You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH


KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH –
SỰ KẾT TINH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHONG CÁCH CỦA
NGƯỜI

GVHD: Th.s. Đỗ Thị Ngọc Lệ

SVTH:
1. Trần Quang Đạt 22145122
2. Đỗ Thanh Huy 22145149
3. Lê Hữu Phúc 22145217
4. Nguyễn Trọng Sơn 22145231
5. Nguyễn Đăng Bảo Tín 22145265

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH –
SỰ KẾT TINH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHONG CÁCH CỦA
NGƯỜI

GVHD: Th.s. Đỗ Thị Ngọc Lệ

SVTH:
1. Trần Quang Đạt 22145122
2. Đỗ Thanh Huy 22145149
3. Lê Hữu Phúc 22145217
4. Nguyễn Trọng Sơn 22145231
5. Nguyễn Đăng Bảo Tín 22145265

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023


LỜI NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Điểm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2
5. Kết cấu bài tiểu luận ................................................................................................... 2
Chương I: Sơ lược về di chúc ............................................................................................ 3
1.1 Bối cảnh lịch sử.......................................................................................................... 3
1.1.1 Mặt chủ quan ...................................................................................................... 3
1.1.2 Mặt khách quan .................................................................................................. 4
1.2 Nội dung chính của bản di chúc và những lần Bác viết ........................................ 4
1.2.1 Hồ Chí Minh nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ ............................................ 4
1.2.2 Lời dặn của Hồ Chủ tịch về Đảng ..................................................................... 5
1.2.3 Lời dặn của Bác cho đoàn viên thanh niên ...................................................... 6
1.2.4 Lời dặn của Hồ Chí Minh cho nhân dân lao động .......................................... 7
1.2.5 Lời dặn của Hồ Chí Minh về phong trào cộng sản thế giới ............................ 7
1.2.6 Lời dặn của Bác về việc riêng và những lời chào thân thương ...................... 8
Chương II: Kiến thức cơ bản và vận dụng .................................................................... 10
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong di chúc .................................................... 10
2.2 Đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện trong di chúc ...................................................... 12
2.3 Phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh........................................................................ 15
2.3.1 Nét ung dung và lạc quan của Bác ngay cả khi đối diện với cái chết. ......... 16
2.3.2 Sự kết tinh từ bản Di chúc mang lại những nét đặc trưng nổi bật trong
phong cách tư duy Hồ Chí Minh. ............................................................................. 17
2.3.3 Di chúc phản ánh rõ nét phong cách làm việc khoa học, cẩn trọng, kỹ lưỡng
và hết sức dân chủ của Người. .................................................................................. 18
2.3.4 Di chúc đã kết tinh những đặc điểm nổi bật trong phong cách diễn đạt của
Hồ Chí Minh. .............................................................................................................. 20
2.3.5 Di chúc đã thể hiện một cách cảm động văn hóa ứng xử của con người luôn
“nâng niu tất cả, chỉ quên mình”. ............................................................................ 22
2.3.6 Di chúc còn khắc họa phong cách sinh hoạt giản dị, tiết kiệm và hòa đồng
cùng thiên nhiên của một con người có tâm hồn thanh khiết................................ 23
2.4 Nhận thức rút ra sau khi phân tích bản di chúc của Hồ Chí Minh ................... 24
2.5 Sinh viên vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
......................................................................................................................................... 24
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 27
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày 2.9.1945, sau 24 năm từ ngày bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt
Nam độc lập tự do được vang lên trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội, một trái tim
hồng của đất nước Việt Nam đã ngừng đập, trong đau thương vô bờ khi vĩnh biệt
Người, trái tim của hàng chục triệu người Việt lại dâng lên niềm tự hào và biết ơn về
vị lãnh tụ kính yêu. Tiếp nối những thế hệ mai sau, chúng ta vẫn tự hào khi được
sống dưới thời đại Hồ Chí Minh được kế thừa những bài học tinh tuý và sâu sắc đến
từ sự nghiệp của Bác đã để lại cho Đảng, nhân dân ta và dân tộc ta. Đó là cả một hệ
thống công trình di sản phong phú và quí báu. Hệ thống đó không chỉ được thể hiện
trong trong các văn bản tác phẩm mà còn là ở các hoạt động thực tiễn sôi nổi và
phong phú của người. Đặc biệt hơn cả, trước lúc đi xa, Người đã để lại bản Di chúc
lịch sử thấm đượm và kết tinh trong đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của
Người; từng câu từng chữ trong bản di chúc được Bác chọn lọc một cách cô đọng,
xúc tích nhưng lại thấm đẫm sâu sắc tư tưởng tình cảm và trí tuệ của Người dành cho
nhân dân, cán bộ ở thời điểm quá khứ và cả tương lai. Bản di chúc thiêng liêng ấy đã
trở thành lời cổ vũ, động viên đồng thời là bản đồ chỉ dẫn từng bước đẻ quân và dân
ta tiến lên giành những thắng lợi to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Cho đến ngày nay,
“bản tài liệu tuyệt mật ấy” vẫn được coi là văn kiện có giá trị lịch sử quan trọng với
sự kết hợp chặt chẽ tính khoa học và tính thực tiễn trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn
cao đẹp của Người. Qua đó, nhóm tác giả tiến hành chọn đề tài “di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh – sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.” để phân tích
những giá trị tốt đẹp đến từ con người của Bác và bản di chúc.

1
2. Đối tượng nghiên cứu
Thông qua nội dung và những giá trị từ bản di chúc của Bác, nhóm tác giả tiến
hành phân tích và rút ra những bài học quý giá để nhân rộng những giá trị đến với
mọi người ở từng thế hệ. Bên cạnh đó, việc phân tích những vẻ đẹp cao quí mà gần
gũi trong con người của Bác cũng là một trong những yếu tố nhằm nâng cao giá trị
bản di chúc.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Ứng dụng kiến thức trong bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị trong bản di chúc
mà Bác để lại để định hướng suy nghĩ, hành động của bản thân và xã hội trở thành
một người công dân sống, học tập và làm theo lời Bác, thực hiện mục tiêu xây dựng
một đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Bên cạnh đó là củng cố niềm tin, bồi
dưỡng lòng yêu nước, tình cảm với cách mạng từ đó có động lực rèn luyện bản thân
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở và phương pháp nghiên cứu đề tài tiểu luận của nhóm là tuân thủ nguyên
tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học nhận thức, kết hợp chặt chẽ phương pháp
logic với phương pháp lịch sử và vận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê,
tổng hợp, so sánh, phân tích.
5. Kết cấu bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Sơ lược về di chúc
Phần 3: Kiến thức cơ bản và vận dụng
Phần 4: Kết luận chung

2
Chương I: Sơ lược về di chúc
1.1 Bối cảnh lịch sử
Những dòng chữ đầu tiên xuất hiện trên trang tài liệu “tuyệt đối bí mật”1 được
Bác viết vào ngày 10.5.1965 - một buổi sáng đẹp trời, yên bình trên bầu trời Hà Nội
để gửi đến thế hệ mai sau. Công việc trọng đại này được Bác Hồ khởi đầu vào lúc
đồng bào và chiến sĩ cả nước đang nôi sổi thi đua lập thành tích chúc thọ Người nhân
dịp 75 tuổi. Người đã chọn một ngày đẹp nhất vào lúc sức khoẻ đang tốt nhất trong
những năm cuối đời để viết về sứ mệnh lớn lao của người cộng sản Việt Nam đối với
vận mệnh và tương lai đất nước. Có thể thấy Người luôn trong tâm thế sẵn sàng đối
mặt với ngày đó – ngày mà người không còn có thể nhìn thấy đồng bào và nhân dân,
và cũng từ sâu trong tâm khảm, người luôn dành trọn tình cảm của mình cho đồng
bào, nhân dân và cách mạng Việt Nam.
1.1.1 Mặt chủ quan
Đến năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra sức khoẻ của chính Người
đã dần giảm sút so với những năm trước đó. Ở cái tuổi quá 70 ấy, Bác đã thuộc vào
lớp những người “trung thọ”. Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt” nhưng Bác vẫn
lo nghĩ liệu rằng “tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy tháng,
mấy năm nữa?”2. Với dự cảm về bản thân cùng với những suy nghĩ còn dang dở để
lo cho dân, cho đất nước, Bác đã quyết định “để lại mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi
gặp cụ Các Mác, cụ Lênin”3 – một cách nói giảm nói tránh cho thấy bác coi nhẹ việc
ra đi của mình, tựa lông hồng nhưng đâu đó Bác vẫn mang một nỗi niềm sâu nặng
về tình cảm và tinh thần trách nhiệm với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

1
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
2
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
3
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969

3
1.1.2 Mặt khách quan
Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, Bác đã suy nghĩ về việc trao gửi
lời căn dặn của mình cho các thế hệ nối tiếp. Sau khi tham dự Hội nghị đại biểu các
Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế từ Moskva trở về, những bất đồng ở các Đảng
anh em đã khiến Bác suy nghĩ rất nhiều. Trong khi đó, Lyndon B. Johnson tuyên thể
nhận chức tổng thống Hoa Kì vào 20.1.1965; tiếp đó 2.3.1965 không quân Mĩ bắt
đầu chiến dịch “sấm rền” ném bom đánh phá miền bắc; 8.3.1965, có đến 3500 lĩnh
Mĩ đổ bộ lên Đà Nẵng và tiến hành “chiến tranh cục bộ”. Trong tình hình đang diễn
biến phức tạp ở trong nước và cả thế giới việc Bác quyết định viết rõ những lời căn
dặn là cần thiết và đúng lúc.
1.2 Nội dung chính của bản di chúc và những lần Bác viết
1.2.1 Hồ Chí Minh nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ
Năm 1965, Bác dự đoán “cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm
nữa”4. Tiếp đó, khi bắt đầu viết những trang tài liệu năm 1969, mở đầu Bác ghi:
“Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều
hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn.”5 Câu khẳng
định đanh thép thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ, một lòng hướng về nhân dân,
hướng về chiến trường miền nam ruột thịt của Bác và toàn dân tộc. Những lời nói
đầu ấy như một lời tuyên bố về quan điểm đất nước Việt Nam giành độc lập tự do là
để xây dựng một quốc gia hoà bình, thống nhất, độc lập và giàu mạnh. Bên cạnh đó,
với lời tuyên bố đanh thép “Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng
lợi hoàn toàn.”6 đã mang đến cho nhân dân ta niềm tin, niềm hy vọng vào một tương
lai mới phía trước – nơi mà Bắc – Nam sum họp, đất nước hoà mình vào ngày giải
phóng dân tộc, ngày mà Bác có thể đi khắp ba miền đất nước để gặp gỡ an hem, cán

4
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
5
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
6
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969

4
bộ chiến sĩ và nhân dân. Tiếp đó, sự hy sinh mất mát của nhân dân sẽ được bù đắp
bởi “Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày
nay!”7 – câu nói ấy đã hoàn toàn được minh chứng trong xã hội chủ nghĩa thực tại.
Có thể thấy, ngay tại thời điểm viết di chúc, Bác hoàn toàn tin vào vận mệnh dân tộc
– một dân tộc đoàn kết, hào hung thi đua chống giặc Mỹ, Bác đã để lại những lời
động viên vô cùng quí giá cho nhân dân, cán bộ Việt Nam. Giọng văn của Bác thật
tự nhiên pha thêm ý chí và lòng yêu nước như đang rất mãnh liệt dâng trào trong
từng câu chữ trong di chúc: “Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc
ta nhất định sẽ thống nhất.”8
1.2.2 Lời dặn của Hồ Chủ tịch về Đảng
Sáng 11.5.1965, đúng 9 giờ, Bác lại thong thả, ung dung lấy chiếc phong bì
đựng “tài liệu tuyệt đối bí mật” từ trên giá sách xuống, ngồi vào bàn, chăm chú viết.
Bác viết về Đảng, về đoàn kết, về đạo đức cách mạng. Những lời đầu tiên nói về
Đảng, Bác khẳng định về vai trò và tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng
Đảng đó là đoàn kết; đoàn kết chính là nguyên nhân của thắng lợi của cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bác dành hẳn một đoạn văn nhỏ để nói về
đoàn kết như một lời nhắn nhủ đến các đồng chí hiện tại và thế hệ mai sau rằng đây
là một nội dung tư tưởng lớn cần được nhân rộng và thực hiện chu đáo bởi đây là
một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta, nó là nguồn động lực để tạo ra
khối đại đoàn kết toàn dân và Đảng. Đặc biệt là các đồng chí cán bộ từ cấp trung
ương đến chi bộ cần là nguồn sáng to lớn cho nhân dân.
Tiếp đó, Bác nhắc đến đạo đức cách mạng của đảng viên khi “Đảng ta là một
đảng cầm quyền”9 với các tiêu chí “phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải

7
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
8
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
9
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969

5
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”10 Có lẽ
không phải ngẫu nhiên mà chữ “thật” được lặp lại đến 3 lần trong một đoạn văn ngắn.
Bác vốn là người chu toàn, không bao giờ dùng thừa chữ, thừa câu, nhưng ta có thể
thấy ứng với mỗi chữ “thật” là một nhiệm vụ cao cả và quan trọng đối với mỗi đảng
viên. Đạo đức cách mạng vốn là một trong những vấn đề mà Bác luôn trăn trở bởi
trong đời mình và Bác biết rõ muốn giải quyết vấn đề này không cách nào khác là
phải chỉnh đốn lại hàng ngũ các cán bộ trong Đảng. Càng đọc thì ta càng ngẫm thấy
được những lời căn dặn trong di chúc của Bác thật sâu sắc, mang hơi hướng của thời
đại và một tầm nhìn xuyên suốt lịch sử của một bậc thiên tài. Với 3 chữ “thật” đầu
tiên là nhiệm vụ rèn luyện của các cán bộ Đảng viên, đến với chữ thứ tư, ta có thể
thấy đó là kết quả của ba chữ “thật” trước đó: “là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân.” Trong những năm Bác giữ chức Chủ tịch nước, Bác hồ luôn xem mình là
người đầy tớ của nhân dân, và coi nhiệm vụ phục vụ cho nhân dân là một việc cao
cả của cuộc đời, là niềm vui niềm hạnh phúc của Bác; không những thế Bác cũng
giản dị hoá trong cuộc sống Bác sống một đời sống bình dị để Bác có cơ hội “được
phục vụ dân” thay vì tự tôn vinh hay để nhân dân tôn sùng, chỉ bấy nhiêu thôi đã nói
lên được đạo đức cao quí trong một hình dáng lí tưởng của thời đại Hồ Chí Minh.
1.2.3 Lời dặn của Bác cho đoàn viên thanh niên
Vị chủ tịch đáng kính của chúng ta cũng đã dành sự quan tâm và tình cảm đến
với thế hệ trẻ - những hạt giống đang ươm mầm của Việt Nam. Theo Bác, đoàn viên
chính là đội hậu bị của Đảng, được Bác nhận xét là những chủ nhân mới trong tương
lai của đất nước. Sau một thời gian dài quan sát, Người cho rằng “đoàn viên thanh
niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có
chí tiến thủ”11; rồi từ đó Người đề ra những yêu cầu mà Đảng cần đáp ứng và chăm
lo cho “đội hậu bị”. Bên cạnh đó, trên cơ sở nhìn nhận vai trò then chốt của thanh

10
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
11
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969

6
niên đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai dân tộc đất nước, Người đã đề xuất
nội dung coong tác thanh niên là xây dựng lớp người “thừa kế xây dựng chủ nghĩa
xã hội vừa hồng vừa chuyên."12 – mà theo Bác, “hồng” có nghĩa là thanh niên sẽ là
những cán bộ tương lai quyết tâm đấu tranh cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng
nước nhà; còn “chuyên” được Bác nhắc đến đó là trình độ văn hoá chuyên môn được
đào tạo.
1.2.4 Lời dặn của Hồ Chí Minh cho nhân dân lao động
Cũng như bao người khác, Bác cũng là một người dân bình thường, vì vậy Bác
cũng đã thấu hiểu nhân dân ở mọi miền tổ quốc đã “chịu đựng gian khổ, bị chế độ
phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.” 13Và
luôn khen ngợi những đức tính tốt đẹp của nhân dân như “anh hùng, dũng cảm, hǎng
hái, cần cù” và “rất trung thành với Đảng”14. Bên cạnh đó, Bác thấm nhuần tư tưởng
“lấy dân làm gốc” của các vị vua anh minh đi trước, qua đó thể hiện lòng biết ơn
nhân dân, tâm lòng ấy không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn ở hành động chăm lo cả
về vật chất lẫn tinh thần, Bác đề nghị “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát
triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.”
1.2.5 Lời dặn của Hồ Chí Minh về phong trào cộng sản thế giới
Khi thấy sự bất hoà giữa các Đảng anh em, Bác rất day dứt qua lời tự sự: “là
một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự
bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!”15 Bác đã xác định được một phần trách
nhiệm của Đảng ta đối với sự bất hoà ấy, qua đó Bác mong “Đảng ta sẽ ra sức hoạt
động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục khối đoàn kết giữa các đảng anh em”16.

12
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
13
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
14
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
15
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
16
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969

7
Người bày tỏ niềm tin về sự tái đoàn kết giữa các đảng và các nước anh em trên thế
giới.
1.2.6 Lời dặn của Bác về việc riêng và những lời chào thân thương
Cuối di chúc, sau khi dặn dò cho nhân dân, cho Đảng, cho đất nước thì Người
dành lại đôi lời dặn dò các đồng chí vài việc sau khi Người đi gặp các vị hiền triết,
qua đó ta có thể cảm nhận được những vẻ đẹp trong tâm hồn và đạo đức của Người.
Trước hết, Bác dặn: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình,
để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.”17 Tiếp đó, Bác đề nghị “hoả táng”
để đảm bảo vệ sinh và không tốn đất ruộng. Chỉ bấy nhiêu thôi đã nói lên được tấm
lòng của Bác, ngay cả lúc mất đi cũng không muốn ảnh hưởng đến nhân dân, Bác
vẫn mãi là một tấm gương sáng để nhân dân noi theo. Hơn thế nữa, với cái nhìn của
một bậc vĩ nhân, Bác biến đau thương của tổ quốc thành lợi ích cho nước nhà với lời
khuyên nhân dân nên trồng cây chung quanh nơi Bác yên nghỉ để “lâu ngày, cây
nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”. Nếu sinh thời, người
có tâm nguyện sẽ đi thăm toàn thể nhân dân Việt Nam thì giờ đây, sự ra đi của Người
với tâm nguyện dành một ít tro xương cho đồng bao ba miền đất nước đã cho thấy
Người như hoà vào giang sơn gấm vóc của một Việt Nam tươi đẹp, Người không
mất đi mà vẫn còn đâu đó sau những rặng tre, sau những ngọn núi hung vĩ hay trên
những đồng ruộng tươi xanh. Những dòng cuối di chúc là lời vĩnh biệt, Người đã “để
lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các
cháu thanh niên và nhi đồng”18; tiếp đó Người “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí,
các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.”19 Những lời nói cuối di chúc
cũng là những tình cảm vô bờ bến mà bác dành cho toàn thể người dân đất Việt cùng
với những người có lương tri trên trái đất. Những lời nói đến từ sâu thẳm trong trái

17
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969
18
Trích trong Bác Hồ viết di chúc, Vũ Kỳ
19
Trích trong Bác Hồ viết di chúc, Vũ Kỳ

8
tim với mong muốn trái đất này tràn ngập lòng thương yêu và nhân ái, đẩy lùi chiến
tranh cũng như những điều xấu điều ác ra khỏi thế gian này, từ đó con người có thể
chung sống hoà bình và hạnh phúc với nhau mà không phân biệt chủng tộc, quốc gia.
Có thể thấy những giá trị nhân văn được thể hiện rất sâu sắc ở đoạn kết của di chúc.

9
Chương II: Kiến thức cơ bản và vận dụng
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong di chúc
Những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc cần nhấn mạnh
vào bốn điểm cốt yếu, quan trọng nhất, đó là: Tư tưởng về Đảng cầm quyền và sự
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; tư tưởng về chăm lo tới con người; tư tưởng về quản
lý xã hội, chính sách xã hội, an sinh xã hội sau chiến tranh; tư tưởng về chủ nghĩa xã
hội và đổi mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lớn các quan điểm, nguyên tắc về những vấn
đề chiến lược của cách mạng Việt Nam, về đường lối và phương pháp cách mạng.
Và trong Di chúc của Người, các quan điểm và nguyên tắc đó được thể hiện tập trung
ở quyết tâm chiến lược đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, ở niềm
tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng - giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước, Nam Bắc sum họp một nhà.

Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc con đường và quy luật phát triển của cách
mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, hoàn thành cách
mạng giải phóng dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc
để phát triển dân tộc mà mục tiêu, lý tưởng cách mạng đều hướng tới hệ giá trị cốt
lõi: Độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong Di chúc, những tư tưởng đó được
cụ thể hóa và tập trung nổi bật vào cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, vào thực
hiện thống nhất nước nhà, “miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt
Nam”, nhất định phải được giải phóng hoàn toàn để Nam Bắc là một nhà, toàn dân
sống trong hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, dựng nước
đi liền với giữ nước, xây dựng nền dân chủ để nhân dân làm chủ và trong Di chúc,
Người đặc biệt nhấn mạnh đến trọng trách lịch sử của Đảng, tính tiền phong gương
mẫu và trách nhiệm của cán bộ đảng viên trước Đảng, trước nhân dân. Nổi bật là
10
“Trước hết nói về Đảng”, Người cho rằng trước tiên phải chỉnh đốn lại Đảng và chăm
lo chu đáo tới đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân, nhất là thực hiện
chính sách “đền ơn đáp nghĩa” đối với thương binh - liệt sỹ và những người có công,
các gia đình có công với nước. Người từng nói, đường lối, chính sách của Đảng và
Chính phủ là đạo lý và đạo nghĩa lớn nhất.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn và văn hóa, muốn xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, “Vì lợi ích 10 năm
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, “Văn hóa soi đường cho quốc
dân đi”, “văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị”, “xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng một xã hội văn hóa cao”, làm cho dân tộc Việt
Nam trở thành một dân tộc thông thái, “Đảng là đạo đức, là văn minh”... Trong Di
chúc, Người căn dặn cán bộ, đảng viên phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau,
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức thực hành dân chủ và cần kiệm
liêm chính để xứng đáng là người đầy tớ trung thành, công bộc tận tụy của dân, xứng
đáng là người lãnh đạo của nhân dân. Di chúc đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết mà
Đảng phải đặc biệt quan tâm. Người căn dặn Đảng và Chính phủ phải chú trọng tạo
mọi điều kiện giúp đỡ chị em phụ nữ, làm cho họ tiến bộ và trưởng thành, kể cả tham
gia đời sống chính trị, bản thân chị em phụ nữ phải chủ động vươn lên, khắc phục tự
ti và mặc cảm. Giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ là thước đo của tiến
bộ và phát triển xã hội, thực sự là một cuộc cách mạng bình quyền. Trong Di chúc,
Người cũng căn dặn tỷ mỷ công tác thương binh - liệt sỹ, thực hiện chính sách “đền
ơn đáp nghĩa”, giáo dục tinh thần yêu nước, thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Nội dung tư tưởng trong Di chúc đã thể hiện sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn
cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

11
Tư tưởng Hồ Chí Minh có bản chất và đặc trưng nổi bật là khoa học - cách mạng và
nhân văn. Về hình thức, Di chúc chỉ có 1.000 từ nhưng chứa đựng những tư tưởng
lớn. Đó thực sự là một đại tổng kết lý luận và thực tiễn về sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của Đảng và của một dân tộc đã “đánh thắng hai đế quốc to”, là một thiết kế lý
luận về đổi mới và phát triển, trù tính cho tương lai đất nước, sau khi cách mạng hoàn
toàn thắng lợi đi vào kiến thiết, xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa mà mục tiêu
cao nhất là hướng tới quyền làm chủ và hạnh phúc của nhân dân.

Trong các mối quan hệ lớn của đổi mới và phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn
mạnh vào mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý để nhân dân làm chủ. Những tư tưởng lớn trong Di chúc đã và đang soi sáng
con đường đi và sự nghiệp của chúng ta ngày nay. Những tư tưởng đó ở tầm chiến
lược là những chỉ dẫn cho việc Đảng xác định đường lối, phương hướng, nhiệm vụ,
hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và chương trình hành động cho toàn Đảng,
toàn dân, đưa đất nước ta ổn định, phát triển bền vững và hiện đại hóa. Đó cũng là
sự nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta hiện nay.

2.2 Đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện trong di chúc


Tư tưởng - Đạo đức - Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể
không tách rời, từ đặc trưng đến giá trị, từ nội dung đến hình thức, từ tinh thần đến
phương pháp. Người biểu đạt bằng lời văn, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có sức
truyền cảm lớn, rất đỗi chân thành, đúng với con người, đời sống và cốt cách Hồ Chí
Minh - một nhà tư tưởng Marxist hiện đại, một bậc hiền triết, minh triết phương
Đông, đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng
của Hồ Chí Minh còn được thể hiện rất chân thực và cảm động trong toàn bộ cuộc
đời và sự nghiệp của Người với hơn 60 năm hoạt động cách mạng vì nước, vì dân,
hết mình hi sinh vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự
do và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là đạo đức hành động, suốt đời Người luôn

12
chỉ có một mong ước là làm cho tổ quốc được độc lập và thống nhất, dân tộc và đồng
bào mình có tự do, ấm no và hạnh phúc.
Khi phân tích sâu đạo đức Hồ Chí Minh kết tinh trong bản di chúc của Người,
trước hết, khi nói về Đảng, Người nhấn mạnh trước hết tới đạo đức của Đảng cầm
quyền, của mỗi tế bào của Đảng là chi bộ và đảng viên. Phải suốt đời rèn luyện cần,
kiệm, liêm, chính, chống chủ nghĩa cá nhân để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của Đảng
là phụng sự tổ quốc và nhân dân. Trong di chúc, lời căn dặn của Người về đạo đức
thấm nhuần trong toàn bộ mọi nhiệm vụ, mọi công việc, phải dũng cảm hy sinh, vượt
qua mọi khó khăn, thử thách để đi tới thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chống Mỹ cứu
nước.
Bên cạnh đó, người đặc biệt quan tâm tới giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, lớp
người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội của đất nước. Đảng ta, như Người đã từng khẳng định là một Đảng cầm quyền
nên đạo đức trong Đảng, trước hết là đoàn kết thống nhất, phải giữ gìn như giữ gìn
con ngươi của mắt mình là điều hệ trọng, để dân tin, dân phục, dân yêu. Mối quan
hệ gắn bó như máu thịt giữa Đảng với Dân làm nên sức mạnh bền vững của Đảng,
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ tới
cuộc sống của nhân dân là đạo đức mà cũng là trách nhiệm. Nó phải thấm vào trong
ý thức, tư tưởng và tình cảm, biến thành hành động của mọi đảng viên, cán bộ, công
chức, đoàn viên, hội viên của mọi tổ chức, đoàn thể. Các chủ trương, chính sách,
biện pháp, các việc làm lớn nhỏ, trước mắt cũng như lâu dài mà Người nêu ra trong
di chúc và căn dặn chúng ta thực hiện đều thể hiện đạo đức của người làm cách mạng,
thực hành trong lẽ sống, lối sống vì dân, như Người đã từng nói, “làm điều lợi cho
dân, tránh điều hại tới dân”, “không làm điều gì trái ý dân”, “làm đầy tớ trung thành
và công bộc tận tụy của dân là lẽ sống cao thượng nhất”.
Khi nhấn mạnh “đầu tiên là công việc với con người”, bản di chúc đã căn dặn
Đảng và Chính phủ cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải hết lòng quan tâm chăm
13
sóc nhân dân ở khắp mọi đối tượng, không quên, không sót một ai, nhất là phải thi
hành các chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các thương binh, liệt sĩ và gia đình của
họ, tuyệt đối không để thân nhân và gia đình họ rơi vào cảnh đói khổ, túng thiếu.
Phải giáo dục truyền thống cho lớp trẻ. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau
trong tự phê bình và phê bình.
Bản thân Hồ Chí Minh, những lời Người “nói về việc riêng” cũng thể hiện
những phẩm chất đạo đức cao quý, thương dân, không muốn lãng phí thì giờ tiền bạc
của dân nên Người yêu cầu “thi hài được đốt đi (nói chữ là hỏa táng)”, tro xương
dành một phần cho miền Nam và cho khắp cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Người
căn dặn, trên mả không cần bia đá tượng đồng. Làm một ngôi nhà thoáng đãng cho
đồng bào khi viếng thăm có chỗ nghỉ ngơi. Đó là sự quan tâm chu đáo của Người và
cao quý nhất là Người đã quên mình, hóa thân vào dân, vào nước. Nỗi niềm tiếc nuối
của Người chỉ là “không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều
hơn nữa”. Từ lời văn cảm động này khi tỏ bày, Người đã thể hiện rõ đạo đức của một
con người cách mạng, suốt đời phục vụ Tổ quốc, nhân dân với tất cả tình thương yêu
và trách nhiệm. Cả cuộc đời Người gắn bó sâu nặng, tình nghĩa với dân, với nước,
có thể khẳng định rằng Người - hiện thân cao quý của đạo đức cách mạng cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, là ánh mặt trời chiếu rọi con đường đúng đắn cho toàn
thể dân tộc đi theo.
Trong lối sống hàng ngày, Người thực hành tiết kiệm đến mức khắc khổ, để
nêu gương suốt đời phải ơn dân, thương dân mà phải tiết kiệm, vì mỗi đồng tiền, bát
gạo mà chúng ta tiêu dùng đều từ mồ hôi, nước mắt của dân làm ra. Người luôn dạy
rằng phải nâng cao trách nhiệm, một lòng tận tụy cũng vì ơn dân và thương dân.
Người cũng từng nói, dân đóng thuế để Chính phủ có tiền trả lương cho công chức.
Nếu làm việc cẩu thả, lười biếng, tắc trách là lừa gạt dân. Còn tham ô tham nhũng là
có tội với dân, với nước nên phải diệt trừ tham nhũng như diệt trừ một tội ác, trừng
trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai, bất kể ở cương vị nào. Hơn thế nữa,
14
Người chỉ một lòng, một dạ vì dân, vì nước, vì quốc tế và nhân loại, tuyệt nhiên
không màng đến công danh, phú quý. Vì vậy mà Người đã lập đức cao quý: cần,
kiệm, liêm, chính; lập công vì độc lập dân tộc và vì chủ nghĩa xã hội, vì Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc cho nhân dân.
Phong cách đạo đức Hồ Chí Minh là phong cách của một con người ở bậc Đại
trí - Đại nhân - Đại Dũng, là con người Việt Nam đẹp nhất. Phong cách ấy xét đến
cùng là văn hóa, một bản lĩnh văn hóa của Người: khiêm nhường và nhân ái, vị tha
và bao dung, quên mình vì tất cả. Dấn thân - Dâng hiến - Hy sinh và Hóa thân - đó
là Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Mặc dù đã ra đi thanh thản, trở về cõi vĩnh
hằng, gặp lại tổ tiên và Mác - Lênin - trong thế giới của các bậc thánh hiền, thế
nhưngNgười luôn lạc quan tin tưởng mãnh liệt, thương yêu vô hạn mà nỗi đau - đau
đời, đau người trong cõi nhân gian và nhân thế cũng đến tột cùng. Trong bản di chúc
khoảng 1000 từ được Người dành hết cho dân, cho nước, cho Đảng, cho dân tộc và
quốc tế và chỉ dành cho mình ít nhất, đúng 79 từ. Vậy là Người đã lấy cái ít nhất về
ngôn từ (tối thiểu) để tải một cái lớn nhất, nhiều nhất (tối đa) về tư tưởng. Văn học
là nhân học, Hồ Chí Minh đã dùng “chữ” – cái ít nhất để biểu đạt cho “nghĩa” – cái
nhiều nhất trong văn chương và đời sống. Xét về chữ thì di chúc nói ít nhất về chủ
nghĩa xã hội. Đó là phong cách, là đạo đức, là bản lĩnh của chủ tịch Hồ Chí Minh.

2.3 Phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh


Khi nói đến phong cách Hồ Chí Minh là ta nhắc đến một chỉnh thể phong cách
độc đáo và Di chúc đã thể hiện chân xác những đặc tính riêng biệt này. Hiển hiện
trong Di chúc không chỉ là tư tưởng ngời sáng của bậc “đại trí, đại tài”, không chỉ là
tình yêu con người của bậc hiền nhân mà còn là phong cách đặc sắc của một nhà văn
hóa lỗi lạc. Phong cách ấy được bộc phát từ con người của Bác – là những gì riêng
biệt, độc đáo, không thể lẫn với ai khác. Vì thế, cho dù trước và sau Hồ Chí Minh đã
có vô vàn người viết di chúc, cho dù nhiều nhân vật lịch sử cũng để lại di nguyện
15
cao quý, thì Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hết sức đặc biệt với tư tưởng và
đạo đức ngời sáng kết hợp sự độc đáo trong phong cách đã góp phần làm nên sức
sống trường tồn của “lời nhắc lịch sử” ấy, thứ tài sản vô giá ấy giờ đây không chỉ là
“bảo vật quốc gia” mà còn là “biểu trưng” của văn hóa làm người.
2.3.1 Nét ung dung và lạc quan của Bác ngay cả khi đối diện với cái chết.
Sinh thời, bản lĩnh văn hóa đã giúp Hồ Chí Minh vượt lên bao nghịch cảnh để
luôn có một phong thái ung dung, tự tại. Viết sẵn Di chúc đã là sự chủ động nhưng
rất độc đáo, hơn nữa là thời điểm Người viết những dòng đầu tiên trong Di chúc:
Ngày 10/5/1965, dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75; vào lúc 9-10 giờ sáng, giờ sáng
láng, tinh anh nhất của một ngày. Đồng chí Vũ Kỳ, người “tiểu đồng” của Người kể
lại: “Chọn đúng vào một ngày tháng Năm, nhân dịp ngày sinh của mình, chọn đúng
vào lúc 9 giờ, giờ đẹp nhất của một ngày, chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong
những năm gần đây… để viết về ngày ra đi của mình, sao mà thanh thản, ung dung
đến thế”. Các năm sau đó, cứ từ ngày 10-19/5 và vào khung giờ quen thuộc đó, Người
lại tiếp tục viết hoặc chỉnh sửa Di chúc.
Viết Di chúc là nghĩ đến cái chết nhưng Người tuyệt nhiên không dùng từ
“chết” mà còn mở đầu Di chúc bằng dòng chữ “Nhân dịp mừng 75 tuổi”. Điều đó có
nghĩa là Người đã chủ động dùng sự sống để đối diện cái chết, lấy sự lạc quan để lất
át nỗi đau, đem sự thanh thản, an nhiên thay cho tâm lý sợ hãi đời thường. Hết sức
lạc quan nên Người đã sửa cụm từ “ngoại 70 tuổi” thành “ngoại 70 xuân”, đã “nhẹ
hóa” cái chết bằng câu nói giàu tính tâm linh là “sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và
các vị cách mạng đàn anh khác”. Viết di chúc, con người thường hồi tưởng lại quá
khứ nhưng Người chủ yếu nói đến tương lai: Tương lai thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, tương lai xây dựng đất nước “hơn mười ngày nay”… Văn phong
trong di chúc thường bi lụy, ngậm ngùi nhưng văn phong trong Di chúc Hồ Chí Minh
vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan khi Người an ủi nhân dân về tình trạng sức khỏe của
mình. Rõ ràng là, con người sẽ được tự do khi nhận thức được cái tất yếu và hành
16
động như cái tất yếu. Di chúc đã thể hiện năng lực đó của Hồ Chí Minh ngay cả khi
đối diện với cái chết. Đó chính là bản lĩnh của một người đặc biệt trải đời và hiểu
đời.
2.3.2 Sự kết tinh từ bản Di chúc mang lại những nét đặc trưng nổi bật trong
phong cách tư duy Hồ Chí Minh.
Nắm chắc phép biện chứng và nhạy cảm với thời cuộc, Hồ Chí Minh là người
có tầm nhìn rộng lớn và Di chúc đã chứng minh năng lực dự báo chính xác đến kỳ lạ
của Người. Di chúc được viết vào lúc chiến tranh đang ở thời kỳ ác liệt nhất nhưng
ở mọi thời điểm (1965, 1968 và 1969), Hồ Chí Minh đều khẳng định thắng lợi tất
yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1965, mặc cho đế quốc Mỹ muốn “đưa
Bắc Việt trở về thời kỳ đồ đá”, nhưng Người còn dự báo cụ thể: “Cuộc kháng chiến
chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa” và việc Mỹ phải rút quân sau Hiệp định
Pari năm 1973 đã chứng minh dự báo của Người là hoàn toàn chính xác.
Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ là thời điểm uy tín và năng lực lãnh đạo
của Đảng đang ở đỉnh cao nhưng ngay lúc đó, Hồ Chí Minh đã tiên lượng được khả
năng trỗi dậy của căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”20, của chủ nghĩa cá nhân khi chiến
tranh kết thúc, đất nước chuyển sang thời bình. Vì thế, Người căn dặn “việc cần phải
làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”21. Người còn cảnh báo những khó khăn, nguy
cơ mắc sai lầm ở thời hậu chiến và mọi tiên lượng của Người sau này đều thành sự
thật. Ngoài ra, tư duy khoa học đã giúp Hồ Chí Minh nhận diện chính xác các vấn đề
cấp thiết, trọng yếu nhất của đất nước và tìm ra giải pháp tối ưu cho dù hoàn toàn
“không đi sâu vào chi tiết”. Đất nước muốn phát triển, phải có lực lượng lãnh đạo
xứng đáng nên chỉnh đốn Đảng là “việc phải làm trước tiên”. Mục đích của cách
mạng là mang lại hạnh phúc cho dân nên “đầu tiên là công việc đối với con người”

20
Căn bệnh được hiểu theo nghĩa bóng được Bác nhắc đến trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng
năm 1951
21
Bản Di chúc Hồ Chí Minh năm 1968 và 1969

17
mà trong đó chiến lược quan trong nhất chính là “trồng người” bởi tương lai dân tộc
tất yếu phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, bình đẳng giới là bước phát triển tất
yếu của văn minh nhân loại nên giải phóng phụ nữ cũng là vấn đề được Người nhấn
mạnh.
Ta có thể thấy tư duy Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ thực tiễn cùng với góc
nhìn nhận kĩ càng cho tương lai nên Di chúc đã được Người liên tục chỉnh sửa sao
cho phù hợp với sự biến đổi của tình hình thực tế. Lần lượt trong các năm 1965, 1968
và 1969, Người đã sửa cụm từ “mấy năm, mấy tháng nữa”, tức thời gian còn tính
bằng năm thành “mấy tháng, mấy năm nữa”, tức là thời gian chỉ đo bằng tháng và
cuối cùng là “được bao lâu nữa”, tức không còn tháng, còn năm mà chỉ còn ngày,
còn phút, còn giây. Người hiểu rõ và thể hiện chính xác một sự thật khách quan là
“quỹ thời gian” của Người cứ ngắn dần lại. Khi thời gian còn quá ít thì Người đã
không nói tới sự sống của mình nữa mà chỉ hướng đến việc phục vụ nhân dân. Cũng
căn cứ vào sự thay đổi của tuổi tác, nếu năm 1965, Người gọi nhà thơ Đỗ Phủ là “cụ”
thì năm 1969 - lúc Người đã “vào lớp người “trung thọ”, Người sửa thành “ông Đỗ
Phủ”. Quan điểm thực tiễn đã được Người thực hành triệt để cả trong những tình tiết
nhỏ nhất. Ta có thể thấy với bộ óc đầy tính sáng tạo và luôn bắt kịp với cái mới, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phác thảo trong Di chúc một cương lĩnh Đổi mới. Sự nghiệp
Đổi mới do Đại hội Đảng VI đề xướng sau này đã trở lại đúng tinh thần đó của Người.
Tất cả những điều đó đã nói lên năng lực tư duy đặc biệt xuất chúng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
2.3.3 Di chúc phản ánh rõ nét phong cách làm việc khoa học, cẩn trọng, kỹ lưỡng
và hết sức dân chủ của Người.
Biểu hiện rõ nhất của lối làm việc khoa học là khả năng lập kế hoạch sát đúng
và tuân thủ kế hoạch đề ra. Sau khi hoàn tất bản Di chúc có kết cấu hoàn chỉnh đề
ngày 15/5/1965, Hồ Chí Minh đã đưa tài liệu “tuyệt đối bí mật” cho đồng chí Vũ Kỳ
với lời dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác”.
18
Các năm sau đó, (chỉ trừ năm 1967), cứ từ ngày 10-19/5, vào lúc 9-10 giờ sáng, dù
bận rộn đến đâu thì Người vẫn dành thời gian để viết và chỉnh sửa Di chúc. Đồng chí
Vũ Kỳ kể rằng, do mọi việc đã thành “nếp” nên “khi Bác ngồi vào bàn thì chiếc
phong bì to đựng tài liệu đã có ở trước mặt”. Cách làm việc có kế hoạch không chỉ
giúp Người không bỏ sót công việc mà còn tạo ra sự phối hợp “ăn ý” với thuộc cấp
của mình.
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy đó là tính tỉ mỉ, cẩn trọng và kỹ lưỡng
của Bác được thể hiện rất rõ trong bản Di chúc. Mặc dù bản Di chúc viết năm 1965
đã có chữ ký chứng kiến của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nhưng Người vẫn tiếp tục suy
ngẫm, bổ sung, chỉnh sửa. Vì thế, Di chúc chính là tác phẩm được viết trong thời
gian dài nhất và gồm 3 bản thảo độc lập. Dựa vào phương pháp văn bản học cũng
như hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ, chúng ta có thể “phục dựng” toàn bộ quá trình chỉnh
sửa và bổ sung Di chúc hết sức kỳ công của Người. Năm 1966, sau một năm suy
ngẫm, Người chỉ “chèn” vào phần nói về Đảng của bản Di chúc viết năm 1965 cụm
từ “phục vụ Tổ quốc” và “phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau” để nhấn mạnh
chân lý: Đảng không chỉ có nghĩa vụ phục vụ giai cấp mà còn phải phục vụ dân tộc,
sự yêu thương giữa những người đồng chí chính là nền tảng của sự đoàn kết. Đến
năm 1968, đoạn mở đầu Di chúc được Bác viết lại và đoạn văn dặn về việc riêng
trong gần hai mặt giấy với nhiều điều bổ sung, chỉnh sửa và đặc biệt là kế hoạch kiến
thiết đất nước sau chiến tranh được viết kĩ hơn. Đến năm 1969, dù chỉ viết lại phần
mở đầu Di chúc trong 1 trang giấy, Người cũng đã nghiền ngẫm và chỉnh sửa trong
vòng mười ngày. Ngày 10/5/1969, Người khẳng định ngay tính tất thắng của cuộc
kháng chiến chống Mỹ: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhất
định thắng lợi hoàn toàn”. Đến ngày 12/5/1969, Người viết thêm cụm từ “dù phải
kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa” để nhấn mạnh rằng: Con đường đi đến
chiến thắng hoàn toàn không dễ dàng, nó đòi hỏi ở nhân dân sự hy sinh to lớn. Người
cũng sửa cụm từ “bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ chúng ta
19
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” thành “giúp đỡ cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta” để khẳng định tính chất nhân dân của chiến
tranh giải phóng. Ngày 18/5, câu văn “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2
miền Nam Bắc để thăm hỏi đồng bào, cán bộ và chiến sỹ, thăm hỏi các cụ phụ lão,
các cháu thanh niên và nhi đồng” được Người sửa thành một câu văn khoáng đạt
hơn: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc để chúc mừng đồng
bào, cán bộ và chiến sỹ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và
nhi đồng…”. Việc thay từ “thăm hỏi” đầu tiên thành từ “chúc mừng” vừa đúng với
không khí thắng lợi, vừa tránh được việc lặp từ ở vế sau. Bổ sung thêm từ “anh hùng”
cũng hoàn toàn chính xác vì để thắng một “siêu cường”, Việt Nam đã có vô vàn
những anh hùng hữu danh và vô danh. Ngày 20/5/1969, “Người xem lại tài liệu lần
cuối và xếp vào phong bì cất đi”. Đồng chí Vũ Kỳ nói rõ: “Trong khoảng thời gian
4 năm, Bác đã để cả thảy 28 buổi… để viết Di chúc”.
Hồ Chí Minh nổi tiếng là người có phong cách làm việc dân chủ, không bao
giờ “độc tôn chân lý”, áp đặt tư tưởng cho người khác và Di chúc đã thể hiện rõ đặc
tính qua một loạt các cụm từ như “theo ý tôi”, “tôi tin chắc rằng”, “tôi mong rằng”,
“tôi có ý đề nghị”, “điều mong muốn cuối cùng của tôi là”… để biểu đạt một điều:
Đây là ý kiến, nguyện vọng riêng của Người, là sự gợi mở theo tinh thần dân chủ và
Người không có ý “áp đặt” chính kiến của mình cho những người ở lại.
2.3.4 Di chúc đã kết tinh những đặc điểm nổi bật trong phong cách diễn đạt của
Hồ Chí Minh.
Có thể nhận định rằng khi viết Di chúc, Người luôn đi thẳng vào vấn đề cốt
lõi, bằng việc khái quát những chân lí của thời đại, những vấn đề phức tạp của cách
mạng Người viết ra những lời ngắn gọn, hàm súc Viết Di chúc, Người chủ ý chỉ “để
lại mấy lời”, chỉ “tóm tắt vài việc” cho nên, dù được viết ròng rã trong 4 năm nhưng
Di chúc chỉ có hơn 10 trang bản thảo với hơn 3.000 từ, bản Di chúc do Đảng ta công
bố ngày 9/9/1969 chỉ vẻn vẹn hơn 1.000 từ. Tuy nhiên, đó được xem như là cương
20
lĩnh tổng kết thực tiễn và còn là cương lĩnh đổi mới và phát triển đất nước, vừa là sự
kết tinh toàn bộ tư tưởng, đạo đức, phong cách, vừa là nơi “thăng hoa” của nhân cách
Hồ Chí Minh. Đồng chí Vũ Kỳ đã nói về tính hàm súc trong ngôn từ của Hồ Chí
Minh: “Trong cách nói, cách viết, Bác Hồ không bao giờ dùng câu thừa, chữ thừa”,
điệp từ chỉ được dùng khi cần nhấn mạnh điều đặc biệt quan trọng. Trong Di chúc,
Người đã 4 lần dùng từ “nhất định” để khẳng định tính tất thắng của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, dùng 4 từ “thật” và “thật sự” để cảnh báo nguy cơ đạo đức giả trong
đội ngũ đảng viên.
“Văn chính là người”, ngôn ngữ trong Di chúc hết sức giản dị, trong sáng như
cuộc đời của Người, như cái đẹp hồn hậu không cần đến sự tô vẽ. Mặc dù là nhà thơ
lớn, nhà báo cách mạng kỳ cựu với “bút lực” tài ba, Người vẫn cẩn trọng chỉnh sửa
Di chúc để đạt tới sự tinh tế, chính xác của từng câu, từng chữ trong Di chúc; điều
ấy đã thể hiện sự minh mẫn đến kỳ lạ của một nhà văn hóa lớn.
Cùng với đó là sự đa dạng trong phong cách diễn đạt. Có lúc Người viết rất
giản đơn nhưng cũng có lúc Người nói một cách ẩn ý, tư tưởng không bộc lộ trên
“bề mặt” câu chữ mà ẩn sâu bên trong với những hàm ý quan trọng. Trong Di chúc,
Người không trực tiếp nói về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thuật
ngữ “chủ nghĩa xã hội” và “xã hội chủ nghĩa” chỉ được sử dụng 3 lần trong những
cụm từ “các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa”, “người thừa kế, xây dựng chủ
nghĩa xã hội” và “công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội” nhưng mục tiêu,
đặc trưng bản chất, động lực và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn hiển
thị rõ nét. Từ ước nguyện cuối cùng của Người, rằng “toàn Đảng, toàn dân ta đoàn
kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, Đảng ta
đã phát triển thành mục tiêu, đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chỉ bằng một câu ngắn gọn, rằng “đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã
cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, Người đã gợi mở chiến lược
21
Đổi mới ở nước ta. Dùng “cái tối thiểu của ngôn từ để truyền tải cái tối đa về ý tưởng”
là năng lực vốn có của Người và Di chúc chính là một minh chứng thuyết phục.
2.3.5 Di chúc đã thể hiện một cách cảm động văn hóa ứng xử của con người luôn
“nâng niu tất cả, chỉ quên mình”.
Hồ Chí Minh từng cho rằng, sống ở đời thì mỗi con người đều có 3 mối quan
hệ là với mình, với người, với việc và Di chúc đã thể hiện tình cảm mà Người dành
cho từng đối tượng cụ thể. Với bản thân mình, Hồ Chí Minh luôn khiêm tốn, quên
mình. Thực ra, Di chúc Hồ Chí Minh là cách gọi trân trọng của chúng ta, còn bản
thân Người thì khiêm nhường gọi đó là “mấy lời”, là “bức thư” gửi lại. Rất đỗi khiêm
nhường nên Người muốn được “hóa thân” vào đất mẹ, gần gũi với nhân dân như mọi
con người bình dị khác. Người tuyệt nhiên không sa vào “tệ sùng bái cá nhân” bởi
với Người, đối tượng duy nhất cần tôn sùng và biết ơn chính là nhân dân vĩ đại.
Trong con người Hồ Chí Minh, “nỗi đau dân nước, nỗi năm châu” luôn hòa
làm một; trách nhiệm với dân tộc và nhân loại luôn thống nhất làm một. Trước khi
ra đi, Người không chỉ day dứt vì miền Nam chưa được giải phóng mà còn đau lòng
vì sự bất hòa giữa các đảng anh em. Không thể tiếp tục làm “thiên sứ” đoàn kết,
Người ký thác lại cho Đảng nhiệm vụ “góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối
đoàn kết” giữa những người cộng sản. Đó thực sự là phép xử thế đầy trách nhiệm
của một bậc vĩ nhân. Tấm lòng của Người dành cho dân tộc và nhân loại bao la như
thế nên sự ra đi của Người đã “gây ra nỗi đau buồn khắp năm châu”.
Trong quan hệ với con người, Di chúc thể hiện tình yêu vô hạn mà Người dành
cho nhân dân và mọi điều Người viết trong Di chúc đều hướng tới một mục đích duy
nhất: Vì dân. Bởi lẽ Bác hết lòng vì dân và tin dân cho nên Bác đã căn dặn hãy trao
tro cốt cho dân để Bác được yên nghỉ trong lòng dân và được nhân dân bảo vệ. Với
các đồng chí của mình, Người tha thiết nhắn nhủ hãy giữ gìn sự đoàn kết và đạo đức
cách mạng để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Với bạn bè quốc tế, Người thể hiện sự
chu đáo, thủy chung và tấm lòng ơn nghĩa khi bày tỏ ước muốn “đến ngày chiến
22
thắng sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội
chủ nghĩa và bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ, giúp đỡ cuộc chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân ta”.
Với công việc, Hồ Chí Minh luôn khao khát hiến dâng Bác đã sống một cuộc
đời trọn vẹn hy sinh, trong Di chúc, Người nói rõ rằng Người không có điều gì phải
hối hận nhưng tiếc thì vẫn có. Bởi Người không thể cống hiến lâu hơn nữa, nhiều
hơn nữa. Đó là nỗi khát khao của con người tự nguyện “Sự dân nguyện tận hiếu, sự
quốc nguyện tận trung” - trung thành với nhân dân và có hiếu với quê hương đất
nước.
2.3.6 Di chúc còn khắc họa phong cách sinh hoạt giản dị, tiết kiệm và hòa đồng
cùng thiên nhiên của một con người có tâm hồn thanh khiết.
Thương dân và đồng cảm cùng dân nên dù ở đỉnh cao của quyền lực, Người
vẫn giữ lối sống tối giản. Tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất nên năm 1969, Người đã
viết Di chúc vào mặt sau của tờ Tin tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969 của Thông
tấn xã Việt Nam. Người dặn chuyện hậu sự cũng với tinh thần tiết kiệm tối đa, không
tổ chức điếu phúng linh đình. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc họa lên
phong cách của một con người toàn vẹn trên mọi phương diện với tất cả những gì
độc đáo và cao quý nhất. Thật trùng hợp khi 79 chữ viết về việc riêng trong bản Di
chúc công bố năm 1969 đã hoàn toàn tương ứng với cuộc đời 79 mùa xuân của
Người. Những năm sau đó, bản Di chúc đầy đủ được công bố, tài liệu “Tuyệt đối bí
mật” đã trở thành văn kiện được phổ biến rộng rãi nhất, được tổ chức kỷ niệm, học
tập và nghiên cứu nhiều nhất. Cho dù Hồ Chí Minh có hàng vạn tác phẩm nhưng Di
chúc vẫn là một trong những tác phẩm mang lại cảm xúc mãnh liệt nhất cho hàng
triệu lớp người dân Việt Nam ngay tại thời điểm đó và cho hậu thế về sau.
Cao hơn tất cả, Di chúc đã thể hiện đức tính khiêm nhường cao quý và tình
thương bao la của Người, Người chỉ coi đây là một bức thư, là mấy lời để lại cho
đồng bào, đồng chí, cho đảng viên và cán bộ, cho bạn bè đồng chí gần xa, quốc tế,
23
thế giới và nhân loại. Người ra đi thanh thản, nhẹ nhàng, không có điều gì phải ân
hận. Người chỉ tiếc là tiếc rằng “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”
chứ không phải không được sống lâu hơn nữa như một lẽ thường tình. Đây là nơi kết
đọng sự sâu sắc, cao cả của trí tuệ, đạo đức, phong cách và tâm hồn của chủ tịch Hồ
Chí Minh.
2.4 Nhận thức rút ra sau khi phân tích bản di chúc của Hồ Chí Minh
Ngoài những nội dung đã nêu ở trên, sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc còn thể hiện ở một số khía cạnh khác, cụ
thể như sau:
Tư tưởng về con người: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
"Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài". Tư tưởng này thể hiện tầm nhìn sâu sắc của
Người về vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tư tưởng về phát triển kinh tế - xã hội: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặt ra mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh". Tư tưởng này thể hiện ý chí quyết tâm của Người xây dựng một
xã hội ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Tư tưởng về ngoại giao: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
"Đối với nước ngoài thì phải giữ gìn hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước".
Tư tưởng này thể hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác của Đảng và Nhà nước ta.
2.5 Sinh viên vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh
Sinh viên là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Để góp phần xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, sinh viên cần vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người vào thực tiễn cuộc sống, cụ thể sinh viên
cần có cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ. Luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sẵn sàng chiến
24
đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò
của con người trong xã hội. Luôn tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ người khác, sống
có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Mỗi cá nhân cần coi trọng giáo dục,
đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật. Có lối sống văn minh, lành
mạnh, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Cần có tinh thần hòa bình, hữu nghị, đoàn kết với bạn bè quốc tế. Tích cực tham
gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng cộng đồng thế giới
hòa bình, hợp tác, phát triển. Lớp trẻ nên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng,
sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Luôn giữ gìn phẩm chất, tư cách của
người thanh niên Việt Nam.Là mỗi phần tử trong tập thể mỗi chúng ta cần đoàn kết,
gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, công tác. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,
tinh thần tập thể. Trung thực, dũng cảm trong học tập, lao động, công tác. Luôn nói
và làm đúng với lương tâm, trách nhiệm. Phát huy tinh thần sáng tạo trong học tập,
lao động, công tác. Luôn tìm tòi, đổi mới, góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giàu đẹp, văn minh. Bên cạnh đó, trong thời buổi hội nhập hiện nay, mỗi sinh viên
cần học tập phong cách làm việc khoa học, sáng suốt, thận trọng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Luôn suy nghĩ thấu đáo, tỉ mỉ, có tầm nhìn xa trông rộng. Học tập phong
cách giản dị, hòa đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Luôn sống gần gũi, thân thiện với
mọi người. Qua đó, việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong Di chúc của Người là trách nhiệm của mỗi sinh viên. Bằng những
hành động cụ thể, sinh viên sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng là
chủ nhân tương lai của đất nước.

25
KẾT LUẬN
Có thể thấy được ẩn sâu trong di chúc là một chủ nghĩa nhân văn của Hồ Chí Minh
và còn là chủ nghĩa nhân văn cách mạng sáng ngời lý tưởng cộng sản. Là tình cảm
dạt dào, to lớn, mà suốt cuộc đời Người chỉ cống hiến, phấn đấu hết mình cho tình
yêu thương với toàn nước, toàn dân. Đến lúc ra đi, Người đã xin gửi lại muôn vàn
tình yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên nhi
đồng.

Qua bản di chúc, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn “Đảng
ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành
của nhân dân”. Từ đó, một sứ mệnh cao cả luôn toả sáng trong tiềm thức mỗi con
người đó là Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi và duy trì sự
nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, bên cạnh việc
xây dựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: trung với nước, hiếu với dân, thương
người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng đã được nêu
trong di sản của Người, chúng ta còn phải đấu tranh quyết liệt chống các tệ nạn xã
hội nảy sinh trong cuộc sống đang làm gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền đạo đức cách
mạng và lối sống nhân dân.

Bản di chúc ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân
dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức, phong cách và tư tưởng
cho người dân Việt Nam một cách hoàn thiện và duy trì theo lời dặn chủ tịch Hồ Chí
Minh.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Vũ Kỳ (2018) Bác Hồ viết di chúc, NXB Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội
3. Nhóm tác giả (2007) Hồ Chí Minh sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân
loại, NXB Văn hoá – Thông tin Hà Nội
4. https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/7464-su-ket-tinh-tu-tuong-
dao-duc-va-phong-cach-ho-chi-minh-trong-di-chuc-cua-
nguoi.html?fbclid=IwAR1_e1C_gnhD6qKDvH3vnzEJOPzWjJ8Zbm4bb5Q
6f1Blo25yjnxuHat1cxw
5. https://baotanghochiminh.vn/tim-hieu-phong-cach-dac-sac-cua-ho-chi-minh-
trong-di-chuc.htm
6. https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/8239-di-chuc-cua-chu-tich-
ho-chi-minh-su-ket-tinh-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-
minh.html?fbclid=IwAR2PokI4pMvU2Qn9Myrf943Gqn1OWDla-iDMh3-
hSukGFs6E2P5A3pkq0W4
7. https://www.bqllang.gov.vn/hoi-thao-khoa-hoc-phat-huy-gia-tri-di-tich-chu-
tich-ho-chi-minh-vao-giao-duc-chinh-tri-trong-quan-doi-nhan-dan-viet-
nam/13576-lan-toa-gia-tri-di-tich-ho-chi-minh-trong-giao-duc-tu-tuong-dao-
duc-phong-cach-cua-nguoi-doi-voi-can-bo-dang-vien-va-nhan-dan-ta-hien-
nay.html?fbclid=IwAR1n71g4ilU-zn5rSgrj4f_2Uk3Wvbwmw_zzFtkAE-
VZPydbaLbsFb0Naig
8. https://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tac-pham/8930-di-chuc-
cua-chu-tich-ho-chi-minh-qua-cac-nam.html
9. https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-tuong-
dao-duc-ho-chi-minh/van-dung-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh-
vao-viec-hoc-tap-tu-duong-suot-doi-cua-can-bo-cong-chuc-vien-4096

27
10.https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-tuong-
dao-duc-ho-chi-minh/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-hoc-tap-suot-doi-
vao-xay-dung-xa-hoi-hoc-tap-hien-nay-8842

28
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
TỶ LỆ
PHÂN CÔNG CÔNG KÝ
STT HỌ VÀ TÊN HOÀN
VIỆC TÊN
THÀNH
-Hoàn thành nội dung
TRẦN QUANG
1 phần 2.2 100%
ĐẠT

-Hoàn thành nội dung 100%


2 ĐỖ THANH HUY
phần 2.3

-Hoàn thành nội dung


100%
3 NGÔ HỮU PHÚC phần 2.1

-Hoàn thành nội dung


phần 1, phần mở đầu, kết
NGUYỄN TRỌNG 100%
4 luận
SƠN
-Tổng hợp, sửa lỗi tiểu
luận, duyệt nội dung

NGUYỄN ĐĂNG -Hoàn thành nội dung 100%


5
BẢO TÍN phần 2.4

You might also like