You are on page 1of 17

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-----o0o-----

BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO
QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Nguyên


Nhóm : 01
Lớp : CTHĐC-49-QHQT.2_LT
Nhóm trưởng : Nguyễn Quang Anh

1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bản báo cáo này, thay mặt tập thể sinh viên lớp CTHĐC-49-
QHQT.2_LT, Nhóm 01 xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Nguyên
vì đã dành thời gian hướng dẫn tận tình, chi tiết để sinh viên chúng em có đầy đủ
kiến thức, kĩ năng vận dụng vào bản báo cáo này.

Do đây là lần đầu tiên có cơ hội được thực hiện đề tài này cũng như hạn chế
về kiến thức, bản báo cáo của chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy rất mong có thể nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê
bình từ thầy để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trưởng nhóm

Nguyễn Quang Anh

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................2
Phần I: Lời mở đầu .........................................................................................................................4
Phần II: Nội dung ............................................................................................................................5
1. Quyền lực ..................................................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm quyền lực ................................................................................................................ 5
1.2. Một số đặc trưng cơ bản của quyền lực ................................................................................. 5
1.3.Phân loại quyền lực ...................................................................................................................6
1.3.1.Quyền lực tự nhiên. ................................................................................................................6
1.3.2.Quyền lực tôn giáo ................................................................................................................. 6
1.3.3. Quyền lực thế tập .................................................................................................................. 6
1.3.4. Quyền lực hợp pháp .............................................................................................................7
1.3.5. Quyền lực tập thể và quyền lực cá nhân .............................................................................7
1.3.6. Quyền lực cứng và quyền lực mềm ..................................................................................... 8
1.3.7. Phương thức giành quyền lực ............................................................................................ 10
2. Quyền lực chính trị ................................................................................................................... 10
2.1. Khái niệm quyền lực chính trị ............................................................................................. 10
2.2. Đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị ........................................................................... 11
2.3. Các chủ thể của quyền lực chính trị .....................................................................................11
2.4. Chủ thể quyền lực chính trị và những nhân tố đảm bảo giành, giữ và thực thi quyền lực
chính trị ..........................................................................................................................................11
Phần III: Liên hệ ...........................................................................................................................12
Phần IV: Kết luận ......................................................................................................................... 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................16

3
Phần I: Lời mở đầu
Bài báo cáo trình bày về quyền lực và phạm trù cơ bản của Chính trị học:
quyền lực chính trị. Quyền lực trong xã hội có nhiều loại quyền lực khác nhau,
chúng tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó quyền lực chính trị là một trong ba
loại quyền lực cơ bản. Nó được coi là phạm trù cơ bản, là phạm trù cơ sở để nắm
các phạm trù còn lại của Chính trị học. Để làm rõ phạm trù này, nhóm đã trình bày
những nội dung chính sau: Phân tích, khái quát “quyền lực” (trong đó có giải thích
khái niệm, một số đặc trưng cơ bản, phân loại, phương thức giành quyền lực);
Phân tích phạm trù “quyền lực chính trị” (trong đó có giải thích khái niệm, đặc
trưng cơ bản, các chủ thể của quyền lực chính trị); Liên hệ, mở rộng. Ngoài ra,
trong mỗi phần, nhóm đều thêm những ví dụ minh họa để bản báo cáo đầy đủ và
sinh động hơn.

4
Phần II: Nội dung
1. Quyền lực
1.1. Khái niệm quyền lực

Chính trị học là khoa học đấu tranh cho quyền lực chính trị, là khoa học về
giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Để hiểu rõ về phạm trù quyền lực chính
trị, trước hết cần phải hiểu phạm trù quyền lực. Có rất nhiều quan niệm về quyền
lực từ thời cổ đại, cận đại đến hiện đại. Ở thời cổ đại đến cận đại, Ph.Ăngghen
(1820-1895) cho rằng, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề. Trong tác phẩm Bàn
về quyền uy (1872), Ăngghen cho rằng, quyền uy là một hành vi để cưỡng bức bộ
phận khác phục tùng ý chí của mình, hay quan niệm thời hiện đại về vấn đề quyền
lực của R.Dahl chính là nắm quyền lực là buộc người khác phải phục tùng, Alvin
Toffler khẳng định quyền lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta,
hay Grazia cho rằng quyền lực là khả năng ấn định những quyết định có ảnh
hưởng đến thái độ con người,... Từ các quan niệm trên, với nghĩa chung nhất, có
thể xem quyền lực là “cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng, là khả năng của
một chủ thể buộc người khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh nào
đó trong quan hệ xã hội”. 1
Vậy những sức mạnh nào được sử dụng để gây ảnh hưởng tới người khác,
buộc người khác phải phục tùng ý chí của mình? Có rất nhiều yếu tố như: địa vị,
uy tín, sức mạnh cơ bắp, sức mạnh kinh tế, sức mạnh tôn giáo…Trong vấn đề giới
tồn tại quyền lực chính là quyền lực phái đẹp. Lịch sử loài người đã chứng kiến
bao nhiêu những mỹ nhân, vì sắc đẹp, vì lời nói có thể làm cho “nghiêng nước,
nghiêng thành”, cũng có khi gây ra những cuộc tranh hùng mãnh liệt, cũng có khi
mang về cho quốc gia, xã tắc những lợi ích vô giá. Ví dụ như vua Ngô đã say đắm
và yêu chiều Tây Thi, nghe theo nàng mà thả Câu Tiễn về nước Việt, cũng chính
vì thế mà về sau Câu Tiễn diệt được Ngô. Hay trong gia đình: có sự chuyển giao
quyền lực từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, bản chất của sự chuyển giao này
đó là vị trí nắm giữ kinh tế trong gia đình. Trong xã hội phong kiến cũng tồn tại
quyền lực: Vua là người nắm trong tay quyền lực lãnh đạo đất nước, mọi người
dân trong xã hội bắt buộc phải phục tùng mệnh lệnh của Vua.

1.2. Một số đặc trưng cơ bản của quyền lực

Về một số đặc trưng của quyền lực, quyền lực là một quan hệ có tính phổ
biến trong đời sống xã hội, quan hệ quyền lực có tính phổ quát - nghĩa là nó luôn
bao trùm lên mọi thành viên trong xã hội, chi phối mọi hoạt động trong đời sống
xã hội. Quan hệ quyền lực thường được thể hiện hành vi ít nhất hai chủ thể: chủ
thể chi phối chính là lãnh đạo, quản lý, chỉ huy,...và chủ thể bị chi phối là người
phải tuân thủ, phục tùng. Đặc trưng cơ bản thứ ba là sự xung đột quyền lực là một
hiện tượng khách quan phổ biến, không phải bất cứ sự xung đột quyền lực nào đều

1
PGS. TS. Nguyễn Văn Vĩnh - PGS. TS. LÊ VĂN ĐÍNH, Giáo trình Chính trị học đại cương,
(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2015): 123, 124.

5
có nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển xã hội , có sự xung đột tích cực và tiêu cực.
Thêm vào đó, các phân hệ quyền lực trong cấu trúc hệ thống quyền lực xã hội có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau ví dụ như quyền lực kinh tế, tôn giáo, văn hóa,....
Sự dao động quyền lực ở một phân hệ quyền lực nào đó đều có tác động lan tỏa ra
các phân hệ quyền lực khác, thậm chí tạo sự cộng hưởng và làm thay đổi cả cấu
trúc hệ thống quyền lực xã hội. Một đặc trưng nữa có thể kể đến là sự thiếu tập
trung quyền lực quá mức hoặc chưa đủ mức đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối
với sự phát triển xã hội (xảy ra hiện tượng độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ
hoặc là dân chủ không tập trung, xã hội loạn lạc). Đặc trưng cơ bản cuối cùng của
quyền lực là “tính đa dạng của nhu cầu, khát vọng quyền lực quy định tính đa dạng
của những phương thức đạt đến quyền lực.”2

1.3.Phân loại quyền lực


1.3.1.Quyền lực tự nhiên.

Thuyết pháp quyền tự nhiên là học thuyết cho rằng có một thứ pháp luật tự
nhiên điều chỉnh quan hệ giữa người và người khi con người tồn tại trong trạng
thái tự nhiên.

J. Lốc cơ (1632-1704) là nhà Triết học , nhà tư tưởng chính trị người Anh
cũng đã từng trình bày về pháp quyền tự nhiên: Trong “trạng thái tự nhiên” con
người có các quyền được sống, quyền tự do, bình đẳng và tư hữu-đó là quyền tối
cao và bất khả xâm phạm: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng và cần phải được
bình đẳng về quyền”. Nhà nước được thành lập là để bảo vệ các quyền tự nhiên đó
của con người…
Ví dụ về quyền lực tự nhiên có thể liên hệ tới cuộc Cách mạng năm 1789 ở
Pháp. Đây là một cuộc cách mạng tư sản có tính điển hình nhất ở châu Âu, tiêu
diệt chế độ phong kiến và một chính quyền mới - chính quyển của giai cấp tư sản
đã ra đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chỉ ở Pháp mà còn
nhiều nước châu Âu khác. “Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” lịch sử
gồm 17 điều đã công khai ghi rõ các quyền con người và quyền công dân
1.3.2.Quyền lực tôn giáo

Quyền lực tôn giáo là cách mà nhóm thống trị hợp lý hóa quyền lực của
mình đối với thiểu số bằng phương tiện tôn giáo.

Có thể thấy trước năm 1500, các nước bên Châu Âu đều chịu sự chi phối
của Thiên Chúa giáo, Giáo Hoàng là người đứng đầu. Mọi sự vụ của đất nước đều
phải thông qua và được quyết định bởi Giáo hoàng.

1.3.3. Quyền lực thế tập

Quyền lực thế tập “là hình thức quyền lực biến cải từ thời xa xưa, từ những
khả năng pháp luật của thủ lĩnh, qua tính cách thần thánh của các vua, chúa, cho

2
PGS. TS. Nguyễn Văn Vĩnh - PGS. TS. LÊ VĂN ĐÍNH, Giáo trình Chính trị học đại cương,
(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2015): 125.

6
tới tinh thần của các nhà quý tộc của chế độ phong kiến. Nơi nào đó có quyền lực
thế tục thường gần với những đức đáng trọng, với sự khoan thai nhàn hạ, và ưu thế
rõ rệt của gia đình, nơi có lề lối ứng xử đúng đắn, mẫu mực với phong thái lịch
lãm đối với kẻ ngang hàng và thái độ kể cả đối với người hàng dưới.” 3. Quyền lực
của Hoàng gia Anh là một ví dụ tiêu biểu cho quyền lực cổ truyền được truyền từ
nhiều đời và đến nay vẫn còn tồn tại. “Gia đình hoàng gia Anh là chỉ một khối
người có sự thân thích với các vị vua cai trị LHQ Anh cùng các nước thuộc địa...
Họ kế tục ngôi báu truyền từ đời vua này sang đời vua khác chủ yếu theo quan hệ
huyết thống.”4

1.3.4. Quyền lực hợp pháp

“Trong một xã hội pháp quyền mọi chủ thể phải tuân thủ pháp luật, mọi
thành viên trong xã hội, kể cả các quan chức nhà nước, phải tuân thủ pháp luật, tạo
nên hoạt động hợp pháp có quyền lực của anh, trong trường hợp ngược lại là bất
hợp pháp, vi phạm pháp luật có thể bị xét xử và có thể lĩnh án tù”.5 Quyền hợp
pháp luôn đi kèm với vị trí của một cá nhân. Đây là loại quyền lực được mọi người
biết đến nhiều nhất, tuy nhiên, loại quyền lực này không ổn định. Nếu bạn bị mất
vị trí, lập tức quyền lực của bạn biến mất. Phạm vi của quyền lực này bị “hạn chế
bởi ranh giới của tổ chức.” 6

Ví dụ tiêu biểu khi nhắc tới quyền lực hợp pháp là các vị trí như Tổng thống,
Thủ tướng, Giám đốc... họ thông qua mệnh lệnh, chỉ đạo, yêu cầu hoặc các hướng
dẫn cụ thể bằng lời nói hay văn bản để thực thi quyền lực hay bắt buộc cấp dưới
phải tuân theo mệnh lệnh nhưng chỉ nằm trong giới hạn công việc.

1.3.5. Quyền lực tập thể và quyền lực cá nhân

Khi nói đến quyền lực cá nhân, ta hiểu đó là loại “quyền thuộc về một cá
nhân nào đó; dù họ có hay không thuộc vào một nhóm xã hội bất kỳ thì việc hưởng
thụ các quyền lợi đều dựa trên cơ sở cá nhân”. 7
Ví dụ: một người A có nhu cầu xin việc vào một công ty B. Khi đó, việc lựa chọn
ký kết hợp đồng với công ty thuộc toàn quyền quyết định của người A, không có
bất kỳ tác động từ bên C nào khác và bất kỳ quyền lợi nào đến từ việc ký kết làm
việc với công ty B đều thuộc về người A. Chủ thể của loại quyền lực này thuộc về
một cá nhân nhất định và trong trường hợp trên là người A.

3
Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Phạm Hồng Tung, Giáo trình chính trị học đại
cương ( NXB Đại học Quốc Gia 2010) [99,100]
4
https://dulichhoangnguyen.com/tin-tuc/tai-sao-nuoc-anh-lai-co-nu-hoang-c22n228
5
Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Phạm Hồng Tung, Giáo trình chính trị học đại
cương ( NXB Đại học Quốc Gia 2010) [99,100]
6
Các loại quyền lực và nguồn gốc của chúng ?- News ACheckin
https://news.acheckin.vn/6-loai-quyen-luc-cua-lanh-dao-nguon-goc-quyen-luc-den-tu-dau/
7
https://thoidai.com.vn/quyen-ca-nhan-va-quyen-tap-the-co-gi-khac-nhau-khong-110237.html

7
Trong khi đó, quyền lực tập thể được hiểu là “quyền đặc thù chung của một
tập thể hay một nhóm xã hội nhất định” và “trong nhiều trường hợp phải được thực
hiện với tính chất tập thể”.8 Chỉ có thành viên của một nhóm xã hội mới có thể
được hưởng những đặc quyền mà cộng đồng này đem lại. Khác với quyền lực cá
nhân, chủ thể của quyền lực tập thể có thể là một cá nhân, một nhóm xã hội hoặc
một cộng đồng.
Ví dụ: Đặc quyền được gửi xe miễn phí trong hầm để xe của một tòa nhà
chỉ dành cho các thành viên của một công ty - một cộng đồng nhất định. Những
người nằm ngoài phạm vi được hưởng đặc quyền này cần tuân thủ đúng theo quy
định của tòa nhà - trả phí gửi xe.
Tuy hai loại quyền trên mang định nghĩa khác nhau và chủ thể khác nhau
nhưng giữa chúng có một mối liên hệ chặt chẽ. Do chủ thể của quyền con người là
các cá nhân, mà chủ thể của quyền lực tập thể là một cá nhân hoặc một nhóm
nhiều cá nhân tập hợp lại. Chính vì vậy, trong quyền lực tập thể có bao gồm quyền
lực cá nhân và trong một số trường hợp, quyền lực tập thể chỉ được thực thi khi có
sự thống nhất của các thành viên.
Ví dụ: Quyền tự do hội họp và lập hội của một nhóm xã hội chỉ được hình
thành khi các cá nhân trong tập thể cùng đồng ý tham gia. Ngược lại, nếu không
đạt được sự đồng nhất trong quan điểm thì các quyền trên không thể thuận lợi hình
thành.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, quyền cá nhân cần được thực hiện
trên cơ sở tôn trọng và không gây ảnh hưởng đến quyền lợi tập thể.
Ví dụ: anh A là đại diện công ty B đi ký kết hợp đồng với công ty C. Khi đó, anh
A cần sự thông qua từ cấp trên để đưa ra hợp đồng cần ký kết với bên B. Nếu anh
A tự động đưa ra thỏa thuận và ký kết trên danh nghĩa cá nhân là đang làm ảnh
hưởng đến lợi ích chung của một tập thể.
Tuy nhiên, các quyền lực nhóm không bắt buộc phải thực hiện theo hình
thức tập thể mà có thể thực hiện bằng cả hình thức tập thể và cá nhân.
Ví dụ: cộng đồng người dân tộc thiểu số yêu cầu được bảo đảm các quyền
về sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trên các phương tiện truyền thông
có thể cử ra một cá nhân đại diện để thực hiện hoặc cộng đồng này cùng nhau thực
hiện.
Tóm lại, các quyền của nhóm có thể được thực hiện cả với tư cách tập thể
hoặc cá nhân.Điều này cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc nghiên
cứu tìm ra biện pháp giải quyết các xung đột có thể xảy ra, làm hài hoà các quyển
tập thể và quyền cá nhân.
1.3.6. Quyền lực cứng và quyền lực mềm

Quyền lực cứng là một phương pháp cưỡng chế đối với quan hệ chính trị
quốc tế, sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế để gây ảnh hưởng hoặc kiểm soát hành
vi hoặc lợi ích của các quốc gia hoặc nhóm chính trị khác.9

8
https://thoidai.com.vn/quyen-ca-nhan-va-quyen-tap-the-co-gi-khac-nhau-khong-110237.html
9 Hard Power, Soft Power and the Future of Transatlantic Relations, Thomas L. Ilgen

8
Quyền lực cứng tác động từ bên ngoài vào bên trong của đối tượng quyền
lực, thể hiện qua việc can thiệp, bảo hộ quân sự, trừng phạt kinh tế, giảm các rào
cản thương mại.Quyền lực cứng được cụ thể hóa qua việc đe dọa và mua chuộc,
“cây gậy” và “củ cà rốt”.

Bản thân quyền lực cứng tồn tại một số hạn chế như: chi phí để sử dụng và
duy trì quyền lực cao, tiềm ẩn những nguy cơ chống đối và quyền lực cứng chỉ
thực sự hiệu quả khi nó có được tính chính đáng.

Hoa Kỳ thực hiện cấm vận chống Cuba là một trong những biểu hiện của
quyền lực cứng. Lệnh cấm Hoa Kỳ đối với Cuba hạn chế các doanh nghiệp Mĩ và
các doanh nghiệp có hoạt động thương mại tại Hoa Kỳ tiến hành thương mại với
các lợi ích của Cuba. Nội dung chính sách được được cụ thể hóa qua: Đạo luật
Giao dịch với Kẻ thù (1917), Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài (1961), Quy định Kiểm
soát Tài sản Cuba (1963), Đạo luật Dân chủ Cuba (1992), Đạo luật Helms–Burton
(1996) và Đạo luật Cải cách Trừng phạt Thương mại và Tăng cường xuất khẩu
(2000). Chính sách cấm vận của Hoa Kỳ nhằm duy trì các lệnh trừng phạt đối với
Cuba miễn là chính phủ Cuba từ chối tiến tới “dân chủ hóa và tôn trọng nhân
quyền hơn”. Theo giới chức Cuba, chính sách bao vây cấm vận tính đến nay gây
thiệt hại tổng cộng gần 149 tỷ USD, đặc biệt trong năm 2020 là 9.1 tỷ USD và ảnh
hưởng xấu tới công tác chống Covid-19 của Cuba. Những chính sách và hành động
của Hoa Kỳ mang bản chất của quốc gia áp dụng sức mạnh kinh tế của mình để đạt
được những mục tiêu nhất định.

Ngoài ra quyền lực mềm với tính chất cưỡng chế quân sự có thể kể đến
hành động của Hoa Kỳ và Đồng minh đối với Libya. Năm 2011, tận dụng cuộc nổi
dậy của phiến quân Libya, Mỹ và NATO đã đưa các lực lượng không quân, hải
quân, thủy quân lục chiến với các vũ khí hạng nặng tối tân đánh vào lãnh thổ
Libya. Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ của chế độ Libya và cái chết của nhà
lãnh đạo chống Mỹ Gaddafi.

Quyền lực mềm là là một phương tiếp cận tinh tế, thuyết phục trong quan
hệ quốc tế giữa các quốc gia, nhấn mạnh sự hấp dẫn (attraction) và thuyết phục
(persuasion).10

Quyền lực mềm tác động vào hệ thống giá trị của đối tượng từ bên trong, từ
đó làm thay đổi nhận thức và hành vi đối tượng. Sự thuyết phục của quyền lực
cứng tạo ra tính chính đáng, thường được thể hiện qua những tác động của văn hóa,
lịch sử, ngoại giao...Tuy nhiên hạn chế của quyền lực cứng là sự khó đảm bảo tính
hiệu lực.
“Korean dream” hay “Giấc mộng Hàn quốc” là một thuật ngữ đại diện cho
quyền lực mềm. Hàn quốc đã đưa chất liệu văn hóa trở thành vấn đề trong đại
trong chiến lược quốc gia, với “mũi nhọn” xuất khẩu là phát triển công nghiệp giải
trí. Năm lĩnh vực công nghiệp giải trí mà Hàn Quốc chiếm lĩnh được thị hiếu và thị

10
Bùi Việt Hương. Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh trong nền dân chủ.
Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2011.

9
trường thế giới là game, điện ảnh, hoạt hình, truyện tranh, phát thanh và truyền
hình. Việc “xuất khẩu” công nghiệp giải trí không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn
quảng bá được hình ảnh đất nước và con người Hàn Quốc ra nước ngoài. Đi xa
hơn nữa hoàn toàn có thể nói rằng hàng hóa của Hàn Quốc xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài thông qua quyền lực mềm.
1.3.7. Phương thức giành quyền lực

Có nhiều quan điểm về phương thức đạt được quyền lực như quan điểm của
L.Lipson, của Bertrand Russel, của Alvin Toffler...Trong đó quan điểm của Alvin
Toffler được cho là khá hợp lý và đúng đắn. Theo ông có nhiều con đường khác
nhau để đạt đến quyền lực, trong đó có ba con đường cơ bản:

Con đường đi đến quyền lực bằng bạo lực: con đường này có hai mặt, mặt
mạnh và mặt hạn chế. Mặt mạnh là con đường này hiệu quả, sức mạnh trực tiếp,
nhanh chóng. Mặt hạn chế là con đường này kích thích chạy đua vũ trang, “tăng
thù bớt bạn”, gây lãng phí tính mạng, của cải, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã
hội.

Con đường đạt đến quyền lực bằng của cải: mặt mạnh của con đường này là
ít chạy đua vũ trang, ít ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như con đường bạo
lực, con đường này theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được”. Mặt hạn chế của nó là
không phải mọi quyền lực đều có thể mua được bằng tiền, và tiền cũng không phải
vô hạn, mãi mãi.

Con đường đạt đến quyền lực bằng trí tuệ: trí tuệ, tri thức là vô hạn, một
người lãnh đạo có tri thức, trí tuệ thì sẽ có thể đạt được quyền lực, giành, giữ và
thực thi quyền lực. Đây là con đường được đánh giá cao.

2. Quyền lực chính trị


2.1. Khái niệm quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay của liên minh giai cấp, của
một tập đoàn xã hội ( hoặc của nhân dân lao động - trong điều kiện của chủ nghĩa
xã hội), nó nói lên khả năng thực tế của một giai cấp trong việc thực hiện ý chí của
mình trong chính trị ( và trong chuẩn mực pháp quyền), nhờ đó mà lợi ích khách
quan của giai cấp được thực hiện hoá trong cuộc sống.
Theo lý thuyết của chủ nghĩa Mác khẳng định: Quyền lực chính trị là bạo
lực có tổ chức của một giai cấp để đàn áp giai cấp khác. Là quyền lực của giai cấp,
liên minh giai cấp hay tập đoàn xã hội hướng đến vấn đề giành giữ, sử dụng hoặc
chi phối quyền lực nhà nước.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp tư
sản. Họ lập ra bộ máy nhà nước với các cơ quan thực thi quyền lực khác nhau
nhưng mục đích sau cùng vẫn là để duy trì và bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

10
2.2. Đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang theo tính giai cấp trong nội dung cơ
bản của mình.
Quyền lực chính trị luôn mang tính thống nhất về cơ bản khi biểu hiện ra
bên ngoài, nhưng trong quan hệ nội tại nó có thể chứa đựng những khác biệt và
mâu thuẫn.
Quyền lực chính trị thường được biểu hiện bằng sức mạnh của những tổ
chức mang tính giai cấp, tính đảng phái.
Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan hệ
với giai cấp khác.
Quyền lực chính trị là sức mạnh trấn áp bằng tổ chức bạo lực.
Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành hệ thống
thể chế chính trị của xã hội.

2.3. Các chủ thể của quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị có thể thuộc về một giai cấp, một chính đảng, tập đoàn
xã hội, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân tùy thuộc vào thể
chế chính trị của một quốc gia; khi lý tưởng của giai cấp, của chính đảng phù hợp,
phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc (chủ nghĩa xã hội).
Ở VN hiện nay, tập trung quyền lực nhà nước được thực hiện dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam.
2.4. Chủ thể quyền lực chính trị và những nhân tố đảm bảo giành, giữ và thực
thi quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là sức mạnh của một giai cấp, một chính đảng, tập đoàn
xã hội, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân tùy thuộc vào thể
chế chính trị của một quốc gia. Tuy nhiên, để giành, giữ và thực thi quyền lực
chính trị của chủ thể quyền lực chính trị, đòi hỏi phải đáp ứng được các nhân tố
sau:
Thứ nhất, phải có chính sách đúng. Các mục tiêu phải được xác định rõ,
biểu hiện qua các quyết sách, đường lối chính trị. Các chính sách phải phù hợp với
xã hội, truyền thống dân tộc và xu hướng thời đại.
Thứ hai, phải có các hệ thống tổ chức quyền lực (HTCT) hoạt động hiệu
quả. HTCT đó phải xây dựng được một chính đảng mạnh và có một bộ máy nhà
nước đủ năng lực và hoạt động hiệu quả. Tiếp đó là phát huy được tính tự chủ, độc
lập của các tổ chức chính trị – xã hội.
Thứ ba, phải tuyển lựa được những con người chính trị – tinh hoa thật sự.
Nhưng con người mà có ba thứ sau: có cơ chế tuyển lựa người dân chủ, khoa học;
có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người hiệu quả; có cơ chế kiểm tra, thanh
lọc những đối tượng không đem lại hiệu quả cho bộ máy.
Thứ tư, có phương thức và nghệ thuật lãnh đạo. Lãnh đạo thế nào để thu
phục được lòng người cũng như có biện pháp quản lý chuẩn mực, hiệu quả (kết
hợp vừa rắn vừa mềm).

11
Phần III: Liên hệ

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NHẰM PHÒNG CHỐNG THAM
NHŨNG

Phòng, chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay.11 Thông qua Đại hội Đảng lần thứ XIII, ta thấy được
sự kiên quyết, kiên trì của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng với
nguyên tắc tích cực phòng ngừa đi liền với chủ động tấn công. Không thể phủ
nhận rằng Đảng ta đã đề ra và hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách liên quan
đến kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng; song, vẫn còn tồn tại
một số bất cập, hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của kiểm soát quyền lực
phòng, chống tham nhũng, Đảng cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thời gian tới.

Trong những năm vừa qua, có thể thấy, Đảng đã đạt được những thành tựu
nhất định trong công tác phòng, chống tham nhũng. Thứ nhất, Đảng đã từng bước
hoàn thiện pháp luật và các chính sách thông qua việc ban hành một số sửa đổi
trong bộ luật hay ban hành bộ luật mới. Có thể kể tới trong “Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012”, Đảng đã bổ sung và
sửa đổi “Điều 14: Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng".
Nhìn chung, Luật bổ sung đã nêu ra các nội dung cần công khai, minh bạch như
báo cáo khả thi; dự kiến kết quả; quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện
dự án; báo cáo tiến độ12. Việc những văn bản quy phạm pháp luật được ngày một
hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay. Thứ hai, Đảng đã coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là
sự nghiệp toàn dân. Điều này đồng nghĩa với việc là các cơ quan báo chí, đài
truyền hình, doanh nhân hay nhân dân đều có quyền được tham gia vào công cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Có thể thấy rằng, dạo gần đây, vai trò của báo
chí đã được Đảng và Nhà nước đề cao. Điều này được thể hiện thông qua những
vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử nhờ báo chí như vụ án Việt Á - 1 trong
những đại án về tham nhũng hay vụ án thao túng giá chứng khoán của Tập đoàn
FLC13. Qua đó, ta thấy rằng Đảng đã tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tích có thể
tích cực tham gia vào quá trình tố cáo hành vi tham nhũng, lạm quyền. Thứ ba,
11
Thanh tra Việt Nam. (2022, August 27). Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong Văn kiện
Đại Hội XIII của Đảng và Những giải pháp thực hiện. Thanh tra Việt Nam. Retrieved
March 6, 2023, from https://thanhtra.langson.gov.vn/vi/node/1281

12
Thuvienphapluat.vn. (n.d.). Luật phòng chống Tham Nhũng 2012 -27/2012/QH13. THƯ VIỆN
PHÁP LUẬT. Retrieved March 6, 2023, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-
hanh-chinh/Luat-phong-chong-tham-nhung-2012-27-2012-QH13-152720.aspx

13
Báo Công Thương. (2022, December 26). Năm 2022: 10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc Biệt
Nghiêm Trọng: Báo Công thương. Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội.
Retrieved March 6, 2023, from https://congthuong.vn/10-vu-an-kinh-te-tham-nhung-dac-
biet-nghiem-trong-nam-2022-232365.html

12
Đảng cũng đã tích cực áp dụng khoa học, công nghệ thông tin vào công cuộc giám
sát, quản lý cán bộ. Điển hình có thể kể tới phương thức chuyển khoản (thanh toán
không dùng tiền mặt). Phương thức này sẽ quản lý những giao dịch của các cán bộ,
công chức, viên chức Nhà nước, doanh nghiệp… chặt chẽ hơn14. Từ đó, hạn chế
được vấn nạn tham nhũng, hối lộ. Cuối cùng, Đảng đã có những chỉ đạo quyết liệt
hơn trong nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng; công khai xét xử và
được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Những vụ án điển hình có thể
kể đến như vụ án Việt Á; chuyến bay giải cứu; Vạn Thịnh Phát hay AIC. Những
chủ trương, chính sách trên của Đảng đã thể hiện rõ sự đề cao của Đảng đối với
công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta bởi kiểm soát tốt nạn hối lộ, tham
nhũng giữa các cán bộ; các cơ quan nhà nước chính là kiểm soát tốt quyền lực nhà
nước. Ngoài ra, ta còn thấy được những tiến bộ, đổi mới của Đảng thông qua các
cơ chế, chính sách được đề ra.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng của
Đảng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Đầu tiên, tuy nói hệ thống pháp luật
về phòng, chống tham nhũng đang ngày một hoàn thiện, song, vẫn còn có một số
quy định chưa phù hợp, tính khả thi thấp, hoặc còn có “lỗ hổng” nhưng chưa được
sửa đổi bổ sung kịp thời; dẫn tới việc một số cá nhân lợi dụng sơ hở để “tham
nhũng vặt”15. Thứ hai phải kể tới quyền tiếp cận thông tin của người dân vẫn còn
bị hạn chế. Phương thức truyền tải thông tin của Đảng và Nhà nước tới người dân,
có thể đánh giá là công khai nhưng chưa hoàn toàn minh bạch bởi những văn bản
chứa đựng nhiều từ ngữ chuyên ngành khiến người dân chưa thực sự hiểu được
toàn bộ vấn đề16. Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm Luật Báo chí, Đảng vẫn
chưa có những biện pháp cụ thể để xử lý nghiêm ngặt đối với những đối tượng cản
trở nhà báo thi hành công vụ. Không ít những nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy
cảm như: tài nguyên, môi trường, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,… đã bị
cản trở dưới nhiều hình thức hoặc bị hành hung17. Có thể kể tới vụ việc diễn ra vào

14
Chung Thuỷ. (2019, June 26). Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt: Có thể chống tham nhũng,
rửa tiền? VOV.VN. Retrieved March 6, 2023, from https://vov.vn/kinh-te/thanh-toan-
khong-dung-tien-mat-co-the-chong-tham-nhung-rua-tien-925536.vov

15
Nguyễn, S. C., & Hà, L. T. (2022, November 18). Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước nhằm
phòng, Chống Tham Nhũng Theo Tinh thần đại Hội XIII Của đảng.
https://thanhtravietnam.vn. Retrieved March 6, 2023, from
https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc-nham-
phong-chong-tham-nhung-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-dang-202628.html

16
Đàm, L. V. (2021, June 25). Báo Chí Với Công tác công khai minh bạch và trách nhiệm giải
trình trong cơ quan Hành Chính ở Việt Nam. Ban Nội Chính Trung ương. Retrieved March
6, 2023, from https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202106/bao-chi-voi-cong-tac-cong-
khai-minh-bach-va-trach-nhiem-giai-trinh-trong-co-quan-hanh-chinh-o-viet-nam-309711/

17
Dương, S. X. (2022, March 10). Vai trò của báo chí trong giám sát quyền lực chính trị. Tạp chí
Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân. Retrieved March 6, 2023, from
https://cdn.duytan.edu.vn/upload/file/13(51).-Vai-trò-của-báo-ch%C3%AD-trong-giám-sát-
quyền-lực-ch%C3%ADnh-trị-(Dương-Xuân-Sơn)-1.pdf

13
ngày 11/03/2018, trong lúc điều tra phản ánh tình trạng khai thác quặng trái phép
tại rừng đầu nguồn xã Khánh Thành (huyện Khánh Vĩnh), 2 phóng viên của báo
Khánh Hòa là Tạ Văn Long và Phạm Thế Anh đã bị nhiều đối tượng côn đồ giam
lỏng, đánh đập và phá điện thoại18. Đây được coi là hành vi cản trở nhà báo thi
hành công vụ. Đảng cần có biện pháp xử lý nghiêm ngặt như thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc xử lý nghiêm đối với những hiện tượng vi phạm Luật Báo chí, bưng
bít thông tin, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp theo đúng pháp luật. Thứ hai,
cơ chế minh bạch kê khai tài sản, thu nhập của các cán bộ, công nhân viên chức
vẫn còn chưa hiệu quả. Dù Đảng đã đẩy mạnh cơ chế này; song, các bản kê khai
dường như vẫn còn nặng về hình thức mà chưa được kiểm chứng sau đó. Thứ ba,
quá trình thu hồi tài sản tham nhũng vẫn gặp nhiều khó khăn dù đã được đẩy mạnh.
Căn nguyên của vấn đề có lẽ bắt nguồn từ công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra
chưa kịp thời và chưa nghiêm ngặt. Điều này đã dẫn tới việc bị cáo hoặc bị can bỏ
trốn ra nước ngoài trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc và truy cứu; hoặc tự
tử có mục đích nhằm trốn tránh trách nhiệm. Điều này dẫn đến việc tài sản thu hồi
nhỏ hơn rất nhiều so với tài sản tham nhũng.

Do đó, để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả hơn, Đảng ta cần
khắc phục một số điểm sau. Thứ nhất, Đảng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm
soát chéo giữa các cơ quan thuộc quyền lực nhà nước. Hiện nay, vai trò kiểm soát
quyền lực của cơ quan tư pháp (Tòa án Nhân dân Tối cao) đối với các cơ quan lập
pháp (Quốc hội) và hành pháp (Chính phủ) còn khá mờ nhạt. Theo đó, ngay cả
Quốc hội cũng nên được xem là đối tượng của sự kiểm soát quyền lực19. Vì vậy,
để hoàn thiện hơn trong cơ chế kiểm soát quyền lực chéo giữa các cơ quan trong
bộ máy nhà nước, ta nên tính đến phương án trao cho cơ quan tư pháp (Tòa án
nhân dân tối cao) thẩm quyền xem xét tính hợp pháp trong các quyết định của
Chính phủ. Thứ hai, Đảng cần đẩy mạnh sử dụng thẻ ngân hàng, hạn chế sử dụng
tiền mặt trong giao dịch xã hội nhằm chống tham nhũng vặt. Thứ ba, Đảng cần xử
lý kiên quyết, kịp thời và không có vùng cấm, tức không luận địa vị xã hội. Trong
những vụ án tham nhũng gần đây, Đảng ta đã rất kiên quyết với chủ trương “xử lý
không có vùng cấm”, tiêu biểu phải kể tới vụ án nâng khống giá kit xét nghiệm
Covid-19 của Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á. Cuối cùng, nhằm tránh nguy cơ

18
Vũ, P. Đ. (2020, September 25). KIỂM SOÁT CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ, TRUYỀN
THÔNG... ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP TỈNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. Quan điểm của kiểm soát của các cơ quan báo
chí, Truyền Thông đối Với Việc Thực Hiện Quyền Lực Nhà Nước Của Ủy ban Nhân Dân
Cấp Tỉnh ở Nước Ta Hiện Nay. Retrieved March 6, 2023, from
https://vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/54477/45099

19
Lưu, Q. V. (2020, August 23). Bàn về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện
nay. Tapchicongsan.org.vn. Retrieved March 6, 2023, from
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/817167/ban-ve-co-che-
kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay.aspx

14
tham nhũng vặt, Đảng cần đổi mới chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ cho
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước20.

20
Phan, A. T. (2022, November 20). Gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với bảo
vệ chính trị nội bộ - Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Tapchicongsan.org.vn.
Retrieved March 6, 2023, from https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-
dung-dang/-/2018/826330/gan-dau-tranh-phong%2C-chong-tham-nhung%2C-tieu-cuc-voi-
bao-ve-chinh-tri-noi-bo---nhung-nhiem-vu-va-giai-phap-chu-yeu.aspx

15
Phần IV: Kết luận
Nhìn chung, bản báo cáo đã phân tích rõ những vấn đề về quyền lực và quyền lực
chính trị. Bản báo cáo đã làm rõ những khái niệm về quyền lực, phân tích một số
khía cạnh về quyền lực. Đồng thời, bản báo cáo cũng chỉ rõ khái niệm, phân tích
những vấn đề cơ bản của quyền lực chính trị. Không chỉ vậy, bản báo cáo còn liên
hệ vấn đề thực tiễn đang có sức ảnh hưởng trong thời gian gần đây, phân tích và
đưa ra giải pháp về vấn đề thực tiễn đó. Có thể thấy rằng, quyền lực chính trị có
sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy cần
biết cách xây dựng, phát triển, đổi mới tư duy của bộ phận nắm quyền lực này một
cách khéo léo, linh hoạt. Có như vậy mới có thể xây dựng một quốc gia phát triển,
văn minh, hưng thịnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo Công Thương. “Năm 2022: 10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc Biệt
Nghiêm Trọng: Báo Công thương”. Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính
trị, xã hội, ngày 26/11/2022 https://congthuong.vn/10-vu-an-kinh-te-tham-
nhung-dac-biet-nghiem-trong-nam-2022-232365.html 
2. BBT. “Quyền cá nhân và quyền tập thể có gì khác nhau không?”. Tạp chí
Thời Đại, ngày 12/06/2022 https://thoidai.com.vn/quyen-ca-nhan-va-quyen-
tap-the-co-gi-khac-nhau-khong-110237.html
3. Bùi Việt Hương. Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh trong
nền dân chủ. Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2011.
4. Chung Thuỷ. “Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt: Có thể chống tham nhũng,
rửa tiền?”. VOV.VN, ngày 26/06/2019 https://vov.vn/kinh-te/thanh-toan-
khong-dung-tien-mat-co-the-chong-tham-nhung-rua-tien-925536.vov 
5. Đàm, L. V. (2021, June 25). “Báo Chí Với Công tác công khai minh bạch và
trách nhiệm giải trình trong cơ quan Hành Chính ở Việt Nam”. Ban Nội
Chính Trung ương, ngày 25/6/2021. https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-
doi/202106/bao-chi-voi-cong-tac-cong-khai-minh-bach-va-trach-nhiem-giai-
trinh-trong-co-quan-hanh-chinh-o-viet-nam-309711/ 
6. Dương. “Vai trò của báo chí trong giám sát quyền lực chính trị”. Tạp chí
Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân, ngày
10/03/2022 https://cdn.duytan.edu.vn/upload/file/13(51).-Vai-trò-của-báo-
ch%C3%AD-trong-giám-sát-quyền-lực-ch%C3%ADnh-trị-(Dương-Xuân-
Sơn)-1.pdf 
7. Hasley Doan.“6 loại quyền lực của lãnh đạo – nguồn gốc đến từ đâu?”.
Acheckin, ngày 28/11/2022. https://news.acheckin.vn/6-loai-quyen-luc-cua-
lanh-dao-nguon-goc-quyen-luc-den-tu-dau/
8. Hoàng Nguyên.“Tại sao nước Anh lại có nữ hoàng?”. Du lịch Hoàng
Nguyên. https://dulichhoangnguyen.com/tin-tuc/tai-sao-nuoc-anh-lai-co-nu-
hoang-c22n228
9. Lưu, Q. V. “Bàn về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện
nay”. Tapchicongsan.org.vn, ngày

16
23/08/2020 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-
cu//2018/817167/ban-ve-co-che-kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc-o-viet-nam-
hien-nay.aspx 
10. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Phạm Hồng Tung. Giáo trình
chính trị học đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia, 2010.
11. Nguyễn, S. C., & Hà, L. T. “Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước nhằm phòng,
Chống Tham Nhũng Theo Tinh thần đại Hội XIII của Đảng”. Thành tra Việt
Nam, ngày 18/11/2022 https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/kiem-
soat-quyen-luc-nha-nuoc-nham-phong-chong-tham-nhung-theo-tinh-than-dai-
hoi-xiii-cua-dang-202628.html 
12. PGS. TS. Nguyễn Văn Vĩnh - PGS. TS. LÊ VĂN ĐÍNH. Giáo trình Chính trị
học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2015.
13. Phan, A. T. “Gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với bảo vệ
chính trị nội bộ - Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu”. Tạp chí cộng sản,
ngảy 20/11/2022 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-
dung-dang/-/2018/826330/gan-dau-tranh-phong%2C-chong-tham-nhung%2C-
tieu-cuc-voi-bao-ve-chinh-tri-noi-bo---nhung-nhiem-vu-va-giai-phap-chu-
yeu.aspx 
14. Thanh tra Việt Nam.''Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong Văn kiện Đại
Hội XIII của Đảng và Những giải pháp thực hiện''. Thanh tra Việt Nam, ngày
27/08/2022 https://thanhtra.langson.gov.vn/vi/node/1281 
15. Thomas L.ilgen. Hard Power, Soft Power and the Future of Transatlantic
Relations
16. Thuvienphapluat.vn. (n.d.). Luật phòng chống Tham Nhũng 2012 -
27/2012/QH13. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-phong-chong-tham-nhung-2012-27-2012-
QH13-152720.aspx 
17. Vũ Đặng Phúc. Kiểm soát của các cơ quan báo chí truyền thông đối với việc
thực hiện quyền lực nhà nước của Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh ở nước ta hiện
nay. Khoa học Kiểm sát, số chuyên đề 03, ngày
25/9/2020 https://vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/54477/45099 

17

You might also like