủ để trám vào khoảng cách giữa hai
lớp sét được hấp thụ rất chặt vào giữa hai lá sét. Ion K+ cũng có tác dụng như cầu
nối giữa hai lá sét do đó nhóm sét này có đặc tính không trương nở.
Khoáng sét 2:1:1
Chlorite là khoáng chủ yếu của nhóm này gồm các khoáng 2:1 ( giống như ở
nhóm khoáng 2:1, nhưng lớp bát diện chứa chủ yếu là lớp Mg) xen kẽ với lớp bát
diện chúa chủ yếu là Mg (Trioctahednal), nên được gọi là nhóm khoáng 2:1:1. Một
cách tổng quát khoáng này gồm 2 lớp tứ diện Si, 2 lớp bát diện Mg nên còn được
gọi là khoáng 2:2. CEC của khoáng chlorite gần bằng với nhóm Illite nhưng thấp
hơn nhóm Smeclite hoặc Vermiculite.
1.4 Ứng dụng khoáng sét :
Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo dạng cho nó
bằng tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị "nung" hay làm cứng bằng
nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm cho đất sét trở
thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong
những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí. Với các dạng đất sét
khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta thu được đất nung, gốm và sứ.
Loài người đã phát hiện ra các thuộc tính hữu ích của đất sét từ thời tiền sử và một

7
trong những đồ tạo tác sớm nhất mà người ta đã biết đến là các bình đựng nước làm
từ đất sét được làm khô dưới ánh nắng mặt trời. Phụ thuộc vào các hợp chất có
trong đất, đất sét có thể có nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, xám xịt tới màu đỏ-
da cam sẫm.
Đất sét được nung kết trong lửa đã tạo ra những đồ gốm sứ đầu tiên và hiện
nay nó vẫn là một trong những vật liệu rẻ tiền nhất để sản xuất và sử dụng rộng rãi
nhất. Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, thân
bugi và thậm chí cả các nhạc cụ như đàn ocarina đều được làm từ đất sét. Đất sét
cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong sản xuất xi
măng, gốm sứ và các bộ lọc hóa học (http://maytredan.com/).
Dưới đây là một số sản phẩm từ đất sét:
- Sản xuất gạch từ đất sét:
Cùng với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác, ngành sản xuất gạch
đang phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao của
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng dân dụng.
(Công ty cổ phần gạch ngói Kiên Giang, 2009)
Ở đồng ĐBSCL chủ yếu có 4 địa điểm tập trung sản xuất gạch tương đối nổi
tiếng là Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc các
tỉnh Long An - Tây Ninh.(Phạm Tiến Dũng, 2006).

Hình 1.5: Các lò gạch ven sông Tiền và sản phẩm gạch ( nguồn: http://ven.vn/san-
xuat-gach-ngoi-nung-bang-cong-nghe-ban-deo_t77c422n15732tn.aspx )

8
- Sản xuất gốm sứ từ đất sét:
Ngành gốm sứ Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước.
Hiện nay sản phẩm gốm sứ gia dụng mới đáp ứng được gần 90% nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm giá trị xuất khẩu của ngành đạt trên 260 triệu
USD, chiếm 0,5% giá trị GDP (Bộ Công nghiệp, 2003).

Hình 1.6: Lò làm gốm và sản phẩm gốm đỏ (nguồn:http://www.tinkinhte.com/du-


lich/kham-pha-viet-nam/lang-gom-ben-dong-co-chien.nd5-dt.100283.032266.html )
Các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền Băc,
ở miền Nam tập trung tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long. Các doanh
nghiệp gốm sứ chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia
đình có quy mô nhỏ, tập trung ở các làng nghề truyền thống.
- Sản xuất tranh gốm:
Nghệ thuật tranh gốm đã du nhập vào Việt Nam trong gốm hoa lam thời
Trần và thịnh đạt trong gốm hoa lam thời Lê với trung tâm gốm Bát Tràng, gốm
Chu Đậu – một trong những thương hiệu tranh gốm nổi tiếng của Việt Nam. Tranh
gốm chủ yếu đóng vai trò trong trang trí kiến trúc nhưng nó lại mang giá trị kinh tế
khá cao. Mỗi bức tranh thành phẩm được bán ra thị trường với giá từ vài trăm ngàn
đến vài triệu đồng.
Các công đoạn làm tranh cũng khá công phu: Đầu tiên là nhào đất, vẽ phác
thảo (phơi). Trung bình tranh khổ 1m2 phơi mất 1 ngày. Những người thợ dàn đất
lên trên giàn lõm (hình khổ tranh) rồi lấy gạt vuốt lớp đất thừa ở trên. Lúc này,
khung tranh đã thành hình. Sau đó, thợ lành nghề vẽ lên trên theo ý tưởng.
Vẽ xong, người ta cắt thành nhiều miếng để tiện đốt lò. Thợ lành nghề cắt
tranh ở vị trí khó thấy nhất theo nội dung tranh. Trung bình, bức tranh khổ 6m2
được cắt thành 100 mảnh. Nếu thợ vụng, số mảnh sẽ nhiều hơn. Những bức tranh

9
này được phơi nắng 2 ngày cho khô, rồi sau đó tô men. Khi khô gió, những miếng
cắt này sẽ “nối đuôi” nhau chịu lửa trong 2 ngày 1 đêm. Nếu lấy ra sớm hơn, tranh
sẽ non, lấy muộn sẽ đen. Do các công đoạn đều thủ công nên với những lò gốm
nung bằng củi, đôi khi có những sản phẩm có cú “táp lửa” rất độc đáo. Nhiều khách
hàng rất ưng loại này.

Tuy nhiên tranh gốm dễ bảo quản, có thể dùng vải ẩm để lau mà không phai màu.

Hình 1.7: Hai bức tranh gốm

( nguồn : http://www.vatgia.com/home/tranh+g%E1%BB%91m.spvg)

- Sản xuất hoa từ đất sét:


Từ nguyên liệu cơ bản là đất sét trắng, những người thợ đã tạo ra nhiều loại
hoa khác nhau với sắc màu phong phú. Ðể làm hoa đất sét, người thợ phải dùng một
loại màu sơn dầu để pha trộn màu cho đất sét. Những mẫu hoa đất sét đa dạng,
phong phú đều nhờ vào bàn tay người thợ
Về thị trường hiện nay, hoa đất đã được nhiều người thích thú mua dùng để
trang trí nhà, cửa hàng, khách sạn, làm quà tặng vào những dịp sinh nhật, về nhà
mới và đặc biệt là dịp lễ, Tết. Điểm đặc biệt của hoa đất là không bị phai màu. Chất
liệu đất sét khi khô vẫn giữ được độ dẻo nhất định chứ không khô cứng như đất sét

10
thông thường. Giá của chậu hoa nhỏ từ 28.000-30.000 đồng. Hoa có kích cỡ to hơn
một chút được xếp vào cỡ trung có giá từ 75.000 đồng đến 150.000 đồng ( Sài Gòn
tiếp thị,2003).

Hình 1.8: Hoa từ đất sét


(nguồn: http://hoanggiangceramics.com/)
- Sản phẩm đất sét nặn cho trẻ em:
Đây là loại đất sét nhân tạo, mịn, mềm mại, không dính tay và dính sàn nên
không sợ dây bẩn, lại có nhiều màu sắc và hương thơm dễ chịu. Từ một mẫu đất sét,
đứa trẻ có thể tự do tạo ra bất kỳ thứ gì mà chúng tưởng tượng được. Chẳng hạn
một con rắn đang lắc lư, một chiếc bánh sừng bò "nóng hổi" hay một chú mèo đang
mỉm cười… Trò chơi nặn đất sét thực sự là một phương pháp hữu ích phát triển tối
đa trí tuệ của trẻ. Sự tự do thay đổi ý tưởng và tạo ra những sản phẩm mới là một
trong những điều thú vị nhất, hấp dẫn nhất đối với các em bé khi chúng chơi trò nặn
đất sét. Tuy nhiên, khi chơi với đất sét, trẻ không đơn giản chỉ là tham gia vào một
trò chơi thông thường mà thông qua đó, rất nhiều kỹ năng của trẻ sẽ được phát triển:
về mặt thể chất, các khớp, cơ ngón tay và bàn tay sẽ trở nên linh hoạt hơn, giúp trẻ
thực hiện tốt trong các công việc thao tác bằng tay. Về mặt xã hội, trẻ sẽ học được
cách hợp tác với nhau, và cùng nhau chia sẻ các ý tưởng…( http://sieuthinhi.com)

11
Hình 1.9: Đất sét nặn cho trẻ em ( nguồn: sieuthinhi.com)
- Mỹ phẩm từ đất sét:
Đất sét mang lại nhiều lợi ích
cho sức khoẻ và sắc đẹp bởi những tính
năng đa dạng của nó. Trong lĩnh vực
thẩm mỹ, đất sét được dùng để chăm
sóc da, tóc và cả răng. Đất sét có nhiều
tính chất rất đặc biệt như tính hút nước
giống bọt biển, kết dính. Nó còn có tác
dụng làm liền sẹo và sát khuẩn nhờ
chứa silic nhôm.Mặt nạ đất sét có tác
dụng tốt cho tất các loại da và chúng
được khuyên dùng đặc biệt cho da mẫn
cảm, cháy nắng, bỏng rát do nắng, da
khô, bong sần, da tổn thương do mụn... Hình 1.10: Mặt nạ từ đất sét
(nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Lam-dep-bang-dat-set/50729378/403/ )
- sản phẩm xử lý nước thải từ đất sét:
Đất sét là vật liệu rất hữu dụng khi có thể làm ra các sản phẩm độc đáo như:
gốm sứ, hoa nghệ thuật, vật liệu xây dựng, thậm chí là mặt nạ mỹ phẩm. Trong thời
gian gần đây, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tìm tòi ra những công dụng mới của
đất sét và đang tích cực hoàn thiện nó, đó là sản phẩm xử lý nước thải Kabenlis.
Kabenlis được làm từ đất sét cao lanh với chất xúc tác lis. Lis là hỗn hợp
nước biển hay muối ăn với chất CaO. Thành phần hoá học của Kabenlis chủ yếu có
SiO2, Al2O3, MgO, H2O và các thành phần kiềm như Na2O, CaO, BaO, K2O,
Fe2O3, FeO... Hỗn hợp này cho vào nước sẽ nở ra và tạo nên một hệ các hạt keo
mang điện có thể hấp thụ các Ion kim loại có trong môi trường nước. Hợp chất này
lành tính nên không gây độc hại với môi trường, không ảnh hưởng đến động thực

12
vật thuỷ sinh. Mặt khác, đất sét cao lanh có ở mọi nơi nên rất dễ dàng cho việc sản
xuất.
- Phân chậm tan Zeolit:
Zeolit là sự phối trộn giữa sét cao lanh, võ trấu. Sau khi điều chế sét cao lanh
và vỏ trấu, các bước phối trộn để tạo phân chậm tan được tiến hành. Xay nhuyễn sét
cao lanh và vỏ trấu đã nêu trên, dưới sự hiện diện của phức chất hữu cơ, khuấy trộn
liên tục và gia nhiệt ở nhiệt độ 1500 trong khoảng thời gian 3h. Hỗn hợp nầy tạo ra
gel và kết tinh lại thành Zeolit. Rửa Zeolit bằng nước lã cho thật sạch. Zeolit được
xay mịn, sấy khô, sau đó dùng dung dịch N-P-K và vi lượng nhỏ vào Zeolit từ từ
cho đến hết. Trộn đều hỗn hợp nầy, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1000C trong 2h, xay
mịn và đóng thành viên. Viên phân này không tan nhanh, mà nhả từ từ lượng phân
bón mà cây có nhu cầu, hiệu lực kéo dài trên 3 tháng. Sau khi lượng phân bón cây
tiêu thụ hết thì đất trở nên tơi xốp hơn ( Trần thế Yên,2005).
Đây là sản phẩm tương đối mới mẻ nên chỉ mới được áp dụng thực nghiệm
cho các cây hoa kiểng, bon-sai.

Hình 1.11: Viên phân chậm tan và ứng dụng trồng hoa, kiểng
1.6 Tác động của việc khai thác và sử dụng đến môi trường:
Khai thác và sản xuất gạch ngói nghề đã có từ lâu đời, cung cấp vật liệu cho
ngành xây dựng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định và
phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay sản xuất
gạch ngói đã đặt ra nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết đó là tình trạng ô nhiễm
môi trường phát sinh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và việc sử dụng tài
nguyên đất tràn lan đã phá vỡ kế hoạch sử dụng đất trong phát triển kinh tế -xã hội
ở nhiều địa phương.
Theo Phạm Tiến Dũng (2006) tại các nơi tập trung sản xuất gạch-gốm, khói
bụi do lò nung thải ra làm ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ
người lao động mà còn gây tác hại lâu dài tới dân cư sinh sống xung quanh. Đồng

13
thời, hiện tượng thất bát mùa vụ cây ăn trái và hoa màu do ô nhiễm khói thải từ các
lò gạch thủ công đã xảy ra. Nguyên nhân do trong khói lò nung gạch - gốm chứa
nhiều chất ô nhiễm môi trường không khí. Nồng dộ cao bất thường của các chất
CO, NO2... trong không khí bị ô nhiễm đã xua đuổi các thiên địch có ích cho việc
thụ phấn hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tự thụ phấn và đậu trái của các loại
cây trồng. Kết quả khảo sát môi trường một số nơi cho thấy tình hình rất đáng báo
động.
Khảo sát nồng độ chất gây ô nhiễm trong khói lò nung cho kết quả như sau:
Bảng 1 : Kết quả khảo sát nồng độ gây ô nhiểm trong khói lò nung
CO SO2 NO2 HF Bụi Nhiệt độ
Ngày thứ
(mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (toC )
1 1.500 3,48 0,41 0,45 256 72
2 1.460 0,58 1,6 0,21 242 97
3 1.363 0 35,7 0,23 250 141
4 630 0 103 0,38 254 267
5 570 0 147 0,31 187 272
( Phạm Tiến Dũng, 2006)
Kết quả tính toán trên mô hình toán về sự phát tán khói thải từ lò bao cho thấy:
- Nếu có một lò bao đốt lửa thì nồng độ bụi khói trong không khí xung quanh cao
hơn tiêu chuẩn cho phép trong một vệt khói kéo dài tới 100m.
- Khi 3 lò cạnh nhau cùng hoạt động, khoảng cách gây ô nhiễm của 1 cụm lò là
200m xung quanh và khoảng cách này tăng lên 300m khi cả 6 lò cạnh nhau cùng
hoạt động.
Điều đáng lưu ý là lò bao có chiều cao ống thải khói khá thấp (khoảng 5-
6m), do vậy khi đốt nhiều lò cùng một lúc, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí
xung quanh cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Hình 1.12: Khói từ các lò gạch thải ra môi trường


(nguồn: http://www.thiennhien.net/2007/11/29/cu-dan-long-binh-keu-cuu/ )

14
Tại các cơ sở sản xuất gạch và gốm, vấn đề an toàn và vệ sinh lao động còn
có nhiều điều cần lưu ý. Trước hết, vấn đề an toàn cho người lao động trong khâu
xếp dỡ, vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu và thành phẩm từ cơ sở xuống các
phương tiện vận tải thuỷ bộ và ngược lại chưa được sự quan tâm từ phía chủ lò
gạch. Những công việc này thường được khoán cho người lao động phổ thông làm
theo thời vụ. Tại đó, họ phải làm việc trong điều kiện mang vác hay gánh nặng trên
các cầu ván bắc tạm từ phương tiện lên bờ nên nguy cơ trượt ngã rất cao, đặc biệt
trong các ngày mưa. Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Ngày 24/07/2000, Dự Bộ phòng:
trưởngfb.com/KhoTaiLieuAZ
Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm ký Quyết
định số 15/2000/QĐ- BXD quy định việc đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung.
Theo đó: “Đến năm 2005 loại ra khỏi vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn
huyện các lò thủ công. Tới năm 2010 không còn lò thủ công sản xuất gạch ngói,
đất sét nung tại tất cả các địa phương”. Tuy nhiên, từ thời điểm đó tới nay, các chủ
lò vẫn chưa có lộ trình và kế hoạch di dời các lò gạch ra khỏi nội thị.
( http://www.thiennhien.net/2007/11/29/cu-dan-long-binh-keu-cuu/ )

15
Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 phương tiện nghiên cứu :
Địa điểm thực hiện: Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường, Trường
Đại Học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 6-2011 đến tháng 12-2011
Các số liệu có liên quan đến vấn đề khai thác sét do Sở Tài Nguyên và Môi
Trường các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Trà
Vinh, Cà Mau cung cấp.
Thiết bị: Máy vi tính, máy in, đĩa mềm, phần mềm Mapinfo và các công cụ văn
phòng khác.
2.2 phương pháp nghiên cứu : Tải bản FULL (61 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Các phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thu thập thông tin: tìm hiểu, tham khảo các bài báo cáo khoa học
(luận văn, tiểu luận…), các thông tin khảo sát thực tế ( hỏi đáp các cơ sở khai
thác, tham dự các hội thảo, các buổi chuyển lãm về các sản phẩm của đất sét …).
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập từ các số liệu sơ cấp của các tỉnh An
Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Trà Vinh, Cà Mau - nơi
đã khảo sát.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu: tổng hợp, xử lý bằng các phần
mềm chuyên dụng về thống kê (Excel), word.
- Phương pháp đánh giá kết quả: dựa vào số liệu thu thập sau khi xử lý ta có thể
đánh giá được thực trạng phân bố, khai thác khoáng sét ( số liệu về trữ lượng có
thể khai thác, sản lượng khai thác…) bằng cách so sánh trữ lượng giữ các tỉnh,
huyện, địa điểm phân bố…
Nội dung các bước thực hiện:
Bước 1: Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến lĩnh vực khai thác sét
Tìm hiểu thông tin từ các cán bộ phụ trách về tài nguyên sét: báo cáo về hiện
trạng khai thác, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ sét, nguồn nguyên liệu sét, quy trình
thực hiện quản lý khai thác tại địa phương.
Bước 2: Nhận xét, đánh giá các số liệu, thông tin thu thập được
- Vị trí địa lý các mỏ sét
- Quy mô trữ lượng các mỏ sét

16
- Tình hình khai thác
- Ảnh hưởng của việc khai thác, sản xuất đến môi trường, đời sống sức khỏe
con người
Bước 3: Tổng hợp dữ liệu, số liệu cần thiết và tham khảo ý kiến của cán bộ hướng
dẫn chuẩn bị viết đề tài.
Bước 4: Hoàn thành luận văn.

4857877

17

You might also like