You are on page 1of 41

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
VÀ NGOẠI GIAO
NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÁO CÁO
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

Học phần : Chính trị học đại cương


Lớp : CTHDC-49-QHQT49.2_LT
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Nguyên
Nhóm thực hiện : 09

Hà Nội - 2023
THÀNH VIÊN NHÓM:

HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

Nguyễn Thị Hải Anh QHQT49B11104

Vi Thùy Linh QHQT49B11278

Nguyễn Thị Kim Anh QHQT49B11105

Nguyễn Thị Thanh QHQT49B11413

Nguyễn Thị Hằng QHQT49B11191

Mông Ngọc Lan QHQT49B11251

Nguyễn Thanh Bình QHQT49B11131

Xomphou Thasaka QHQT49A11955

Phayou Thammavongsa QHQT49A11962

Phạm Thị Phương Trang QHQT49B11466

1
MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
PHẦN 2: NỘI DUNG............................................................................................................................ 5
A. Khái niệm và Cấu trúc của văn hóa chính trị. ........................................................................... 5
I. Khái niệm văn hóa chính trị................................................................................................. 5

1. Khái niệm văn hóa....................................................................................................... 5


2. Khái niệm văn hóa chính trị. ....................................................................................... 7
3. Các quan niệm về văn hóa chính trị............................................................................ 8
4. Các cấp độ của văn hóa chính trị. ............................................................................ 11
II. Cấu trúc của văn hóa chính trị. ......................................................................................... 11

1. Hệ tư tưởng và quyết sách: ....................................................................................... 12


2. Tri thức:..................................................................................................................... 12
3. Tình cảm và đạo đức cách mạng: ............................................................................. 13
4. Lý tưởng chính trị và niềm tin khoa học: .................................................................. 13
5. Truyền thống chính trị: ............................................................................................. 14
6. Phương tiện chính trị, phương thức chuẩn mực, phương thức tổ chức và hoạt động
của quyền lực chính trị: .................................................................................................... 15
7. Hành vi của chủ thể chính trị:................................................................................... 15
B. Đặc điểm và Chức năng của văn hóa chính trị......................................................................... 15
I. Đặc điểm của văn hóa chính trị. ........................................................................................ 15

1. Tính giai cấp của văn hoá chính trị: ......................................................................... 15


2. Tính dân tộc và tính nhân loại: ................................................................................. 16
3. Tính lịch sử của văn hóa chính trị: ........................................................................... 16
4. Tính đa dạng của văn hoá chính trị: ......................................................................... 16
II. Chức năng của văn hóa chính trị. ...................................................................................... 17

1. Chức năng điều chỉnh: .............................................................................................. 17


2. Chức năng định hướng:…………………………………………………………………... 18
3. Chức năng đẩy mạnh xã hội hóa về chính trị, làm cho mọi người thấm nhuần hoạt
động chính trị: .................................................................................................................. 19
C. Các loại hình văn hóa chính trị. ................................................................................................. 19
I. Thành tố cơ bản của văn hóa chính trị. ............................................................................ 20

II. Các định hướng của văn hóa chính trị. ............................................................................. 20

III. Các phân loại của Gabriel A. Almond & Sidney Verba. ................................................. 20

2
1. Văn hóa bộ lạc (The Parochial Culture): ................................................................. 21
2. Văn hóa thần thuộc (The Subject Culture): .............................................................. 22
3. Văn hóa tham dự (The Participant Culture): ............................................................ 22
IV. Một số lưu ý của hai tác giả. ................................................................................................. 23

D. Văn hóa chính trị ở nước ta. .................................................................................................. 24


I. Lịch sử hình thành và phát triển. ...................................................................................... 24

1. Cơ sở văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống: ...................................................... 24


2. Cơ sở hình thành văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại: ........................................... 25
3. Sự phát triển của văn hóa chính trị ở Việt Nam: ...................................................... 26
II. Đặc điểm của văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay. ........................................................ 27

1. Về ưu điểm: ............................................................................................................... 27
2. Về hạn chế: ................................................................................................................ 28
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị và biểu hiện của nó trong văn hóa chính
trị ở nước ta hiện nay: ...................................................................................................... 28
III. Sự tác động của công cuộc đổi mới tới việc xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện
nay…… ............................................................................................................................................ 32

1. Thời cơ và thách thức trong công cuộc đổi mới hiện nay là một tác nhân rất quan
trọng chi phối việc xây dựng nền văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay: ......................... 32
2. Những biến đổi về đời sống văn hóa, tâm lí, lối sống trong quá trình đổi mới cũng
đã tác động không nhỏ đến việc hình thành văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay: ........ 34
IV. Phương hướng và một số giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay. .. 34

1. Phương hướng xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay: .............................. 34
2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay: ........................... 35
PHẦN 3: LỜI KẾT ............................................................................................................................. 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 39

3
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

Sinh thời, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã khẳng định: “Có chính trị mới có văn
hóa, xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được”.
Câu nói của Hồ Chủ tịch đã mở ra cho chúng ta một sợi dây liên kết giữa chính
trị và văn hóa – hai khái niệm mà dường như chúng ta cho rằng không có sự liên
hệ tới nhau. Để tìm hiểu về chủ đề này, nhóm 09 tập trung vào 03 phần chính,
trong đó bao gồm Khái niệm và Cấu trúc của văn hóa chính trị; Đặc điểm và Chức
năng của văn hóa chính trị; Các loại hình văn hóa chính trị. Bên cạnh đó, nhóm
đưa ra một ví dụ thực tiễn, áp tổng quan về văn hóa chính trị vào Việt Nam để
mọi người nắm được tình hình cơ bản về văn hóa chính trị của dân tộc Việt, cùng
với một vài đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa chính trị nước ta. Chúng em xin
được gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyên – Giáo viên hướng dẫn lớp
CTHDC-49-QHQT49.2_LT đã tạo cơ hội, cảm hứng để chúng em được tìm hiểu
về một chủ đề mới lạ và hấp dẫn như vậy. Chúng mình cũng xin cảm ơn tới các
bạn vì đã dành thời gian nghiên cứu báo cáo của nhóm mình.

4
PHẦN 2: NỘI DUNG
A. Khái niệm và Cấu trúc của văn hóa chính trị.
I. Khái niệm văn hóa chính trị.
1. Khái niệm văn hóa.

Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì
vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tiêu biểu như sau:

Văn hóa (Culture) trong tiếng Latin được hiểu là khai hoang, trồng
trọt và chăm sóc cây lương thực. Sau này, văn hóa được hiểu với nghĩa
bógn là sự chăm nom, giáo dục, đào tạo khả năng con người về mọi mặt.
Như vậy, đã từ lâu, phạm trù văn hóa dùng để phản ánh về con người trong
sự phát triển của nó.

Theo phương Đông, văn hóa ngày nay được dùng để chỉ các hiện
tượng xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, bao gồm các hình thái ý
thức xã hội như triết học, sử học, v.v. hay các hình thức văn hóa hữu quan
như văn tự, xuất bản, thư tịch.

Theo phương Tây, văn hóa dần được hiểu là một thực thể năng động,
luôn luôn phát triển, song song với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và
sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.1 Định nghĩa
này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền
với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời

1TS Văn Thị Thanh Mai, TS. Vũ Văn Huấn, "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi", 21/11/2021,
https://tranvanthoi.camau.dcs.vn/van-hoa-phai-soi-duong-cho-quoc-dan-di.1896

5
gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính
đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa lại được hiểu theo
cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp:

Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị
vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng
chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc
sống loài người, theo đó: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hóa”2. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng
ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn.

Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà,
có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính
trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.3

Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con
người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn
hóa”, xóa mù chữ,....

2
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Vấn đề văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước, Tạp chí Cộng sản,
7/10/2015, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/print/2522/van-de-van-hoa-trong-tu-tuong-hochi-minh-ve-
phat-trien-dat-nuoc
3
PGS. TS Nguyễn Duy Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tư tưởng “soi đường” về văn hóa, nghệ thuật, Tạp
chí Lý luận chính trị, 24/8/2020, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/3192-chu-tich-ho-chi-
minh-va-nhung-tu-tuong-%E2%80%9Csoi-duong%E2%80%9D-ve-van-hoa-nghe-thuat.html

6
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động
thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và
bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của
con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống
con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, ta có thể hiểu rằng văn hoá là hệ thông các giá trị vật chất
và tinh thân được hình thành, lưu truyền và phát triển qua quá trình hoạt
động thực tiễn của con nguời trong sự tương tác với môi trường tự nhiên
và xã hội để phục vụ cuộc sống củc con người, để thực hiện sự phát triển
và tiến bộ xã hội với sự hướng tới chân – thiện – mĩ, vì hạnh phúc và tự do
của con người.
2. Khái niệm văn hóa chính trị.

Ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ
đại. Platon, nhà triết học cổ đại Hy Lạp định nghĩa: “Chính trị là nghệ thuật
cai trị những con người với sự bằng lòng của họ.” 4 Nhưng chỉ đến khoảng
giữa thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa chính trị (political culture) mới được
nêu ra. Từ cách tiếp cận thể chế của quốc gia có thể nhận thấy, văn hóa
chính trị biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ, sự chi phối, hỗ trợ lẫn nhau giữa
văn hóa và chính trị, mà cụ thể là giữa thể chế văn hóa và thể chế chính trị.

Văn hóa chính trị là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa. Hoạt
động chính trị được coi là văn hóa thì đều phải có một thể chế và niềm tin
chính trị. Do vậy, văn hóa chính trị có thể được hiểu là hệ thống các niềm
tin về quyền lực, quyền và thẩm quyền - những yếu tố gắn với thiết chế nhà
nước. Cũng có thể hiểu rằng, văn hóa chính trị là những định hướng chính

4PGS. TS Nguyễn Hữu Đổng, Văn hóa chính trị, Tạp chí Lý luận Chính trị, 2016,
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/1730-van-hoa-chinh-tri.html

7
trị, thái độ chính trị của chủ thể đối với hệ thống chính trị cũng như đối với
vai trò của bản thân chủ thể đó trong hệ thống chính trị. Còn theo Lucian
Pye và Sidney Verba - các nhà khoa học người Mỹ, thì “Văn hóa chính trị
là một hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn chính trị5”

Trong cuộc đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực, giai cấp cách
mạng phải đặc biệt chú trọng công tác tư tưởng và lí luận, công tác giáo
dục và tuyên truyền chính trị nhằm đưa ảnh hưởng của văn hoá chính trị
vào trong quần chúng. Trong công cuộc đối mới và xây dựng chủ nghĩa xã
hội hiện nay, muốn cho văn hoá thực sự phát huy vai trò là động lực và
mục tiêu của sự phát triển xã hội thì văn hoá chính trị phải trở thành một
bộ phận trọng yếu trong chiến lược văn hoá, trong nội dung xây dựng và
phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Các quan niệm về văn hóa chính trị.

Văn hóa chính trị là một bộ phận, là một phương diện của văn hoá
trong xã hội có giai cấp, văn hoá chính trị được tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau:

1. Các nhà khoa học chính trị ở nước ngoài:

Theo Patzelt (nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Tổng hợp
Passau) thi: “Văn hoá chính trị là những giá trị và tri thức, những quan
điểm và thải độ của nhân dân; là những dạng thức của hành vi và sự tham
dự chính trị; là những quy tắc cộng khai hoặc được mặc nhiên thừa nhận
của quá trình chính trị; là những cơ sở thường nhật của HTCT và là tập hợp
của tất cả những gi thuộc về văn hoá và tập tục của xã hội hiện tồn.”6

5
Lucian Pye and Sidney Verba, Political culture and political development, Princeton University Press (New
Jersy: Princeton Legacy Library, 1965): 513.
6
Phạm Hồng Tung, Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị (Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG,
2008): 21

8
Hai tác giả người Mỹ là Gabriel Almond và Sidney Verba trong công
trinh khảo sát Văn hoá chính trị xuất bản năm 1963 và được bổ sung, mở
rộng vào năm 1980 quan niệm: "Mọi HTCT đều gắn liền với một phương
thức định hướng đặc thù đối với hành động chính trị. Định hướng ấy gọi là
văn hóa chính trị". Hai tác giả tập trung tìm hiểu giao điểm giữa HTCT
(các định chế) và hành động của công dân. Theo hai ông, sự dịnh hướng
thể hiện ở ba mặt nhận thức, tỉnh cảm và đánh giá: Với định hướng nhận
thức, sẽ có văn hoá hệ thống.

2. Trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, cũng xuất hiện
những quan niệm khác nhau về văn hoa chính trị:

Theo tinh thần Hồ Chí Minh, văn hóa nói chung, văn hóa chính trị
nói riêng phải lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền. Tính chính đáng
của chính trị phải được bộc lộ rõ nét ở văn hóa với cách hiểu chính trị có
văn hóa, trong đó lấy lòng tin, sự cảm phục, tín nhiệm, yêu quý, hài lòng
của nhân dân làm tiêu chí, thước đo.

Theo GS. Đặng Xuân Kỳ. GS. Vũ Khiêu, GS. Hoàng Chí Bảo thì:
“Văn hoá chính trị không phải là bản thân chính trị, mà là chính trị có văn
hoá, chính trị tác động vào con người và xã hội như một sức mạnh văn
hoá, sức mạnh không chỉ dựa vào quyền lực mà phải dựa vào sự cảm hoá
con người. thức tính lương tri, lay động tâm tư, tình cảm con người, thuyết
phục, chinh phục, thu phục con người"7. Định nghĩa này nhấn mạnh văn
hoá chính trị không chỉ ở trong tư tưởng chính trị, mà còn ở trong hoạt
động chính trị thực tiễn, trong cách ứng xử đối với các đối tượng khác
nhau,...

7
GS. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và phát triển con người (Hà Nội: Nhà xuất
bản CTQG, 2005): 248.

9
GS.TS. Phạm Ngọc Quang trong công trình nghiên cứu của mình,
quan niệm: “Văn hoá chính trị là một phương diện của văn hoá trong xã
hội có giai cấp, nói lên tri thức năng lực sáng tạo trong hoạt động chính
trị, dựa trên nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực, cùng các
thiết chế chính trị tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản
của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển của lịch sử"

PGS.TS. Bùi Đình Phong cho rằng, chính trị là một mặt của đời sống
xã hội, nên nói văn hoá chính trị là bàn tới văn hoá của hoạt động chính trị,
một lĩnh vực hoạt động đặc biệt gắn liền với quan hệ giữa các giai cấp, các
tập đoàn xã hội, các dân tộc trong một quốc gia; là sự tham gia của các tổ
chức chính trị xã hội và của người dân vào công việc Nhà nước; là mối
quan hệ giữa các nhà nước, các quốc gia;... Vì vậy, “Văn hoá chính trị là
cái đẹp, cái giá trị của chính trị, tức là chính trị thấm sâu vào tâm lý quốc
dân, vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng như một sức mạnh văn hoá, sức mạnh hợp
nhất lý và tình, thuyết phục bằng cảm hoá....”8

Theo quan điểm của PTS. Đinh Văn Mậu và nhóm tác giả trong cuốn
sách Chinh trị học đại cương thì văn hoá chính trị (political culture) được
hiểu là một bộ phận của văn hoá nói chung, gắn với chính trị, nhà chính trị.
nhóm xã hội hay với giai cấp trong lĩnh vực đời sống chính trị. Các tác giả
nói trên đã trích dẫn và phân tích khái niệm văn hoá chính trị của hai nhà
chính trị học người Mỹ là H. Almond và H. Paul: "Văn hoá chính trị là tập
hợp các lập trưởng và các xu hưởng cá nhân của những người tham gia

8
PSG. TS. Phạm Ngọc Anh – PSG. TS. Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh – Văn hóa và phát triển (Hà Nội: Nhà
xuất bản Chính trị - Hành chính, 2009): 63

10
trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủ quan làm cơ sở cho hành động
chính trị và làm cho động chính trị có ý nghĩa”.9

Tóm lại văn hóa chính trị là một bộ phận của văn hóa, phản ánh mối
quan hệ biện chứng giữa văn hóa dân tộc và hoạt động chính trị của các
giai cấp; nó chỉ ra tác động của một loại hình văn hóa xã hội nhất định đối
với hệ thống chính trị và hành vi chính trị của công dân. Văn hóa chính trị
thể hiện qua sự hiểu biết chính trị, tình cảm chính trị, giá trị chính trị, niềm
tin và thái độ chính trị của các công dân đối với các hiện tượng và hệ thống
chính trị. Tinh thần cốt lõi của văn hóa chính trị là các giá trị nhân văn
trong xử lý chính trị. Chính trị có văn hóa hay xử lý chính trị nhân văn là
chính trị giải phóng con người khỏi sự áp bức bóc lột về phương diện giai
cấp, dân tộc và xã hội, phấn đấu để ngày càng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân. Đó chính là văn hóa chính trị được xây dựng
trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Các cấp độ của văn hóa chính trị.


Trong nhận thức thức lý luận và hoạt động thực tiễn, chúng ta
thường đề cập đến 2 cấp độ:

Thứ nhất, cấp độ con người chính trị: đây là văn hóa chính trị của
công dân, của các nhà lãnh đạo quản lý. Họ thường quan tâm đến bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, tư duy và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành, quản lý, tình cảm của các thủ lĩnh chính trị và tính tích cực chính trị
của công dân trong quan hệ với nhà nước.

Thứ hai, cấp độ tổ chức chính trị: người ta thường quan tâm đến
khía cạnh hình thức tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và tính đồng bộ của
các nhân tố trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị (HTCT).
II. Cấu trúc của văn hóa chính trị.

9
PTS. Đinh Văn Mậu, PTS. Phạm Hồng Thái, PTS. Phạm Anh Tuấn, ThS. Phạm Bính, Đặng Khắc Ảnh, Chính
trị học đại cương (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1997): 216-217.

11
1. Hệ tư tưởng và quyết sách:
Về hệ tư tưởng: Hệ tư tưởng chính trị là bộ phận cốt lõi, đóng vai
trò hạt nhân của văn hóa chính trị, có tác dụng chi phối các nhân tố khác
trong văn hóa chính trị.
Ngoài ra, nó còn quy định tính chất, nội dung, khuynh hướng phát
triển và tích cực của văn hóa chính trị trong một xã hội nhất định.

Hệ tư tưởng chính trị phản ánh khái quát lợi ích giai cấp cũng như
phương thức, con đường để thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp, liên minh
giai cấp - trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội.

Về quyết sách: Quyết sách chính trị xác định những mục tiêu,
phương hướng chủ yếu trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công
nhân và của lực lượng cách mạng nói chung trong một giai đoạn lịch sử
tương đối dài.

Các quyết sách chính trị phải đảm bảo được tính khoa học, nghệ
thuật trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện. Đồng thời cũng phải bao
hàm được thực trạng, yêu cầu và tính quy định về sự vận động khách quan
của thực tiễn.
2. Tri thức:
Tri thức chính trị là trình độ học vấn, sự hiểu biết và những kinh
nghiệm thu nhận, tích lũy trong quá trình tham gia hoạt động chính trị của
mỗi cá nhân. Tri thức chính trị gồm có: Tri thức lý luận chính trị và Tri
thức kinh nghiệm chính trị.

Về tri thức lý luận chính trị: khi loại tri thức này đạt tới tính khách
quan, khoa học sẽ giúp cho mỗi người, mỗi gia cấp hiểu biết, giác ngộ về
chính trị, nhận thức rõ hơn các vấn đề liên quan đến chính trị.

12
Về tri thức kinh nghiệm chính trị: loại tri thức này giúp cho mỗi
người, mỗi giai cấp có sự tinh tế, nhạy bén trong việc xử lý các vấn đề
chính trị thực tiễn đặt ra. Tri thức kinh nghiệm được tích lũy trực tiếp trong
hoạt động chính trị thực tiễn và tích lũy gián tiếp qua những kinh nghiệm
được kế thừa trong truyền thống lịch sử của giai cấp, dân tộc.
3. Tình cảm và đạo đức cách mạng:
Đây là sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc, kiên định về lý tưởng chính
trị đã được lựa chọn. Không những vậy, tình cảm và đạo đức cách mạng
còn là thái độ , cảm xúc của con người trước những vấn đề chính trị, thời
cuộc.

Không những vậy, nó còn là sức mạnh chủ yếu để đấu tranh, chiến
thắng chủ nghĩa cá nhân, thúc đẩy việc thường xuyên trau dồi đạo đức cách
mạng.

Từ đó góp phần to lớn trong việc nâng cao tính tích cực chính trị của
công dân và khác phục sự thờ ơ chính trị trong một bộ phận nhân dân.
4. Lý tưởng chính trị và niềm tin khoa học:
Lý tưởng nói chung giữ hai vai trò quan trọng. Đầu tiên, nó là động
lực kích thích hoạt động chính trị. Thứ hai, nó giống như một ngọn hải
đăng trong việc lựa chọn con đường, phức thức hoạt động chính trị hiệu
quả để cuối cùng đi đến thực hiện hóa lý tưởng chính trị đã lựa chọn.

Lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa là lý tưởng nhân
đạo nhất lịch sử. Chính đó đã hướng dẫn và thúc đẩy con người hoạt
động chính trị vào những mục tiêu cao cả nhất là xây dựng một xã hội
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

13
Cùng với lý tưởng chính trị, niềm tin chính trị là nhân tố hết sức
quan trọng khác của văn hóa chính trị. Đó là niềm tin khoa học, dựa trên
sự hiểu biết khoa học (cùng với tình cảm và đạo đức cách mạng) chứ
không phải niềm tin giáo điều, mù quáng.

Dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay đã xác định
rõ: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới
chủ nghĩa xã hội. Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân nhân dân
ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”10
5. Truyền thống chính trị:
Được kết tinh trong truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc và
trong di sản văn hóa của loài người qua các thời đại. Những truyền
thống này được kế thừa vào hoạt động chính trị.

Đầu tiên là truyền thống yêu nước: được thể hiện qua nghìn năm
văn hiến. Đó là tư tưởng chính trị nhân nghĩa, thân dân; là lòng nhân ái
khoan dung vị tha; là tư tưởng đoàn kết hòa hợp.

Thứ hai là những giá trị và hạt nhân hợp lý trong các học thuyết
tư tưởng chính trị ở phương Đông và phương Tây: được hình thành
từ thời cổ đại cho tới nay; những kinh nghiệm và thành tựu của các cuộc
cách mạng điển hình lịch sử của các nhà nước, chính phủ, quốc gia, dân
tộc trên thế giới.

10
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG,
2011): 67-70. Phần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển
năm 2011).

14
Những tư tưởng quý báu đó cần được kế thừa và phát triển trên quan
điểm lịch sử và phát triển trên trình độ hiện đại để vận dụng vào công
việc lãnh đạo, quản lý và rèn luyện nhân cách chính trị, giáo dục văn
hóa chính trị hiện nay.
6. Phương tiện chính trị, phương thức chuẩn mực, phương thức tổ
chức và hoạt động của quyền lực chính trị:
• Các hình thức tổ chức quyền lực nhà nước.
• Các thiết chế chính trị.
• Các vấn đề kỹ thuật - công nghệ chính trị: công nghệ bầu cử, phương
tiện truyền thông đại chúng, công nghệ thông tin, v.v.
7. Hành vi của chủ thể chính trị:
Hành vi của chủ thể chính trị bao gồm:
• Hành động, việc làm.
• Lối sống, nhân cách.
• Phương pháp, phong cách trong lãnh đạo, quản lý, trong giao tiếp
ứng xử, v.v.

Hành vi của chủ thể chính trị là tổng hợp của các nhân tố cấu thành
văn hóa chính trị thông qua sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau từ tri
thức tới tình cảm, tới lý tưởng niềm tin, tới hành động chính trị thức
tiễn.
B. Đặc điểm và Chức năng của văn hóa chính trị.
I. Đặc điểm của văn hóa chính trị.

1. Tính giai cấp của văn hoá chính trị:

Đây là tính chất nổi bật thuộc về bản chất của văn hoá chính trị. Văn
hoá chính trị của một giai cấp bao giờ cũng bị chi phối bởi thế giới quan,
hệ tư tưởng và những quan điểm chính trị của giai cấp đó. Nó có chức

15
năng phục vụ trực tiếp cho lợi ích của giai cấp cầm quyền; bảo vệ và
truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp đó trong xã hội, trong cuộc đấu tranh
giai cấp. Điều này được minh chứng một cách rõ ràng khi nghiên cứu
lịch sử tư tưởng chính trị thế giới từ cổ đại đến cận, hiện đại.

2. Tính dân tộc và tính nhân loại:

Trong khi khẳng định tính giai cấp của văn hoá chính trị; thì cũng
cần chú ý rằng, văn hoá chính trị còn mang tính dân tộc và nhân loại.
Trên cơ sở khẳng định vị trí chủ đạo, chi phối của tính giai cấp; thì cũng
cần biết kế thừa và phát huy tính dân tộc, cũng như tiếp thu những tinh
hoa văn hoá qua các thời đại của nhân loại, để văn hoá chính trị vẫn
thấm sâu tinh thần nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực.

3. Tính lịch sử của văn hóa chính trị:

Văn hoá chính trị luôn bị quy định, tác động bởi một loạt nhân tố
chủ quan và khách quan; mà các nhân tố đó lại thường xuyên vận động
và biến đổi; do vậy, trình độ và chuẩn mực văn hoá của mỗi con người
chính trị và mỗi giai cấp luôn có sự thay đổi tùy theo điều kiện lịch sử
– cụ thể.

4. Tính đa dạng của văn hoá chính trị:

Văn hoá chính trị của mỗi giai cấp, ngoài việc bị chi phối bởi hệ tư
tưởng của giai cấp cầm quyền; thì nó còn chịu sự chi phối, tác động bởi
các nhân tố kinh tế, lịch sử, văn hoá, tâm lý, truyền thống, tập quán, tín
ngưỡng trong xã hội. Vì thế, trong mỗi nền chính trị, văn hoá chính trị
cũng biểu hiện sự phong phủ ở các loại hình văn hoá chính trị tương
ứng với từng giai tầng xã hội khác nhau. Đó là chưa kể đến sự khác biệt
về trình độ và hình thức biểu hiện văn hóa chính trị của những cá nhân
do có sự khác nhau về lý tưởng, niềm tin, đặc điểm nghề nghiệp, về nhu

16
cầu và lợi ích, về môi trường và phạm vi hoạt động,... Tất cả những điều
đó đã làm nên sự đa dạng của văn hoá chính trị.

II. Chức năng của văn hóa chính trị.

1. Chức năng điều chỉnh:


// Văn hóa chính trị có góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội -
chính trị, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo và quản lý của các
chủ thể quyền lực.
Bởi các hoạt động của đời sống chính trị biểu hiện sự tác động qua
lại giữa những mối quan hệ phức tạp - đặc biệt khi các quan hệ có liên
quan đến quan hệ quyền lực, thể chế, tổ chức, cho nên văn hóa chính trị
sẽ góp phần giúp giới cầm quyền kịp thời phát hiện những mâu thuẫn
trong các quan hệ xã hội - chính trị và chọn lựa ra những giải pháp hữu
hiệu, kể cả những giải pháp tình thế khi cần thiết để hiện thực hóa các
mục tiêu chính trị đề ra như chủ động giải quyết những tình huống nảy
sinh như xung đột, khủng hoảng, mất ổn định, những phản ứng của dân
chúng hay của một lực lượng nào đó hướng vào thể chế.

Bên cạnh đó, văn hóa chính trị còn giúp cho các nhà lãnh đạo phát
huy sự nhạy bén, khả năng sáng tạo với những cái mới trong chính trị
khi được mở rộng nhãn quan chính trị. Họ được bồi dưỡng các phương
pháp và kĩ năng cần thiết trong công tác hàng hàng ngày, làm cho hành
vi và ứng xử chính trị phù hợp với những chuẩn mực văn hóa.

Ví dụ như có thể hiểu được những nguyên nhân sâu xa của các hiện
tượng chính trị - xã hội, hay cả những mâu thuẫn cùng với những động
lực của sự phát triển xã hội. Không những vậy, văn hóa chính trị còn
giúp họ giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa mục tiêu và
phương tiện, giữa tính nguyên tắc với chủ nghĩa giáo điều, v.v.

17
2. Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi của con người và các
quan hệ xã hội:
// Văn hóa chính trị hướng năng lực, phẩm chất con người vào
những hoạt động tích cực, sáng tạo để thực hiện các giá trị lý tưởng
đã lựa chọn.

Khi đã sở hữu những chính trị đúng đắn về mục tiêu lý tưởng thì giai
cấp cầm quyền và các nhà lãnh đạo chính trị có thể xây dựng được
đường lối chính trị, nhằm hình thành các tổ chức và chỉ đạo hoạt động
thực tiễn theo mục tiêu chính trị đạt ra.

Với những niềm tin sâu sắc dựa trên cơ sở khoa học vào lý tưởng
chính trị đã lựa chọn, con người chính trị có thể chủ động hành động
theo những lý tưởng đã chọn và hành động phù hợp với chuẩn mực.
Cũng từ những niềm tin lý tưởng đó, con người được tiếp một năng
lượng tích cực giúp họ không ngại gian truân mà vượt qua khó khăn,
thử thách, thậm chí có thể hi sinh để thực hiện lý tưởng chính trị cao
đẹp.

Ví dụ: Hình ảnh những thanh niên yêu nước, vì nước mà đứng dậy
kháng chiến, không quản ngại gian lao, thậm chí sẵn sàng từ bỏ mạng
sống mà không bỏ lý tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” mà họ
hằng theo đuổi.

Bên cạnh đó, chức năng định hướng của văn hóa chính trị còn thể
hiện ở chỗ nhờ có nhận thức văn hóa chính trị, những tri thức và kinh
nghiệm chính trị được tích lũy trong một thời gian dài, kết hợp với sự

18
giác ngộ lý tưởng mang tính khoa học để hình thành nên tư cách chính
trị của mình, hướng tới những giá trị tốt đẹp.
Ví dụ: Định hướng phát triển của nước ta là xã hội chủ nghĩa, cho
nên văn hóa chính trị của chúng ta luôn có định hướng với những giá trị
tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa.
3. Chức năng đẩy mạnh xã hội hóa về chính trị, làm cho mọi người
thấm nhuần hoạt động chính trị:
Trong một xã hội có văn hóa chính trị cao, mỗi cá nhân đều ý thức
rõ vị trí của mình trong hệ thống quyền lực chính trị của xã hội, từ đó
họ thấy được rằng trong xã hội giai cấp không ai có thể đứng ngoài
chính trị, dù bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thì họ đều phải tham gia
hay bị chi phối bởi đời sống chính trị.

Ngược lại, xã hội cũng hình thành và hoàn thiện cơ chế để mỗi công
dân tham gia tích cực và tự giác vào công việc cả nhà nước và xã hội.

Khi mỗi cá nhân đều góp phần mình vào chính trị, tình trạng thờ ơ,
lãnh đạm của họ với chính trị cũng được giảm, và chính sự có mặt đông
đảo của các tầng lớp vào chính trị sẽ trở thành một áp lực để các cơ
quan trong hệ thống chính trị luôn phải chủ động đổi mới về tổ chức và
phương thức hoạt động của mình nhằm phát huy dân chủ, đấu tranh
chống quan liêu tham nhũng.
C. Các loại hình văn hóa chính trị.
“Political Culture of a nation is the particular distribution of patterns of
orientation toward political objects among the members of the nation.”11
nghĩa là, “VHCT của một dân tộc là cách chia sẻ riêng của các thành viên của

11
Gabriel A. Almond & Sidney Verba, The Civic Culture (America: SAGE Publications, 1989): 13

19
các dân tộc ấy những dạng thức của sự định hướng quan tâm tới các khách
thể chính trị.”
I. Thành tố cơ bản của văn hóa chính trị.
• Tri nhận (Cognitions)
• Giá trị (Values)
• Biểu lộ tình cảm (Emotional Commitments)
II. Các định hướng của văn hóa chính trị.
• Định hướng nhận thức (Cognitive Orientation): những tri thức và
niềm tin về hệ thống chính trị, các chức năng của nó và các chính
khách của từng chức năng đó. Những hiểu biết này có thể là hiểu
biết đúng, sai, có thể là hiểu biết trực quan hoặc tư duy chính trị đã
được khoa học hóa. 12
• Định hướng tình cảm (Affective Orientation): các cảm xúc, tình
cảm về hệ thống chính trị, các chức năng và vụ tổ chức cán bộ và
các nó thể hiện.
• Định hướng đánh giá (Evaluational Orientation): đánh giá và quan
điểm về các chính khách mà điển hình là bao gồm sự kết hợp của
tiêu chuẩn giá trị.
III. Các phân loại của Gabriel A. Almond & Sidney Verba.
Theo cách phân loại của hai nhà khoa học Gabriel A. Almond và Sidney
Verba, văn hóa chính trị tồn tại dưới ba loại hình cơ bản:
• Văn hóa bộ lạc (Parochial Culture)
• Văn hóa thần thuộc (Subject Culture)
• Văn hóa công dân/ Văn hóa tham dự (Civic Culture/ Participant
Culture)

12
Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Bính và Đăng Khắc Ánh, Chính trị học đại
cương (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1996): 216.

20
Cơ sở phân loại: dựa trên tần suất của các định hướng tới các khách thể
chính trị (the frequency of orientations to specialized political objects). Đó
là các định hướng về nhận thức, tình cảm và đánh giá.

13

1. Văn hóa bộ lạc (The Parochial Culture):


“The parochial expects nothing from the political system.”14 nghĩa
rằng, “Các bộ lạc không mong đợi gì từ hệ thống chính trị.”

Nhận định trên của Gabriel A. Almond và Sidney Verba là cách khái
quát phù hợp nhất cho loại hình văn hóa bộ lạc. Tác giả cũng khẳng định
rằng trong xã hội bộ lạc, xã hội sơ khai “There are no specialized political
roles”15 được hiểu rằng không có sự “phân vai chính trị chuyên biệt”. Các
thủ lĩnh, tù trưởng hay thầy mo đảm nhiệm cùng một lúc các vai trò kinh
tế, chính trị và tôn giáo, và do vậy định hướng chính trị của các thành viên
trong xã hội này không tách biệt khỏi các định hướng tôn giáo và xã hội
của họ và họ cũng không mong chờ bất cứ sự thay đổi nào của cái gọi là
“hệ thống chính trị”.

13
Gabriel A. Almond & Sidney Verba, The Civic Culture (America: SAGE Publications, 1989): 15.
14
Gabriel A. Almond & Sidney Verba, The Civic Culture (America: SAGE Publications, 1989): 17.
15
Gabriel A. Almond & Sidney Verba, The Civic Culture (America: SAGE Publications, 1989): 17.

21
Cụ thể, từ bảng biểu trên, ta thấy các định hướng chính trị của thành
viên bộ lạc đối với tất cả các khách thể chính trị có tần suất bằng 0.
2. Văn hóa thần thuộc (The Subject Culture):

“Tại đây có một tần suất cao của các định hướng tới các hệ thống chính
trị khác nhau còn định hướng tới các khách thể chính trị đầu vào đặc biệt,
cùng với đó là tới khách thể tự thân với tính cách là một chủ thể tham dự
tích cực lại được giả định với xu thế cận cực tiểu.” 16

Tại đây, con người có ý thức rõ ràng về quyền uy chính trị của hệ thống
cầm quyền. Một mặt, họ có thể yêu mến, tự hào về nhà cai trị và hệ thống
cai trị, cũng có thể coi hệ thống quyền lực đó là chính đáng. Nhưng ở mặt
khác, họ cũng có thể thể hiện sự chán ghét hệ thống này hoặc phủ nhận hệ
thống đó.

Tuy vậy, dù có cảm nhận hay nhận thức ra sao thì họ lại không được
phép hoặc không thể tác động để thay đổi hay chỉnh sửa nó theo nguyện
vọng của mình. Nguyên nhân của vấn đề này là do quan hệ giữa khách thể
đầu ra của hệ thống này với công dân là quan hệ một chiều (downward
flow), điều này được hiểu rằng con người chỉ cần biết những quy định, luật
pháp và chính sách mà hệ thống chính trị đó ban hành.

Như vậy, chúng ta có thể thấy đây là một loại hình văn hóa chính trị
điển hình của chế độ chính trị chuyên chế hoặc dân chủ không hoàn thiện.
3. Văn hóa tham dự (The Participant Culture):

16 Nguyễn Đăng Dung, Chính trị học (Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2021): 487.

22
Nhìn vào bảng, chúng ta có thể thấy rằng các thành viên của xã hội đều
có định hướng tới cả hệ thống chính trị, khách thể đầu vào và đầu ra một
cách rất rõ ràng và mạnh mẽ.

Không những vậy, các thành viên trong xã hội còn nhận thức rất đầy đủ
và mạnh mẽ về vai trò của bản thân mình với tính cách là những chủ thể
tích cực.

Định hướng tình cảm và định hướng giá trị của họ có “độ phân giải
cao”17, thể hiện vô cùng đa dạng từ việc chấp nhận tới chối bỏ.
IV. Một số lưu ý của hai tác giả.
Hai tác giả cũng khẳng định rằng, trên thực tế không có một dân tộc
nào, xã hội nào, cộng đồng hoặc cá nhân nào chỉ có thể được đặc trưng bởi
một loại hình văn hóa chính trị duy nhất và thuần nhất. Vì thế, ngoài 3 loại
hình trên, văn hóa chính trị còn tồn tại loại hình hỗn hợp (mixed political
cultures).

3 loại hình văn hóa chính trị hỗn hợp tiêu biểu:
• Loại hình hỗn hợp giữa Văn hóa chính trị bộ lạc và Văn hóa chính trị
thần thuộc.
• Loại hình hỗn hợp giữa Văn hóa chính trị thần thuộc và Văn hóa chính
trị tham dự.
• Loại hình hỗn hợp giữa Văn hóa chính trị tham dự và Văn hóa chính trị
bộ lạc.

Trên đây cũng chỉ là 3 loại hình văn hóa chính trị hỗn hợp tiêu biểu,
thực tế đời sống có thể có những loại hình văn hóa chính trị hỗn hợp phức

17 Nguyễn Đăng Dung, Chính trị học (Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2021): 486

23
tạp hơn. Thậm chí, với mỗi cộng đồng hay mỗi cá nhân, có thể ở thời điểm
này và trong bối cảnh này lại chịu ảnh hưởng hoặc bộc lộ ra một mô hình
văn hóa chính trị này, trong khi ở những trường hợp khác lại chịu ảnh
hưởng hoặc bộc lộ ra mô hình hỗn hợp khác.
D. Văn hóa chính trị ở nước ta.
I. Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Cơ sở văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống:
Văn hóa chính trị Việt Nam hình thành từ khi nhà nước sơ khai ra
đời tức nhà nước Văn Lang dưới thời vua Hùng. Trong đó, tư tưởng giữ
vững, bảo vệ nền độc lập gắn liền với giữ nước là vấn đề chính trị lớn
nhất, thường xuyên đặt ra trước tất cả các nhà nước trong lịch sử. Những
đặc trưng tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam có thể khái quát như
sau:

• Nêu cao tinh thần dân tộc và truyền thống yêu nước đồng thời động viên
sức mạnh toàn dân vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
• Đề cao vai trò của nhân dân: Nhân dân là một phần quan trọng trong
công cuộc bảo vệ Tổ quốc, phải dựa vào dân để giữ nước.
• Đề cao trí tuệ, trọng dụng nhân tài.
• Thể hiện tinh thần nhân bản sâu sắc. Trọng nhân nghĩa, yêu thương con
người bị áp bức, bóc lột, yêu hòa bình, lên án bất công, tàn bạo, phi
nhân tính, chống chiến tranh xâm lược và nô dịch dân tộc.
• Đề cao vai trò của pháp luật: Pháp luật để trị nước, để phát huy tinh thần
dân chủ trong tổ chức xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Song song với những đặc trưng trở thành truyền thống, phản ánh
truyền thống, văn hóa chính trị trong lịch sử cũng bộc lộ những hạn chế:
• Tính vô chính phủ biểu hiện khá rõ ở giai cấp tiểu nông

24
• Chế độ chuyên chế đã sản sinh ra những thiết chế, lễ nghi rườm rà,
phức tạp và một bộ máy quan liêu. Bộ máy đó không chỉ trực tiếp
quản lí mà còn nặng về bóc lột, áp bức.
• Văn hóa chính thống thường là độc quyền của vua, dân chỉ biết nghe
và cam chịu hơn là chủ động sáng tạo.
2. Cơ sở hình thành văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại:
Văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại bắt đầu được hình thành từ sau
khi thắng lợi của cuộc cách mạng chính trị dẫn tới sự cầm quyền của
Đảng Cộng và sự ra đời của nhà nước kiểu mới.

• Cơ sở kinh tế của văn hóa chính trị: Nền văn hóa chính trị hiện
đại phải dựa trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế
phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất chủ yếu. Đối với nước ta hiện nay, với sự thừa
nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cũng có nghĩa là thừa
nhận tính đa dạng của các hình thức sở hữu, song với việc khẳng
định vị trí chủ đạo của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
là đảm bảo định hướng xã hội cho sự phát triển kinh tế, đồng thời
cũng là đảm bảo về mặt kinh tế cho việc hình thành và phát triển văn
hóa chính trị.
• Cơ sở chính trị của văn hóa chính trị: Hệ thống chính trị mà trụ
cột của nó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, được tổ chức và
hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm từng bước hình thành
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về
nhân dân là cơ sở chính trị cho nền văn hóa chính trị hình thành và
phát triển.
• Cơ sở xã hội của văn hóa chính trị: Do việc thừa nhận nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần nên trong xã hội tất yếu còn tồn tại nhiều
giai cấp và tầng lớp xã hội. Trên cơ sở củng cố khối liên minh giai
25
cấp giữa các giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng để tạo ra khả năng khách quan, thu
hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và
lao động chân tay, hình thành quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc từng
bước khắc phục sự bất bình đẳng, sự bất công, cùng với nền giáo dục
mới hướng vào mục đích toàn xã hội mà trực tiếp là nâng cao dân
chủ, là cơ sở xã hội cho việc hình thành và phát triển văn hóa chính
trị.
• Cơ sở tư tưởng của văn hóa chính trị: Chân lý khoa học, bản chất
nhân văn và nhân đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh cùng với những giá trị văn hóa truyền thống chính là cơ
sở khoa học cho những thái độ Mác Xít đối với việc nhận thức và
phát triển xã hội. Bởi vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng tinh thần của xã hội, cơ sở tư tưởng của văn
hóa chính trị.
3. Sự phát triển của văn hóa chính trị ở Việt Nam:
• Giai đoạn những năm 1920: Văn hóa chính trị mang tính chất xã hội
chủ nghĩa ở nước ta bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 20 của thế kỉ
XX, khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin đưa vào Việt
Nam. Sự thâm nhập của lí luận đó về phong trào công nhân, phong
trào yêu nước đã dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương
sau là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Đảng là
nhân tố cấu thành văn hóa chính trị mang tính chất xã hội chủ nghĩa.
• Giai đoạn 1858 - 1945: Trong thời kì nước ta ở dưới chế độ thuộc địa,
nửa phong kiến, những nhân tố văn hóa mang tính chất xã hội chủ
nghĩa tồn tại như một xu hướng độc lập, bất hợp pháp trong thể chế
chính trị đương thời nhưng vẫn không ngừng phát triển về cả bề rộng
lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám, văn hóa chính trị
mang tính chất dân chủ nhân dân mà trong đó chứa đựng nhiều yếu tố
26
mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa. chất xã hội chủ nghĩa ở nước
ta bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 20 của thế kỉ XX, khi Nguyễn
Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin đưa vào Việt Nam. Sự thâm
nhập của lí luận đó về phong trào công nhân, phong trào yêu nước đã
dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương sau là Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Đảng là nhân tố cấu thành
văn hóa chính trị mang tính chất xã hội chủ nghĩa.
• Giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mĩ: Nền văn hóa chính trị
được tôi luyện và trưởng thành trong cuộc đấu tranh ác liệt của hai thời
kì kháng chiến.
• Giai đoạn sau 1975: Sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
nước ta đã giành được độc lập, thống nhất và bước vào thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, văn hóa chính trị mang tính chất xã hội
chủ nghĩa đã từng bước hình thành trên phạm vi cả nước và chiếm vị
trí định hướng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

II. Đặc điểm của văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay.
1. Về ưu điểm:
Văn hóa chính trị mang tính chất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời
gian qua đã không ngừng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trong đó chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hạt nhân cốt lõi - cơ sở đảm
bảo cho tính khoa học và cách mạng của văn hóa chính trị ở nước ta.

Nền văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay là kết quả của sự kế thừa những
giá trị truyền thống tiêu biểu trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó là
những giá trị văn hóa chính trị cộng đồng được xây dựng trên cơ cấu xã
hội nhà - làng - nước; tư tưởng chính trị đấu tranh cho độc lập của tổ quốc,
tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân; một nền chính trị yêu nước,
thương dân, lấy dân làm gốc; tinh thần tự hào dân tộc, tự tôn nền văn hiến

27
quốc gia, tôn trọng hiền tài; một nền chính trị pháp quyền kết hợp một cách
hài hòa giữa pháp trị và đức trị; tư tưởng và hành vi chính trị nhân nghĩa,
khoan dung, độ lượng, vị tha, tư tưởng chính trị hòa hợp, hữu nghị, hợp tác
vì sự phát triển và tiến bộ, v.v.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với những
giá trị văn hóa chính trị truyền thống tiêu biểu trong lịch sử của dân tộc
Việt Nam đã tạo nên một văn hóa chính trị Việt Nam khoa học - cách mạng
- nhân văn theo mục tiêu của xã hội chủ nghĩa.
2. Về hạn chế:
Sự tồn tại của những loại hình chủ nghĩa xã hội biến dạng - chủ nghĩa
xã hội chịu ảnh hưởng của tính chất đẳng cấp phong kiến, tiểu nông, quan
liêu, bao cấp - vẫn do đi lên từ nước thuộc địa nửa phong kiến, bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa.

Sự yếu kém trong văn hóa dân chủ, văn hóa pháp quyền, văn hóa tranh
luận với tư cách là những bộ phận có quan hệ chặt chẽ với văn hóa chính
trị, đó là bệnh quan liêu hóa trong tư duy, trong tổ chức bộ máy, trong
phong cách lãnh đạo và phương pháp hoạt động của các nhân tố cấu thành
HTCT còn chưa được khắc phục.

Năng lực, kỹ năng lãnh đạo chính trị và phẩm chất đạo đức của một bộ
phận cán bộ lãnh đạo quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu của quá trình
đổi mới; tình trạng xuống cấp về đạo đức nói chung và về đạo đức chính
trị nói riêng trong một bộ phận nhân dân.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị và biểu hiện của
nó trong văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay:

28
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn
mạnh: “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo
xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể
chính trị; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh.”18

Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”19

Chứng minh rằng văn hóa không đứng ngoài chính trị mà ở trong và
gắn bó sâu sắc chính trị, theo Hồ Chủ tịch: “Có chính trị mới có văn hóa,
xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh
được”.20 Ngài cũng xác định rõ: “Phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để
thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.”21 Quan điểm này đã thể hiện tư tưởng
chính trị nhân văn, hành động chính trị nhất quán để phấn đấu cho một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh.

Để xây dựng văn hóa chính trị, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của việc
nâng cao dân trí, phát huy phong trào Bình dân học vụ, tiếp đến là Bổ túc
văn hóa - một phong trào văn hóa giáo dục có tính chất rộng rãi nhất trên
đất nước ta để tập trung xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí.

18
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2016): 128.
19
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t.3, tr. 431.
20
Hồ Chí Minh, Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh, 1997, tr.10.
21
Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh, 1997, tr.10.

29
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tư cách của đảng chân chính cách
mạng: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm
tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào
sung sướng… Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần
chúng. Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo
cán bộ, đảng viên và nhân dân…”22

Người còn đặc biệt đề cao đạo đức cách mạng, đạo đức của cán bộ, đảng
viên trước nhân dân. Đạo đức cách mạng là giá trị văn hóa cốt lõi của chính
trị, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, dù ở bất kỳ cương vị nào. Người khẳng định,
“cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “huấn luyện cán bộ là công việc gốc
của Đảng”, trong đó tư cách của người cách mạng phải được đặt lên hàng
đầu. Đây chính là giá trị đạo đức trong chính trị, một bộ phận trọng yếu
của văn hóa trong chính trị. Hồ Chí Minh không chỉ đề cao đạo đức trong
chính trị mà Người cũng rất đề cao phong cách, tài năng trong chính trị.

Ngay từ đầu thành lập Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã kêu gọi
người hiền tài ra giúp nước. Người khẳng định: “Kiến thiết cần có nhân tài.
Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn,
khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm
nhiều”23. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa trong chính trị bao gồm cả
việc đề cao đạo đức và tài năng (năng lực) trong chính trị. Những điều đó
phụ thuộc vào công việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, đảng viên.

Để đảm bảo xây dựng văn hóa trong tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh luôn
nhấn mạnh: Đảng một mặt phải làm công việc giải phóng dân tộc, một mặt

22
Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t.2 (1945-1954), tr.199-200
23
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.99

30
phải giáo dục đảng viên và cán bộ, kiên quyết cảm hóa những phần tử xấu,
sửa chữa những thói xấu còn lại. Bên cạnh đó, phải cố gắng sửa chữa cho
tiệt nọc các chứng bệnh, khiến cho Đảng mạnh khoẻ, bình an.

Theo Hồ Chí Minh, giá trị cốt lõi của người đảng viên chân chính là
thực hiện bổn phận của mình gồm: “a) Suốt đời đấu tranh cho dân tộc, cho
Tổ quốc. b) Đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, trước hết. c) Hết sức
giữ kỷ luật và giữ bí mật của Đảng. d) Kiên quyết thi hành những nghị
quyết của Đảng. đ) Cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc.
e) Cố gắng học tập chính trị, quân sự. văn hoá. Phải gần gũi quần chúng,
học hỏi quần chúng, cũng như phải lãnh đạo quần chúng”.24

Đối với Hồ Chí Minh, xác định giá trị văn hóa trong chính trị phải được
cụ thể hóa đối với từng đối tượng cụ thể, từng ngành, từng lĩnh vực, từng
lứa tuổi, từng giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội để có thể thực
hành được trong đời sống.

Như vậy, con đường đi từ chính trị đến với nhân dân là con đường văn
hóa - con đường vừa thuyết phục bằng trí tuệ và tình cảm để thu phục nhân
tâm, vừa khích lệ được tính tích cực, chủ động của các đối tượng khác nhau
tự vươn lên tham gia vào đời sống chính trị. Nhận thức sâu sắc và toàn diện
tư tưởng về văn hóa trong chính trị ở Hồ Chí Minh giúp chúng ta có phương
hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng văn hóa trong chính trị ở thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

24
Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t.2 (1945-1954), tr.220

31
III. Sự tác động của công cuộc đổi mới tới việc xây dựng văn hóa
chính trị ở nước ta hiện nay.
1. Thời cơ và thách thức trong công cuộc đổi mới hiện nay là một tác
nhân rất quan trọng chi phối việc xây dựng nền văn hóa chính trị
Việt Nam hiện nay:

Về thời cơ: Đổi mới là cơ hội để giải phóng các tiềm năng xã hội, giải
phóng năng lực sáng tạo của từng công dân và phát triển các năng lực xã
hội nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã
hội - đây chính là một trong những vấn đề quan trọng nói lên bản chất ưu
việt của chủ nghĩa xã hội.

• Trước hết là đổi mới về tư duy, chúng ta đã dần từng bước khắc phục
những sai lầm và hạn chế của lối tư duy chủ quan, duy ý chí, bệnh giáo
điều và chủ nghĩa kinh nghiệm; xây dựng tư duy khoa học, tư duy lý
luận. Đổi mới tư duy kinh tế đã hình thành nhận thức mới kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi để mọi
người phát huy năng lực sáng kiến cá nhân và tạo môi trường trong việc
thực hiện công bằng về cơ hội phát triển. Đổi mới chính trị thể hiện trực
tiếp ở đổi mới hệ thống chính trị, làm cho hệ thống chính trị ở nước ta
thể hiện được tính dân chủ, tạo ra cơ chế dân chủ để thực hiện quyền
lực chính trị của nhân dân lao động.

• Đổi mới mở ra những khả năng thực tế để mở rộng giao lưu hợp tác
quốc tế, khai thác những nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy và làm tăng
sức mạnh của những nguồn lực bên trong hướng vào mục tiêu phát triển.

32
Những tác động này đã làm biến đổi căn bản các mối quan hệ xã hội
của cá nhân và cộng đồng, có ảnh hưởng to lớn tới sự hình thành văn hóa
chính trị ở nước ta.

Chúng ta vẫn có nhiều thuận lợi cơ bản là: “Có sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo;
dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân
ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù
lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng;
chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất
quan trọng, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành
và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế là một thời cơ để phát triển.”25

Về thách thức: Những thách thức và nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế
so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại.

Ví dụ như tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống
của một bộ phận không nhỏ các bộ, đảng viên gắn với tệ nạn quan liêu,
tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục
thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các
chiêu bài “dân chủ, tôn giáo, nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính
trị ở nước ta. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp. 26

25
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG,
2011): 70-71
26
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG,
2011): 185.

33
Đòi hỏi phải giải quyết một cách biện chứng các mối quan hệ lớn:
“quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa
phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tựchủ và hội nhập quốc tế;
giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ;... Không phiến
diện, cực đoan, duy ý chí.”27
2. Những biến đổi về đời sống văn hóa, tâm lí, lối sống trong quá
trình đổi mới cũng đã tác động không nhỏ đến việc hình thành
văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay:
Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư ngày càng được
nâng cao, phương tiện truyền thông đại chúng đa dạng, phát triển mạnh
mẽ; đòi hỏi nhu cầu dân chủ và nhu cầu sáng tạo của mọi người ngày càng
cao,... Những biến đổi đó diễn ra đồng thời với những biến đổi trong lối
sống, trong sự lựa chọn và định hướng giá trị. Sự đan xen phức tạp giữa
cái tích cực và cái tiêu cực, giữa cái tiện bọp và lạc hậu, giữa văn hóa và
phản văn hóa… trong đời sống văn hóa, tâm lý, lối sống của nhân dân đã
chi phối sự hình thành văn hóa chính trị trong thời kì đổi mới.
IV. Phương hướng và một số giải pháp xây dựng văn hóa chính trị
ở nước ta hiện nay.
1. Phương hướng xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay:
• Xây dựng văn hóa chính trị và phải làm cho văn hóa chính trị thấm sâu
trong đời sống xã hội - đặc biệt là chú trọng giáo dục văn hóa chính trị
trong Đảng, trong Nhà nước, trong các đoàn thể nhân dân.

27
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG,
2011): 72-73.

34
• Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh - làm cho nó thực sự là nhân tố đóng vai trò chủ
đạo trong văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay.
• Kế thừa có phê phán, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa chính
trị của dân tộc và nhân loại.
• Tăng cường đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, kịp thời đấu tranh
với những tư tưởng phản động, quan điểm lệch lạc.
2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay:
• Đầu tiên, phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của toàn Đảng
và của mỗi cán bộ chủ chốt các cấp; không dao động trong bất kì tình
huống nào. Kiên định đường lối đổi mới, chỗng giáo điều, bảo thủ, trì
trệ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi mới nguyên tắc.
• Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn
nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng,
tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
tuyên truyền cổ vũ động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương
người tốt, việc tốt, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng.
• Thứ ba, nâng cao trình độ học vấn và mặt bằng dân trí trong xã hội: tạo
ra động lực trong toàn xã hội về nhu cầu học tập nâng cao kiến thức
toàn diện cho người học cả về trình độ học vấn, văn hóa, chính trị, khoa
học và công nghê,…. hình thành xã hội học tập và ý thức học tập suốt
đời, gắn học với hành, lý luận thực tiễn. Vì con người là trung tâm của
chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.
• Thứ tư, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bồi dưỡng lòng tự hào dân
tộc và truyền thống cách mạng cho công dân, chính là làm cho công dân
không phân biệt chính kiến, nguồn gốc lịch sử, luôn luôn đề cao tinh
thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết dân tộc.

35
• Thứ năm, đẩy mạnh công tác giáo dục và tuyên truyền pháp luật tromg
xã hội: nếu như giáo dục pháp luật bị lãng quên hoặc xem nhẹ đồng
nghĩa với việc đường lối chính trị không thể đến được với dân, hoặc bị
xem tạc, lợi dụng. Vì thế, giáo dục pháp luật không đơn thuần chỉ hướng
tới mục đích của chính mình mà hơn thế, nhằm thể hiện và thực thi mục
đích của nhà nước. Tất nhiên, một trình độ ý thức pháp luật có được khi
hoạt động giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên và có hiệu
quả.
• Thứ sáu, tôn trọng và thực hành các chuẩn mực giá trị văn hóa dân chủ,
văn hóa bản quyền, văn hóa ứng xử, văn hóa đối thoại,… Một mặt, cần
xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xa hội chủ nghĩa, bảo
đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống mỗi cấp, trên tất
cả các lĩnh vực. Mặt khác thì cần nâng cao ý thức và nghĩa vụ công dân,
năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân.
• Thứ bảy, tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng
phí: phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm
vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài.
• Thứ tám, coi trọng và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn
thể nhân dân trong việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
• Thứ chín, chú trọng xây dựng lòng tin và vốn xã hội. Tạo dựng cơ chế
lòng tin giữa người với người, chữa căn bệnh suy thoái đạo đức, tôn
trọng và đề cao lương tâm, tinh thần tự quản, tự quyết định của mỗi cá
nhân.
• Thứ mười, chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức
năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương
tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước.
• Thứ mười một, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước Pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện Nhà nước pháp

36
quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản
lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức
khác trong HTCT, với nhân dân dân và với thị trường; nâng cao năng
lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương, v.v.
• Thứ mười hai, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước Pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản
lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức
khác trong HTCT, với nhân dân dân và với thị trường; nâng cao năng
lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương, v.v.

37
PHẦN 3: LỜI KẾT

Qua phần tìm hiểu của nhóm, chúng em mong rằng các bạn có thể nắm được
những nét cơ bản về văn hóa chính trị và tầm quan trọng của việc hiểu biết về văn
hóa chính trị đối với công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - những người cùng nắm vận
mệnh của tổ quốc. Sau khi tìm hiểu, nhóm chúng em có gặp đôi chút khó khăn về
việc nắm bắt một số phần như các loại hình cơ bản, bởi nguồn tài liệu nhóm tiếp
cận về phần này còn bị hạn chế và sách dịch cũng chưa có sự giải thích tường tận
về phần này. Chúng em mong rằng thầy và các bạn sẽ thông cảm, cùng với đó
chúng em rất sẵn sàng đón nhận những lời nhận xét, đóng góp và câu hỏi từ thầy
và các bạn về bài làm của nhóm. Chúng em xin cảm ơn!

38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Văn Vĩnh, PGS. TS. Lê Văn Đính, Giáo trình chính trị
học đại cương (Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015): 251-270.
2. Nguyễn Đăng Dung, Chính trị học (Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học sư phạm,
2021): 486
3. Nguyễn Văn Long (Chủ biên), Giáo trình chính trị học (Hà Nội: Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, 2012): 107-115.
4. PTS. Đinh Văn Mậu, PTS. Phạm Hồng Thái, PTS. Nguyễn Anh Tuấn,
ThS. Phạm Bính và Đăng Khắc Ánh, Chính trị học đại cương (Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1996): 216.
5. GS. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và
phát triển con người (Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG, 2005): 248.
6. Phạm Hồng Tung, Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa
chính trị (Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG, 2008): 21.
7. PSG. TS. Phạm Ngọc Anh – PSG. TS. Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh –
Văn hóa và phát triển (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính,
2009): 63.
8. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t.2 (1945-
1954).
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI (Hà Nội: Nhà xuât bản CTQG, 2011): 70-71.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2016): 128.
11.Nguyễn Duy Quỳnh, Một cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa chính trị,
Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, số 6 - 2021,
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/330341/CVv
439S062021092.pdf

39
12. TS Hoàng Thị Hương, Bảo đảm sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính
dân tộc trong văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí
Cộng sản, 28/06/2017, https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-
/2018/45606/bao-dam-su-thong-nhat-giua-tinh-giai-cap-va-tinh-dan-toc-
trong-van-hoa-chinh-tri-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.aspx.
13. PGS. TS Nguyễn Duy Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tư tưởng
“soi đường” về văn hóa, nghệ thuật, Tạp chí Lý luận chính trị,
24/8/2020, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-
bat/item/3192-chu-tich-ho-chi-minh-va-nhung-tu-tuong-
%E2%80%9Csoi-duong%E2%80%9D-ve-van-hoa-nghe-thuat.html
14. GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Vấn đề văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển đất nước, Tạp chí Cộng sản, 7/10/2015,
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/print/2522/van-de-van-hoa-trong-
tu-tuong-hochi-minh-ve-phat-trien-dat-nuoc
15. TS Văn Thị Thanh Mai, TS. Vũ Văn Huấn, "Văn hóa phải soi đường cho
quốc dân đi", 21/11/2021, https://tranvanthoi.camau.dcs.vn/van-hoa-phai-
soi-duong-cho-quoc-dan-di.1896
16. PGS. TS Nguyễn Hữu Đổng, Văn hóa chính trị, Tạp chí Lý luận Chính
trị, 2016, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/1730-
van-hoa-chinh-tri.html
17. Lucian Pye and Sidney Verba, Political culture and political
development, Princeton University Press (New Jersy: Princeton Legacy
Library, 1965): 513.
18. Gabriel A. Almond & Sidney Verba, The Civic Culture (America: SAGE
Publications, 1989): 15-17.

40

You might also like