You are on page 1of 20

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-------------*-------------

BÁO CÁO
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Nguyên


Nhóm: 1
Lớp: CTHDC.4

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM

Lê Thị Ngọc Trâm QHQT49-B1-1449

Lê Hùng Thái Dương QHQT49-C1-1164

Nguyễn Thảo Vi QHQT49-B1-1490

Nguyễn Ngọc Hương Giang QHQT49-C1-1179

Trương Văn Thái QHQT49-B1-1408

Lê Anh Quân QHQT49-B1-1391

Đỗ Hồng Anh QHQT49-B1-1100

Nguyễn Trà My QHQT49-B1-1325

Hoàng Ngọc Anh Nguyên QHQT49-C1-1345


MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. KHÁI NIỆM QUYỀN LỰC VÀ CÁC LOẠI QUYỀN LỰC
1.1. Khái niệm quyền lực
1.2. Các loại quyền lực
1.2.1. Quyền lực tự nhiên
1.2.2. Quyền lực tập thể, quyền lực cá nhân
1.2.2.1. Quyền lực tập thể
1.2.2.1. Quyền lực cá nhân
1.2.3. Quyền lực hợp pháp, quyền lực bất hợp pháp
1.2.4. Quyền lực thế tập
1.2.5. Quyền lực cứng, quyền lực mềm
1.2.6. Quyền lực tôn giáo
2. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
2.1. Khái niệm
2.2. Chủ thể quyền lực chính trị
2.3. Những nhân tố đảm bảo giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU

Quyền lực chính trị luôn là câu hỏi lớn và cũng là đầu tiên của chính trị học. Việc
nghiên cứu về quyền lực chính trị vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu để
tích lũy thêm kinh nghiệm, có nền tảng kiến thức thật vững chắc để tiếp tục tiến hành
nghiên cứu những vấn đề khác trong tương lai. Ngoài ra, quyền lực chính trị là vấn đề
đầu tiên nên nghiên cứu khi học về chính trị học. Nhóm tác giả tin rằng, với đề tài
nghiên cứu này sẽ trở thành nguồn tư liệu, tham khảo quý giá để tiếp tục nghiên cứu
cho các đề tài về chính trị học trong tương lai.

Bên cạnh việc nghiên cứu, đưa ra các khái niệm, lý luận với mong muốn đưa đến
nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, nhóm tác giả đã đưa ra các phân tích, so sánh, đối
chứng và các ví dụ từ thực tiễn. Tất cả những nguồn tham khảo đều được đưa vào
Danh mục tham khảo tại trang 19.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cũng không tránh khỏi những sai sót không
đáng có. Rất mong sẽ nhận được những lời đóng góp, nhận xét từ bạn đọc để nhóm
tác giả sẽ cải thiện chất lượng đề tài nghiên cứu trong những lần tiếp theo.

Nhóm tác giả


1. KHÁI NIỆM QUYỀN LỰC VÀ CÁC LOẠI QUYỀN LỰC

1.1. Khái niệm quyền lực

Để xã hội tồn tại, con người được phát triển thì xã hội cần phải có quyền lực. Vậy thì
quyền lực là gì?

Là một phạm trù của khoa học chính trị, quyền lực đã được khám phá trong suốt chiều
dài của lịch sử nhân loại, từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại đến các nhà thần học thời
Trung cổ, các nhà Phục hưng, các nhà không tưởng, các nhà bách khoa rồi đến các
nhà chính trị học hiện đại người Mỹ và các nhà bách khoa triết học toàn thư của Liên
Xô.

Ở thời Trung Cổ, các nhà thần học đưa “quyền lực Thượng đế” lên vị trí hàng đầu. Họ
xem loài người chỉ là cái phát sinh từ quyền lực Thượng đế.

Các nhà không tưởng và các nhà bách khoa thời Phục hưng đã đặt vấn đề lật đổ quyền
lực phong kiến để xác lập quyền lực tư sản là nhiệm vụ trung tâm của lực lượng đang
lên đương thời.

Các nhà chính trị học hiện đại người Mỹ như L. Lipson hay Alvin Toffler cho rằng
quyền lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý ta, là khả năng đạt tới kết quả
nhờ một hành động phối hợp,...

Có rất nhiều cách định nghĩa cho quyền lực

Ở mức độ tổng quát nhất, quyền lực có nghĩa là khả năng đạt được những gì mà chủ
thể có quyền lực mong muốn, tức là năng lực ảnh hướng đến hành vi của người khác
để đạt được mục đích gì đó.

Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của chủ thể tác động đến hành vi, thái độ của
chủ thể khác dựa trên một phương tiện nhất định như uy tín, chức vụ, sức mạnh,... 1

1 Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học Chính trị, 2004, Tập bài giảng Chính trị học (Hệ
Cử nhân chính trị), Nxb Lý luận Chính trị.
Như vậy, có thể rút ra được nghĩa chung nhất rằng quyền lực là cái mà nhờ đó người
khác phải phục tùng, là khả năng của một chủ thể buộc người khác phải phục tùng.
Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động trong đời sống xã hội - trong
đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình
nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội.2

Nội dung cơ bản của quyền lực:

1. Quyền lực chỉ ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người: Hoạt động
chung giữa cá nhân với cá nhân tạo ra quyền lực của người này với
người khác
2. Quyền lực mang tính khách quan: Bắt nguồn từ bản chất xã hội của con
người, suy đến cùng là do tính quy định của sản xuất vật chất đối với sự
tồn tại và phát triển của con người
3. Quyền lực luôn mang tính phổ biến: Mỗi cá nhân có nhiều mối liên hệ
mà mỗi mối liên hệ đó lại có quyền lực tương ứng
4. Quyền lực là quan hệ giữa người chỉ huy và người thừa hành: Bất kỳ
hoạt động chung nào cũng có người chỉ huy và người phục tùng
1.2. Các loại quyền lực

1.2.1. Quyền lực tự nhiên

Quyền lực tự nhiên: là quyền lực của thiên nhiên, thế giới tự nhiên bao quanh con
người, nó vận hành theo quy luật của thiên nhiên vũ trụ. Chính vì vậy, nó tồn tại
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, vận hành một cách
độc lập với các luật lệ được đặt ra bởi một trật tự chính trị, xã hội và một quốc gia.

VD: Mặt trời mọc đằng Đông và lặn ở đằng Tây

Tuy nhiên, để sử dụng tài nguyên hiệu quả, cũng như để tồn tại và phát triển thì con
người cần nhận biết được những quy luật của thiên nhiên. Hầu hết, những quy luật này
được đúc kết thông qua những trải nghiệm lặp đi lặp lại của con người với thế giới tự
nhiên.

2 (PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung)


VD: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ; Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. Hay Trái Đất
quanh xung quanh Mặt Trời tạo nên độ lớn góc chiều khác nhau, tạo nên các mùa với
sự phân hoá thời tiết đa dạng trong năm, vì vậy cần có sự hiểu biết về quy luật tự
nhiên để thực hiện các hoạt động kinh tế phù hợp …

1.2.2. Quyền lực tập thể, quyền lực cá nhân

Chủ thể của quyền lực có thể là cá nhân, cũng có thể là tập thể. Quyền lực cá nhân và
quyền lực tập thể trong chính trị rất quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến cách vận
hành của một nhà nước hay một tổ chức chính trị.

1.2.2.1. Quyền lực tập thể

Quyền lực tập thể được hiểu là quyền lực được duy trì và thực hiện bởi một tập thể,
một nhóm người. Nguyên tắc tổ chức của quyền lực tập thể là tập quyền, tức quyền
lực sẽ được tập trung vào tay của một nhóm người. Nhóm người này thường có nhiều
điểm chung như cùng trong một giai cấp, chung một đường lối tư tưởng chính trị,
trong cùng một phe phái, cùng chia sẻ những lợi ích nhất định và có nhiều ràng buộc
với nhau. Cách thủ đắc của quyền lực tập thể của tổ chức khác với cách thủ đắc quyền
lực của cá nhân phụ thuộc vào chính thể của nhà nước. Nếu ở quốc gia có tổ chức nhà
nước theo thể chế chính trị đại nghị, thì chỉ có một người có quyền lực là thủ tướng
(khi và chỉ khi người đó là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong hạ nghị viện)

Khi người đứng đầu được giao cho sử dụng một số quyền lực để thi hành chức trách,
nhiệm vụ được giao thì đó là quyền lực của tập thể trao cho họ và họ là người đại diện
cho quyền lực của tập thể để thực thi nhiệm vụ sao cho có hiệu quả cao nhất. Tập
trung quyền lực, phát huy vai trò và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu là một
hệ thống các khâu, mục tiêu mang tính đồng bộ, hệ thống, có tính chất tất yếu khách
quan, nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho quyền lực được vận hành một cách
thực chất và hiệu quả.

Ví dụ: Trong những năm vừa qua Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhận thức rất rõ,
nếu quyền lực của người đứng đầu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến lạm quyền,
tha  hóa quyền lực của người đứng đầu. Do vậy, các cấp có thẩm quyền đã cụ thể hóa
chủ trương kiểm soát quyền lực bằng các quy chế, quy định khá cụ thể và tổ chức thực
hiện nghiêm túc, trong đó chú trọng cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách phù hợp tình hình thực tế, xác định quyền và trách nhiệm
của tập thể và cá nhân người đứng đầu.

1.2.2.1. Quyền lực cá nhân

Quyền lực cá nhân là quyền lực được người khác trao cho một cá nhân. Cá nhân đó
nhận được sức mạnh này vì năng lực hoặc chuyên môn của mình. Có thể đặt ra những
luật lệ, truy cứu và có những quyền lợi (cả tuyệt đối và không tuyệt đối) trong nhiều
vấn đề và khía cạnh. Đôi khi, sức mạnh này có thể chỉ đơn giản dựa trên thực tế là mọi
người thích cá nhân này hơn người khác. Vì vậy, các yếu tố như sự tự tin, thái độ tích
cực, sức mạnh và năng lực của một cá nhân rất quan trọng trong quyền lực cá nhân.
Hơn nữa, quyền lực cá nhân đại diện cho một phong trào hướng tới sự tự nhận thức và
mục tiêu của chính nó trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta có thể gọi sức mạnh cá nhân
là sức mạnh tích cực.

Xét trên góc độ chính trị, quyền lực cá nhân được thể hiện rõ nhất trong nền quân chủ
chuyên chế phương Đông với vua - “thiên tử” - là người đứng đầu, có mọi quyền hành
và là người đặt ra mọi nguyên tắc, luật lệ. Họ cai trị đất nước theo nguyên tắc tập
quyền tuyệt đối. Ở chế độ này, mọi sự trái quy định không được gọi là chính quyền
mà là ngụy quyền. Quyền lực cá nhân của các vị vua phong kiến càng được củng cố
do ảnh hưởng của tư tưởng bấy giờ đều coi vua là “thiên tử”, là người được “ông trời”
phái xuống để cai quản đất nước.

Quyền lực cá nhân bao gồm: quyền lực chuyên môn, quyền lực thông tin và quyền lực
tư vấn. Trong đó:

- Quyền lực chuyên môn là quyền lực đạt được do có học vấn, kinh nghiệm và
kỹ năng chuyên môn của nhà quản lý.

- Quyền lực thông tin là quyền lực có được do khả năng cung cấp, chia sẻ thông
tin hoặc khả năng chi phối việc cung cấp, chia sẻ thông tin.

- Quyền lực tư vấn thực chất là sức thuyết phục của một người do khả năng
cung cấp các lời khuyên sáng suốt và hữu ích với những người khác.
1.2.3. Quyền lực hợp pháp, bất hợp pháp

Trong một xã hội pháp quyền (The Rule of Law), mọi chủ thể phải tuân thủ pháp luật,
mọi thành viên trong xã hội kể cả các quan chức nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật,
tạo nên hoạt động hợp pháp có quyền lực. Đây gọi là quyền lực hợp pháp (legitimate
power). 3

Hai chủ thể được nhắc đến trong quyền lực hợp pháp là bên mang quyền (thực hiện
quyền lực) và bên thuộc quyền (bị tác động) tương tác với nhau trong mối quan hệ
theo chiều dọc của mệnh lệnh và sự phục tùng. Tương tác xã hội thường thấy nhất
giữa cấp trên và cấp dưới đều dựa trên cơ sở quyền lực hợp pháp qua mệnh lệnh, chỉ
đạo, yêu cầu hoặc các hướng dẫn cụ thể bằng lời nói hoặc văn bản. Cách thức thể hiện
quyền lực sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động to lớn đối với kết quả cuối cùng.
Hiệu lực của những mệnh lệnh hay yêu cầu sẽ nằm trong phạm vi công việc thuộc cấp
dưới và giới hạn cho phép của cấp trên. Nếu vượt ra khỏi phạm vi thẩm quyền mang
tính pháp lý, quyền lực hợp pháp ngay lập tức bị biến chất.

Trong trường hợp ngược lại là quyền lực bất hợp pháp, vi phạm pháp luật có thể bị xét
xử và có thể lĩnh án tù. Ví dụ: giám đốc là người có chức vụ cao lạm dụng quyền lực
của mình để biển thủ tài sản của công ty, chấp nhận hối lộ, tham nhũng, vv…

1.2.4. Quyền lực thế tập

Thế tập: Con cháu được thừa hưởng chức tước của cha ông, người đời sau được kế
thừa những giá trị người đời trước để lại

Chính vì vậy, quyền lực thế tập không phải loại quyền lực mới xuất hiện mà đã có từ
xa xưa, tuy nhiên trong quá trình phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử nó vừa mang
tính duy trì, mà còn mang tính cải biến.

Đây là hình thức quyền lực biến cải từ thời xa xưa, từ những khả năng pháp thuật của
các thủ lĩnh, qua tính cách thần thánh của các nhà vua, chúa, cho tới tinh thần của các
nhà quý tộc của chế độ phong kiến4

3 Nguyễn Đăng Dung (2020). Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
4 Nguyễn Đăng Dung (2020). Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Có nghĩa là sự kế thừa quyền lực, địa vị, chức tước giữa những người ở trong một
dòng tộc nắm giữ địa vị xã hội và địa vị kinh tế cao, có tầm ảnh hưởng. Một trong
những mục tiêu của quyền lực này nhằm chống lại sự thất truyền ngôi báu, hoặc ngăn
cản sự tranh chấp những lợi ích của gia tộc đến từ các thế lực bên ngoài. Đồng thời,
khắc sâu sự phân biệt giai cấp, sự phân chia đẳng cấp và giàu nghèo sâu sắc, tồn tại
trong bất cứ phân kỳ lịch sử nào.

1.2.5. Quyền lực cứng, quyền lực mềm

Quyền lực cứng (Hard power) là loại quyền lực từ thời xa xưa dùng để chỉ các quyền
lực sử dụng vũ khí cùng quân đội để xâm chiếm lãnh thổ làm thuộc địa, bắt người dân
của nước bị xâm chiếm làm dân, làm nô lệ hay thuộc dân. 5 Quyền lực có được dựa
trên sức mạnh quân sự và kinh tế cũng như dựa trên sự khích lệ (củ cà rốt) và các mối
đe dọa (cây gậy). Một cuộc xâm lược quân sự là quyền lực cứng. Trừng phạt kinh tế là
quyền lực cứng. Điển hình như, các lệnh trừng phạt quốc tế trong cuộc xâm lược
Ukraine của Nga năm 2022. Mỹ và đồng minh đã trừng phạt các tổ chức tài chính
quan trọng của Nga, đóng băng khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối ở nước ngoài của
ngân hàng trung ương Nga, loại nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc
tế SWIFT. Washington thành lập nhóm chuyên trách về tài phiệt và giới tinh hoa Nga
(REPO), với đại diện từ 8 quốc gia EU, để xác minh và tịch thu tài sản của các tỷ phú
Nga tại nhiều nơi trên toàn thế giới.6

Quyền lực mềm (Soft power): xuất hiện những năm đầu thế kỷ 21, bằng cách thiết lập
từng bước thu phục mà không cần gây ảnh hưởng tới thực thể khác bằng sự khôn
ngoan của trí tuệ, bằng sức hấp dẫn và hợp tác chứ không phải vũ lực hoặc tiền bạc. 7

Ví dụ: Quyền lực mềm được sử dụng để xây dựng Liên minh châu Âu đã dẫn đến 70
năm hòa bình trên toàn châu Âu. Bên cạnh đó cũng có thể nhắc đến hai ví dụ rất nổi
bật trong thế kỷ XI về quyền lực mềm là: Hallyu, làn sóng văn hóa Hàn Quốc và
Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác và thúc

5 Thanh Tâm (theo Foreign Affairs), Gần 10 tháng Mỹ tăng sức ép trừng phạt Nga, VnExpress.
6 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Chính trị học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2021
7 Nguyễn Đăng Dung (2020). Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
đẩy lợi ích của mình bằng cách kêu gọi các lợi ích, giá trị và ưu tiên của họ với
phương tiện là sáng kiến “Vành đai và con đường” hay BRI.

Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên hệ với nhau. Đây là hai khía cạnh thể hiện
khả năng giành mục tiêu của một người bằng việc tác động lên hành vi của những
người khác. Quyền lực cứng là sự tác động từ bên ngoài đến các đối tượng quyền lực
nên chi phí để sử dụng và duy trì quyền lực cứng thường cao và tiềm ẩn nguy cơ
chống đối. Còn quyền lực mềm nằm ở lẽ phải và sự thuyết phục, nó tác động đến các
đối tượng của quyền lực, làm cho sự thay đổi nhận thức và hành vi diễn ra từ bên
trong. Vậy nên, quyền lực cứng và quyền lực mềm có tác động và có khả năng củng
cố lẫn nhau. Ở cấp độ nhà nước, một quốc gia cũng có thể sử dụng quyền lực cứng và
quyền lực mềm qua phương thức thực thi. Các biện pháp cưỡng chế được coi là biểu
hiện quyền lực cứng, còn công tác dân vận biểu hiện cho quyền lực mềm. “Chính sách
kế hoạch hóa gia đình” áp dụng từ năm 1979 đến 2015 (chính sách một con) của
Trung Quốc sử dụng kết hợp cả hai phương thức trên. Thông qua tuyên truyền (biểu
hiện của quyền lực mềm), Trung Quốc khuyến khích các gia đình chỉ sinh một con.
Nếu sinh sản từ hai con trở lên, gia đình đó sẽ phải đóng một mức phạt nhất định (biểu
hiện của quyền lực cứng).

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ranh giới giữa quyền lực cứng và quyền lực
mềm có thể mờ đi. Các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, các nhóm và cá nhân đều có
thể truyền bá và củng cố quyền lực mềm của mình với tốc độ rất nhanh và chi phí rẻ.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi cấu trúc cũng như phương
thức hoạt động và cung cấp dịch vụ của các hệ thống ngân hàng, góp phần định hình
và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.

1.2.6. Quyền lực tôn giáo

Dù dùng trong nghĩa hẹp (phạm vi chính trị học) hay nghĩa rộng (sức mạnh nói chung)
thì quyền lực mềm được coi là đương nhiên liên hệ đến tôn giáo, vì hầu hết tôn giáo
đều có tính quốc tế và giữ vai trò nhất định trong quan hệ quốc tế. Trường phái quan
hệ quốc tế tự do coi các tôn giáo là những chủ thể trong quan hệ quốc tế. Chính vì thế,
tôn giáo liên hệ trực tiếp đến khái niệm quyền lực mềm. Như vậy, quyền lực tôn giáo
là quyền lực quan trọng truyền thống của các thời đại trước và đã từng xuất hiện trong
xã hội cổ xưa nhất dưới hình thức rất thô sơ. 8 Một vài ví dụ về vua chúa nắm giữ
quyền này như Angustus là giáo hoàng La Mã đồng thời là vị thần của các tỉnh, Thiên
Nhật hoàng có địa vị ngang ngửa trong Thần đạo,… Cũng có thể nhắc đến thể chế
vương quyền đã phát triển đến đỉnh cao ở Ai Cập vào thời đại Babylonia dưới triều
đại Hammurabi. Các vua chúa thường tìm mọi cách làm cho quyền lực họ trở nên
truyền thống và nhuốm màu tôn giáo, điển hình như bộ luật Hammurabi: là một bộ
luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật
điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội
liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố
rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có,
nhân dân no đủ. Ở phần kết luận Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem
thường và định huỷ bỏ đạo luật. Tác giả bộ luật đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền,
vương quyền, và pháp quyền, khiến bộ luật trở nên được “thiêng hoá” nhằm đạt được
mục đích cai trị dân chúng. Trích 1 đoạn trong bộ luật, tác giả có viết: “Vì hạnh phúc
của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị
quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác
không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho
trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.”. 9

Tôn giáo phục vụ cho chính trị là một con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng với mong muốn
làm cho mọi người trở nên tốt đẹp hơn, hướng thiện hơn, thúc đẩy tích cực cho xã hội
phát triển chắc chắn sẽ thu lại nhiều kết quả tốt. Nhưng lợi dụng tôn giáo cho mục
đích xấu lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng có thể gây tác động tiêu cực đến
kinh tế, chính trị, hòa bình trên toàn thế giới. Điển hình là vụ khủng bố ngày
11/9/2001 do Osama bin Laden, thành viên của một gia tộc giàu có ở Saudi Arabia và
là người sáng lập tổ chức khủng bố Al Qaeda. Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI),
vụ khủng bố hàng loạt ngày 11-9-2001 đã tước đi mạng sống của 2.976 người (không
bao gồm 19 tên khủng bố). Trong đó, chỉ tính riêng tại khu phức hợp WTC là 2.752
người, với gần một nửa trong số này vẫn chưa được nhận dạng đến tận hôm nay. Vụ
tấn công đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ. Sau cuộc tấn công, chính
quyền Tổng thống George W. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu,

8 Nguyễn Đăng Dung (2020). Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
9 Luật sư Nguyễn Thị Phượng, Bộ luật Hammurabi – Bộ luật của xưa nhất của nhân loại
dẫn tới việc Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan ngay trong năm 2001. Cuộc
sống của người Mỹ cũng thay đổi với các quy định an toàn hàng không mới và sự
giám sát, do thám ngày càng tăng của các cơ quan tình báo nội địa Mỹ.

Quyền lực mềm tôn giáo được đã và đang tìm cách thay đổi các chuẩn mực, giá trị và
niềm tin tôn giáo của mọi người từ một nhóm quan điểm này sang một nhóm quan
điểm khác. Tuy nhiên, tương tự như quyền lực mềm, quyền lực mềm tôn giáo cũng
gặp phải khó khăn tương tự trong việc phân định ranh giới các nguồn lực vật chất với
các đối tác lý tưởng của chúng, do đó làm mờ ranh giới giữa chính nó và quyền lực
cứng thông thường.

2. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

2.1. Khái niệm

Lý thuyết của các Mác khẳng định: Quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một
giai cấp để đàn áp giai cấp khác. Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, liên
minh giai cấp hay tập đoàn xã hội hướng đến một vấn đề giành , giữ , sử dụng hoặc
chi phối quyền lực nhà nước.10

Là một bộ phận của quyền lực trong xã hội có giai cấp , quyền lực chính trị có những
đặc điểm:

Một là, quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp. Quyền lực chính trị
là cái mà các giai cấp mong đạt được vì mục tiêu cơ bản là được sử dụng bộ máy nhà
nước để duy trì, củng cố trên lĩnh vực kinh tế , tư tưởng và tinh thần . Hình thức tổ
chức quyền lực chính trị có thể là thể chế chính trị của một giai cấp hoặc liên minh
giai cấp hoặc của nhân dân. Tuy nhiên , thực chất , quyền lực chính trị đó bao giờ
cũng thuộc về một giai cấp nhất định, giai cấp cầm quyền -giai cấp thống trị nền kinh
tế xã hội. Trong nội bộ giai cấp , quyền lực chính trị có thể chứa đựng những mâu
thuẫn , thậm chí có cả những đối kháng nhưng trong liên minh với các giai cấp khác,
trong quan hệ với nhân dân và khi thể hiện sự thống trị xã hội, nó luôn mang tính
thống nhất của một giai cấp , khi biểu hiện ra bên ngoài là ý chí của giai cấp này đối
với giai cấp khác

10 Nguyễn Đăng Dung (2020). Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Hai là, quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan
hệ với giai cấp khác. Tùy thuộc vào tương quan , so sánh lực lượng mà các giai cấp ở
vào vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử dụng quyền lực chính trị

Ba là, quyền lực chính trị là sức mạnh trấn áp bằng tổ chức bạo lực . Suy cho
cùng, ý chí của giai cấp chỉ có hiệu lực khi có được sức mạnh trấn áp . Sức mạnh
trấn áp chỉ được bảo đảm bằng tổ chức bạo lực. Vì vậy, để ý chí của giai cấp mình
buộc giai cấp khác phải thực thi, họ lập ra những tổ chức có sức mạnh bạo lực tương
ứng với yêu cầu và năng lực của mình. Trong những tổ chức đó của các giai cấp, tiêu
biểu nhất là nhà nước. Chỉ khi thiết lập được quyền lực nhà nước , giai cấp mới nắm
lấy và sử dụng quyền lực công theo yêu cầu lợi ích của mình.

Bốn là, quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành hệ
thống thể chế chính trị của xã hội. Đó là hệ thống các thiết chế tổ chức với các đảng
chính trị , các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội khác, trong đó có nhà
nước đóng vai trò trung tâm chi phối. Mỗi thiết chế là một bộ phận hợp thành hệ
thống chính trị. Đó còn bao gồm hệ thống định chế với những nguyên tắc , tiêu chuẩn
với những chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn nhất định. Các thiết chế đó tồn tại và
hoạt động theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa là quyền lực của giai cấp
cầm quyền đối với giai cấp và tầng lớp khác được thể hiện bằng những quy định của
pháp luật và buộc mọi cá nhân tổ chức phải tuân theo. Do vậy, có thể nói một cách cô
đọng nhất : bản chất quyền lực chính trị là khả năng thực hiện ý chí của một giai cấp
đối với sự phát triển của xã hội thông qua tổ chức nhà nước

2.2. Chủ thể quyền lực chính trị

Chủ thể quyền lực chính trị là các giai cấp, tầng lớp, nhóm lợi ích, lực lượng, tổ
chức, các cá nhân có mục tiêu và có khả năng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào
quá trình giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị.

Đối tượng quyền lực chính trị là những giai cấp, tầng lớp, những tổ chức, các cá
nhân chịu sự chi phối của quyền lực chính trị trong quá trình giành, giữ và thực thi
quyền lực chính trị.
Tùy theo cơ sở căn cứ mà có thể phân chia thành các thể loại chủ thể quyền lực chính
trị khác nhau:
- Căn cứ vào cấu trúc quyền lực quốc gia, có:
+ Nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Đảng cầm quyền
+ Con người: Nghị viên ( Đại biểu quốc hội), quan chức chính phủ, người đứng
đầu của Đảng cầm quyền
- Căn cứ vào tương quan quốc tế, có:
+ Dân tộc thống trị, liên minh quốc gia
- Căn cứ vào cơ chế kiềm chế quyền lực. có:
+ Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, Đảng cầm quyền,
Đảng đối lập, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin, truyền
thông đại chúng
- Căn cứ vào quan hệ với quyền lực pháp luật. có:
+ Chính quyền cao cấp, các Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, nửa
hợp pháp

2.3. Những nhân tố đảm bảo giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị

Trước khi chỉ ra những nhân tố đảm bảo giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,
trước tiên cần phải xem xét đến cơ chế thực hiện quyền lực chính trị. Cơ chế thực hiện
quyền lực chính trị là loại hình thức quyền lực chính trị, được chi tiết hơn so với khái
niệm chung là thực hiện quyền lực chính trị. Nó đi sâu vào cơ cấu, các mối quan hệ
trên dưới giữa các bộ phận của quyền lực chính trị, hay nói một cách khái quát hơn là
mối tương quan giữa chủ thể nắm quyền lực chính trị với đối tượng chịu sự tác động
của quyền lực chính trị. Thế giới vật chất không ngừng vận động, như vậy, cơ cấu xã
hội cũng sẽ luôn biến đổi, dẫn đến sự thay đổi của quyền lực chính trị. Dù vậy, kể từ
sau sự ra đời của chế độ chiếm hữu nô lệ, mỗi xã hội vẫn sẽ luôn có hai giai cấp căn
bản nhất: Giai cấp, lực lượng cầm quyền và Giai cấp, lực lượng không cầm quyền.

Quyền lực chính trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền:
- Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền lấy việc đảm bảo
củng cố quyền lực của giai cấp đó trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
nhằm củng cố, duy trì, phát triển chế độ xã hội đương thời; buộc tất cả các giai
cấp và tầng lớp xã hội khác phải thực hiện các chủ trương chính trị, kinh tế
cũng như chính sách xã hội do nó đưa ra.
- Cơ chế được xây dựng nhằm hoàn thành chức năng này gồm 4 khâu:
+ Đảng cầm quyền
+ Các cơ quan nhà nước
+ Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội
+ Sự tham gia của quần chúng…
- Tuy nhiên, những vấn đề về tham nhũng đi liền với quyền lực và giai cấp, tầng
lớp cầm quyền luôn là những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Chính vì vậy, cần
có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp và giám sát chặt chẽ hoạt động
của bộ máy quyền lực.
Quyền lực chính trị của giai cấp, tầng lớp không cầm quyền:
- Mục tiêu đấu tranh cho quyền lực chính trị của giai cấp, tầng lớp không cầm
quyền là giành những lợi ích kinh tế và chính trị, đấu tranh để gây ảnh hưởng
đối với nhà nước.
- Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của những giai cấp, tầng lớp không cầm
quyền cũng có các nhân tố:
+ Các đảng chính trị
+ Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội
+ Sự tham gia của quần chúng…
Tóm lại, quyền lực chính trị chính là sức mạnh của một giai cấp. Tuy nhiên, để giành,
giữ và thực thi quyền lực chính trị của chủ thể quyền lực chính trị, cần phải đảm
bảo được các nhân tố sau:
Thứ nhất, có đường lối đúng đắn, xác định rõ mục tiêu chính trị, biểu hiện qua đường
lối, lực lượng, những giải pháp cơ bản, những sách lược cần thiết.
Thứ hai, có hệ thống tổ chức bộ máy vững mạnh, vận hành hiệu quả. Để làm được
điều này, cần phải xây dựng, củng cố một chính đảng mạnh và bộ máy nhà nước đủ
năng lực, tích cực, hạn chế hết mức các vấn đề về tham nhũng, lạm quyền… Cùng lúc
phát huy được tính tự chủ, độc lập, trong sạch của các tổ chức chính trị - xã hội.
Thứ ba, tuyển chọn những người làm chính trị - chính trị gia có đủ phẩm chất, năng
lực nhằm bồi dưỡng, đào tạo ra tinh hoa cho đất nước. Đặt ra cơ chế kiểm tra, loại bỏ
những đối tượng làm bộ máy nhà nước ì trệ, không hiệu quả.
Thứ tư, có quyết sách đúng đắn, phù hợp; có phương thức và nghệ thuật lãnh đạo
cũng như hoạt động chính trị, có biện pháp quản lí chuẩn mực, được thực hiện thông
qua con người chính trị.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài, bàn về từng khía cạnh, vấn đề về quyền lực chính trị,
nhóm tác giả nhận thấy đây là một phạm trù quan trọng trong khoa học chính trị. Đòi
hỏi người làm nghiên cứu phải có thái độ nghiêm túc cũng như cái nhìn đa chiều nhất
để có thể đánh giá ở nhiều cấp độ và phương diện.

Bài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong việc
phân tích, đánh giá đề tài nghiên cứu cũng như tìm nguồn tài liệu. Nhóm tác giả rất hy
vọng sẽ đón nhận những ý kiến đóng góp khách quan, mang tính xây dựng để bài báo
cáo trở thành một tài liệu tham khảo có cơ sở.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu sách tham khảo

1. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Chính trị học, tái bản lần thứ ba, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội

2. Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học Chính trị, 2004, Tập
bài giảng Chính trị học (Hệ Cử nhân chính trị), Nxb Lý luận Chính trị.

3. Nguyễn Văn Long (Chủ biên), 2012, Giáo trình Chính trị học, Nxb Đại học Sư
phạm.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh - PGS.TS Lê Văn Đính (Đồng chủ biên), 2015, Giáo
trình Chính trị học Đại cương, Nxb Giáo Dục Việt Nam.

2. Các trang điện tử tham khảo

1. Đôi nét về "quyền lực mềm" Trong quan hệ Quốc Tế - tạp chí quốc phòng toàn
Dân (2011) TCQPTD. ĐỨC LÊ. Available at: http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-
tap-chi-in/doi-net-ve-quyen-luc-mem-trong-quan-he-quoc-te/3410.html
(Accessed: March 9, 2023).
2. VietNamNet News (2021) Thực Chất 'Quyền Lực mềm' Của Trung Quốc,
VietNamNet News. Hoàng Việt. Available at: https://vietnamnet.vn/thuc-chat-
quyen-luc-mem-cua-trung-quoc-757240.html (Accessed: March 9, 2023).
3. Baotuoitre (2021) Toàn Cảnh VỤ Khủng BỐ Ngày 11-9-2001 Làm Thay đổi
Nước MỸ, TUOI TRE ONLINE. Available at: https://tuoitre.vn/toan-canh-vu-
khung-bo-ngay-11-9-2001-lam-thay-doi-nuoc-my-20210910113830734.htm
(Accessed: March 9, 2023).
4. PV/VOV-Moscow (2023) Các trừng phạt Mới Của MỸ và EU CÓ Tác động
Mạnh đến Kinh Tế Nga?, VOV.VN. Available at: https://vov.vn/the-gioi/cac-
trung-phat-moi-cua-my-va-eu-co-tac-dong-manh-den-kinh-te-nga-
post1004071.vov (Accessed: March 9, 2023).
5. LÝ Thuyết Lãnh đạo dựa trên quyền lực và ảnh hưởng (no date) Trang chủ.
Available at:
https://tcnn.vn/news/detail/36840/Ly_thuyet_lanh_dao_dua_tren_quyen_luc_v
a_anh_huongall.html (Accessed: March 9, 2023).
6. Morrison, R. (no date) SỰ Khác Biệt Giữa Quyền Lực vị Trí và Quyền Lực Cá
nhân: So sánh SỰ khác biệt giữa các Thuật Ngữ tương TỰ - đời Sống - 2023,
strephonsays. Anonim. Available at: https://vi.strephonsays.com/positional-
power-and-personal-power-357#menu-2 (Accessed: March 9, 2023).
7. LuatMinhKhue.vn (no date) BỘ luật hammurabi – BỘ Luật Của Xưa Nhất Của
Nhân Loại, Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Available at:
https://luatminhkhue.vn/bo-luat-hammurabi-%E2%80%93-bo-luat-cua-xua-
nhat-cua-nhan-loai.aspx (Accessed: March 9, 2023).
8. Hallyu, làn Sóng Văn Hóa Hàn Quốc : Korea.net : The official website of the
Republic of Korea (no date) koreanet. Available at:
https://vietnamese.korea.net/AboutKorea/Culture-and-the-Arts/Hallyu
(Accessed: March 9, 2023).
9. Anh, Q.T. (2021) Quan Tuan Anh, Tạp chí Quản lý nhà nước. Available at:
https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/10/12/ve-khai-niem-quyen-luc-trong-
dieu-kien-hien-dai/ (Accessed: March 9, 2023).
10. Quan điểm Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng HỒ chí minh và Của đảng,
Nhà Nước ta VỀ Quyền Lực và Kiểm Soát Quyền Lực (no date) Quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta về
quyền lực và kiểm soát quyền lực - Chi tiết tin tức - Cổng thông tin điện tử tỉnh
Bắc Giang. Available at:
https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/
content/quan-iem-cua-chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-va-cua-ang-
nha-nuoc-ta-ve-quyen-luc-va-kiem-soat-quyen-luc (Accessed: March 9, 2023).

You might also like