You are on page 1of 15

Họ Và Tên: Trịnh Thị Tính

Lớp : QH-L-VB2(A3)-Tổ 5
Trường : ĐH Quốc Gia HN_Khoa Luật
Môn : LLNN Và PL_GS.TS

BÀI THI KIỂM TRA


Môn: LLNN và PL

Bài Kiểm Tra số 1:


Câu 1: Trên cơ sở khái niệm và các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của nhà nước
pháp quyền. Giải thích, liên hệ thực tiễn về nguyên tắc thượng tôn hiến pháp, pháp
luật hợp hiến, hợp pháp, hợp lý, hiệu lực và hiệu quả.
Trả Lời
Nhà nước Pháp quyền là một khái niệm được tiếp cận dưới nhiều góc độ nhưng theo
quan niệm hiện đại thì :nhà nước pháp quyền là một mô hình nhà nước được xây
dựng trên nền tảng dân chủ và tổ chức quyền lực theo nguyên tắc phân quyền. Trong
nhà nước đó chủ nghĩa lập hiến được đề cao, quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi một
hệ thống pháp luật được áp dụng thống nhất, minh bạch, công bằng và đảm bảo quyền
được tiếp cận của mọi chủ thể.
Nhà nước thực thi quyền lực của mình trên cơ sở pháp luật theo một thủ tục pháp lí
chặt chẽ, nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Theo quan niệm trên thì nhà nước pháp quyền quản lý và điều hành nhà nước
bằng một hệ thống các hiến pháp và văn bản pháp luật thống nhất theo nguyên tắc
phân quyền, có nghĩa là ở mỗi cấp chính quyền sẽ có các văn bản có hiệu lực khác
nhau theo quyền hạn của từng cấp.
Hay nói một cách khác: Vai trò của hiến pháp và pháp luật với tư cách là phương tiện,
nền tảng để duy trì công quyền, pháp luật chính là phương tiện để đưa sức mạnh
quyền lực nhà nước vào thực tiễn.
Do đó, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thượng tôn
hiến pháp và pháp luật là một yêu cầu pháp lý cơ bản. Trước những yêu cầu ngày
càng cấp thiết, việc nâng cao ý thức, tinh thần thượng tôn pháp luật là một nghĩa vụ
quan trọng được đặt ra đối với các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức và
từng thành viên trong xã hội.
Lâu nay, cùng với nhận thức chưa thật đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng và giá trị
của hiến pháp và pháp luật trong đời sống quốc gia, vấn đề ý thức thượng tôn Hiến
pháp và pháp luật cũng chưa được quan tâm thỏa đáng trên phương diện lý luận và
thực tiễn.
Không thể có nhà nước pháp quyền mà không có một bản hiến pháp bảo đảm quyền
con người, quyền công dân, được tôn trọng và tuân thủ, trước hết là đối với các cơ
quan và cá nhân công quyền.
Một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo cho hiến pháp được tôn trọng, tuân thủ,
được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày chính là hiệu lực của hiến pháp: hiệu lực
pháp lý cao nhất và hiệu lực áp dụng trực tiếp.
Thượng Tôn Hiến Pháp, Pháp Luật là Tuân thủ nghiêm khắc các quy định Hợp với
hiến pháp, hợp với Pháp luật, thấu tình đạt lý và thực sự có hiệu lực để mang lại kết
quả tốt nhất.
Hiến pháp năm 2013 ra đời phản ánh thành quả của quá trình xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 8 năm thực hiện
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW
của Bộ Chính trị.
Việc xây dựng Hiến pháp đã kế thừa, phát triển và hình thành nhiều tư duy pháp lý
mới mang tính nền tảng, cơ bản, chủ đạo và tạo cơ sở pháp lý - chính trị cao nhất cho
quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ mới. Trong đó, nổi
lên là các nội dung như: đề cao chủ quyền nhân dân, dân chủ trực tiếp; phân công,
phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền công dân được
Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm; quyền con người, quyền công dân
chỉ có thể bị hạn chế bằng luật; xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường và bảo vệ Tổ quốc...
Từ các giá trị của Hiến pháp và các tư duy mới đã dẫn đến sự thay đổi nhận thức sâu
sắc của nhà làm luật và những người tham gia vào quá trình hoạch định chính sách.
Quy định mới và tinh thần của Hiến pháp cũng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho các cơ
quan nhà nước phải rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật ở một cấp độ cao hơn về chất, nhằm cụ thể hóa đầy đủ nội
dung và tinh thần của Hiến pháp.
Để triển khai thi hành Hiến pháp một cách kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm
nguyên tắc tối thượng của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền, công tác rà soát, lập
danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành mới để phù hợp với quy định của Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu, được triển khai ngay sau khi Hiến pháp được thông qua. Việc rà soát
được tiến hành toàn diện, đồng bộ, bảo đảm khoa học, bài bản, trên cơ sở hiểu rõ, hiểu
đúng và đầy đủ tinh thần và quy định của Hiến pháp để kịp thời đề xuất hoàn thiện
pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống
pháp luật.
Để cụ thể hóa các quy phạm pháp luật và việc thực thi hiến pháp hợp lý có hiệu lực
hiệu quả, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong quy trình
lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như đưa ra các nguyên tắc lập và điều
chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thường xuyên đôn đốc các cơ quan rà
soát, đề xuất đưa vào Chương trình các nội dung có liên quan để bảo đảm thi hành
Hiến pháp; tăng cường công tác thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội đối với các đề
nghị điều chỉnh và kiến nghị xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh…
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo sát sao các cơ quan bám sát
các quan điểm, đường lối của Đảng, yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp và yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong quá trình lập, xem xét, thông qua các đề nghị xây dựng
luật, pháp lệnh. Theo đó, những dự án luật, pháp lệnh được đưa vào Chương trình
phải được lựa chọn chặt chẽ, bảo đảm cần thiết, xác định rõ phạm vi, đối tượng, mục
tiêu để bảo đảm tính khả thi; ưu tiên các dự án luật, pháp lệnh đã được chuẩn bị kỹ,
trong đó đặc biệt chú trọng đến các dự án luật trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm của mình cũng đã chủ động đề xuất
đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các văn bản triển khai thi hành Hiến
pháp thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Sau 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp, trong số 90 luật, pháp lệnh được liệt kê tại
Danh mục dự kiến tiến độ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét,
thông qua các dự án luật, pháp lệnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-
UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đã ban hành 69 luật, pháp lệnh, trong đó có các đạo luật mang tính nền tảng,
rường cột của hệ thống pháp luật; còn 21 dự án luật, pháp lệnh nằm trong Danh mục
nhưng chưa được ban hành.
Những dự án luật, pháp lệnh chưa được ban hành này cần được tiếp tục rà soát, đánh
giá tính cấp thiết của việc ban hành và đánh giá tác động kỹ các chính sách trong dự
án luật, pháp lệnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để
làm cơ sở xác định thời điểm hợp lý sửa đổi, bổ sung, ban hành từng văn bản đó.
Ngoài ra, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn ban hành 34 luật, pháp lệnh
không nằm trong Danh mục. Đây là những luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến
quyền dân sự - chính trị, quyền kinh tế - xã hội của con người và thể chế quản lý kinh
tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước nên được các cơ quan quan tâm và sớm
trình Quốc hội ban hành.
Về cơ bản, nội dung của các luật, pháp lệnh được ban hành đã cụ thể hóa và bảo đảm
phù hợp với Hiến pháp năm 2013; bám sát và thể chế hóa các chủ trương, định hướng
của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế.
Có thể nói, những kết quả đạt được trong thời gian qua đã từng bước đưa các quy định
của Hiến pháp dần đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của
đất nước; góp phần bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân.
Thông qua triển khai thi hành Hiến pháp cũng góp phần nâng cao ý thức thượng tôn
Hiến pháp, pháp luật trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, người dân; tạo cơ sở quan trọng cho việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong giai đoạn phát triển
mới.
Câu 2: Quan điểm, đề xuất đường lối giải quyết, giải pháp về hành vi, mô hình săn
bắt cướp của các “Hiệp Sĩ Đường Phố’’ (HSSBC) ở TP.HCM, Bình Dương dưới
lăng kính phương diện đạo đức, pháp lý, xã hội.
Trả Lời
Thành lập tự phát và đi hoạt động được một thời gian, các nhóm “hiệp sỹ” đường phố
tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đã mang lại những hiệu quả nhất định
trong việc hỗ trợ lực lượng Công an phòng chống tội phạm và được chính quyền ghi
nhận.
Đã có cả nghìn vụ cướp được các nhóm “hiệp sĩ” này bắt được và giao công an xử lý.
Việc làm này được nhiều người dân ủng hộ, có ý kiến đề xuất nên nhân rộng mô hình
“hiệp sĩ”để góp phần bảo vệ an ninh trật tự cho người dân.
Nhưng xét tình hình thực tế hiện nay, nhiều ý kiến lại cho rằng không nên phát triển
mô hình này bởi “hiệp sĩ” bắt cướp sẽ gặp nhiều nguy hiểm, trong khi nhiệm vụ này
đang được pháp luật giao cho lực lượng công an và chính quyền đảm nhận.
Thực tế xảy ra chúng ta đã thấy có nhiều “hiệp sĩ” đã tử vong hoặc bị thương tật suốt
đời trong lúc truy bắt cướp giật trên đường phố. Điển hình như vụ hai “Hiệp sĩ”
Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi bị băng trộm xe gắn máy SH dùng dao
đâm chết trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh) vào ngày 13.5.2018 gây phẫn nộ trong dư luận.
Quan điểm bản thân xét về mặt đạo đức: không ủng hộ việc nhân rộng mô hình “hiệp
sĩ”đường phố . … Bởi công việc này rất nguy hiểm, việc trấn áp tội phạm là chức
năng nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền. Những người tham gia trong công tác
bắt cướp, bắt tội phạm này cần được huấn luyện về nghiệp vụ, được trang bị về điều
kiện, phương tiện và có hiểu biết về luật pháp cũng như một hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh để bảo vệ những người tham gia công tác phòng chống tội
phạm nói chung và việc săn bắt cướp nói riêng.
Việc đấu tranh phòng chống tội phạm là vấn đề cả xã hội phải quan tâm và phải có
các giải pháp phù hợp. Không nên thành lập những nhóm tự phát, nhất là những công
việc như săn bắt cướp, bắt tội phạm, đặc biệt là các tội phạm nguy hiểm. Đó là nhiệm
vụ, chức trách của lực lượng chức năng, lực lượng công an...công dân có nghĩa vụ và
trách nhiệm trong việc phát hiện, trình báo cung cấp thông tin cho các lực lượng chức
năng để có hình thức xử lý phù hợp.
Nếu xét về tinh thần trượng nghĩa thì các “Hiệp sĩ” có tinh thần trượng nghĩa rất cao
cả, họ không để ý đến an nguy của bản thân nhưng nếu cứ hành động theo hướng tự
phát thì chỉ mang lại kết quả không tốt, đau lòng cho bản thân và gia đình.
Quan điểm bản thân xét về mặt pháp lý, xã hội:
Mô hình "Hiệp sĩ đường phố" không được đề cập trong bất cứ văn bản pháp luật nào.
Thẩm quyền điều tra, truy bắt tội phạm mới chỉ được pháp luật trao cho lực lượng
công an, cơ quan bảo vệ pháp luật. Đối với công dân nói chung và các “hiệp sĩ” nói
riêng chỉ có quyền bắt người khi phát hiện phạm tội quả tang, tố cáo, tố giác hành vi
vi phạm pháp luật mà không được quyền trực tiếp bắt người, khám người.
Để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm một cách nhanh chóng thì
Nhà nước đã xây dựng, thành lập các lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động chuyên
nghiệp,chuyên trách như: cảnh sát hình sự, đặc nhiệm, lực lượng phản ứng nhanh,
cảnh sát 113,...
Theo lãnh đạo Phòng PC02, Công an thành phố Hồ Chí Minh để giảm tình trạng cướp
giật, Ban Giám đốc Công an TPHCM đã chỉ đạo triển khai các tổ công tác liên ngành
tiến hành mật phục và kết hợp công khai chốt chặn trên các tuyến giao thông có ý
nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm. Đặc biệt là các chốt kiểm soát giao
thông để kết hợp giữa kiểm tra hành chính với phát hiện kịp thời các tội phạm và phục
vụ công tác truy bắt những người phạm tội. Trong những đợt kiểm tra như vậy “hiệp
sĩ” và người dân có thể hỗ trợ cung cấp thông tin tố giác tội phạm cho tổ công tác liên
ngành.
Về việc huy động người dân tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ
an ninh trật tự, vẫn nên phát huy nhưng vai trò phù hợp nhất là huy động người dân
tham gia vào việc tố giác, phát hiện tội phạm tới cơ quan chức năng. Người dân tố
giác tốt, làm chứng được thì giúp rất nhiều cho lực lượng chức năng điều tra phá án.
Đối với các "hiệp sĩ" hay lực lượng khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ khi có điều kiện phù
hợp, không nên đặt vai trò của "hiệp sĩ" là có trách nhiệm truy bắt cướp bởi trách
nhiệm này là của công an.
“Hiệp sĩ” nên tham gia với vai trò cung cấp thông tin hoặc phối hợp hỗ trợ công an
truy bắt tội phạm, không nên tự ý một mình truy bắt một mình vừa gây nguy hiểm cho
tính mạng đối với bản thân cũng như có thể xảy ra việc lạm dụng…. Đối với những
địa bàn có tình hình an ninh trật tự phức tạp thì cơ quan công an phải tang cường công
tác phát hiện và triệt phá tội phạm.
Đối với các cơ quan có thẩm quyền cũng như nhà làm luật cần phải xây dựng những
giải pháp, biện pháp phù hợp để vừa có tác dụng bảo vệ các “ Hiệp sĩ” vừa có tác
dụng thúc đẩy tinh thần phòng chống tội phạm, tuyên truyền nâng cao tính cảnh giác
của công dân khi tham gia các hoạt động hàng ngày cũng như tham gia giao thông để
hạn chế điều kiện phạm tội đối với những tội phạm đặc biệt là hành vi “cướp giật”.
Bài Kiểm Tra Số 2:
Câu 1: Từ phương diện đạo đức, pháp luật, văn hoá, y tế; kinh tế, tâm lý xã hội,
truyền thông; công nghệ, kỹ thuật, anh, chị hãy trình bày ý kiến về hiện tượng vô
cảm – “bệnh vô cảm” theo các câu hỏi sau đây:
A. Nêu những biểu hiện/dạng thức hành vi chủ yếu của bệnh vô cảm trong một số
lĩnh vực đời sống (như trong giao thông, thực phẩm, quản lý hành chính; trong
học đường, cộng đồng, kinh doanh vv…)
B. Nêu các nguyên nhân chính, các yếu tố tác động đến hiện tượng vô cảm
C. Nêu các điều kiện, giải pháp pháp lý, xã hội, kỹ thuật để khắc phục, phòng
ngừa, hạn chế, xử lý hợp lý bệnh vô cảm, xây dựng văn hoá không vô cảm.

Trả lời
Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường và sự phát triển không ngừng của
các công nghệ thông minh, con người bị phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị công
nghệ nên không thấy được vai trò của các hoạt động tương tác giao lưu với cộng đồng
nên không quan tâm tới nhiều hoạt động, các hiện tượng phát sinh trong đời sống xã
hội hàng ngày. Nhiều người chỉ quan tâm tới việc làm sao kiếm được nhiều tiền, tang
nhanh thu nhập… chỉ chăm chăm cho mục đích cá nhân và gia đình mình mà thờ ơ
trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội từ đó dẫn đến hiện tượng hay là
“Bệnh vô cảm” có nguy cơ làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm mất
giá trị xã hội của con người.
A. Những biểu hiện / dạng thức hành vi chủ yếu của bệnh vô cảm trong một số
lĩnh vực đời sống (như trong giao thông, thực phẩm, quản lý hành chính; trong
học đường, cộng đồng, kinh doanh vv…)
Bệnh vô cảm biểu hiện đa dạng: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với
đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, trong giao thông, thực phẩm, học đường, cộng
đồng, kinh doanh, quản lý hành chính,….thậm chí vô cảm đối với chính bản thân
mình:
Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ
vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ thờ ơ
không liên quan, rồi lướt qua thậm chí là sẵn sàng quay phim,chụp ảnh đăng các trang
mạng xã hội để câu view câu like…
Làm việc tại các cơ quan, trường học, chứng kiến những việc mà xã hội lên án như
hối lộ cấp trên, thầy giáo bạo hành học sinh, học sinh gian lận trong thi cử, họ cũng
không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị
bạo hành ngay trước cổng trường nhưng các học sinh còn lại và những người đi
đường chỉ biết đứng xem rồi quay clip tung lên mạng mà không có bất cứ phản ứng
hoặc hành động nào để can ngăn vì họ coi đó không phải chuyện của mình.
Vì vô cảm nhiều thầy,cô giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh nên chỉ
biết mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí
là nhảy lầu tự tử.
Bác sĩ để bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng tiếng đồng hồ nên đã
dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất và bác sỹ vi phạm quy định về
y đức, vi phạm pháp luật về khám chữa bệnh.
Hiện tại “bệnh vô cảm” là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta,
nó đang len lỏi khắp mọi nơi cũng như xâm nhập vào trong các gia đình, những người
thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha, mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà
con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão, khi bố mẹ qua
đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Lại có trường hợp
cha, mẹ bạo hành con cái như vụ việc mẹ ruột với cha dượng hành hạ con cái xảy ra
tại thành phố Hà Nội mới đây, dẫn đến hệ lụy, mẹ đẻ và cha dượng phải chấp hành
bản án hình sự của tòa án còn cháu bé thì bị thương tích nghiêm trọng về thể xác cũng
như tốn thương nặng nề về tinh thần và bị cả xã hội lên án.
B. Các nguyên nhân chính, các yếu tố tác động đến hiện tượng vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh
thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ
xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ
ngoài vòng pháp luật.
Do tâm lý sợ liên lụy, họ e ngại khi mình tham gia giúp đỡ, hoặc lên tiếng thì sẽ bị lôi
cuốn vào sự việc, và phải đi xử lý theo mãi về sau.
Do môi trường sống xung quanh, do giáo dục
Do không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá
kém.
Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí.
Do phụ huynh nuông chiều con cái…
Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.

C. Các điều kiện, giải pháp pháp lý, xã hội, kỹ thuật để khắc phục, phòng ngừa,
hạn chế, xử lý hợp lý bệnh vô cảm, xây dựng văn hoá không vô cảm.

Thứ nhất cần nâng cao việc giáo dục, tuyện truyền về tinh thần tương thân tương ái,
đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta ngay từ trên ghế nhà trường nhiều hơn nữa. Cần có
nhiều giờ học đạo đức hơn nữa cho học sinh để thế hệ trẻ có thể tiếp thu nhiều hơn
nữa, từ đó tư tưởng sẽ thấm nhuần và sẽ kháng lại con “vi-rút” vô cảm.
Thứ hai, điều quan trọng nhất là bản thân mỗi người cần có lý tưởng sống cho riêng
mình. Mỗi suy nghĩ, hành động, lời nói của bản thân đều phải xuất phát từ lòng chân
thành, lòng nhân ái. Mỗi người hãy làm giàu tâm hồn mình, tích cực tham gia những
hoạt động tập thể, thiện nguyện. Chỉ cần có một tâm hồn rộng mở ta sẽ biết yêu
thương mọi người nhiều hơn. Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia
đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân
văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp...
Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ
căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. Thường xuyên tuyên dương những tấm gương làm
việc tốt….
Tích cực đưa tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.
Câu 2:
A. Trình bày và nêu nhận xét, kiến nghị về trách nhiệm nhà nước bảo vệ, bảo đảm
quyền, tự do, lợi ích, công lý, an toàn cho con người và thực hiện dân chủ.
B. Trình bày và nêu nhận xét, kiến nghị về vấn đề Giới hạn của quyền tự do cá
nhân trong điều kiện xã hội pháp quyền, dân chủ, hội nhập, trong bối cảnh phòng
chống đại dịch Covid – 19 hiện nay ở nước ta và các quốc gia khác ( liên hệ Hiến
pháp, pháp luật, thực tiễn…).
Trả Lời

A.
Đạo luật quan trọng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Hiến pháp năm
1946, ra đời sau ngày đất nước giành lại độc lập đã kế thừa truyền thống nhân văn,
nhân ái của dân tộc ta, kết hợp truyền thống văn hóa Á Đông với tinh hoa văn minh
phương Tây nhằm mục tiêu giữ vững độc lập cho Tổ quốc, bảo đảm hạnh phúc cho
nhân dân. Các quyền cơ bản của con người được khẳng định trong Hiến pháp 1946 và
không ngừng được bổ sung trong các Hiến pháp sau đó. Trong công cuộc đổi mới,
Nhà nước Việt Nam ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy
đủ, vững chắc cho việc tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người. Các bản dự
thảo luật đều được công bố công khai trên các chuyên trang xây dựng pháp luật, các
website của nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cuộc hội thảo
được tổ chức với sự tham gia, hỗ trợ của cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ.
Người dân, các chuyên gia trong nước và các tổ chức quốc tế nhất là các cơ quan Liên
hợp quốc đã góp ý kiến trực tiếp với cơ quan soạn thảo luật, cơ quan thẩm định luật,
hoặc góp ý với Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Các cơ quan của Chính phủ, các đoàn đại
biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thường xuyên đi cơ sở xã, phường, thị
trấn, gặp gỡ, tham vấn ý kiến nhân dân, chú trọng đến những người dân chịu tác động
trực tiếp của luật. Nhiều hội nghị của các cơ quan xây dựng pháp luật mời đại diện
nhân dân đến dự để tiếp thu ý kiến đóng góp trực tiếp. Khi tiến hành xây dựng Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật nuôi con nuôi, các cơ quan xây dựng luật
đã mời trẻ em đến để trình bày ý kiến tại các hội thảo, hội nghị. Một số tổ chức phi
chính phủ như Hội bảo vệ quyền trẻ em tổ chức các cuộc tham vấn với các nhóm trẻ
em đại diện cho các vùng, miền. Khi xây dựng Luật khiếu nại và Luật tố cáo, hai bộ
luật nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân, nhiều tổ chức quốc tế được mời
tham dự các hội thảo xây dựng luật. Các phương tiện thông tin từ Trung ương đến địa
phương đều đưa tin cập nhật về các luật này để nhân dân theo dõi. Nhờ sự đóng góp
có trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân mà chất lượng các văn bản luật, văn bản
quy phạm pháp luật đã ngày càng được nâng cao.
Trong các đạo luật liên quan trực tiếp đến bảo đảm quyền con người được ban hành từ
năm 2009 đến nay, có thể kể đến các bộ luật quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà
nước trong bảo đảm lợi ích của công dân như Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước (năm 2009), Luật người cao tuổi (năm 2010), Luật người khuyết tật (năm 2010),
Luật nuôi con nuôi (năm 2010), Luật thi hành án (năm 2010). Một số luật bảo vệ
quyền khiếu nại và tố cáo của công dân đã ra đời như Luật khiếu nại (năm 2011), Luật
tố cáo (năm 2011), Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (năm 2012). Nhiều đạo luật
được ban hành, sửa đổi nhằm bảo đảm quyền tự do và bất khả xâm phạm của công
dân như Luật phòng chống mua bán người (năm 2011), Luật xử lý các vi phạm hành
chính (năm 2012). Tinh thần nhân đạo được thể hiện trong Bộ luật hình sự (sửa đổi,
bổ sung năm 2009), xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tám tội danh, giảm số tội danh
có thể áp dụng án tử hình từ 29 xuống còn 21 tội; không áp dụng hình phạt tù chung
thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Cùng với các luật này là
một số luật bảo đảm cho người dân giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước như Luật
tổ chức Quốc hội (năm 2001), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003),
Luật mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 1999), và gần đây là Luật công đoàn (năm
2012)…
Theo nhận thức chung, để bảo đảm nhân quyền, các nhà nước có ba nghĩa vụ cụ thể
như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng (obligation to respect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà
nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng
thụ các quyền con người đã được ghi nhận trong pháp luật. Đây được coi là một nghĩa
vụ thụ động(negative obligation) bởi lẽ không đòi hỏi các nhà nước phải chủ động
đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm hỗ trợ các công dân trong
việc hưởng thụ các quyền.
Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ (obligation to protect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước
phải ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba. Đây được coi là một nghĩa
vụ chủ động (positive obligation) bởi để ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các
bên thứ ba, các nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng các cơ
chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm.
Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil [4]): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà
nước phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền
con người. Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước
phải có những kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân được
hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con người.

B. Trình bày và nêu nhận xét, kiến nghị về vấn đề Giới hạn của quyền tự do cá
nhân trong điều kiện xã hội pháp quyền, dân chủ, hội nhập, trong bối cảnh
phòng chống đại dịch Covid – 19 hiện nay ở nước ta và các quốc gia khác ( liên
hệ Hiến pháp, pháp luật, thực tiễn…).

Trong đại dịch COVID – 19 chúng ta thấy quyền tự do cá nhân bị giới hạn bởi việc di
chuyển, đi lại từ nơi này qua nơi khác để hạn chế việc lây lan dịch bệnh và đảm bảo
sự an toàn cho mọi người.
Tự do đi lại là một phần không thể thiếu của tự do cá nhân. Quyền tự do đi lại là một
trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật
quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại được hiến định
trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành.
Xét tổng quát, pháp luật Việt Nam hiện đã phù hợp với những tiêu chuẩn cơ bản về
quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế.
Tự do đi lại (freedom of movement) là quyền tự do di chuyển trong một quốc gia, rời
khỏi quốc gia hoặc trở về quốc gia mà chủ thể quyền có quốc tịch. Quyền tự do đi lại
có nguồn gốc từ triết học cổ đại và luật tự nhiên, và được xem là một phần không thể
thiếu đối với tự do cá nhân. Một trong những văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới
đề cập đến quyền này là Đại hiến chương Magna Carta của nước Anh (ban hành vào
thế kỷ 13), trong đó có quy định bảo đảm cho các thương nhân trong và ngoài nước,
trừ một số trường hợp ngoại lệ, có quyền rời khỏi hoặc đến nước Anh, ở lại và đi qua
nước Anh.
Quyền tự do đi lại có ý nghĩa rất quan trọng vì nó tạo tiền đề để một cá nhân hưởng
thụ các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khác.
Không chỉ vậy, tự do đi lại của các cá nhân còn là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hạn chế bất hợp lý quyền tự do đi lại không những
làm tổn hại đến quyền con người của các cá nhân mà còn cản trở sự phát triển về mọi
mặt của xã hội.
Trong thời đại ngày nay, tự do đi lại còn được xem là một phần quan trọng của sự
hợp tác giữa các quốc gia, vì thông qua sự đi lại và giao lưu sẽ khuyến khích lòng
khoan dung và hiểu biết giữa người dân thuộc các nền văn hóa khác nhau, góp phần
phá vỡ những định kiến lạc hậu, xây dựng tình đoàn kết, thúc đẩy hòa bình, các giá trị
nhân văn và sự thịnh vượng chung của các dân tộc

Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại được ghi nhận trước hết trong Hiến pháp với tư cách
là một quyền cơ bản của con người, công dân. Cụ thể, Điều 23 Hiến pháp năm 2013
ghi nhận: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước
ngoài và từ nước ngoài về nước”. Như vậy, quyền tự do đi lại theo Hiến pháp năm
2013 cũng bao gồm các nội dung như quy định của pháp luật quốc tế, đó là: tự do đi
lại trong phạm vi lãnh thổ nước mình, quyền ra nước ngoài (quyền xuất cảnh) và
quyền trở lại nước mình (quyền nhập cảnh).
Quyền tự do đi lại được ghi nhận và bảo vệ từ rất sớm trong hiến pháp và pháp luật
của nhiều quốc gia, tiêu biểu như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Australia,…. Ở một
số nước, quyền này được bảo vệ trong nhiều văn bản pháp luật. Ví dụ, tại tiểu bang
Victoria của Australia, quyền tự do đi lại được đồng thời bảo vệ theo Hiến chương về
Quyền con người (Charter of Human Rights), Đạo luật về Trách nhiệm
(Responsibilities Act 2006) và Đạo luật về Quyền con người (Human Rights Act
2004). Các văn bản này quy định, mọi người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ bang
Victoria có quyền tự do đi lại trong lãnh thổ bang này, có quyền đến và rời khỏi
Victoria và có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú.

Nhìn lại bối cảnh đặc biệt của 2 năm gần đây 2020 và 2021 khi Dịch CoVid-19
diễn ra. Ta thấy luật nhân quyền quốc tế và trong nước áp dụng trong phòng
chống dịch bệnh là rất phù hợp, đúng và kịp thời.
Theo luật nhân quyền quốc tế, quyền tự do đi lại có thể bị hạn chế nếu việc thực thi
quyền này phát sinh mâu thuẫn với các quyền và lợi ích khác trên thực tế, ví dụ như
có thể làm lây truyền bệnh dịch ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, hoặc làm ảnh
hưởng đến an toàn công cộng. Cụ thể, Điều 12 Công ước Quốc tế về các Quyền dân
sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR, 1966)
ghi nhận: quyền tự do đi lại có thể phải chịu “... những hạn chế do luật định và là cần
thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc
các quyền tự do của người khác...”. Tuy nhiên, cũng theo quy định của Điều 12
ICCPR, việc áp đặt hạn chế đối với quyền tự do đi lại chỉ được thực hiện với điều
kiện những hạn chế đó phải hợp lý, được quy định trong pháp luật và “được chấp
nhận rộng rãi trong một xã hội tự do và dân chủ.

Kiến nghị

Để bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân và người nước ngoài ở Việt Nam, cần
tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền tự do đi lại về những vấn đề sau:
Thứ nhất, bổ sung quy định hướng dẫn thi hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.
Theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam năm 2014, người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập
cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân; người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam
có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Các quy định này có tính nhân văn cao và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế song còn
thiếu cụ thể (chưa được quy định cụ thể trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 và bất kỳ văn bản pháp luật nào
hướng dẫn thi hành Luật này), vì vậy có thể gây những trở ngại trong việc thực hiện
trong thực tế.
Ví dụ: trong khi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam năm 2014 quy định cho phép người không quốc tịch có thể được nhập cảnh
Việt Nam du lịch, thăm người thân đồng thời quy định nghĩa vụ của người nước ngoài
(bao gồm người không quốc tịch) nhập cảnh vào Việt Nam phải mang theo hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, trong khi đó lại chưa có hướng dẫn chi tiết như
thế nào là hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Sự thiếu hụt này có thể khiến
một số người không quốc tịch bị từ chối nhập cảnh, đặc biệt là những người sẽ gặp
khó khăn trong việc có được những giấy tờ như vậy. Và cũng phải làm thật rõ và
chuẩn để tránh việc lạm dụng các yếu tố này để đưa người vào trong nước gây khó
khăn trong việc phòng chống dịch bệnh như hiện nay.

Do đó, cần bổ sung quy định hướng dẫn về vấn đề này theo hướng tạo thuận lợi hơn
cho người không quốc tịch được nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi lẽ, đây là
nhóm dễ bị tổn thương mà theo luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia cần “xem xét
với sự cảm thông đối với việc cấp giấy tờ thông hành như vậy cho ngườikhông quốc
tịch trên lãnh thổ của mình mà không thể có được một giấy thông hành của đất nước
nơi họ cư trú hợp pháp”.
Ngoài ra, để phù hợp với tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, cần sửa đổi quy định
của Điều 23 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do đi lại” theo hướng mở
rộng phạm vi chủ thể của quyền tự do đi lại sang “mọi người có quyền tự do đi lại”.
Quy định này mở rộng chủ thể của quyền tự do đi lại không chỉ bao gồm công dân
Việt Nam mà còn bao gồm những người nước ngoài và người không quốc tịch đã
được cho phép nhập cảnh và đang hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, ban hành một mẫu “Giấy thông hành” chung.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
94/2015/NĐ-CP) quy định các loại hộ chiếu (bao gồm: Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu
công vụ; Hộ chiếu phổ thông; Hộ chiếu thuyền viên) và giấy thông hành (bao gồm:
Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành hồi
hương; Giấy thông hành). Mặc dù Nghị định đã có các quy định nhằm giải thích thế
nào là từng loại hộ chiếu và giấy thông hành, tuy nhiên, một số người dân vẫn có thể
lúng túng khi phân biệt các loại giấy tờ đó, đặc biệt là các loại giấy thông hành.
Ví dụ: trong bối cảnh dịch Covid như hiện nay, khi có lệnh giãn cách xã hội, và chỉ
cho những người có giấy thông hành được lưu thông, cũng đã xảy ra rất nhiều tranh
cãi trong việc cấp và sử dụng giấy thông hành đi đường như nào là đúng, và tránh
việc lạm dụng. Rất nhiều người đã làm các giấy thông hành không đúng để có thể ra
ngoài. Xảy ra việc như vậy một phần cũng do chúng ta chưa kịp ban hành một mẫu
‘giấy thông hành’ chung
Hiện tại, Điều 7 Dự thảo Luật Xuất, Nhập cảnh của công dân Việt Nam đã sửa đổi
theo hướng không liệt kê các loại giấy thông hành mà chỉ quy định “Giấy thông hành”
là một trong các loại giấy tờ xuất nhập cảnh (cùng với các loại hộ chiếu). Sửa đổi này
là phù hợp với thực tế, tuy nhiên cần nhất quán giữa cách tiếp cận này trong các nghị
định hướng dẫn thi hành luật về sau. Cần nghiên cứu ban hành một mẫu giấy thông
hành chung, trong đó có ghi rõ một số mục đích để các chủ thể lựa chọn (ví dụ: vì
mục đích đi lại qua biên giới, xuất nhập cảnh, hồi hương hay mục đích khác). Bên
cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế một cửa, trong đó tích hợp giải quyết tất cả
các dịch vụ cần thiết liên quan đến việc cấp giấy phép và đăng ký xuất, nhập cảnh
(theo kinh nghiệm của Malaysia) nhằm tạo thuận lợi cho cả công dân và người nước
ngoài.
Thứ ba, bổ sung quy định giải thích các điều kiện hạn chế quyền tự do đi lại.
Theo quy định của khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, “quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết lýdo
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”. Tuy nhiên, cho đếnnay vẫn chưa có văn bản nào giải thích làm rõ nội
hàm và phạm vi. Tình trạng này có thể dẫn đến việc hạn chế không thích đáng quyền
tự do đi lại của người dân, do cách hiểu không đầy đủ và chính xác về những gì chủ
thể quyền được làm và những gì mà cơ quan nhà nước được phép giới hạn. Vì vậy,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (cơ quan có thẩm quyền giải thích Hiến pháp) nên sớm
có văn bản giải thích quy định trên.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại của công dân liên quan đến quyền tự
do đi lại.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi bị từ chối cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh,
nhập cảnh hoặc khi bị thông báo chưa cho xuất cảnh hoặc khi các cơ quan cấp giấy tờ
có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh không thực hiện đúng các quy định của pháp luật,
công dân có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ những hình thức
bồi thường thiệt hại khi bị vi phạm như vậy. Thêm vào đó, quyền khiếu nại này mới
chỉ được quy định với công dân Việt Nam mà chưa có quy định tương tự cho công
dân nước ngoài khi nhập cảnh, xuất cảnh ra/vào Việt Nam. Luật Nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 và các văn bản
hướng dẫn thi hành luật này hiện chưa có quy định nào về việc khiếu nại và giải quyết
khiếu nại những vi phạm quy định của Luật. Đây cũng là những khoảng trống pháp
luật mà các cơ quan nhà nước nên nghiên cứu khoả lấp trong thời gian tới để bảo đảm
quyền được khiếu nại và được bồi thường thiệt hại của những người bị xâm phạm
quyền tự do đi lại, đặc biệt là trong việc xuất nhập cảnh. Việc bồi thường thiệt hại cần
được thực hiện trên cơ sở có chứng cứ thực tế, công khai, minh bạch và không phân
biệt đối xử.

You might also like