You are on page 1of 35

NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG

I. NGUYÊN TẮC NN GHI NHẬN VÀ BẢO VỆ QCN ĐƯỢC SỐNG TRONG 1 MT TRONG LÀNH
Khái niệm: Quyền được sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo tiêu
chuẩn MT chứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên
(nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát
triển). Hiến pháp 2013 tại Điều 43: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ
bảo vệ môi trường”.
Cơ sở xác lập
- Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành: Đây là quyền quyết định đến vấn đề sức
khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung.
- Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm.
- Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới.
Hệ quả pháp lý
- Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT
nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một
nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT.
- Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Hiện nay người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một môi trường trong lành thông qua những
quyền cụ thể nào? đánh giá việc thực hiện các quyền này
- Cụ thể hoá Điều 43 của Hiến pháp 2013, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định những quyền để người
dân có thể thực hiện như: hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường;
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn, đánh giá tác động,
bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các
nguồn nước; Quản lý chất thải, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường…
và các quyền con người liên quan tới tiếp cận thông tin về môi trường - như quyền khiếu nại, tố cáo, bồi thường
thiệt hại về môi trường - cũng đã được quy định trong Luật này.
- Trên thực tế việc thực hiện các quyền trên của người dân còn nhiều hạn chế do việc khó khăn trong tiếp cận về
các quy định này cũng như những vướng mắc trong vấn đề xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Có thể nhận thấy tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật môi trường rất cao. Nhìn chung,
công tác xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đã được các cơ quan chức năng cố gắng thực hiện và đã có
được những kết quả nhất định, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan khác nhau: Đơn cử như năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc kiểm tra chưa được thường xuyên, sát sao; chưa kịp thời phát
hiện và xử lý được nhiều vụ vi phạm pháp luật môi trường mang tính nghiêm trọng; thực tế hiện nay, các mức phạt
đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung là còn quá nhẹ, không hợp lý và còn nhiều
điểm quy định rất chung chung. Ngay cả các quy định về tội phạm môi trường với các mức xử lý các cá nhân vi
phạm cũng còn rất thấp…

II. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Khái niệm: Nguyên tắc phát triển bền vững là nguyên tắc khẳng định mối liên kết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường. được đề cập Tuyên bố Stockholm tại nguyên tắc số 13 mối liên kết giữa kinh tế và bảo vệ môi trường.
Đây là một mối quan hệ rất mật thiết và chặt chẽ vì việc phát triển kinh tế sẽ gắn liền với bảo vệ môi trường do đó
trong Tuyên bố Stockholm yêu cầu phải tiếp cận một cách tổng hợp-phối hợp trong quy hoạch phát triển, đảm bảo
nhu cầu bảo vệ, cải thiện môi trường và lợi ích con người. 1
Trong Tuyên bố Rio de Janerio tại nguyên tắc thứ 4 cũng đã đề cập là để thực hiện sự phát triển bền vững thì sự
bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là một bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá
trình đó.
Thuật ngữ phát triển bền vững ra đời tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Jophanesburg năm 2002 “Phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế
hệ tương lại trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”.
Nguyên tắc phát triển bền vững là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Nguyên tắc này bao gồm ba mặt chính bao gồm: kinh tế, xã hội và môi trường, và đòi hỏi phải đảm bảo sự
cân bằng giữa các mặt này để đạt được sự phát triển bền vững.
- Sự thể hiện của nguyên tắc trong pháp luật Việt Nam: Luật Bảo vệ môi trường 2020 không tiếp tục ghi nhận khái
niệm phát triển bền vững mà đề cập trong nội dung của nguyên tắc bảo vệ môi trường tại Khoản 2 Điều 4 như sau:
“…”. Nguyên tắc này khẳng định bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát
triển kinh tế-xã hội bền vững. Ngoài ra, hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ phải gắn kết với phát triển kinh tế,
quản lý tài nguyên mà còn được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
Cơ sở xác lập
 Tầm quan trong của môi trường và phát triển:
+ Môi trường quan trọng đối với chúng ta: vì dựa trên nguyên tắc thứ nhất, có thấy thấy tầm quan trọng của quyền
được sống trong môi trường trong lành vì môi trường quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc
sống nói chung.
+ Bên cạnh đó, phát triển cũng quan trọng đối với chúng ta vì phát triển làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, con người
sẽ đầy đủ hơn về mọi mặt trong đời sống.
 Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT:
+Muốn bảo vệ môi trường thì phải thực hiện hoạt động phát triển: thực hiện hoạt động phát triển hướng đến phát
triển kinh tế và xã hội. con người sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường,
+Muốn thực hiện hoạt động phát triển thì phải bảo vệ môi trường: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,… đều tác động đến môi trường và gây
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên.
Yêu cầu của nguyên tắc
- Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13
của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio De Janeiro).
- Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất Nghĩa là sự tác động của con người vào môi trường thông qua hoạt
động phát triển kinh tế thì phải trong giới hạn chịu tải của môi trường: Ví dụ như hoạt động khai thác tài nguyên
thiên nhiên, xả thải,.. nhưng hoạt động này phải nằm trong giới hạn cho phép. Khai thác phải có giới hạn, hợp lý;
xả thải trong giới hạn tự làm sạch của Trái Đất. Cụ thể:
+ Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên:
Đối với tài nguyên vĩnh viễn (ví dụ: năng lượng ánh sáng mặt trời,…): khai thác triệt để.
Đối với tài nguyên có thể phục hồi (ví dụ: tài nguyên rừng, nước, thủy sản…): khai thác trong giới hạn của sự phục
hồi.
Đối với tài nguyên không thể phục hồi (ví dụ: tài nguyên dầu lửa, than đá, khí đốt, khoáng sản,…): khai thác tiết
kiệm, trên cơ sở vừa khai thác vừa tìm nguồn tài nguyên khác để thay thế.
+ Trong lĩnh vực phát thải: trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Bởi nếu xả thải quá mức vượt quá giới hạn
thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường

2
III. NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA
Khái niệm: Để BVMT, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa (tùy theo khả năng
từng QG) ở chỗ nào có nguy cơ tác hại nghiêm trọng hay không thể sửa được, không thể vì sự thiếu sự chắc chắn
khách quan mà trì hoãn áp dụng các biện pháp hữu hiện để ngăn chặn sự suy thoái môi trường
Cơ sở xác lập
Môi trường khác với các hiện tượng xã hội khác ở chỗ khả năng khôi phục hiện trạng hoặc là không thể thực hiện
được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.
- Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục. Ví dụ sử dụng máy lọc nước thải tại các nhà máy có
chi phí thấp hơn nhiều việc đầu tư khắc phục hậu quả do ô nhiễm nguồn nước.
Vì vậy mục đích của nguyên tắc phòng ngừa ở đây là giảm thiểu chi phí bỏ ra để khắc phục hậu quả do việc tàn
phá môi trường để lại bởi vì chi phí bỏ ra cho việc khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường rất lớn.
- Thứ hai, Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa. Chẳng hạn,
những khu rừng nguyên sinh, những vùng rừng nhiệt đới khi bị tàn phá sẽ khó lòng phục hồi. Những cảnh báo đỏ
về động thực vật bị tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị tàn phá cũng như sự săn bắt tàn nhẫn của con
người thì liệu có thể khắc phục hậu quả của việc tuyệt chủng giống loài không?
Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT.
Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn.
So sánh nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng:
- Giống: Đều lương trước được những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT
- Khác:
+ Nguyên tắc phòng ngừa: Rủi ro trong nguyên tắc phòng ngừa đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn,
nghĩa là đối với những rủi ro mà con người đã lường trước được. Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi
ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT (đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn). Chi phí
phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục. Có những tổn hại gây ra cho môi trường là không thể khắc
phục được mà chỉ có thể phòng ngừa
+ Nguyên tắc thận trọng: Rủi ro trong nguyên tắc thận trọng chưa được chứng minh về khoa học và thực tiễn,
nghĩa là đối với những rủi ro mà con người có thể lường trước được. Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những
rủi ro mà con người có thể lường trước được. Những rủi ro không thể chắc chắn hoặc không chắc chắn xảy ra
(chưa được chứng minh về khoa học và thực tiễn, những rủi ro không thể chắc chắn hoặc không chắc chắn xảy ra).
Nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính trong các điều kiện
không chắc chắn. Đưa ra những phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.
VD: Trong dịch Covid, virus có thể lây qua đường giọt bắn và khoa học đã chứng minh => Biện pháp đeo khẩu
trang (phòng ngừa).
Trong các tòa nhà chung cư có lắp chung hệ thống thông gió thì lượng người nhiễm Covid tăng cao hơn (thấy đc
rủi ro nhưng ko chứng minh đc) => Vẫn áp dụng bp tăng cường phòng dịch => Biện pháp thận trọng.
Nguyên tắc thận trọng trong pháp luật môi trường Việt Nam chủ yếu ở lĩnh vực an toàn thực phẩm, còn lại thì
thiên về nguyên tắc phòng ngừa nhiều hơn.
Ví dụ: Việc lây truyền H5N1
Gia cầm => lây truyền H5N1 => Gia cầm: nguyên tắc phòng ngừa
Gia cầm => lây truyền H5N1 => Người: nguyên tắc phòng ngừa
Người => lây truyền H5N1 => Người: nguyên tắc thận trọng vì rủi ro chưa được chứng minh về mặt khoa học và
thực tiễn
Yêu cầu của nguyên tắc
Khoản 4 Điều 4 Luật BVMT 2020 quy định rằng: “4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành3 thường
xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường...”. Như vậy pháp
luật Môi trường đã chỉ rõ việc phòng ngừa là một hoạt động cần phải ưu tiên, nó cho thấy tầm quan trọng của
nguyên tắc phòng ngừa. Để nguyên tắc này đạt hiệu quả, có 2 yêu cầu:
Thứ nhất, Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT. Bởi vì những rủi ro trong
nguyên tắc phòng ngừa đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn, những rủi ro này con người đã lường trước
được.. Ví dụ: có 2 công trình thủy điện Sơn La: Sơn La cao và Sơn La thấp và quốc hội phải chọn 1 trong 2 để thi
công thực hiện. Quốc hội đã chọn công trình Sơn La thấp vì nếu có rủi ro về chất lượng xảy ra đối với đập thủy
điện Sơn La cao có thể gây vỡ đập thì sẽ dẫn tới việc thủy điện Hòa Bình vỡ theo, và khi đó Hà Nội sẽ bị dìm
trong bể nước (hiệu ứng domino) => QH đã lường trước được những rủi ro có thể xảy ra khiến thiên nhiên bị tàn
phá và lựa chọn thực hiện công trình thi công có ít rủi ro hơn nhằm BVMT
 Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro, chuẩn bị đối phó với đầy đủ các
phương án, lực lượng, phương tiện để sẵn sang ứng phó với những tác động nghiêm trọng đến môi trường. Ví dụ:
biện pháp sống chung với lũ tại ĐBSCL

IV. NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN (QUAN TRỌNG)
Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền có xuất phát điểm là một nguyên tắc kinh tế về phân bổ chi phí, được đề
xuất nhằm “nội hóa” các khoản chi phí thiệt hại môi trường, vốn thường bị người sản xuất gây ô nhiễm môi trường
bỏ qua và không được phản ánh trong giá cả hàng hóa liên quan. Quá trình “nội hóa” chi phí theo nguyên tắc PPP
có thể được hiểu là người sản xuất gây ô nhiễm buộc phải chi trả cho các chi phí môi trường phát sinh do hành vi
gây ô nhiễm của họ, từ đó những khoản chi phí này được phản ánh trong số sách kế toán và đưa vào giá thị trường
của các giao dịch kinh tế liên quan. Việc phải chi trả cho vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ tạo ra động lực kinh tế cho
người gây ô nhiễm điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm của họ, nhờ đó giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.
Cơ sở xác lập
 Coi môi trường là một lọai hàng hóa đặc biệt: môi trường không phải là của riêng ai, thuộc sở hữu cộng đồng.
Nhà nước đại diện toàn dân bán cho các chủ thể, người mua sẽ là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, xả thải vào môi trường
 Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT. Mua quyền xả thải, khai thác, sử dụng. Công cụ tài chính tác động
đến kinh tế cá nhân, tổ chức để thay đổi hành vi của họ là tác động vào môi trường
Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào MT; người có những hành vi khác gây tác động xấu
tới MT theo quy định của pháp luật. Những hành vi này là hành vi hợp pháp, tiền được trả là một nghĩa vụ tài
chính, được nhà nước cấp cho các quyền hợp pháp. Như vậy, những người có hành vi xả thải, khai thác, sử dụng
hợp pháp nhưng gây tác động xấu tới môi trường thì phải chịu nghĩa vụ này và tiền trả là một nghĩa vụ tài chính,
khi thực hiện nghĩa vụ này họ sẽ được xả thải, khai thác, sử dụng hợp pháp. Đây được xem là một khoản thu tài
chính để tái đầu tư vào môi trường.
Mục đích của nguyên tắc
- Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khính những hành vi tác động có lợi
cho MT thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ. Nghĩa là do tác động kinh tế phải trả tiền để
thực hiện hành vi hợp pháp nên các chủ thể sẽ phải cân nhắc việc sử dụng hành vi ô nhiễm môi trường. Ví dụ:
giảm thuế cho ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ
- Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT. Điều này cũng có nghĩa là ai gây ô nhiễm nhiều thì trả tiền
nhiều, ai gây ô nhiễm ít thì trả tiền ít, ai không gây ô nhiễm thì không phải trả tiền
- Tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT (thu ngân sách).
Yêu cầu của nguyên tắc
- Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tích chất và mức độ gây tác động xấu4 tới MT
(ngang giá) => không thu bình quân. Việc phân loại cụ thể mức độ, tính chất từng hành vi gây tác động xấu đến
môi trường là rất quan trọng.
- Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên
quan => không thu tượng trưng. Mỗi chủ thể tác độn đến môi trường ở một mức độ khác nhau sẽ phải gánh chịu
những nghĩa vụ tài chính khác nhau. Do vậy, số tiền phải trả để có thể đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của
chủ thể theo hướng có lợi cho môi trường cũng hoàn toàn khác nhau.
 Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc
- Tiền phải trả cho việc khai thác, hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên; tiền phải trả cho hành vi khai thác; tiền
phải trả cho việc hưởng những lợi ích gián tiếp từ tài nguyên.
- Tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường, chủ yếu là hành vi xả thải vào môi trường dưới các
hình thức thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền mua hạn ngạch (chỉ tiêu) phát thải, tiền phải trả cho việc
sử dụng cơ sở hạ tầng, cho việc sử dụng dịch vụ quản lí chất thải…, tiền phục hồi môi trường…
+Thứ nhất. Thuế tài nguyên quy định tại Luật Thuế tài nguyên 2009: tiền phải trả cho việc khai thác TNTN như:
nước, rừng, khoáng sản, hải sản, dầu thô… Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài
nguyên thiên nhiên. => Đánh vào hành vi khai thác tài nguyên
+Thứ hai, Thuế BVMT: Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có
ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản
phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường. Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam, đối tượng
chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi nilong; Thuốc diệt cỏ (loại hạn chế
sử dụng); Thuốc trừ mối (hạn chế sử dụng); Thuốc bảo quản lâm sản (hạn chế sử dụng); Thuốc khử trùng kho
(hạn chế sử dụng). Mục tiêu của thuế môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô
nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội như gây quỹ tài trợ cho các hoạt động để
xử lý hoặc đền bù ô nhiễm…
=>Thuế BVMT quy định số tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường, Luật Thuế BVMT quy
định những sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường, trong đó loại thuế gián thu người
chịu thuế không phải người nộp thuế, tính trong giá các sản phẩm chịu thuế là người tiêu dùng. => nhằm đánh vào
giá trị hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.
+Thứ ba, phí bảo vệ môi trường tại (Điều 136 Luật BVMT)
là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo
dưỡng môi trường và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế (Ví dụ: nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 53/2020/NĐ-CP, đối với khai thác khoáng sản theo NĐ
164/2016…)
Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm
có thể xử lý được.
+ Thứ tư, Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ: dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ quản lý chất thải nguy
hại…
+Thứ năm, Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng: tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp
bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung
+Thứ sáu, Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên: TT 38/2015 về cải tạo, phục hồi môi trường
trong khai thác khoảng sản: nộp tiền kí quỹ về cải tạo phục hồi môi trường
+Thứ bảy, Tiền cấp quyền khai thác TNTN: Khoáng sản, nước
*Phân biệt hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và hành vi gây ô nhiễm bị
xử phạt hành chính
- Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: nghĩa vụ pháp lý, tiền phải trả cho hành vi hợp pháp
nhưng có gây tác động tiêu cực đến môi trường. Có hậu quả gây tác động xấu đến môi trường. Chủ thể: Người phải
trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: 5
+ Người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; 
+ Người có hành vi xả thải vào môi trường; 
+ Người có những hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền trong xử lý VPHC trong lĩnh vực MT: Hình thức chế tài, Tiền trả cho hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường, biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về MT. Không xét đến hậu quả. Dù gây ra hậu quả
hay không miễn có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường là phải chịu phạt. Khoản 2 Điều 1 Nghị định
115/2016/NĐ-CP. Chủ thể: Người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường nhưng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự.
=> Hành vi trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với tiền phải trả do xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường được phân biệt qua:
- Hành vi:
+ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là hành vi hợp pháp gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Người phải trả tiền theo nguyên tắc ngày là người gây ô nhiễm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên;
người có hành vi xả thải vào môi trường; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường theo quy
định của pháp luật.
+ Tiền phải trả do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị
định 155/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP.
- Hậu quả:
+ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền có hậu quả gây tác động xấu đến môi trường.
+ Tiền phải trả do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thường không xét đến hậu quả. Hành
vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra hậu quả hay không vẫn phải chịu phạt.
- Mức độ:
+ Đối với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm môi trường phải
tương xứng với tính chất, mức độ gây tác động xấu đến môi trường; đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các
chủ thể có liên quan.
+ Đối với tiền phải trả do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, mức phạt được quy định
trong Nghị định Nghị định 155/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP.
- Hình thức trả tiền:
+ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì hình thức trả tiền theo nguyên tắc trả tiền cho việc khai thác,
hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên, hành vi khai thác, việc hưởng những lợi ích gián tiếp từ tài nguyên, hành vi
gây tác động xấu đến môi trường, việc sử dụng cơ sở hạ tầng, sử dụng dịch vụ quản lý chất thải, phục hồi môi
trường.
+ Tiền phải trả do xử phạt vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền; bên cạnh
đó còn các hình thức xử phạt bổ sung và phải khắc phục hậu quả.

*CÂU HỎI: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được xem và trường hợp nào không được xem là
tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)? Giải thích tại
sao?
- Các trường hợp tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc:
 Thuế bảo vệ môi trường
Trường hợp Thuế bảo vệ môi trường được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc. Theo
khoản 1 Điều 2 Luật Thuế Bảo vệ môi trường quy định thì Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu, thu
vào khi sản phẩm, hàng hóa sản xuất gây tác động xấu đến môi trường. Mục đích chủ yếu của việc sử dụng công cụ
thuế BVMT là nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp trong xã hội về ý thức BVMT, từ đó góp phần thay đổi
hành vi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng. 
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm có xăng, dầu mỡ, nhờn, túi ni lông, thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử
dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng và thuốc khử
trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng, tất cả sản phẩm trên là những sản phẩm có tác động xấu đến môi trường
đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh mạng của con người, do đó những sản phẩm này bị đánh thuế nhằm
hạn chế người tiêu dùng sử dụng chúng.
⇒ Thuế BVMT thu trên đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm để buộc người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm ít6 ô nhiễm
hơn, với giá cao hơn ở mức hợp lý hoặc hạn chế tiêu dùng (sử dụng tiết kiệm hơn) của sản phẩm gây ô nhiễm. Nó
buộc các chủ thể gây ô nhiễm và các chủ thể liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm
của họ. Thuế BVMT còn góp phần thực hiện mục tiêu khác về môi trường như khuyến khích các hành vi “sạch
hơn”, khuyến khích thực hiện các cuộc “cách mạng” thân thiện với môi trường, làm tăng giá sản phẩm, hàng hoá.
Từ đó, có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng BVMT. 
 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
Trường hợp Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được xem là sự phải trả cho hành vi gây ô nhiễm vận dụng
theo nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP). Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền được biết đến
nhiều nhất như là một nguyên tắc được áp dụng để phát triển các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Khi
thực thi các công cụ kinh tế này, người gây ô nhiễm buộc phải trả tiền cho sự ô nhiễm mà họ gây ra, vì vậy họ sẽ
có động lực kinh tế để điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm. => Tiền này là tiền để hợp pháp hành vi xả thải nước thải
Điểm a khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định: “Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt
động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường” . Theo quy
định của Luật phí và lệ phí năm 2015, phí BVMT gồm các loại: Phí BVMT đối với nước thải; Phí BVMT đối với
khai thác khoáng sản; Phí BVMT đối với khí thải...
Đối với phí BVMT với nước thải, hiện nay mức phí, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải được thực hiện theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP. Theo đó, phí BVMT với nước thải áp dụng tại
Việt Nam buộc người gây ô nhiễm chi trả tất cả các dạng chi phí: (1) chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, (2)
chi phí thiệt hại do ô nhiễm. (3) chi phí của cơ quan quản lý nhà nước khi thực thi các quy định quản lý môi
trường.
 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: (trả cho Nhà nước)
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xem là trường hợp phải trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Vì đây là khoản tiền mà chủ thể bỏ ra để mua quyền khai thác
khoáng sản. Chủ thể chưa thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nên không phải là tiền theo nguyên tắc này.
Đây là đối tượng khai thác tài nguyên, một số quan điểm cho rằng môi trường là 1 loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa
thì có người mua người bán, hàng hóa đặc biệt vì môi trường mang tính cộng đồng, ai cũng có thể khai thác và sử
dụng. Khi các chủ thể khai thác, mua “hàng hóa” này thì các chủ thể phải trả tiền để mua quyền khai thác sử dụng
các yếu tố môi trường (trong đó có tài nguyên khoáng sản).
Cơ sở pháp lý: Điều 77 Luật Khoáng sản
“1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc
nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
3. Chính phủ quy định cụ thể phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản”

- Các trường hợp không là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc:
 Phạt vi phạm hành chính về môi trường: (thuộc trách nhiệm)
Trường hợp này không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải
trả tiền bởi vì, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và bị cơ quan có thẩm quyền phạt tiền. Tiền
trả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường là tiền trả cho hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và nó
không xét đến hậu quả dù gây ra hậu quả hay không miễn có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường là phải chịu
phạt. còn hành vi gây ô nhiễm theo Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là hành vi hợp pháp nhưng có khả
năng gây tác động xấu đến môi trường (tức hành vi còn trong giới hạn cho phép của pháp luật) nên phải trả tiền.
Hai hành vi này có mục đích khác nhau.  Hành vi trên mang tính răn đe, trừng phạt hành vi vi phạm pháp luật, còn
hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mang tính định hướng hành vi (nếu không
muốn nộp tiền thì phải thực hiện các hành vi phù hợp với môi trường). 
 Thuế tài nguyên:
Theo Luật thuế tài nguyên 2019 thì đây là tiền trả cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, tức là trả thuế tài
nguyên. Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi
khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Thuế tài nguyên góp phần tăng cường quản lý nhà nước
trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Mà đối với nguyên tắc người gây ô nhiễm 7 phải trả
tiền thì người trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Người khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Người có hành vi xả thải vào môi trường; Người có hành vi khác gây tác động xấu
đến môi trường (MT). Vì vậy, thuế tài nguyên không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo
nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP). 
 Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra: (thuộc trách nhiệm)
Trường hợp BTTH do ô nhiễm môi trường gây ra không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm
theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm theo PPP là nghĩa vụ pháp lý
của các chủ thể, là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc họ phải tiến hành. Nghĩa vụ pháp lý tự nó không phải là hành
vi mà là sự cần thiết phải xử sự như vậy.
Trong khi đó, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra xuất phát hành vi không hợp pháp làm ô nhiễm
môi trường có lỗi của chủ thể, đây là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả bất lợi đối với các chủ thể, nhằm
buộc bên gây ra thiệt hại cho chủ thể khác phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù những tổn thất về vật chất và
tinh thần mà họ gánh chịu theo quy định của pháp luật. 
Theo quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
được xác định:“Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật,
kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”
Theo đó, những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, làm suy giảm
chức năng, tính hữu ích của môi trường, tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường cho chính những hành vi ấy. Đây là khoản tiền bồi thường mà chủ thể phải
chịu nếu hành vi gây ô nhiễm môi trường đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của chủ thể khác…
không phải là tiền phải trả theo quy định của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
 Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản: Trả cho công sức của nhà nước cấm giấy phép chứ k
phải trả cho gây ô nhiễm môi trường -> k phải là trả cho ppp XEM KĨ
Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên
tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền. căn cứ thông tư 129/2011, quy định: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước
ngoài khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định tại Luật
Khoáng sản phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định tại Thông tư này.” Vì theo Biểu
mức thu lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản đính kèm Thông tư 191/2016/TT-BTC, ta thấy được sự tăng dần
mức lệ phí theo mức độ khai thác khoáng sản, và việc có hay không sử dụng các chất gây tác động xấu đến môi
trường. Ví dụ:
“II. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản
2. Đối với hoạt động khai thác:
STT Nhóm Giấy phép khai thác khoáng sản Mức thu

1 Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối

a Có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm 1.000.000

b Có công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm 10.000.000

c Có công suất khai thác trên 10.000 m3/năm 15.000.000

4 Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản
đã quy định tại điểm 1, 2, 3, 6, 7 của Biểu mức thu này

a Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp 40.000.000

b Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp 50.000.000

6 Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm 80.000.000

7 Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại 100.000.000
8
h. Tiền thuê kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm cả hệ thống xử lý chất thải tập trung
i. Tiền dịch vụ thu gom rác thải

j. Tiền dịch vụ môi trường rừng Cung ứng giá trị sử dụng môi trường rừng

k. Tiền phí bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường (thuộc trách nhiệm)

V. NGUYÊN TẮC MT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT


 Sự thống nhất của MT thể hiện ở hai khía cạnh:
- Sự thống nhất về không gian: vấn đề môi trường là vấn đề không có biên giới. Các quốc gia không thể sử dụng
biên giới, địa giới hành chính để chia cắt ảnh hưởng của môi trường. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật
BVMT 2020 định nghĩa “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và
tự nhiên.”.
- Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác
với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Ví dụ: phát thải nhà kính sẽ thay đổi thành
phần không khí, làm thay đổi nhiệt độ trái đất gây biến đổi hàng loạt yếu tố môi trường khác như băng tan, nước
biển dâng . MT được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất tự nhiên như: đất, nước, khí hậu, không khí, ánh
sáng, âm thanh, hệ động - thực vật. Ngoài ra, MT còn bao gồm cả yếu tố nhân tạo như: các công trình, hệ thống
đê điều, nhà cửa… Tổng thể những yếu tố này hợp thành một thể thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nếu một trong những yếu tố có sự thay đổi nó có thể kéo theo cả những sử thay đổi của các yếu tố khác mà ở đó
con người chỉ tác động đến chúng ở một chừng mực nhất định
 Yêu cầu của nguyên tắc
- Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các
quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải
đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác
chặt chẽ giữa các địa phương
- Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý,
điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ.
*Thực tiễn sự thể hiện của nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam
Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, “Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước”. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Chính phủ quy định chi tiết
trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Luật
cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp là những cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý tại các địa bàn.
Ngay từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 quy định tổ chức, bộ phận
chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, thành lập các cơ quan
chuyên môn bảo vệ môi trường tại một số Bộ như: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Với sự thành lập các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường, các Bộ, ngành sẽ phối hợp
với Bộ TNMT, các tổ chức và cá nhân trong việc giám sát, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành,
lĩnh vực. Với quy định này, các bộ, ngành, địa phương đều nhìn thấy trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi
trường.
Biểu hiện của nguyên tắc trong phân công quản lý Nhà nước về MT:
- Việc ban hành các chính sách, quy định của pháp luật về MT phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện các
yếu tố khác nhau cấu thành MT nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này một cách đồng
bộ.
- Yêu cầu về việc quản lý Nhà nước về MT đảm bảo sự thống nhất bởi cơ quan quản lý. Chính Phủ là cơ quan
thống nhất quản lý nhà nước về BVMT trong cả nước theo quy định tại Điều 165 Luật BVMT 2020 và Bộ
9
TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ MT.
BÀI 1: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
I. Pháp luật về tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Định nghĩa: khoản 10,11 Điều 3 Luật BVMT
- “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về
chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị,
sản phẩm, hàng hoá, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất
lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
Tiêu chuẩn môi trường Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cơ quan nhà nước có thẩm
công bố (còn có các tổ chức tự xây dụng và công bố) quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để BVMT buộc (CQ có thẩm quyền ban hành nên
=> Tự nguyện khoản 2 Điều 103 (Ngoại lệ: có trường phải mang tính bắt buộc) áp dụng để
hợp bắt buộc: trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần BVMT
tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được v/d: quy chuẩn cho nguồn nước
viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ cho sinh hoạt tiêu dùng (thành phần
thuât=> Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở kim loại, khoáng chất như thế nào…)
thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn => Bắt buộc => VB do CQNN
bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, khoản 1 ban hành => VBQPPL nên mang tính
Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2018. bắt buộc
Ngoài ra, các tiêu chuẩn quốc tế do các quốc gia thỏa => giới hạn các thông số về chất
thuận trong các Điều ước quốc tế thì trở thành bắt buộc lượng môi trường xung quanh, hàm
đối với các nước chứ không phải tự nguyện.) lượng chất ô nhiễm chứa trong chất
=> giới hạn thông số về chất lượng môi trường, hàm thải, thiết bị sản phẩm, hàng hóa, nhiên
lượng chất ô nhiễm có trong chất thải liệu, nguyên, vật liệu
=> Yêu cầu kỹ thuật, quản lý =>Yêu cầu về kỹ thuật, quản lý
=> Cơ quan nhà nước, tổ chức (tổ chức KT-XH => Chỉ do CQNN ban hành
nghề nghiệp tự xây dựng và áp dụng nội bộ trong cơ
quan, tổ chức) công bố

 Phân loại: Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, có nhiều cách thức phân loại khác nhau.
- Phân loại tiêu chuẩn môi trường
Nếu căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn môi trường được chia thành:
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh; Tiêu chuẩn đối với quản lý chuẩn thải; Tiêu chuẩn môi
trường khác. (Điều 103 Luật BVMT)
Nếu căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường được
chia thành: Tiêu chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn Việt Nam) (Bộ KH-CN); tiêu chuẩn cơ sở - trong luật tiêu
chuẩn (TCCS); tiêu chuẩn quốc tế.
- Phân loại quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Nếu căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật môi trường được
thành: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh; Quy chuẩn kỹ thuật
môi trường về chất thải; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải; Quy chuẩn kỹ thuật môi
trường về quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Quy chuẩn kỹ thuật môi
trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm,
hàng hóa, thiết bị; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác theo yêu cầu về bảo vệ môi trường (k1 Điều 97
Luật BVMT 2020)
Nếu căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường được
10
chia thành: quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia; quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương.
1.1. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
 Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường (từ Điều 10 đến điều 25 của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
 Xây dựng, công bố và áp dụng Quy chuẩn môi trường (từ Điều 26 đến Điều 39
của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
- Tiêu chuẩn môi trường quốc gia: Bộ TN và MT xây dựng dự thảo (khoản 2 Điều 104 Luật
BVMT 2020) => Bộ KH&CN thẩm định và công bố (khoản 3 Điều 104 Luật BVMT 2020)
- Tiêu chuẩn môi trường cơ sở: Tổ chức kinh tế; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
XH-NN (khoản 3 Điều 11 Luật TCQCKT) => tự xây dựng, công bố (khoản 4 Điều 104 Luật BVMT
2020)
LƯU Ý: Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật
có liên quan.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia: Bộ TNN và MT xây dựng dự thảo (điểm a k2 Điều
102 Luật BVMT 2020) => Bộ KH&CN thẩm định (k4 Điều 102 Luật BVMT 2020) => Bộ TN&MT
hoàn chỉnh và ban hành (điểm a K2 Điều 102 Luật BVMT 2020)
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương: UBND cấp tỉnh xây dựng dự thảo (điểm a K2
Điều 27 Luật TCQCKT) => Bộ TM&MT đồng ý (điểm b) => UBND Tỉnh ban hành (điểm a K2)
*ÁP DỤNG Tiêu chuẩn MT, Quy chuẩn KTMT)
- Tiêu chuẩn môi trường (tự nguyện, bắt buộc khi viện dẫn) => khoản 2 Điều 103 Luật BVMT,
Điều 23,24 Luật TCQCMT
TCVN: Cả nước
TCCS: Phạm vi quản lý của tổ chức công bố
TCQT khuyến khích áp dụng
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (bắt buộc) Điều 38 Luật TCQCKT
QCVN: Cả nước (khoản 3 Điều 34 Luật TCQCKT)
QCĐP: phạm vi quản lý của địa phương ban hành (khoản 3 Điều 34 Luật TCQCKT)

Xây dựng Thẩm định Ban hành / Công bố


Tiêu chuẩn Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (Tiêu
chuẩn quốc
gia)

Tiêu chuẩn cơ - Tổ chức kinh tế


sở - Cơ quan nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp

Quy chuẩn kỹ Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi
thuật Việt Nam trường
(Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia)

Quy chuẩn kỹ UBND tỉnh Bộ Tài nguyên và Môi UBND tỉnh


thuật địa trường cho ý kiến bằng văn
phương bản

II. Thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường và báo cáo môi trường
11
3.1. Thông tin môi trường
Các loại thông tin môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 114 Luật BVMT 2020. Việc thu thập, lưu
trữ, quản lý thông tin về môi trường; việc cung cấp, công khai thông tin về môi trường (Điều 114)
Việc thu thập và quản lý thông tin môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
Bộ, ngành và địa phương thu thập và quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Các Bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thu thập, quản lý
thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường của Bộ, ngành, địa phương và tích hợp với
cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công
nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập hồ sơ môi trường, quản lý thông tin về tác
động đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có
trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan quản lý về môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có trách nhiệm cung
cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Bộ, ngành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực quản
lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các thông tin phải công khai những loại thông tin, dữ liệu phải được công khai cho người dân sau
đây: báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường; thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở
mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; các báo cáo
về môi trường; kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Hình thức công khai gồm: phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí, đưa lên trang
web; báo cáo trong các cuộc họp của hội đồng nhân dân, thông báo trong các cuộc họp khu dân cư,
niêm yết tại trụ sở đơn vị, trụ sở ủy ban nhân dân. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho
những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin6.
3.2. Chỉ thị môi trường và thống kê môi trường
Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục
đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. Bộ Tài
nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành, hướng dẫn triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường
quốc gia. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường địa
phương trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
Thống kê môi trường là hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các chỉ tiêu cơ
bản phản ánh bản chất và diễn biến của các vấn đề môi trường theo không gian và thời gian. Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường, tổ chức thực hiện công tác
thống kê môi trường quốc gia; hướng dẫn công tác thống kê môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu
thống kê môi trường quốc gia. Bộ, ngành tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường trong phạm
vi quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi trường của ngành, lĩnh vực; hằng năm báo cáo Bộ
Tài nguyên và Môi trường về chỉ tiêu thống kê môi trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện
công tác thống kê môi trường của địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi trường của địa
phương; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về chỉ tiêu thống kê môi trường.
3.3. Báo cáo môi trường
là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến
tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội; các tác động môi trường; hiện trạng và diễn biến các thành phần
môi trường; những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân; tác động của môi trường đối với
kinh tế, xã hội; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường; dự báo
thách thức về môi trường; phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường: Bộ TNMT lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia 05 năm một lần; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia. Ủy ban nhân dân cấp
12
tỉnh lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; căn cứ những vấn đề bức xúc
về môi trường của địa phương, quyết định lập báo cáo chuyên đề về môi trường.
cơ quan: Ủy ban nhân dân các cấp, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, cụm công nghiệp, các bộ, ngành có trách nhiệm báo cáo về công tác bảo vệ môi
trường trên địa bàn, trong lĩnh vực hoạt động và quản lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bao
gồm hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường; quy mô, tính chất và tác động của các nguồn phát
thải; tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; kết quả thanh tra, kiểm tra; danh mục cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý; nguồn lực về bảo vệ môi trường; đánh giá
công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường; các phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường).
Đối với báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp phải đánh giá
việc thực hiện các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường.
III. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
4.1. Khái niệm:Đánh giá môi trường chiến lược, ĐMC hoặc SEA (Strategic Environment
Assessment), là một công cụ quản lý môi trường còn khá mới mẻ trên thế giới và Việt Nam. Cho đến
nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trên toàn thế giới về ĐMC. Có nhiều khái niệm, định nghĩa khác
nhau về ĐMC dựa trên các hướng tiếp cận khác nhau.
Đối với Việt Nam, ĐMC được định nghĩa: “là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi
trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững”7.
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, “Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình
nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải
pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch”.
4.2. Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược
Theo Điều 25 LBVMT 2020, các đối tượng sau đây phải đánh giá môi trường chiến lược:
4.3. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch có trách nhiệm đánh giá môi
trường chiến lược đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch đó. Kết quả đánh giá môi
trường chiến lược của chiến lược quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 25 được tích hợp trong hồ sơ
trình phê duyệt chiến lược. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều 25 được lập thành báo cáo riêng kèm theo hồ sơ trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định kết quả đánh giá môi trường chiến
lược trong quá trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan phê duyệt chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong
quá trình phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi trường chiến
lược đối với chiến lược, quy hoạch.
Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem
xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch.
4.4. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
4.4.1. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược
- Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan
điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ
môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật
BVMT;
- Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan
điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ
môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật
BVMT.
13
4.4.2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch
- Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
- Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
- Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
- So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính
sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi
trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
- Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
- Tác động của biến đổi khí hậu;
- Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy
hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường
chính;
- Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;
- Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) (QUAN TRỌNG)


Khái niệm: ĐTM là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến môi trường xã hội và cụ thể là đến sức
khoẻ của con người. Từ đó đánh giá tác động đến các thành phần môi trường vật lý, sinh học, kinh tế, xã
hội nhằm giúp cho việc ra quyết định một cách hợp lý và logic. ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp
nhằm giảm bớt những tác động có hại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế.
ĐTM cũng là một hoạt động nhằm lường trước những rủi ro có thể gây ra cho môi trường của
những đối tượng phải ĐTM, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ rủi ro và giảm thiểu rủi
ro. Luật Bảo vệ môi trường định nghĩa: “ĐTM là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án đó”
Khoản 6,7 Điều 3 LBVMT 2020 định nghĩa về đánh giá sơ bộ tác động môi trường và đánh giá tác
động môi trường như sau:
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự
án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.
- Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 LBVMT 2020: “Dự án đầu tư nhóm I là dự án
có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô,
công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô,
công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố
nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng
có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất
trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm
về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
--> Phụ lục số III NĐ 08/2022
Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
14
đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu
tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của
pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia,
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan;
b) Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy
mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án;
c) Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư theo các phương án về
địa điểm (nếu có);
d) Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải,
địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường;
đ) Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình
thực hiện đánh giá tác động môi trường.
--> Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng
thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường: Điều 30 Luật BVMT
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 2020
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT 2020, bao
gồm:
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng
có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công
suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi
trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với qmô trung bình. Phụ lục III, IV NĐ 08/2022
Đối tượng không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Dự án (i) thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật đầu tư công

Thực hiện đánh giá tác động môi trường


Cách thức thực hiện: Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường tự thực
hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.
Thời điểm thực hiện: được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài
liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Kết quả đánh giá tác động môi trường được
thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án đầu tư phải thực hiện tham vấn đối tượng (Điều 33 Luật BVMT, đây là bước bắt buộc trừ
trường hợp khoản 6 Điều 33 => Danh mục bí mật nhà nước):
- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;
- Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.
=> Dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước không phải thực hiện tham vấn.
Chủ đầu tư được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động
môi trường;
Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư (đối tượng tham vấn) có trách nhiệm trả lời
chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định; trường hợp hết thời
15
hạn quy định mà không có văn bản trả lời thi được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức
sau đây: (i) Tổ chức họp lấy ý kiến; (ii) Lấy ý kiến bằng văn bản.
Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu
tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết
quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được
tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp
thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM
Điều 35 Luật BVMT, bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ; Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định
báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ dự án đầu tư được trình đồng
thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo
cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi
có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành
lập hội đồng thẩm định
Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và
chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi
trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện.
Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Điều 36 Luật BVMT

Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường: Điều 37
Trách nhiệm của cơ quan thẩm định: Điều 38
Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án phải có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các nội
dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo
ĐTM. Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với
phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM,
chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp
thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM. Khi đưa dự án vào vận hành, chủ dự án phải tổ chức thực
hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Chủ dự án cũng phải báo
cáo cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ
vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định.
Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, xác nhận hoàn
thành công trình bảo vệ môi trường.
Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết
định phê duyệt báo cáo ĐTM và phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường của dự án trong thời hạn luật định.

16
17
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (QUAN TRỌNG) => Điều 39-48 LBVMT
1. Đối tượng phải có giấy phép môi trường: Điều 39
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi
trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải khi đi vào vận hành chính thức (i) => khoản 2 Điều 71 NĐ 08
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp
theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
* Nội dung giấy phép môi trường quy định tại Điều 40 LBVMT 2020
2. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: Điều 41
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện là cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
3. Thời hạn của giấy phép môi trường: khoản 4 Điều 40 LBVMT
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án
đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại (i) và (ii);
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án
đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
4. Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đần tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường
4.1. Quyền: K1 Điều 47
4.2. Nghĩa vụ: K2 Điều 47
18
5. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường: Điều 48
Thời điểm cấp giấy phép môi trường được thực hiện trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý
chất thải.
Thời hạn cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh không được ngắn hơn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Giấy phép môi trường chỉ bị thu hồi khi giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.
Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường là đối tượng bắt
buộc phải đăng ký môi trường.
ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
Đối tượng phải đăng ký môi trường: Điều 49 Luật BVMT
Đối tượng được miễn đăng ký môi trường: khoản 2 điều 49
Nội dung đăng ký môi trường: khoản 4 Điều 49
Thời điểm đăng ký môi trường: khoản 6
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

19
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI; PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG; KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG (QUAN TRỌNG)
Quản lý chất thải: Điều 72-89 LBVMT
Khái niệm chất thải: Khoản 18 Điều 3 Luật BVMT 2020
Luật BVMT 2020 định nghĩa: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải
ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
o Phân loại:
- Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải rắn, chất thải lỏng, chất
thải khí.
- Căn cứ vào nguồn sản sinh, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,
chất thải nông nghiệp, chất thải của các hoạt động khác.
- Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải nguy hại và chất thải
thông thường.
Khái niệm quản lý chất thải: quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải16.
So sánh chất thải (k18 Đ3), chất ô nhiễm (khoản 15 Điều 3 LBVMT):
- Chất thải có thể chứa chất ô nhiễm hoặc không
- Khác nhau về dạng tồn tại: chất thải ở dạng vật chất còn ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý
- Nguồn phát sinh ra chất thải từ hoạt động con người còn ô nhiễm từ hoạt động con người hoặc tự nhiên
Nội dung quản lý chất thải
+ Phát sinh => giảm thiểu
+ Phân loại => phân định là chất thải nào nguy hại hay thông thường, lỏng hay rắn
+ Thu gom
+ Lưu giữ
+ Vận chuyển => người có quyền thực hiện vận chuyển đó là “chủ nguồn chất thải nguy hại và cơ sở xử
lý chất thải nguy hại”
+ Tái sử dụng, tái chế
+ Xử lý, tiêu hủy
Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
- Khái niệm sự cố môi trường “là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi
của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng”17.
- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất
thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng18
2.1. Phòng ngừa sự cố môi trường:
Trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường quy định dối với chủ dự án đầu tư và các cơ quan
quản lý nhà nước.
2.2. Ứng phó sự cố môi trường
* Phân cấp sự cố MT19
- SCMT cấp cơ sở
- SCMT cấp huyện
- SCMT cấp tỉnh
- SCMT cấp quốc gia
* Các giai đoạn ứng phó SCMT: chuẩn bị, tổ chức và phục hồi MT20
- Chuẩn bị ứng phó
Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê
duyệt kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình; chỉ đạo tổ chức
diễn tập ứng phó sợ cố môi trường theo kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do mình phê duyệt
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố môi
trường cho Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm Cứu nạn; Ban chỉ huy phòng, chống
20
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải có công trình, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường
theo quy định của pháp luật; xây dựng, huấn luvện lực lượng tại chỗ cho ứng phó sự cố môi trường.
- Tổ chức ứng phó
Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở;
trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố
và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp
huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người
chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện xảy ra trên địa bàn;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp
tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người
chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn;
Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự
cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn
về sự cố môi trường cấp quốc gia.
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sợ cố môi trường
phải báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ứng phó
sự cố môi trường khi được yêu cầu.
Trường hợp phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường của sự cố môi trường vượt ra ngoài phạm vi cơ
sở, đơn vị hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên
trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố.
Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định quyết, định thành lập sở chỉ huy
ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường trong trường hợp cần
thiết.
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá phạm vi, đối tượng, mức độ tác động của sự cố môi
trường đến sức khỏe con người và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động.
- Phục hồi MT
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây ra sự cố môi trường phải thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố môi
trường trong phạm vi cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố môi trường có trách nhiệm kiểm
tra, giám sát hoạt động phục hồi môi trường.
Việc phục hồi MT sau SCMT được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật BVMT
2020

BÀI 4 PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (QUAN TRỌNG)


I. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG
Khái niệm tài nguyên rừng (khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp)
Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng
- Sở hữu toàn dân (Nhà nước) => khoản 1 Điều 7
Về nguyên tắc, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà
nước đầu tư toàn bộ; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở
hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp)
- Sở hữu tư nhân (tổ chức, HGĐ, cá nhân, cộng dồng dân cư): Luật Lâm nghiệp quy
định chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) cũng có quyền sở hữu đối với rừng sản
xuất là rừng trồng.
21
+ Chỉ có rừng sản xuất là rừng trồng => mới thuộc sở hữu tư nhân. Bao gồm:
=> Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư
=> Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy
định của pháp luật.
QUYỀN SỞ HỮU TƯƠNG ĐỐI: Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm
quyền chiếm hưu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài
sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng
=> Khoản 10 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 => Không được sở hữu phần đất rừng
Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng
1.1.1. Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng tại địa phương theo thẩm quyền.
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng
Được quy định tại Chương II, III Luật Lâm nghiệp. Cần chú ý một số nội dung sau:
- Quy hoạch lâm nghiệp (Chương II Luật Lâm nghiệp): Quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ
nguyên tắc và căn cứ của pháp luật về quy hoạch. Luật Lâm nghiệp đã xác định thời kỳ và nội dung
quy hoạch; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và tư vấn lập quy hoạch.
- Quản lý rừng (Chương III Luật Lâm nghiệp) bao gồm nhiều nội dung như Giao rừng, cho thuê
rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng; tổ chức quản lý rừng; quản lý
rừng bền vững; đóng, mở cửa rừng tự nhiên. trong đó chú ý vấn đề giao rừng, cho thuê rừng, chuyển
loại rừng, chuyển mục đích sử dụng, thu hồi rừng.
- Bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng (Chương IV, V, VI Luật Lâm nghiệp): nội dung chính bao
gồm bảo vệ hệ sinh thái; bảo vệ động, thực vật rừng; phát triển giống cây, phát triển các loại rừng; khai
thác các loại rừng; dịch vụ môi trường rừng.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng (Chương VIII Luật Lâm nghiệp)
1.2.1. Chủ rừng (khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp).
Lưu ý: Sinh viên cần phân biệt “chủ rừng” với “chủ sở hữu” đối với rừng.
1.2.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
- Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 73, 74 Luật Lâm nghiệp).
- Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 75 đến Điều 89 Luật Lâm nghiệp).
1.3. Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 55 đến điều 57 Luật Lâm nghiệp)
1.4. Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng (Điều 52 đến điều 54 Luật Lâm nghiệp)
1.5. Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điều 58 đến điều 60 Luật Lâm nghiệp)

22
23
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG, THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Khái niệm về động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- K14 Điều 2 Luật Lâm nghiệp: loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật
rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng
còn ít trong tự nhiên/có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được sắp xếp thành hai nhóm theo tính chất và
mức độ quý, hiếm của chúng:
 Nhóm I: gồm những loài thực vật rừng (IA), động vật rừng (IB) có giá trị đặc biệt về khoa học, môi
trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
cao. Đối với nhóm I thì nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại,
 Nhóm II: gồm những loài thực vật rừng (IIA), động vật rừng (IIB) có giá trị về khoa học, môi trường
hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với
nhóm II thì hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Chế độ quản lý, bảo vệ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
NĐ 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực
thi Công ước về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng. Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe
dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc
Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN


Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động thủy sản: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong
vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí (Khoản 2 Điều 3 Luật Thủy sản)
2.1. Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản
- Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và
nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.
- Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê.
2.2. Chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản
2.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 101, 102 Luật Thủy
sản)
- Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản trong phạm vi địa phương.
- Cơ quan có thẩm quyền riêng:
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên thủy sản: Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực khác có liên quan: có trách nhiệm phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi
ngành, lĩnh vực mình phụ trách
2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 101-103 Luật Thủy sản).
2.3. Chế độ bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản
2.4.1. Chế độ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Tái tạo nguồn lợi, phục hồi môi trường sống
- Nguồn tài chính bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản
24
2.4.2. Khai thác nguồn lợi thủy sản (Chương IV Luật Thủy sản)
- Khai thác trong nội địa và trong vùng biển VN
o Phân vùng khai thác (Điều 48)
o Hạn ngạch giấy phép (Điều 49)
o Giấy phép khai thác (Điều 50)
o Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khai thác thủy sản (Điều 52).
- Khai thác ngoài vùng biển VN
o Điều kiện khai thác (Điều 53)
o Trách nhiệm chủ thể khai thác (Điều 54)
- Hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển VN
o Điều kiện cấp phép (Điều 55)
o Quyền và nghĩa vụ của chủ thể nước ngoài có tàu hoạt động trong vùng biển Việt Nam
(Điều 57)
o Giám sát viên (Điều 58, 59)
- Khai thác thủy sản bất hợp pháp (Điều 60)
2.5 Nuôi trồng thủy sản (Chương III)
- Nhà nước có chính sách giao đất, cho thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản (tuân theo các quy
định của Luật Đất đai); giao, cho thuê vùng biển để nuôi trồng thủ sản để phát triển nguồn lợi thủy sản (tuân
theo các quy định của Luật Thủy sản);
- Việc nuôi trồng thủy sản gắn với việc BVMT, đảm bảo hiệu quả kinh tế của toàn xã hội và theo quy
hoạch, kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích phát triển bền vững.
1. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Nhận định đúng.Theo đó, tại Điều 4 Luật Thủy sản 2017 có quy định như sau:
Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ
chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định
2. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh
tế.
Nhận định sai.
CSPL: điểm e khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 6 Luật Thủy Sản 2017.
Khai thác thủy sản ven bờ sẽ bị hạn chế thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ vì đây là hình thức khai thác đảm
bảo sự phát triển bền vững. Việc đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng
của sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch cũng là một chính sách cho thấy nước ta khuyến khích đánh bắt xa
bờ.
3. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy
sản.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.
Chỉ có tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên mới bắt buộc
phải có Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản.

25
PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
3.1. Khái niệm tài nguyên nước
- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên nước bao gồm mọi dạng tồn tại của nước (rắn, lỏng, khí). Tất cả các
dạng này luân chuyển với nhau tạo thành chu trình nước.
- Theo Luật Tài nguyên nước: Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 1, Điều 2 Luật Tài nguyên
nước).
3.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Sở hữu toàn dân là khái
niệm phái sinh từ sở hữu nhà nước khi khẳng định bản chất nhà nước là toàn dân; xét ở góc độ tổ chức thực
hiện quyền sở hữu thì sở hữu toàn dân cũng đồng nghĩa với sở hữu nhà nước.
Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên nước thông qua việc chiếm hữu (nắm bắt những
thông tin về tài nguyên nước như thống kê, đánh giá, đo đạc,…), sử dụng (nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc
thông qua chủ thể sử dụng - hộ gia đình, cá nhân, tổ chức - chủ thể sử dụng phải trả tiền thông qua những
nghĩa vụ pháp lý nhất định).
3.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
3.3.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
- Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước. Chính phủ thành lập
Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài
nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.
- Cơ quan có thẩm quyền riêng:
+ Thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên nước (cơ quan quản lý chuyên ngành): Bộ Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành và các lĩnh vực có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi
ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
3.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
- Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước phải dưạ trên cơ sở chiến lược, chính sách, pháp luật về
quản là tài nguyên nước và quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, trong đó đặc biệt coi
trọng quy hoạch lưu vực sông.
- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước phải đảm bảo tính hệ
thống của lưu vực, của các công trình thủy lợi, không chia cắt theo đơn vị hành chính song vẫn phải đảm bảo
lợi ích hài hòa giữa các vùng, ngành, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước.
3.4. Chế độ bảo vệ, khai thác, sử dụng
3.4.1. Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước (Chương III Luật Tài nguyên nước)
- Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn
nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
- Nội dung bảo vệ TNN: Luật Tài nguyên nước quy định bảo vệ tài nguyên nước trong từng lĩnh
vực, đối với từng loại nước, tựu chung thể hiện dưới hai góc độ:
+ Chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
+ Chống ô nhiễm nguồn nước.
3.4.2. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Chương IV Luật Tài nguyên nước)
- Khai thác nguồn nước là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước; sử dụng tổng hợp nguồn nước
là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ
tổng hợp cho nhều mục đích.
- Nguyên tắc khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
+ Khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước;
+ Đảm bảo sử dụng công bằng nguồn nước; 26
+ Ưu tiên sử dụng tài nguyên nước cho những nhu cầu thiết yếu.
- Chủ thể sử dụng tài nguyên nước (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) khi khai thác, sử dụng tài nguyên
nước phải có giấy phép, trừ các trường hợp không phải xin cấp giấy phép (Điều 44 Luật Tài nguyên
nước)
- Quyền, nghĩa vụ của chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Điều 43 Luật Tài nguyên nước).
3.5. Phòng chống lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra
Phòng chống lũ, lụt là những biện pháp được thiết kế nhằm làm cho lũ, lụt khi xảy ra không đưa đến thiệt
hại hoặc ít nhất cũng hạn chế được thiệt hại đó.
Những quy định về phòng, chống, khắc phục tác hại xấu do nước gây ra được quy định trong Chương V
Luật Tài nguyên nước; Pháp lệnh Khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; Luật Đê điều; Pháp lệnh phòng, chống
lụt, bão…
PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Khái niệm về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản
- Khái niệm khoáng sản: là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng,
thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ
- Khái niệm hđ khoáng sản: bao gồm hoạt động thăm dò và hoạt động khai thác.
Chế độ sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Về mặt nguyên tắc, tài
nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.
- Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua họat động điều tra, khảo sát, cấp giấy phép hoạt
động khoáng sản.
Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
4.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
- Cơ quan QLNN có thẩm quyền chung: bao gồm Chính phủ và UBND các cấp
+ Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo quy
định của Luật Khoáng sản và theo phân cấp của Chính Phủ.
- Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo quy định của Nghị định
36/2017/NĐ-CP).
4.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
- Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản là toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản.
- Các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm hai nội dung: quản lý nguồn tài nguyên khoáng
sản và quản lý các hoạt động t/động đến nguồn tài nguyên khoáng sản.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể hoạt động khoáng sản
- Có đặc quyền khai thác; có quyền chuyển nhượng, để thừa kế thông tin từ hoạt động thăm dò; nghĩa
vụ nộp tiền đặt cọc khi được cấp giấy phép thăm dò; trả tiền cho việc sử dụng những số liệu, thông tin phục
vụ cho hoạt động thăm dò (đối với chủ thể thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản).
- Quyền được sử dụng, tiêu thụ khoáng sản đã khai thác; quyền chuyển nhượng quyền hoạt động khai
thác mỏ; sở hữu công trình đã đầu tư vào mục đích khai thác khoáng sản; nộp thuế tài nguyên; trả tiền cho
việc sử dụng thông tin của nhà nước (đối với chủ thể thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản).
4.3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
- Quy định về khu vực có khoáng sản độc hại.
- Quy định về khu vực cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản.
- Quy định về nghĩa vụ BVMT của các chủ thể hoạt động khoáng sản.

27
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Di sản văn hóa (Điều 1 của Luật DSVH):
+ Di sản văn hóa phi vật thể (Khoản 1, Điều 1 của Luật sđ, bs)
+ Di sản văn hóa vật thể (Khoản 2, Điều 4 của Luật DSVH).
 Di vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học” (khoản 5, Điều 4 của
Luật DSVH).
 Cổ vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một
trăm năm tuổi trở lên.” (Khoản 6, Điều 4 của Luật DSVH).
 Bảo vật quốc gia là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất
nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản 7, Điều 4 của Luật DSVH).
 Di tích lịch sử văn hóa là “công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản 3, điều 4 của Luật DSVH).
 Danh lam thắng cảnh là “cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.” (Khoản 4, Điều 4 của Luật DSVH).
 Di sản thiên nhiên23 bao gồm:Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh,
khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản;
danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn
hoá;
1.2. Phân loại di tích
- Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu địa phương.
- Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
I. Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh (HỌC KĨ)
2.1. Căn cứ xếp hạng
- Tiêu chí công nhận (Khoản 9 Điều 1 của Luật sđ, bs một số điều của Luật DSVH, khoản 2 Điều 28 Luật
DSVH 2001).
- Có kế hoạch quản lý, bảo vệ, sử dụng đối với công trình được đề nghị xếp hạng
2.2. Thẩm quyền xếp hạng: Điều 28
- Di tích cấp tỉnh: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định, cấp bằng
- Di tích quốc gia: Do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định, cấp bằng xếp hạng.
- Di tích quốc gia đặc biệt: Do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, cấp bằng xếp hạng
2.3. Xóa tên di tích
- Có đủ căn cứ xác định là di tích đã được xếp hạng đó không đủ tiêu chuẩn
- Di tích đã bị hủy hoại hoàn toàn không có khả năng phục hồi.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc xếp hạng cũng chính là cơ quan có thẩm quyền ra quyết
định hủy bỏ việc xếp hạng đó.
Việc quy định di tích đã được xếp hạng thì có thể bị hủy bỏ việc xếp hạng nhằm đảm bảo trách nhiệm quản lý,
bảo vệ các di tích này có hiệu quả trên thực tế.
II. Chế độ sở hữu: Điều 6, 7, 9, 14 LDSVH 2001, Khoản 3 Điều 2
- Về xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di sản văn hóa: Điều 6, điều 7 Luật Di sản văn hóa quy định:
+ Mọi di sản văn hóa trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của nước Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước.
+ Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu giữ được trong quá trình thăm
dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu nhà nước.
- Điều 14 Luật Di sản văn hóa quy định tổ chức, cá nhân có “quyền sở hữu hợp pháp đối với di sản văn
hóa”.
III. Bảo vệ và sử dụng di tích
4.1. Bảo vệ di tích
- Khu vực bảo vệ (Khoản 13 Điều 1 của Luật sđ, bs một số điều của Luật DSVH). 28
+ Khu vực bảo vệ I: là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, phải bảo vệ nguyên trạng.
+ Khu vực bảo vệ II: vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công
trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên
và môi trường sinh thái của di tích.
- Trách nhiệm trong bảo vệ di tích (Điều 33 LDSVH 2001, Khoản 14 Điều 1 của Luật sđ, bs một số điều của
Luật DSVH):
- Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (Khoản 15 Điều 1)
4.2. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
- Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được
hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.
4.3. Sử dụng di tích: Di tích được sử dụng chủ yếu vào mục đích tham quan, du lịch, nghiên cứu kết
hợp với mục đích kinh tế. Tuy nhiên các hoạt động trên không được làm ảnh hưởng đến các DT đó. Đối
với các di tích thuộc sở hữu tư nhân, các chủ sở hữu có quyền sử dụng vào các mục đích của chủ sở hữu.

CHƯƠNG 3: LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG


3.1. Nội dung luật quốc tế về môi trường
3.1.1. Luật Quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển
a. Luật quốc tế về kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa (luật quốc tế về về kiểm soát về ô
nhiễm không khí xuyên biên giới)
b. Luật quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn (QUAN TRỌNG)
Khí ô zôn tồn tại ở độ cao của tầng đối lưu & tầng bình lưu. Khí ô zôn tồn tại ở tầngbìnhlưubảovệ con
người khỏi tác động của tia cực tím. 
Hiện nay, vấn đề câu chuyện “lỗ thủng tầng ô zôn”, “vùng nghèo ô zôn” đang được đặt ra. Trạngthái ô
zôn là trạng thái cân bằng động. 
Do quá trình hoạt động của con người, phát thải nhiều chất ODS (Chất phá hủy tầng ôzôn). - Chất thuộc
nhóm Clorin: CFC(s) 
- Chất thuộc nhóm Brômin: trong lĩnh vực hóa chất trừ sâu, tẩy rửa Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng
Ô zôn, Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng Ôzôn.
Tập trung chủ yếu trong 2 văn bản: Công ước Viên năm 1985 và phụ lục của Công ước (còn gọi là Nghị
định thư của Công ước) là Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Theo 2 văn bản
này, việc bảo vệ tầng ôzôn gồm 2 nội dung chính sau:
- Hướng tác động để bảo vệ tầng ôzôn:
Hướng tác động mang tính bền vững nhất được xác định trong Công ước Viên & Nghị định thư Montreal
đó là loại trừ nguyên nhân bằng cách ngưng phát thải những chất ODS vào bầu khí quyển. => cắt bỏ và
tiến tới loại bỏ hoàn toàn các chất ODS => Bước 1: cắt giảm ODS; bước 2: loại bỏ ODS
- Nghĩa vụ của quốc gia:
Nghĩa vụ của quốc gia là phải cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ chất ODS.
- Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS : Theo Công ước
Viên, có 3 căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS, bao gồm:
+ Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ôzôn đối với từng chất ODS: chất nào mức độ nguy hiểm với
tầng ô zôn lớn thì cắt giảm trước => Sử dụng thuật ngữ: Hệ số phá hủy tầng o zôn, tỷ lệ thuận với mức độ nguy
hiểm đối với tầng ô zôn
+ Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất.
+ Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên: nhóm quốc gia đang phát triển, nhóm quốc
gia đang phát triển&chậm phát triển.
- Cơ chế bảo đảm thực hiện (bảo đảm thực hiện mục tiêu, nghĩa vụ của quốc gia):
+ Cơ chế về mặt tài chính.
29
+ Cơ chế về mặt công nghệ.
c. Luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
Được quy định trong Công ước Khung 1992 và Nghị định thư Kyoto 1997.
- Xác định được các loại khí nhà kính phải cắt giảm.
- Xác định được chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính cho các quốc gia công nghiệp.
- Xác định phương thức, cách thức thực hiện việc cắt giảm và cơ chế kiểm tra giám sát việc thực hiện
cắt giảm.
+ Phương thức thực hiện việc cắt giảm:
+ Cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện cắt giảm khí nhà kính.
- Vấn đề thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính giai đoạn hậu Kyoto.
+ Văn kiện sửa đổi Doha năm 2012 (giai đoạn cam kết thứ 2 của NĐT Kyoto
+ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 (giai đoạn từ 2021-2030) Lưu ý: Cập nhật thông tin
về COP-26 ở Glasgow (Scotland) vào năm 2021

30
31
1.CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Nhận định sai. 32
CFC là chất gây nên hiệu ứng nhà kính và CFC là chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Nhưng Nghị định thư Kyoto và trong Thỏa thuận Paris sau này thì chất CFC không bị đưa vào Danh mục
là phải cắt giảm khí nhà kính là vì chất CFC này nó vừa là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, nhưng nó cũng là
chất gây suy giảm tầng ôzôn. Mà Công ước viên 1985 và sau đó là Nghị định thư Montreal 1987 về cắt giảm
các chất làm suy giảm tầng ôzôn, các chất gây phá hủy tầng ôzôn thì người ta đã đưa chất CFC này vào danh
mục là chất phải cắt giảm đầu tiên. Cho nên, chất CFC này đã được cắt giảm theo Công ước viên 1985 và sau
đó là Nghị định thư Montreal 1987 về cắt giảm các chất làm suy giảm tầng ôzôn rồi, cho nên các Nghị định thư
về hiệu ứng nhà kính thì người ta không đưa chất CFC vào danh mục cắt giảm nữa. (Vì nó đã bị cấm trong
Nghị định thư Montreal 1987 rồi)
CFC (chlorofluorocarbon) là những chất do con người tổng hợp và sử dụng nhiều trong các ngành công
nghiệp, đặc biệt là từ thiết bị điều hòa thải ra. Việc sản xuất và sử dụng CFC bị cấm bởi Nghị định thư Montréal
vì chúng tấn công tầng ozon thông qua phản ứng quang hóa. Một tấn CFC sẽ tạo ra tác động làm nóng lên toàn
cầu trong 100 năm sau khi phát thải vào khí quyển tương đương với 4000 lần cùng tỷ lệ khí cacbonic (CO2).
Do đó, CFC cũng là nhóm chất góp phần gây hiệu ứng nhà kính.
60. Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giống nhau.
Nhận định sai.
Việc cắt giảm bao nhiêu % sẽ tùy theo khả năng của mỗi quốc sẽ sẽ tự đề xuất quyết định. Và nó sẽ được
thể hiện thông qua bảng đóng góp do Quốc gia tự quyết định gọi là “ABC”.
CSPL: khoản 1 Điều 4 Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu 1972.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu 1972, việc cam kết thực hiện các
nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giữa các quốc gia thành viên, giữa các Bên nước phát triển với các Bên
nước đang phát triển là không giống nhau. Bởi vì, mức độ thi hành các cam kết sẽ tính đến những ưu
tiên cho các nước đang phát triển để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững và loại trừ nạn nghèo
khổ, những mục tiêu và những hoàn cảnh phát triển của từng khu vực và quốc gia riêng.
Nhận định: Tất cả các chất ODS đều có thời hạn cắt giảm loại bỏ giống nhau? ⇨ Sai 
Nhận định: Tất cả các quốc gia đều có thời hạn cắt giảm loại bỏ các chất ODS giốngnhau?⇨ Sai
Nhận định: Tất cả các quốc gia thành viên của Nghị định thư Kyoto đều có nghĩa vụcắt giảm khí
nhà kính 
⇨ Sai 
⇨ Nằm trong Phụ lục B mới có nghĩa vụ, chỉ tiêu cắt giảm khí nhà kính Nhận định: Tất cả các
quốc gia trong Phụ lục B Nghị định thư Kyoto đều có chỉ tiêucắt giảmkhínhà kính giống nhau 
⇨ Sai 

Chỉ có quốc gia thuộc Phụ lục B mới có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính ⇨ Sai 
⇨ Đ/v quốc gia thành viên ko thuộc Phụ lục B, nhưng đã tham gia vào thị trườngmuabánchỉtiêu khí
nhà kính với tư cách là quốc gia bán cũng có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính (Đâygọi làchỉtiêu phái
sinh) 
v/d: nhà máy dệt Nam Định. Người Nhật đầu tư vào cải tạo nhà máy này, cắt giảmđược10triệutấn CO2
quy đổi. Vậy 10 triệu tấn CO2 quy đổi này tính cho Nhật hay Việt Nam ⇨ Tính cho Nhật: cắt giảm thực
tế của Nhật, thực hiện tại Việt Nam
Nhận định: Nghị định thư Kyoto không có hiệu lực trong TH Mỹ & Trung Quốc
khôngphêchuẩnNghị định thư Kyoto? 
⇨ Sai 
Nhận định: Nghị định thư Kyoto không có hiệu lực tong TH Mỹ & Nga không phê chuẩnNghịđịnh
thư Kyoto? 
⇨ Đúng

Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển


Công ước Luật biển năm 1982 chia các nguồn gây ô nhiễm biển thành 5 nguồn như sau:
- Ô nhiễm từ đất liền.
- Ô nhiễm từ không khí.
- Ô nhiễm từ tàu thuyền.
- Ô nhiễm từ sự nhận chìm. 33
- Ô nhiễm từ những hoạt động có liên quan đến đáy biển (thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng những
đường hầm ngầm, những đường ống dẫn khí,…).
3.1.2. Luật quốc tế về đa dạng sinh học
 Các công ước quốc tế về đa dạng sinh học
- Công ước 1992 về đa dạng sinh học.
- Công ước Cites về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp: Nội dung của công ước Cites về
kiểm soát việc buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp, được chia thành 3 trường hợp:
- Đối với nhóm I: Gồm những giống loài nằm trong phụ lục I của công ước Cites, bao gồm những giống
loài đặc biệt nguy cấp. Do vậy việc kiểm soát buôn bán những mẫu vật của các giống loài này rất nghiêm
ngặt. Sự nghiêm ngặt này thể hiện ở chỗ:
+ Chỉ cho phép buôn bán vào những mục đích đặc biệt (nghiên cứu khoa, quan hệ quốc tế hoặc mục đích
tôn giáo).
+ Không cho phép buôn bán vào mục đích thương mại, trừ những trường hợp ngoại lệ, những trường hợp
ngoại lệ được quy định tại điều 3 của Công ước.
- Đối với nhóm II: bao gồm những giống loài nằm trong phụ lục II. Đây là những giống loài được
coi là ít nguy cấp hơn so với nhóm I nên điều kiện về buôn bán nó cũng ít nghiêm ngặt hơn. Cụ thể là không
cấm buôn bán vào mục đích thương mại nhưng về trình tự, thủ tục cũng đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu
và xuất khẩu; đảm bảo tuân thủ theo những quy định của cơ quan quản lý của Cites.
- Đối với nhóm III: Bao gồm những loài nằm trong phụ lục III. Có đặc điểm khác nhóm I và nhóm
II ở chỗ nếu như những giống loài nằm trong phụ lục I và II là do các quốc gia thành viên thoả thuận thống
nhất đưa vào còn những giống loài nằm trong phụ lục III bao gồm những giống loài nguy cấp nằm trong danh
mục theo quy định của pháp luật quốc gia thành viên nhưng không được đưa vào phụ lục I và II và quốc
gia thành viên thấy rằng cần phải có sự hợp tác quốc tế để kiểm soát việc buôn bán mẫu vật của các giống loài
này thì quốc gia thành viên sẽ đăng ký và Ban thư ký sẽ đưa những giống loài đó vào phụ lục III.
Ngoài Công ước Cites ra thì luật quốc tế về đa dạng sinh học còn nhiều điều ước quốc tế khác nữa, ví dụ
như Công ước Boon về bảo vệ các loài di cư hoang dã; Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước…
3.1.3. Luật quốc tế về di sản
Di sản trong luật quốc tế chia thành 2 loại:
- Di sản phi vật thể: Nội dung này không nghiên cứu do di sản phi vật thể không là yếu tố cấu
thành môi trường theo Luật BVMT.
- Di sản vật thể: di sản thế giới là di sản vật thể được quy định trong Công ước Heritage. Theo
công ước này thì di sản thế giới được chia thành 2 loại:
+ Di sản tự nhiên: được hiểu là những công trình do tự nhiên tạo ra.
+ Di sản văn hoá: được hiểu là những công trình do con người tạo ra hoặc con người kết hợp với tự
nhiên tạo ra.
- Tiêu chuẩn để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới: Một tài sản để được đưa vào danh
sách di sản thế giới phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn được quy định trong Công ước. Nghĩa là những
tiêu chuẩn để đưa những tài sản vào danh sách di sản là những tiêu chuẩn cần. Và lưu ý là một tài sản có thể
được công nhận theo nhiều tiêu chuẩn, chỉ cần đáp ứng một tiêu chuẩn là đã được đưa vào danh sách di sản.
- Trình tự, thủ tục để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới
+ Quốc gia có tài sản (có dấu hiệu là di sản thế giới) lập hồ sơ đề cử.
+ Hồ sơ đề cử được gởi đến Ủy ban di sản thế giới (Ban thư ký), Ủy ban di sản thế giới sẽ kết hợp với các
tổ chức phi chính phủ để thẩm định. Sau khi thẩm định thì Ủy ban di sản thế giới sẽ đưa ra một trong các
quyết định:
0 Quyết định đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản văn hoá thế giới. 0 Quyết định không
đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới. 0 Quyết định tiếp tục xem xét một tài sản đề
cử.
- Nghĩa vụ bảo vệ: một tài sản khi nó đã được công nhận là di sản thế giới thì có nghĩa là nó có giá
trị mang tính toàn cầu, là tài sản chung của nhân loại. Theo Công ước, việc bảo vệ di sản vẫn thuộc về quốc
gia có di sản.
3.1.4. Luật quốc tế về kiểm soát các hoạt động hạt nhân và các chất nguy hại
 Các hoạt động hạt nhân: căn cứ vào mục đích của việc sử dụng năng lượng hạt nhân thì34hoạt
động hạt nhân được chia thành 2 loại:
- Sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích quân sự:
Để kiểm soát hoạt động này có rất nhiều điều ước quốc tế liên quan, trong đó quan trọng nhất là Hiệp ước
không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968. Ngoài ra còn có Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện.
- Sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình (dùng trong y học, nông nghiệp đặc biệt là
dùng trong sản xuất điện hạt nhân).
 Vận chuyển các phế thải độc hại qua biên giới. Được đề cập trong Công ước BASEL về kiểm
soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng. Công ước xác định rõ cấm một
quốc gia thành viên không được xuất khẩu các phế
thải độc hại sang một quốc gia thành viên khác nếu như quốc gia thành viên đó cấm nhập khẩu chất đó.
Nếu quốc gia thành viên không cấm nhập một phế thải độc hại nào đó thì quốc gia thành viên khác cũng chỉ
được xuất chất đó với điều kiện là phải thông báo trước cho quốc gia nhập khẩu và được sự đồng ý của
quốc gia nhập khẩu.

35

You might also like