You are on page 1of 21

LUẬT HÀNH CHÍNH

MỤC LỤC
• TUẦN 1: VẤN ĐỀ 1: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ............................ 2
• TUẦN 2: VẤN ĐỀ 2: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
CHỈNH VÀ NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH ....................................................... 5
• TUẦN 3: VẤN ĐỀ 3: QUY PHẠM VÀ QHPL HÀNH CHÍNH ............................ 8
• TUẦN 4: VẤN ĐỀ 4: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QLHCNN.................. 11
• TUẦN 5: VẤN ĐỀ 5: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QLHCNN ............... 13
• TUẦN 6: VẤN ĐỀ 6: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.................................................. 16
• TUẦN 7: VẤN ĐỀ 7: QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH .......................................... 18
• TUẦN 8: VẤN ĐỀ 8: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CQ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC....................................................................................................... 20
• TUẦN 1: VẤN ĐỀ 1: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Quản lý Điều khiển
Điều hành
Chỉ đạo
Lãnh đạo
- QUẢN LÝ BAO GỒM:
+ Quản lý xã hội (con người x con người)
 Quản lý nhà nước (lập, hành, tư) => QLHCNN
 Quản lý xã hội khác
+ Quản lý khác (đối tượng không phải con người)
- KHÁI NIỆM:
+ Quản lý

CHỦ THỂ Phương tiện quản lý ĐỐI TƯỢNG


QUẢN LÝ QUẢN LÝ
Con người, - Hệ thống, xã hội,...
tổ chức của - Sự vật, hiện tượng
con người
Sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý (cá
nhân, tổ chức) đến đối tượng quản lý (cá nhân,
+ Quản lý xã hội tổ chức)
Xuất hiện ở bất cứ đâu nếu có hoạt động chung
của con người (có thể không có quản lý)

- CƠ SỞ QUẢN LÝ XÃ HỘI (TÍNH CHẤT):


+ Tính tổ chức: Sự liên kết người với người, sự phân công, phân định rõ
nhiệm vụ, chức trách của mọi cá nhân, sự liên kết hoạt động riêng rẽ thành hoạt động
chung, thống nhất.
+ Tính quyền uy: Khả năng áp đặt ý chí của người này lên người khác, là
yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, là sự bắt buộc phải tuân thủ ý chí của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý.
 Một người có uy tín => có khả năng có quyền uy.
 Quyền lực nhà nước => có khả năng chỉ đạo người khác.
 Tiền => kinh tế mạnh => quyền uy lớn.
 Huyết thống
- NỘI DUNG: Chủ thể quản lý sử dụng quyền uy của mình để điều khiển, điều
hóa, phối hợp hoạt động riêng lẻ của đối tượng quản lý vận động theo một vòng trật tự nhất
định phù hợp với mục đích của chủ thể quản lý.
- CHỦ THỂ:
+ Cá nhân, tổ chức
+ Có quyền uy trong MQH với đối tượng quản lý
- ĐỐI TƯỢNG:
+ Cá nhân, tổ chức
+ Phục tùng quyền uy
- PHƯƠNG TIỆN: Quy tắc xử sự chung (phong tục tập quán, nội quy, đạo đức,
tôn giáo, quy phạm pháp luật)
- MỤC ĐÍCH: Thiết lập và duy trì trật tự xã hội.

2. Quản lý nhà nước


- Xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước.
? Khi có sự ra đời của nhà nước liệu nhà nước có thâu tóm toàn bộ sự quản lý trước
đấy hay không?
- Quản lý nhà nước:
+ Hoạt động nhà nước.
+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước.
+ Được tiến hành trên cơ sở quyền lực nhà nước.
? Phân biệt quản lý nhà nước với hoạt động lập pháp và tư pháp.
- CƠ SỞ QUẢN LÝ NHÀ NHÀ NƯỚC: Quyền lực nhà nước
- CHỦ THỂ:
+ Nhà nước (các chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước)
+ Bao gồm:
 Cơ quan nhà nước.
 Cá nhân, tổ chức đại diện nhà nước.
 Cá nhân, tổ chức được trao quyền.
- ĐỐI TƯỢNG: Cá nhân, tổ chức có tư cách chủ thể pháp luật (năng lực pháp
luật & năng lực hành vi)
- PHƯƠNG TIỆN: Quy phạm pháp luật
- MỤC ĐÍCH: Thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

3. Quản lý hành chính nhà nước


- Hoạt động quản lý của chủ thể sử dụng QLNN trong lĩnh vực hành pháp tới
đối tượng quản lý nhằm tổ chức thực hiện trên thực tế các VBQPPL.
- CƠ SỞ: Quyền lực nhà nước
- CHỦ THỂ:
+ CQ hành chính NN, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan.
+ CQNN khác, cá nhân có thẩm quyền.
+ Cá nhân, tổ chức được NN trao quyền.
? Phân biệt CN được trao quyền với CN có thẩm quyền.
- ĐỐI TƯỢNG: Cá nhân, tổ chức có tư cách chủ thể pháp luật, tham gia vào
hoạt động QLHCNN.
- PHƯƠNG TIỆN: Pháp luật – QPPL HC.
- MỤC ĐÍCH: Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện pháp luật.
- BAO GỒM CÁC HOẠT ĐỘNG:
+ Ban hành VBQPPL.
+ AD PLHC – giải quyết khiếu nại...
+ Kiểm tra, thanh tra.
+ Xử lí cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật, vi phạm hành chính.
+ Tuyên truyền PL: Được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền.
- ĐẶC ĐIỂM (TÍNH CHẤT):
+ Tính chấp hành – điều hành:
 Chấp hành: Tuân thủ pháp luật.
 Điều hành: Tổ chức, chỉ đạo, đưa pháp luật vào đời sống.
+ Tính chủ động – sáng tạo: Linh hoạt trong việc ADPL.
+ Tính quyền uy, phục tùng.
+ Tính thường xuyên, liên tục.

THẢO LUẬN T1
1. Phân biệt khái niệm QLXH, QLNN, QLHCNN.
- QLXH là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lí tới các đối tượng
quản lí.
- QLNN là sự tác động của các chủ thể mang QLNN, chủ yếu bằng pháp luật
tới các đối tượng quản lí nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.
- QLHCNN là 1 hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và
chủ yếu bởi các CQHCNN, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị
quyết của các cơ quan QLNN, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên
công cuộc xây dựng KT, VH-XH và hành chính – chính trị.
Tiêu chí QLXH QLNN QLHCNN
Các cá nhân, tổ chức có Nhà nước, cá nhân, tổ + Các CQHCNN,
quyền uy trong MQH chức đại diện cho NN người có thẩm quyền.
với đối tượng quản lí. sử dụng QLNN. + Các CQNN khác và
Chủ thể người có thẩm quyền.
+ Các cá nhân, tổ chức
được NN trao quyền.

Phương Pháp luật – Quy phạm


Quy tắc xử sự chung. Quy phạm pháp luật.
tiện pháp luật hành chính.
Thực hiện chức năng
Mục đích Thiết lập và duy trì trật Tổ chức và chỉ đạo việc
đối nội và đối ngoại của
(Khách thể) tự xã hội. thực hiện pháp luật.
nhà nước.

2. Phân biệt QLHCNN với hoạt động lập pháp, tư pháp.


- QLHCNN là 1 hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và
chủ yếu bởi các CQHCNN, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị
quyết của các cơ quan QLNN, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên
công cuộc xây dựng KT, VH-XH và hành chính – chính trị.
- Hoạt động lập pháp: Hoạt động cơ bản, quan trọng của CQ lập pháp; làm luật
và sửa đổi luật.
- Hoạt động tư pháp: Hoạt động của các CQNN bảo vệ pháp luật, có trách
nhiệm duy trì, bảo vệ công lí và trật tự pháp luật, trong đó toà án với chức năng hiến định
là xét xử là trọng tâm và thể hiện rõ nét nhất đặc tính của quyền tư pháp.
Tiêu chí QLHCNN HĐLP HĐTP
+ Các CQHCNN, người Quốc hội (Đ6, K1 Đ70 Tòa án (K1 Đ120 HP
có thẩm quyền. HP 2013) 2013) + Viện kiểm sát
+ Các CQNN khác và
Chủ thể người có thẩm quyền.
+ Các cá nhân, tổ chức
được NN trao quyền.
Tổ chức và chỉ đạo việc Xây dựng hệ thống Xử lí mọi hành vi vi
thực hiện pháp luật. pháp luật làm cơ sở phạm pháp luật...
Mục đích pháp lí cho hoạt động (Bảo vệ pháp luật)
QLNN, QLXH...

Thủ tục Thủ tục hành chính. Thủ tục lập pháp. Thủ tục tố tụng.

• TUẦN 2: VẤN ĐỀ 2: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP


ĐIỀU CHỈNH VÀ NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính


- Là những QHXH hình thành trong lĩnh vực QLHCNN.
- Các QHXH thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC được chia thành 3 nhóm.
- Để phân biệt ngành LHC với luật khác dựa vào 2 yếu tố:
+ Đối tượng điều chỉnh.
+ Phương pháp điều chỉnh.
a. Các quan hệ phát sinh trong quá trình các CQHCNN thực hiện hoạt động
chấp hành – điều hành trên tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội
- QHXH trong đời sống hàng ngày rất lớn, để điều chỉnh thì NN phải đặt ra các
ngành luật khác để điều chỉnh. Theo đó ngành LHC có thể điều chỉnh được một lĩnh vực
QHXH đó là những QHXH phát sinh trong lĩnh vực QLHCNN hay gọi là những quan hệ
phát sinh trong lĩnh vực chấp hành và điều hành.
 QH thuộc nhóm 1 là quan hệ quan trọng nhất vì thông qua việc thực
hiện các QH này mà CQHCNN thực hiện được chức năng cơ bản của mình đó là chức
năng QLHCNN.
- Thể hiện nhiều trong đời sống xã hội.
VD1: Quan hệ phát sinh giữa CQHCNN cấp trên với CQHCNN cấp dưới theo hệ
thống dọc.
+ Chính phủ => UBND tỉnh, TP trực thuộc TW.
+ UBND tỉnh, TP trực thuộc TW => UBND huyện, quận, thị xã...
 Hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh => phát sinh khi thục hiện
chức năng quản lý.
VD2: CQHC với các CQ chức năng.
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW => CQHCNN.
+ VP UBND
- CQHCNN chỉ đạo các CQCN thực hiện chức năng cụ thể
Chỉ đạo + Các sở
- CQCN giúp CQHCNN thực hiện các chức năng
+ Thanh tra

b. Các QHQL hình thành trong quá trình các CQNN xây dựng và củng cố chế
độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng và
nhiệm vụ của mình.
- Phát sinh khi các CQHC thực hiện việc ổn định chế độ công tác của mình.
VD1: Tuyển dụng công chức; Xét ngạch công chức; Bổ nhiệm các chức vụ trong cơ
quan; Giải quyết chế độ lương, mất sức...
VD2: Chỉ đạo thủ trưởng, nghị viện trong việc phân công, chỉ đạo công việc hàng
ngày; Báo cáo kết quả công tác của nhiệm vụ với thủ trưởng.
c. Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được
NN trao quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong một số trường hợp
cụ thể do pháp luật quy định.
- Hình thành khi các cá nhân, tổ chức được trao quyền.
VD1: Người lái máy bay và tàu biển khi máy bay và tàu biển rời khỏi sân bay và
bến cảng có quyền tạm giữ người vi phạm HC trên những phương tiện đó.
VD2: Tổ chức công đoàn có quyền cùng với cơ quan thanh tra thực hiện những hoạt
động điều tra, xác minh những vụ việc vi phạm lao động. Khi thực hiện haoatj động đó thì
tổ chức công đoàn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu
phục vụ việc thanh tra.

2. Phương pháp điều chỉnh của LHC


- Là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ quyền lực phục tùng
giữa một bên có quyền, nhân danh NN ra những mệnh lệnh bắt buộc bên kia là CQ, tổ
chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện phục tùng các mệnh lệnh đó.
- Điều này thể hiện rõ nét ở các điều sau:
+ Một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể, đặt ra các quy định bắt buộc
đối với bên kia và điều tra việc thực hiện.
+ Hoặc 2 bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều
gì phải được bên kia cho phép và phê chuẩn.
 Sự bất bình đẳng thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt
buộc bởi quyết định hành chính.

3. Nguồn của LHC


- Là những VB QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới
những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực
bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng
chế nhà nước.
 Nguồn của LHC chỉ có thể là những VB QPPL và những VB QPPL đó
phải chứa đựng các QPPL HC.
? Phân biệt VB QPPL và VB ADPL
- VB khác:
+ Hiến pháp; Các luật về tổ chức (VD: Luật tổ chức chính phủ, chính quyền
địa phương...)
+ Luật xử lí vi phạm
+ Luật cán bộ công chức
+ Luật viên chức
+ Thông tư bộ và cơ quan ngang bộ để hướng dẫn các nghị định
+ VBPL của HĐND
+ Thông tư chánh án TAND tối cao, viện trưởng VKSND tối cao...

THẢO LUẬN T2
1. Nhận diện QH quản lí HCNN (có đồng thời là QHHC hay không?) trong tình
huống cụ thể.
- Ví dụ: Hoạt động giữa Chính phủ (Chủ thể thực hiện QLNN) – Bộ CA (Đối
tượng quản lí thuộc thẩm quyền CP)
- Phân tích:
+ Chủ thể: Chính phủ.
+ Lĩnh vực: Chấp hành – Điều hành.
+ Tính chất: Thường xuyên – Liên tục.
+ Hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo (Các tỉnh có những chỉ định khác
nhau trong việc phòng chống tộ phạm do có sự khác nhau về tình hình thực tế, vị trí, điều
kiện kinh tế - xã hội...)
+ Chủ thể: Chính phủ - sử dụng LHC.
+ Khách thể: Trật tự QLHCNN trong việc phòng chống tội phạm.
 Nhận diện đó chính là nhận diện QLHCNN.
2. Thông qua ví dụ cụ thể về QH pháp luật hành chính để chứng minh tính bất
đồng về ý chí giữa 2 chủ thể trong QH pháp luật hành chính.
- Quan hệ thu hồi đất của UBND xã (chủ thể đb sử dụng QLNN) với anh A
(chủ thể thường) do anh A sử dụng đất trái phép, phát sinh từ yêu cầu hợp pháp hóa của
UBND xã trong quản lí đất đai.
+ Quyền của UBND xã là thu hồi đất.
+ Nghĩa vụ của anh A là chấp hành quyết định thu hổi đất.
- Trong TH quyết định bất hợp pháp, anh A có quyền khiếu nại vì quyết định
ấy ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bản thân còn UBND xã có nghĩa vụ phải giải quyết
khiếu nại ấy.

3. Hệ thống hóa nguồn của LHC.


- Là những VB QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới
những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực
bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng
chế nhà nước.
- Gồm 6 loại:
+ VBQPPL của các CQ QLNN.
+ VBQPPL của Chủ tịch nước.
+ VBQPPL của các CQHCNN.
+ VBQPPL của TAND tối cao và VKSND tối cao.
+ VBQPPL của Tổng kiểm toán NN.
+ VBQPPL liên tịch.
- Ý nghĩa: Chỉ có thể thực hiện bởi CQ thẩm quyền => Bộ luật ra đời; Giá trị
thực tiễn không cao.

• TUẦN 3: VẤN ĐỀ 3: QUY PHẠM VÀ QHPL HÀNH CHÍNH


I. QUY PHẠM PLHC
- Là một dạng cụ thể của QPPL, được ban hành để điều chỉnh các QHXH phát
sinh trong quá trình quản lý HCNN theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.
1. Đặc điểm
- Các QPPLHC chủ yếu do các CQ HCNN ban hành.
+ Ví dụ: Luật xử lý VPHC do QH ban hành quy định rõ các CQ HCNN có
nhiệm vụ, chức năng xử lý VPHC...
- Các QPPLHC có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau.
+ Số lượng lớn => đảm bảo việc quản lý đồng bộ, không chồng chéo.
+ Ví dụ: QH ban hành Luật tổ chức CP, cán bộ công chức, viên chức chứa
100% QPPLHC hoặc chứa một phần QPPLHC...
+ VB luật có hiệu lực > VB dưới luật.
- Các quy phạm PLHC hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp
lí nhất định.
+ Các QPPL do CQNN cấp dưới ban hành phải phù hợp với ND và MĐ
của QPPL do CQNN cấp trên ban hành.
+ Các QPPL do CQHCNN, chủ tịch nước, TAND, VKSND ban hành phải
phù hợp với ND và MĐ của các QPPL do CQQLNN cùng cấp ban hành.
+ QPPLHC do CQHCNN ban hành phải phù hợp với ND và MĐ của các
QPPL do CQHCNN có thẩm quyền ban hành.
+ QPPL do cá nhân có thẩm quyền trong CQNN ban hành phải phù hợp với
các QPPL do tập thể đó ban hành.
+ Ví dụ: CP ban hành vv bảo vệ ANTTATXH trong thời kì mới thì Bộ và
CQ ngang bộ như y tế, CAND... phải phối hợp với nhau.
+ QPPL phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức nhất
định do PL quy định.
 QPPLHC là phương tiện chủ yếu và là cơ sở của quản lý HCNN.
+ Ví dụ: 2 người kết hôn thì phải đến xã, phường để đăng ký kết hôn và làm
lễ cưới theo PTTQ. Việc tổ chức lễ cưới là không bắt buộc nhưng việc đăng ký kết hôn là
bắt buộc.
2. Nội dung
Xác định thẩm quyền quản lí HCNN.
+ Ví dụ: Do các VB luật tổ chức CP, tổ chức địa phương thì ta biết được
thẩm quyền của CP, UBND.
- Quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý HC của đối tượng quản lí HCNN.
+ Ví dụ: Quy định những người nào được tiêm Vacxin; Xác định nghĩa vụ
của công chức NN; Quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc sử dụng nhà đất.
 Đối tượng quản lý: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
- Quy định cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các CQ, tổ chức, cá nhân
trong quá trình quản lí HCNN.
+ Ví dụ: Luật tổ chức CP quy định CP có ai, CQNN nào...
- Quy định thủ tục HC, vi phạm HC, các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế
hành chính.
+ Ví dụ: Luật xử lí VPHC, Luật thi đua, khen thưởng...

3. Thực hiện QPPLHC


- Là việc các CQ, tổ chức, cá nhân xử sự phù hợp với yêu cầu của QPPLHC khi
tham gia vào quản lí HCNN.
- Thực hiện QPPL được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
hợp pháp của CQ, tổ chức, cá nhân.
- Chủ thể, đối tượng quản lý đều phải thực hiện QPPLHC khi tham gia vào quản
lí HCNN.
- Hình thức thực hiện QPPLHC:
+ Sử dụng QPPLHC: CQNN, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi
được PLHC cho phép.
+ Tuân thủ QPPLHC: CQNN, tổ chức, cá nhân kiềm chế, không thực hiện
những hành vi PLHC ngăn cấm.
+ Chấp hành QPPLHC: CQ, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà
PLHC bắt buộc phải thực hiện (Ví dụ: Nộp thuế thu nhập cá nhân...)
+ Áp dụng QPPLHC: CQ, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhân danh NN
căn cứ vào QPPLHC hiện hành giải quyết công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản
lí HCNN (Ví dụ: Xử phạt, khen thưởng, tuyển dụng...). Yêu cầu khi AD QPPLHC:
 Đúng với ND, MĐ của QP được áp dụng.
 Thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền.
 Thực hiện theo thủ tục do PL quy định.
 Thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do PL quy định.
 Kết quả AD QPPLHC phải được thông báo công khai, chính thức
cho các đối tượng có liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản.
4. Phân loại (Giáo trình 58-61)

II.QUAN HỆ PLHC
- Là những QHXH phát sinh trong quá tình QLHCNN, được điều chỉnh bởi các
QPPLHC giữa các CQ, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy
định của PLHC.
- Là kết quả của việc NN sử dụng QPPLHCNN để điều chỉnh QHHCNN.
- Đặc điểm:
+ Có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp đơn phương của chủ thể hay đối
tượng QLHCNN (Ví dụ: CD đủ tuổi, đủ điều kiện được yêu cầu đăng ký kết hộn cho mình)
+ Nội dung là quyền và nghĩa vụ PLHC của các bên tham gia quan hệ đó.
+ Một bên tham gia QHHC phải được sử dụng QLNN (chủ thể đặc biệt)
+ Quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
+ Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo
thủ tục hành chính.
+ Bên tham gia QHPLHC vi phạm yêu cầu của PLHC phải chịu trách nhiệm
pháp lí trước NN.
+ QHPLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý
hành chính nhà nước.
- Phân loại...: Đọc thêm trong giáo trình 71-80.

THẢO LUẬN T3
1. Nhận diện QPPLHC cần những yếu tố nào?
- Nhận diện QPPLHC: Do CQHCNN ban hành.
Nội dung: Thẩm quyền QLHCNN.
Dựa vào 3 yếu tố thuộc ND.
2. Một QHPLHC có đồng thời là QHQLHC hay không?_Có.
3. Lấy ví dụ cụ thể về QHPLHC để phân tích năng lực chủ thể trong QHPLHC.
- Ví dụ: Quan hệ giữa Giám đốc Sở Giao Thông với Công dân về việc cấp GPLX.
- Phân tích NLCT:

GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG CÔNG DÂN

- Năng lực PLHC và NLHV phát


- Từ đủ 18 tuổi.
sinh tại thời điểm cá nhân được bổ
- Người có NLHVDS đầy đủ (Đ60
nhiệm chức vụ Giám đốc sở (K4Đ12
LGTĐB, Đ8 và Đ51 TT46/2012/TT-
Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT về
BGTVT)
việc đào tạo, sát hạch, cấp GPLX)
4. Thông qua ví dụ cụ thể về hành động AD QPPLHC để phân tích các yêu cầu
của hoạt động AD QPPLHC.1
- Ví dụ: Hoạt động cấp giấy CNKH.
+ Đúng mục đích và nội dung: Đ8 LHN&GĐ về điều kiện kết hôn.
+ Đúng thẩm quyền: UBND cấp xã của một trong hai bên công dân nam nữ
(K1Đ17 Luật Hộ tịch)

1
Tình huống ≠ Ví dụ cụ thể
+ Đúng thủ tục: Đ18 Luật Hộ tịch (nêu rõ trình tự, thời hạn cấp)
- Yêu cầu:
+ Kết quả AD phải được trả lời công khai (nêu rõ việc làm lễ cấp giấy
CNKH tại trụ sở UBND xã cho công dân)
+ Được thể hiện bằng văn bản và bảo đảm thi hành trên thực tế (GCNKH –
MỘT LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ). Xác nhận mối quan hệ giữa công dân
nam và công dân nữ đăng ký là quan hệ vợ chồng.

• TUẦN 4: VẤN ĐỀ 4: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QLHCNN


1. Khái niệm và đặc điểm các nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN
1.1. Các khái niệm
- Trong khoa học pháp lý: Các nguyên tắc trong QLHCNN là những tư tưởng
chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất chế độ được quy
định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý HCNN.
- Trong LHC: Các nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN được hiểu là tổng thể
các QPPLHC có ND chứa đựng các tư tưởng chủ đạo, là cơ sở tổ chức và thực hiện hoạt
động QLHCNN.
1.2. Đặc điểm
- Tính pháp lý: Được ghi nhận trong HP, trong hệ thống các VBPL ở mức độ
khác nhau.
- Tính khách quan, khoa học:
+ Tính khách quan:
 Cơ sở nền phương pháp duy vật biện chứng.
 Xuất phát từ các yếu tố khách quan.
 Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Tính khoa học:
 Khả năng, nhận thức của chủ thể PL, được đúc kết rút ra từ kinh nghiệm
thực tiễn.
 Phù hợp, khả thi, hiệu quả.
- Tính chính trị: Bị chi phối bởi các yếu tố chính trị (chi phối toàn bộ)
- Tính ổn định tương đối:
+ Bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan.
+ Các yếu tố này luôn vận động, phát triển nên các nguyên tắc cũng phải
vận động, phát triển.
- Tính hệ thống, thống nhất: Thống nhất về ND và MĐ.

2. Các nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN


• CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong QLHCNN.
- Nguyên tắc ND lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.
- Nguyên tắc pháp chế XHCN.
• CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC – KĨ THUẬT
- Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với quản lí theo địa phương.
- Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp
quản lí liên ngành.
2.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong QLHCNN.
- Cơ sở thực tiễn:
+ Xuất phát từ lịch sử CMVN.
+ Uy tín chính trị của Đảng.
- Cơ sở pháp lý: Đ4 HP2013.
- Biểu hiện:
+ Đảng thông qua chủ trương, đường lối, chính sách ghi nhận trong các VB
của Đảng (nghị quyết)
+ Thông qua công tác tổ chức cán bộ.
+ Thông qua các tổ chức Đảng.
+ Thông qua vai trò gương mẫu của các Đảng viên.
+ Thông qua kiểm tra.
2.2. Nguyên tắc ND lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN.
- Cơ sở thực tiễn:
+ Bản chất dân chủ sâu sắc.
+ NNXHCN do chính NDLĐ tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình.
- Cơ sở pháp lý: Đ2, Đ3 HP2013.
- Các hình thức tham gia vào QLHCNN của NDLĐ bao gồm:
+ Tham gia vào hoạt động của các CQNN.
+ Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội.
+ Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.
+ Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong QLHCNN.
2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tập trung: Thống nhất quyền lực vào tay chủ thể quản lý.
- Dân chủ: Các cá nhân, tổ chức có thể tham gia vào việc QLHCNN, bày tỏ tâm
tư, nguyện vọng.
- Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý.
- Cơ sở pháp lý:
+ Đ3, Đ6 HP2013.
+ Luật tổ chức CP, tổ chức chính quyền ĐP.
+ Pháp lệnh thực hiện ở xã, phường, thị trấn.
- Biểu hiện:
+ Sự phụ thuộc của CQHCNN vào CQ quyền lực NN cùng cấp.
+ Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với TW.
+ Việc phân cấp quản lí:
 Việc phân cấp quản lí phải bảo đảm cho TW có quyền quyết định trong
những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển
cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lí tập trung và thống nhất của NN
trong phạm vi toàn quốc.
 Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy
tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lí... hoàn thành nhiệm vụ được TW và cấp
trên giao phó.
 Việc phân cấp quản lí phải thật cụ thể, hợp lí trên cơ sở những quy định
của pháp luật.
+ Hướng về cơ sở: Vì cơ sở tập trung mọi nguồn lực...
+ Sự phụ thuộc hai chiều của CQHCNN ở địa phương: Nhằm đảm bảo sự
thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích riêng của địa phương.
2.4. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.
2.5. Nguyên tắc pháp chế XHCN.
2.6. Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với QL theo địa phương.
2.7. Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối
hợp quản lí liên ngành.

THẢO LUẬN T4 (nghỉ 1/5)

• TUẦN 5: VẤN ĐỀ 5: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QLHCNN


I. Hình thức QLHCNN
- Là những biểu hiện có tính tổ chức – pháp lí của những hoạt động cụ thể cùng
loại của chủ thể QLHCNN nhằm hoàn thành những nhiệm vụ được đặt ra trước CT ấy.
- Các hình thức:
+ Hình thức mang tính chất pháp lý: Là các hoạt động của chủ thể
QLHCNN nhằm xác lập những QPPL trong phạm vi thẩm quyền, tổ chức chỉ đạo thực
hiện pháp luật một cách trực tiếp. Bao gồm:
 Ban hành VBQPPL:
• Là hình thức QLHCNN quan trọng nhất, gắn liền với hoạt động
chấp hành, điều hành của CQHCNN.
• Ví dụ: Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn về việc tuyển
dụng, xử phạt,... trong từng lĩnh vực cụ thể.
• Hình thức này không bao gồm việc ban hành Hiến pháp, Luật,
Pháp lệnh.
• Kết quả: Ban hành VBQPPL.
• Mục đích:
✓ Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng.
✓ Cụ thể hóa VBQPPL của cơ quan NN.
• Nội dung:
✓ Xác định địa vị pháp lý các bên tham gia QLHCNN.
✓ Xác định cơ chế pháp lý HC nhằm duy trì và bảo vệ trật tự
QLHCNN (thanh tra, thủ tục HCNN, xử lí VPHC...)
• Tính điều hành của hình thức này là việc tổ chức thực hiện pháp
luật không trực tiếp.
 Ban hành VB ADQPPL:
• Là hình thức hoạt động chủ yếu của các chủ thể QLHCNN, có
ND là áp dụng 1 hay nhiều QPPL vào trong 1 trường hợp cụ thể,
trong những điều kiện cụ thể đối với những đối tượng xác định.
• Là hoạt động ADVBQPPL có kết quả được thể hiện bằng
VBQPPL.
• Hình thức không bao gồm các hoạt động ban hành VB ADQPPL
theo thủ tục tư pháp.
• Mục đích: Cá biệt hóa QPPL vào trường hợp cụ thể.
• Nội dung: Giải quyết công việc cụ thể phát sinh trong lĩnh vực
QLHCNN.
• Tính điều hành của hình thức này là việc tổ chức thực hiện pháp
luật trực tiếp.
• Số lượng chủ thể thực hiện hình thức này > số lượng chủ thể có
thẩm quyền thực hiện hình thức ban hành VBQPPL.
 Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lí:
• Là hình thức QLHCNN quan trọng được tiến hành khi phát sinh
những điều kiện tương ứng được định trước trong VBQPPL nhưng
không cần ban hành VBQPPL.
• Là hoạt động ADVBQPPL trong QLHCNN.
• Mục đích, nội dung, tính điều hành = hình thức ban hành VB
ADQPPL.
• Kết quả: Không được thể hiện = VBQPPL.
• Kết quả thể hiện bằng VB có tính chất pháp lí như Giấy khai sinh,
Bằng tốt nghiệp...
• Công tác công chứng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 AD những biện pháp tổ chức trực tiếp:
• Hoạt động tổ chức do các chủ thể QLHCNN tiến hành, có mục
đích giống như những hình thức hoạt động mang tính chất pháp lí,
khác ở phương tiện để đạt được mục đích.
• Kết quả của những hoạt động này không tạo ra các quy tắc bắt
buộc chung, không làm phát sinh, thany đổi, chấm dứt QHPL.
• Nhấn mạnh công tác hướng dẫn, giải thích, kiểm tra, tổ chức
công tác bộ máy của những CQHCNN.
 Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kĩ thuật.
 Điểm chung của các hình thức QLHCNN:
- Có nội dung là việc sử dụng quyền lực NN của các chủ thể QLHCNN.
- Được pháp luật quy định cụ thể vể thẩm quyền, trường hợp, thủ tục tiến hành.
- Làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt QHPL cụ thể.
II. Phương pháp QLHCNN
- Là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính
NN, cách thức tác động của chủ thể quản lí HCNN lên các đối tượng quản lí nhằm đạt
được hành vi xử sự cần thiết.
a. Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế
- Phương pháp thuyết phục là làm cho các đối tượng quản lí hiểu rõ sự cần thiết
và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.
+ Thông qua pp, các chủ thể QLHCNN giáo dục cho mọi công dân nhận
thức đúng đắn về kỉ cương XH, kỉ luật NN, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối
với NN và XH.
+ Biện pháp: Giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp
thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản lí XH...
- Phương pháp cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các CQNN
có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong trường hợp pháp luật
quy định nhằm buộc cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện hoặc không được thực hiện những
hành vi nhất định hay phải phục tùng những hạn chế nhất định.
+ Thể hiện trong việc AD những quyết định bắt buộc đơn phương đối với
đối tượng quản lí.
+ Có 4 loại cưỡng chế NN:
 Cưỡng chế Hình sự.
 Cưỡng chế Dân sự.
 Cưỡng chế Kỉ luật.
 Cưỡng chế Hành chính.
 Phương pháp thuyết phục và Phương pháp cưỡng chế có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau.
b. Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế
- Phương pháp hành chính là phương pháp quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên
xuống dưới, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí.
- Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các
đối tượng quản lí thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của
con người.
 Phương pháp hành chính và Phương pháp kinh tế không đối lập nhau mà
kết hợp, bổ sung cho nhau.

THẢO LUẬN T5
1. Phân biệt hình thức ban hành VBQPPL và VBADQPPL.
- Khái niệm.
- Chủ thể có thẩm quyền.
- Nội dung.
- Mục đích.
- Thủ tục, hình thức.
2. Phân tích vấn đề kết hợp phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế
trong QLHCNN.
- Khái niệm
- Sự cần thiết phải kết hợp.
- Biểu hiện: Để thi hành quyết định quản lí nào đó có thể sử dụng những phương tiện
cưỡng chế tương ứng nhưng trên thực tế không phải lúc nào người ta cũng sử dụng chúng.
Việc sử dụng phương tiện cưỡng chế không có ý nghĩa khi có khả năng đảm bào thực hiện
thông qua phương pháp thuyết phục.
- Ví dụ: Trong hoạt động ban hành VBQPPL khi luật giao thông đường bộ có quy
định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng xe máy... Từ khi
được thông qua đến khi có hiệu lực, NN ta đã đề ra một khoảng thời gian khá dài vừa tuyên
truyền vừa giải thích trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân hiểu, làm
quen và tự giác chấp hành. Đến khi có hiệu lực nhà nước mới bắt đầu áp dụng các biện
pháp cưỡng chế đối với trường hợp vi phạm.
3. Lấy ví dụ về phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong QLHCNN.
- Phương pháp hành chính: UBND TPHN ra Chỉ thị số 11/CT-UBND về “Tăng cường
thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.”
- Phương pháp kinh tế: Ngân hàng hạ lãi suất cho các doanh nghiệp trước tình hình
dịch bệnh COVID-19.

• TUẦN 6: VẤN ĐỀ 6: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH


I. Khái niệm thủ tục hành chính.
1. Khái niệm TTHC.
- Ví dụ: Thủ tục lập pháp (XD VÀ BH VB Luật) gồm các bước:
+ Lập chương trình XD Luật (đánh giá cơ sở XD PL)
+ Soạn thảo dự thảo.
+ Thẩm tra dự thảo.
+ UBTVQH cho ý kiến về dự thảo.
+ Thảo luận tiếp thu và chỉnh lý dự thảo.
+ Trình dự thảo và thông qua.
+ Công bố luật.
- Ví dụ (thủ tục tư pháp): Thủ tục xét xử vụ án hành chính gồm các bước:
+ Khởi kiện và thụ lý.
+ Chuẩn bị xét xử.
+ Xét xử sơ thẩm.
+ Xét xử phúc thẩm.
+ Thi hành án.
+ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
- Ví dụ (thủ tục hành chính): Thủ tục đăng ký, cấp giấy khai sinh gồm các bước:
+ Điều kiện: Nộp tờ đăng ký khai sinh và giấy chứng sinh; đồng thời cung
cấp các loại giấy tờ liên quan (sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy đăng ký tạm trú)
+ Công chức hộ tịch xem xét điều kiện đăng ký khai sinh.
+ Công chức hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh ký vào sổ hộ tịch.
+ Chủ tịch UBND xã thay mặt xã ký vào GKS.
+ Cấp giấy khai sinh cho người được khai sinh (Đ16 Luật Hộ tịch)
 Thủ tục lập pháp ≠ Thủ tục tư pháp ≠ Thủ tục hành chính.
- Định nghĩa 1: Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền QLNN và
trình tự thực hiện quyền và nghĩa vụ hành chính của cá nhân, tổ chức khi tham gia
QLHCNN.
- Định nghĩa 2: Là cách thức tiến hành hoạt động QLHCNN, bao gồm các ND:
+ Số lượng các hoạt động cần thực hiện.
+ Thẩm quyền thực hiện.
+ Nội dung, mục đích của hoạt động cụ thể.
+ Cách thức, thời hạn tiến hành các hoạt động cụ thể.
- Thủ tục hành chính được cấu tạo bởi 4 yếu tố:
+ Điều kiện.
+ Trình tự thực hiện.
+ Thẩm quyền thực hiện.
+ Thời hạn và thời hiệu.
- Đặc điểm của TTHC:
+ Được tiến hành bởi các chủ thể QLHCNN có thẩm quyền.
+ Là thủ tục do pháp luật hành chính quy định (quy định bởi các QPHC
thuộc VB Luật như Luật xử lí VPHC...; VB dưới Luật như nghị quyết, quyết định...)
+ Tính mềm dẻo, linh hoạt.
2. Phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục lập pháp.
Tiêu chí Thủ tục hành chính Thủ tục lập pháp
Định Là cách thức thực hiện hoạt Là trình tự XD ban hành Hiến
nghĩa động QLHCNN. pháp và VB Luật của QH.
Chủ thể
Cơ quan hành chính. Cơ quan lập pháp
thực hiện
Cơ sở Quy định bởi QPPLHC tại các Quy định bởi QPPL tại các
pháp lý VB Luật và VB dưới Luật. Hiến pháp và các VB Luật.
Thực hiện hoạt động
Mục đích Thực hiện chức năng lập pháp.
QLHCNN.
Thủ tục ban hành Luật Khiếu
Ví dụ Thủ tục khiếu nại.
nại.
3. Phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tư pháp.
Tiêu chí Thủ tục hành chính Thủ tục tư pháp
Là trình tự giải quyết các tranh
Định Là cách thức thực hiện hoạt
chấp hành chính, dân sự và
nghĩa động QLHCNN.
định tội.
Chủ thể Cơ quan tư pháp, người tiến
Cơ quan hành chính.
thực hiện hành tố tụng.
Cơ sở Quy định bởi QPPLHC tại các Quy định bởi pháp luật tố tụng
pháp lý VB Luật và VB dưới Luật. (TTHS, TTDS, TTHC)
Thực hiện hoạt động
Mục đích Thực hiện chứ năng tư pháp.
QLHCNN.
Tố tụng hành chính: Xét xử vụ
Ví dụ Thủ tục giải quyết khiếu nại.
án hành chính.
II. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC.
✓ Nguyên tắc pháp chế (tuân thủ pháp luật)
✓ Nguyên tắc khách quan.
✓ Nguyên tắc công khai, minh bạch.
✓ Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời.
✓ Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên tham gia TTHC.
III. Chủ thể của TTHC (2)
✓ Chủ thể tiến hành TTHC (chủ thể quản lí)
✓ Chủ thể tham gia thủ tục HC (đối tượng quản lí)
IV. Các loại thủ tục hành chính
- Căn cứ vào mục đích của thủ tục:
+ Thủ tục ban hành VBQPPL.
+ Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể (ADPL)
- Căn cứ vào tính chất công việc:
+ Thủ tục hành chính nội bộ.
+ Thủ tục liên hệ (khiếu nại, tố cáo...)
V. Các giai đoạn của TTHC
- Khởi xướng vụ việc.
- Xem xét và quyết định giải quyết vụ việc
- Thi hành quyết định hành chính.
- Khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định hành chính.
VI. Cải cách thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính một cửa một dấu: Nghị định 61/2018/NĐ-CP
- Thủ tục hành chính một cửa liên thông: Nghị định 61/2018
- Thủ tục hành chính trong môi trường điện tử: Nghị định 45/2020/NĐ-CP

THẢO LUẬN T6:


- Trong các loại TTHC, LHC không quy định cụ thể đối với Thủ tục ban hành quyết
định quy phạm (thông tư, nghị định)

• TUẦN 7: VẤN ĐỀ 7: QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH


1. Khái niệm
- Định nghĩa: QĐHC là một dạng quyết định pháp luật, là kết quả của sự thể
hiện ý chí quyền lực của NN thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện
quyền hành pháp tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy
định của PL, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc
áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống XH nhằm thực
hiện chức năng QLHCNN.
- Đặc điểm chung của QĐHC:
+ Tính ý chí.
+ Tính quyền lực NN.
+ Tính pháp lý.
- Đặc điểm riêng của QĐHC:
+ Tính dưới Luật: Giá trị pháp lý thấp hơn luật.
 Không có tên là ‘Luật” (VD: Luật xử lí vi phạm HC không phải
là QĐHC)
 Mục đích và nội dung phù hợp với Luật, không trái Luật.
 Phụ thuộc vào hiệu lực pháp lí và VB Luật.
+ Chủ thể QLHCNN: Chủ yếu là CQHCNN (Ngoài ra chủ thể QLHCNN cũng
có thể là các CQ khác ngoài CQHCNN hoặc cá nhân ngoài BMNN ví dụ như cơ trưởng
phát hiện ra hành vi VPHC thì ông ta được NN trao quyền và có quyền xử lý VPHC đối
với người VPHC)
+ Thủ tục hành chính: Được quy định trong nhiều VB QPPL.
+ Nội dung: Phong phú, đa dạng, chứa đựng chủ trương, chính sách, giải pháp,
quy tắc xử sự, mệnh lệnh cá biệt (Vì kết quả là ý chí của các chủ thể nên nội dung đa dạng)
2. Phân loại QĐHC
a. QĐHC chủ đạo
- Đề ra chủ trương, chính sách, giải pháp lớn.
- Không trực tiếp điều chỉnh QHXH.
b. QĐHC quy phạm
- Đặt ra các quy tắc xử sự chung.
c. QĐHC cá biệt
- Đưa ra các mệnh lệnh cụ thể.
- Ví dụ: Quyết định thu hồi quyền sử dụng đất...
3. Tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC
- Yêu cầu đối với QĐHC:
+ Tính hợp pháp: Bảo đảm đúng với quy định pháp luật.
+ Tính hợp lý: Bảo đảm phù hợp với thực tiễn đời sống.
- Yêu cầu đối với tính hợp pháp:
+ Đúng nội, mục đích.
+ Đúng thẩm quyền.
+ Đúng thủ tục.
- Yêu cầu đối với tính hợp lý:
+ Đảm bảo tính dự báo.
+ Đảm bảo tính minh bạch.
+ Đảm bảo tính khả thi.
+ Đảm bảo tính hài hòa lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tập thể.
- Ví dụ: 2003, có một quyết định “mỗi người có hộ khẩu thường trú ở HN
hoặc TP.HCM chỉ được phép đăng ký sở hữu 1 chiếc xe máy để giảm ách tắc giao
thông”. Quyết định này vừa bất hợp pháp vừa bất hợp lý vì kể cả họ có sở hữu nhiều chiếc
xe máy thì cũng chỉ ảnh hưởng đến diện tích dựng xe ở trong nhà họ chứ không ảnh hưởng
đến giao thông bởi một người chỉ điều khiển được 1 chiếc xe máy khi tham gia giao thông
chứ không thể điều khiển 2-3 chiếc xe máy khi tham gia giao thông được và quyết định này
cũng vi phạm tới quyền sở hữu của cá nhân.

THẢO LUẬN T7:


1. Phân biệt quyết định hành chính với quyết định lập pháp, tư pháp.
2. Ảnh hưởng của tính hợp pháp và tính hợp lí đối với hiệu lực của quyết định
hành chính.
3. Xác định biểu hiện bất hợp pháp của một quyết định hành chính cụ thể.

• TUẦN 8: VẤN ĐỀ 8: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CQ


HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CQHCNN
1. Khái niệm CQHCNN
- CQHCNN là bộ phận của BMNN (bao gồm 4 hệ thống CQ) nên ngoài dấu
hiệu chung thì CQHCNN có những đặc trưng cơ bản sau (4):
+ CQHCNN có chức năng QLHCNN (chức năng hành pháp)
+ Hệ thống CQHCNN được thành lập từ TW đến địa phương, đứng đầu là
chính phủ – một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo thứ bậc và cùng thực thi thẩm
quyền QLNN.
+ Thẩm quyền của CQHCNN được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ,
ngành, lĩnh vực.
+ CQHCNN có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc.
- CQHCNN là bộ phận cấu thành của BMNN, có chức năng QLHCNN.
2. Phân loại CQHCNN
CQHCNN được phân loại dựa trên các yếu tố lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc
tổ chức, giải quyết công việc.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ => 2 loại: CQHCNN ở TW và CQHCNN ở ĐP.
- Căn cứ vào thẩm quyền => 2 loại: CQHCNN có thẩm quyền chung và CQNN
có thẩm quyền chuyên môn.
- Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc =>

II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HC CỦA CQHCNN


ĐVPLHC là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của CQHCNN.
1. Chính phủ
- Chính phủ là CQ đứng đầu hệ thống CQHCNN.
- CP quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH trong phạm vi cả nước.
- CP trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của bộ, UBND các cấp...
2. Bộ, cơ quan ngang bộ
- Bộ, CQ ngang bộ là CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở TW, có chức
năng QLHCNN về một ngành, đa ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn tổng hợp.
- Bộ, CQ ngang bộ chia làm 2 loại: Bộ QL một ngành hoặc đa ngành; Bộ QL
có chức năng tổng hợp (quản lý về một lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư...)
- Địa vị pháp lý HC của bộ được thể hiện rất rõ tại các quy định về thẩm quyền
của bộ trưởng.
3. UBND các cấp
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc TW.
- UBND xã, phường, thị trấn.
- Các CQ chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện không phải là CQHCNN
mà chỉ là CQ chuyên môn giúp UBND thực hiện hoạt động QLHC ở ĐP.
- UBND cấp xã và tương đương có đội ngũ công chức chuyên môn giúp UBND
xã thực hiện hoạt động QL ở cấp này.
III. CẢI CÁCH BMHC – ND QUAN TRỌNG CỦA CẢI CÁCH HC
- Mục tiêu của cải cách BMHCNN hiện nay là hướng tới XD BMHCNN tinh
giản, tổ chức hợp lý, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, hoạt động có kỷ cương
trong khuôn khổ Hiến pháp, PL.
- Cải cách BMHCNN trên cơ sở bảo đảm quyền lực NN là thống nhất, có sự
phân công, phân nhiệm một cách hợp lý giữa 3 quyền: lập – hành – tư pháp.
- Đảm bảo QLHC theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.
- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng CQ trong
BMHCNN, của TW và địa phương.

THẢO LUẬN T8:

You might also like