You are on page 1of 54

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Chương 1

1. Doanh nghiệp tư nhân/ hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân/
chủ hộ kinh doanh là thương nhân?
Doanh nghiệp tư nhân/ hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân/ chủ hộ kinh
doanh là thương nhân, thỏa mãn các đặc điểm của thương nhân:

- Thứ nhất, các chủ thể pháp luật được xem là thương nhân hoặc có thể trở thành
thương nhân bao gồm cá nhân và tổ chức kinh tế ( đ6.k1). Cá nhân phải có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ. Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì: “Tổ chức
kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam,
gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh”.

- Thứ hai, cá nhân, tổ chức kinh tế phải tiến hành hoạt động thương mại, thực hiện
hành vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, trung gian thương mại hay xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (các hoạt động thương mại
khác).

- Thứ ba, cá nhân, tổ chức kinh tế tiến hành hoạt động thương mại một cách độc
lập. Độc lập về mặt pháp lý, nghĩa là tham gia vào hoạt động thương mại, tham gia vào
các giao dịch thương mại, với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập.

- Thứ tư, các hoạt động thương mại mà cá nhân, tổ chức tiến hành phải có tính
thường xuyên. Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân/ chủ hộ kinh doanh lấy hoạt động
thương mại làm nghề nghiệp chính của mình và tạo ra nguồn thu nhập quan trong cho
mình. Đối với doanh nghiệp tư nhân/ hộ kinh doanh thì tính thường xuyên đã bao hàm
trong mục đích thành lập.
- Thứ năm, cá nhân phải đăng ký kinh doanh, tổ chức kinh tế thì xuất hiện với tư
cách là một chủ thể pháp luật và đồng thời là thương nhân kể từ thời điểm mà chúng được
xem là thành lập theo quy định pháp luật.

2.Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư


nhân/chủ hộ kinh doanh là một bên của hợp đồng trong hoạt động thương
mại?
Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh là một bên của hợp đồng trong hoạt động
thương mại.

Mặc dù chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp/hoạt động kinh doanh, nhưng chủ
doanh nghiệp tư nhân/chủ hộ kinh doanh không đồng nghĩa với doanh nghiệp tư nhân/hộ
kinh doanh. Điều đó thể hiện rõ ở chỗ, cá nhân có quyền tự do kinh doanh, nhưng để thực
hiện quyền đó thì cá nhân đó phải thành lập hoặc tham gia thành lập nên một chủ thể kinh
doanh, bao gồm doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh, và tiến hành các hoạt động kinh
doanh (hoạt động thương mại) với danh nghĩa của chủ thể kinh doanh đó.

3. Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ
hộ kinh doanh là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
trong tố tụng?

Tư cách tham gia tố tụng được quy định tại Điều 69 BLTTDS 2015. Căn cứ vào đó
thì chỉ có chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân có đủ tư cách là nguyên đơn, bị
đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020: “Chủ doanh nghiệp
tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách
người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt
Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự thì Doanh nghiệp tư nhân và
Hộ kinh doanh không phải pháp nhân (do DNTN và HKD không có tài sản riêng, độc lập
với tài sản của người chủ tạo lập nên nó, không thể tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản
riêng của mình) nên không có tư cách tham gia tố tụng dân sự.

4. Điều kiện để một giao dịch pháp luật được xem là giao dịch thương
mại theo Luật thương mại 2005?
Theo quy định của Luật thương mại, giao dịch là giao dịch thương mại phải đáp
ứng các điều kiện sau:

1) Chủ thể thực hiện giao dịch đó phải là thương nhân hoặc ít nhất có một bên là
thương nhân;

2) Các hoạt động mà các thương nhân thực hiện phải là hoạt động thương mại;

3) Giao dịch thương mại là các giao dịch có mục tiêu sinh lời, các thương nhân
thực hiện giao dịch thương mại đều trực tiếp hoặc gián tiếp tìm kiếm lợi nhuận từ giao
dịch đó.

05. Trong những trường hợp nào Luật Thương mại 2005 không mặc
nhiên được áp dụng mà chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên
hợp đồng?

- Trường hợp 01: Căn cứ Điều 12 LTM 2005 thì nếu các bên không có thỏa thuận
khác thì các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã
được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái
với quy định của pháp luật.

- Trường hợp 02: Căn cứ Điều 13 LTM 2005 thì nếu pháp luật không có quy định,
các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp
dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong
Luật này và trong Bộ luật Dân sự.

06. Mối quan hệ giữa BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và luật chuyên
ngành (trên ví dụ về một loại hợp đồng cụ thể)?

Quan hệ giữa BLDS với Luật thương mại và luật chuyên ngành là mối quan hệ luật
chung và luật riêng. Theo đó BLDS là luật chung còn Luật thương mại và luật chuyên
ngành là luật riêng nên theo nguyên tắc nếu luật chung và luật riêng có quy định cùng một
vấn đề thì áp dụng luật riêng còn nếu luật riêng không quy định thì áp dụng luật chung.
Điều 4 Luật thương mại 2005 quy định: "Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật
Thương mại và pháp luật có liên quan. Nếu hoạt động thương mại không được quy định
trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự."
Tương tự với mối quan hệ giữa Luật thương mại và luật chuyên ngành có liên quan.

7. Có những sự khác biệt nào giữa điều kiện áp dụng: thói quen thương
mại, tập quán trong nước, tập quán quốc tế
(i): Thói quen trong hợp đồng thương mại: 
● Các bên đã biết hoặc phải biết về những quy tắc này (Điều 12 LTM 2005)
● Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài giữa các bên; được
các bên mặc nhiên thừa nhận (khoản 3 Điều 3 LTM 2005)
● Đước các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định nghĩa vụ, quyền hạn
(ii) Tập quán thương mại trong nước
● Thói quen được thừa nhận rộng rãi trên một vùng/miền hoặc lĩnh vực thương mại
● Pháp luật không quy định, các bên không có thỏa thuận
● Không có thói quen thiết lập giữa các bên
(iii) Tập quán thương mại quốc tế
● Pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận 
● Không có thói quen hình thành giữa các bên
● Có sự thỏa thuận giữa các bên về việc áp dụng tập quán đó
8. trong những trường hợp nào, pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với
các bên trong giao dịch thương mại?

Luật nước ngoài là luật các nước ngoài có chủ quyền hoặc vùng lãnh thổ được
pháp luật quốc tế công nhận toàn bộ hoặc một số quyền chủ quyền cũng như luật các tổ
chức liên quốc gia.

+ khoản 1 điều 5 LTM 2005: nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy
định áp dụng pháp luật nước ngoài.

+ khoản 2 điều 5 LTM 2005: nếu các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố
nước ngoài chọn áp dụng luật nước ngoài.

Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Singapore thoả thuận áp dụng luật
Singapore.

+ trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến luật nước ngoài.
Ví dụ: Điều 676 BLDS 2015 thì năng lực pháp luật của pháp nhân được xác định
theo pháp luật của nước pháp nhân có quốc tịch.

Câu 9: Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được áp
dụng trong trường hợp nào?

Công ước viên 1980 – Công ước của LHQ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
được áp dụng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với
thương nhân có trụ sở thương mại tại quốc gia khác khi:

- Khi quốc gia này cũng là thành viên của công ước này
- Khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn đến việc áp dụng luật của một nước thành viên
Công ước này

Ví dụ: Khi VN chưa gia nhập Công ước viên 1980 thì các bên trong hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa một thương nhân Việt Nam và một thương nhân có trụ sở thương mại
tại Singapore được thỏa thuận luật áp dụng, đó có thể là luật VN, luật Singapore hoặc luật
của một nước thứ ba; TH các bên thỏa thuận áp dụng luật Singapore thì công ước viên
1980 được áp dụng với hợp đồng này, vì Singapo là TV của Công ước 1980

Nay khi VN cũng là TV của Công ước viên 1980 thì Công ước này được áp dụng
dù các bên thỏa thuận áp dụng Luật VN hay luật Singapore, vì công ước này là một bộ
phận của Luật VN cũng như luật Singapore.

10. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thảo luận, hai bên
đều là thương nhân Việt Nam trong hợp một đồng mua bán được xác lập và
thực hiện tại Việt Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng rằng, hợp đồng
này chỉ chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015. Căn cứ quy định pháp luật liên
quan, hãy nhận xét ý kiến trên.
Căn cứ theo điều 11 Luật thương mại về nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận
trong hoạt động thương mại thuộc những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
thì các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần
phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên
trong hoạt động thương mại; bên cạnh đó còn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, không bên
nào được áp đặt, cưỡng ép, đe dọa bên nào. Vì vậy khi 2 bên có thỏa thuận về việc chỉ
chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015 thì hoàn toàn không vi phạm nguyên tắc trong hoạt
động thương mại.
Chương 2
11. Có phải “mua bán hàng hóa quốc tế” theo quy định tại Điều 27 Luật
Thương mại 2005 luôn luôn là “giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài” theo quy
định tại Điều 5 Luật Thương mại 2005?

“Mua bán hàng hóa quốc tế” không phải luôn luôn là “giao dịch thương mại có yếu
tố nước ngoài”.

Ví dụ: - Thương nhân A (trong lãnh thổ Việt Nam) ký kết hợp đồng với thương
nhân B (trong khu chế xuất, khu ngoại quan). Hợp đồng giữa A và B được xem là hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

- A là thương nhân Mỹ ký kết hợp đồng với thương nhân B (trong khu chế xuất,
khu ngoại quan). Lúc này, hợp đồng giữa A và B vừa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế vừa là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài.

12.Giải thích sự khác biệt giữa các quy định của BLDS 2015 và Luật
Thương mại 2005 về địa điểm giao hàng trong giao dịch mua bán tài sản/hàng
hóa.
Sự khác biệt thể hiện tại Điều 35 LTM 2005 địa điểm giao hàng và Điều 435
BLDS 2015 về địa điểm giao tài sản. Theo đó, BLDS 2015 quy định địa điểm giao tài sản
do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì được xác định là (i)
nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; (ii) nơi cư trú hoặc trụ sở
của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

BLDS 2015 quy định theo hướng bất lợi cho bên bán, đối với tài sản không phải là
bất động sản, nếu không có thỏa thuận về địa điểm giao tài sản thì tài sản được giao tại
nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua. Ngược lại, LTM 2005 quy định theo hướng bất lợi
cho bên mua, theo đó đối với hàng hóa không là vật gắn liền với đất đai, nếu không có
thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì hàng được giao tại kho chứa hàng, địa điểm xếp
hàng, nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú của bên bán.
13. So sánh nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng theo qui định của BLDS 2015
và Luật Thương mại 2005.
Điều 39 Luật Thương mại Điều 432 BLDS 2015
2005

Hàng hóa -Không phù hợp với mục đích -Trường hợp tiêu chuẩn về
không phù sử dụng thông thường của các chất lượng của tài sản đã được
hợp trong hàng hóa cùng chủng loại. công bố hoặc được CQNN có
trường hợp thẩm quyền qui định thì thỏa
-Không phù hợp với bất kỳ
hợp đồng thuận của các bên về chất
mục đích cụ thể nào mà bên
không qui lượng của tài sản không được
mua đã cho bên bán biết hoặc
định thấp hơn chất lượng của tài
bên bán phải biết vào thời
sản được xác định theo tiêu
điểm giao kết hợp đồng.
chuẩn đã công bố hoặc theo
-Không bảo đảm chất lượng qui định của CQNN có thẩm
như chất lựng của mẫu hàng quyền.
hóa mà bên bán đã giao cho
-Chất lượng của tài sản mua
bên mua.
bán được xác định theo tiêu
-Không được bảo quản, đóng chuẩn về chất lượng của tài
gói theo cách thức thông sản đã được công bố, qui định
thường đối với loại hàng hóa của CQNN có thẩm quyền
đó hoặc không theo cách thức hoặc theo tiêu chuẩn ngành
thích hợp để bảo quản hàng nghề. Tiêu chuẩn về chất
hóa trong trường hợp không lượng của tài sản mua bán
có cách thức bảo quản thông được xác định theo tiêu chuẩn
thường. thông thường hoặc theo tiêu
chuẩn riêng phù hợp với mục
đích giao kết hợp đồng và theo
qui định của Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
14. Bên mua có quyền giảm giá trong trường hợp hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng ?
Trong trường hợp này, bên mua không có quyền giảm giá.

Thứ nhất, bên mua không có quyền yêu cầu bên bán giảm giá trong trường hợp bên
mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó, dựa theo khoản 1 điều 40 LTM
2005: “Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết
đó.”

Thứ hai, nếu khiếm khuyết của hàng hóa là do bên bán vi phạm hợp đồng, theo
khoản 2 và khoản 3 điều 40 LTM 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết
của hàng hóa đó.

Tuy nhiên, việc bên bán chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa đó không
đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ được giảm giá. Bên mua chỉ được giảm giá nếu đạt được
sự thỏa thuận với bên bán, và những thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng mới là biện pháp
tiên quyết để giải quyết cho vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.

15. Các thời điểm chuyển rủi ro trong mua bán hàng hóa?
- Nếu các bên có thỏa thuận về điều khoản chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi
ro sẽ theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Nếu các bên không có thỏa thuận về điều khoản chuyển rủi ro thì thời điểm
chuyển rủi ro sẽ theo quy định từ Điều 57 - Điều 61 LTM 2005.

+ Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định (Điều
57 LTM 2005).

Theo đó, trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro trùng với thời điểm bên
bán giao hàng cho bên mua, và bên mua hoặc người đại diện của bên mua nhận hàng. Tuy
nhiên, không phải mọi trường hợp thời điểm bên bán giao hàng và thời điểm bên mua
nhận hàng là trùng nhau. Do vậy, cần căn cứ vào các thỏa thuận cụ thể của các bên trong
hợp đồng về thời gian giao nhận hàng, để xác định rủi ro đã được chuyển giao hay chưa,
chuyển giao vào thời điểm nào.

+ Thứ hai, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
(Điều 58 LTM 2005).
Trong trường hợp này, việc vận chuyển cần được hiểu là thông qua việc giao kết
hợp đồng với người vận chuyển và giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên được hiểu là
hành vi chuyển giao quyền chiếm hữu hàng hóa cho người vận chuyển. Theo đó, tùy vào
sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mà hợp đồng vận chuyển này có thể do bên bán
hoặc bên mua ký kết. Dù cho bên nào thực hiện ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và
qua bao nhiêu người vận chuyển, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển
cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

+ Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao
mà không phải là người vận chuyển (Điều 59 LTM 2005).

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận
hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng hàng hóa được chuyển giao cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau: (01)
khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; (02) khi người nhận hàng để giao xác
nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

+ Thứ tư, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận
chuyển (Điều 60 LTM 2005).

“Hàng hóa đang trên đường vận chuyển” theo quy định của Điều này là đối tượng
của hợp đồng mà hai bên ký kết, đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao
kết hợp đồng. Chứ không phải là trường hợp hàng hóa đã trở thành đối tượng trong hợp
đồng giao kết và đang trong thời gian vận chuyển từ bên bán qua cho bên mua. Theo đó,
trong trường hợp này, rủi ro được chuyển qua cho bên mua là ngay khi các bên tiến hành
giao kết hợp đồng.

+ Thứ năm, chuyển rủi ro trong các trường hợp khác (Điều 61 LTM 2005).

-> Khoản 1 Điều 61 LTM 2005: Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ được
chuyển từ bên bán sang cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của
bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Theo đó, trong trường hợp
này, miễn là bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, còn bên mua có nhận hàng trên
thực tế hay không thì không ảnh hưởng đến việc bên mua phải nhận rủi ro về mất mát hư
hỏng hàng hóa.

-> Khoản 2 Điều 61 LTM 2005: Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không
được chuyển từ bên bán sang cho bên mua nếu hàng hóa không đặc định. Nếu bên bán vi
phạm khoản 2 Điều 61 LTM 2005 thì xem như họ vẫn chưa được chuyển rủi ro, ngay cả
trong trường hợp bên bán đã giao hàng thành công cho bên mua.

16. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng có phải nghĩa vụ luật định
của bên mua? ( điều 44 LTM)
Theo Luật Thương mại 2005, kiểm tra hàng hoá không phải là nghĩa vụ luật định
của bên mua, mà đây là quyền lợi của bên mua. Bên mua có quyền thực hiện việc kiểm
tra hàng hóa trước khi bên bán giao hàng theo các thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.
Việc kiểm tra hàng hoá được bên mua thực hiện trước khi giao hàng nhằm phát hiện kịp
thời khiếm khuyết của hàng hoá và thông báo cho bên bán tìm biện pháp khắc phục, giảm
thiểu các chi phí phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho bên mua. Lưu ý rằng, nếu bên mua
hoặc đại diện bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo
thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Đồng thời bên bán sẽ không
phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua hoặc đại diện
bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý
sau khi kiểm tra hàng hoá, ngoại trừ những khiếm khuyết không thể phát hiện bằng biện
pháp thông thường.

17. Trường hợp bên mua hoặc bên đại diện bên mua không thực hiện
kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng có phải nghĩa vụ luật định của bên
mua?
Việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng không phải là nghĩa vụ luật định của
bên mua.
Theo khoản 2 Điều 44 LTM 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên
mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khảo 1 Điều 44 LTM 2005
phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
Như vậy, nếu các bên có thỏa thuận khác và bên mua hoặc đại diện bên mua không tiến
hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì việc kiểm tra hàng trước khi giao hàng
không là nghĩa vụ bắt buộc do pháp luật quy định.

18. quyền sở hữu đối với hàng hoá có thể được chuyển từ bên bán sang
bên mua vào những thời điểm nào?
Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm
hàng hoá được chuyển giao (Điều 62 LTM 2005).
Tuy nhiên, nếu hợp đồng không có thời điểm, giao địa điểm giao hàng xác định và
cho liên quan đến người vận chuyển: thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm bên
nhận nhận được hàng.

19. Có những khác biệt nào trong quy định của Luật TM 2005 về các thời
điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa so với quy định của BLDS
2015 về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản?

Căn cứ LTM 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời điểm chuyển rủi ro
được xác định như sau:

(1) Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định (Điều 57 LTM)
Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho
bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong
trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với
hàng hoá.
(2) Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định (Điều 58
LTM)
Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ
giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được
chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
(3) Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không
phải là người vận chuyển (Điều 59)
Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người
vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
(4) Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
(Điều 60 LTM)
Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất
mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
(5) Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì
rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng
hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận
hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng
hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông
báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Như vậy, Luật thương mại không gắn thời điểm chuyển rủi ro vào thời điểm chuyển
quyền sở hữu, mà phân biệt các thời điểm chuyển rủi ro khác nhau theo các quy định từ
Điều 57 – Điều 61 LTM 2005.

Còn với BLDS 2015, thời điểm chuyển rủi ro được gắn liền với chủ sở hữu. Theo
điều 162 BLDS 2015 Chủ sở hữu chịu rủi ro đối với tài sản của mình trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

20. Hợp đồng mua bán hàng hóa phải thỏa thuận về giá hàng hóa?
Hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải thỏa thuận về giá hàng hóa. Lúc
này việc xác định giá hàng hóa thì có thể căn cứ theo điều 52 Luật thương mại.Trường
hợp không có thỏa thuận về giá thì giá hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa
đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa,
thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
21. Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận về
đồng tiền thanh toán?

Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận về đồng tiền
thanh toán.

Căn cứ vào Điều 52 Luật thương mại 2005 quy định: “Trường hợp không có thoả
thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không
có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại
hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán
hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng
đến giá”.
22. Các chức năng của hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng
hóa?
Đối với nền kinh tế

- Các đơn vị kinh doanh, đơn vị sản xuất,... đều tận dụng mọi khả năng lợi dụng thị
trường Sở Giao dịch hàng hóa để chuyển dịch những rủi ro về giá cả trong giao dịch thực
tế, tránh hoặc giảm được những tổn thất do biến động giá gây nên.

- Định hướng sản xuất

- Bảo vệ nhà đầu tư

- Điều chỉnh giá cả trên thị trường

Đối với quản lý nhà nước

- Giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan

hệ cung cầu và giá cả.

- Việc chuẩn hóa trên Sở giao dịch hàng hóa là một dịp thuận tiện để Nhà nước
tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. 

- Dựa vào số liệu thống kê trên Sở Giao dịch hàng hóa, nhà nước thực hiện việc
quản lý kinh tế được hiệu quả hơn.

Đối với xã hội

- Giảm chi phí rủi ro đối với xã hội

- Phân bổ nguồn lực trong xã hội một cách tối ưu

23. Các khía cạnh pháp lý của hợp đồng quyền chọn?

Hợp đồng quyền chọn (Điểm b, khoản 1 Điều 3 của Nghị định 42/2015/NĐ- CP)
gồm hai loại quyền chọn cơ bản: Quyền chọn bán và Quyền chọn mua. Quyền chọn mua:
là công cụ tài chính đem lại cho người sở hữu nó được quyền mua một lại hàng hóa hoặc
tài sản cụ thể với mức giá nhất định tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai.
Quyền chọn bán: là công cụ tài chính đem lại cho người sở hữu nó được quyền bán một
loại hàng hóa hoặc tài sản cụ thể với mức giá nhất định tại hoặc trước một thời điểm các
định trong tương lai.

Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận mà theo đó bên
mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định
trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này. Bên mua quyền có quyền
được chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. 

24. Các khía cạnh pháp lý của hợp đồng quyền chọn ?

Quy định về hợp đồng quyền chọn tại khoản 3 Điều 64 LTM 2005: “Hợp đồng về
quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền
được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao
kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên
mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa
đó.”

Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn tại điều 66
LTM 2005:

“1. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để
được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho
việc mua quyền chọn do các bên thỏa thuận.

2. Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá
đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện
hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua.
Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền
chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và
giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

3. Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã
giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp
đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường
hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản
tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời
điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

4. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực
hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu
lực.”
25. Các ưu điểm của phương thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng
hỏa so với phương thức mua bán hàng hóa truyền thống (phương thức mua bán
hàng hóa trực tiếp)?

Thứ nhất,

- Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa giúp cho các nhà kinh doanh những
loại hàng hóa giao dịch trên sở giao dịch kiểm soát được rủi ro trong hoạt động mua bản
nhằm mục đích kinh doanh của mình. Tại sở giao dịch hàng hóa, các bên tham gia có thể
ký kết được các hợp đồng với mức giá được xác định tại thời điểm giao kết nhưng việc
thực hiện hợp đồng lại xảy ra tại một thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận. Mặc dù
về nguyên tắc, việc giao kết những hợp đồng này có thể thực hiện ngoài sở giao dịch hàng
hóa, sự hỗ trợ của sở giao dịch sẽ giúp các bên có cơ chế bảo đảm cho việc thực hiện các
giao dịch này (thông qua các quy định về ký quỹ, đặt cọc).

- Đối với phương thức mua bán hàng hóa truyền thống thì việc thực hiện hợp đồng
có thời hạn nhất định do các bên thỏa thuận, ấn định và không có cơ chế đảm bảo (các
quy định về ký quỹ, đặt cọc) như sở giao dịch hàng hóa.

Thứ hai,

- Hàng hóa được giao dịch trên sở giao dịch là những hàng hóa tương lai.

Tại thời điểm giao kết hợp đồng hàng hóa được giao dịch có thể chưa hiện hữu.
Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động mua bán trên sở giao dịch, các bên tham gia có thể
không nhằm mục đích mua hoặc bán hàng hóa mà thực chất là nhằm đầu cơ vào giá cả
hàng hóa thông qua việc giao kết các hợp đồng quyền chọn. Khi đó hoạt động mua bản
trên sở giao dịch hàng hóa không còn là hoạt động mua bán hàng hóa truyền thống nữa
mà trở thành một hoạt động có tính chất đầu tư tài chính.

- Đối với phương thức mua bán hàng hóa truyền thống thì các bên tham gia không
nhằm mục đich đầu cơ vào giá cả hàng hóa thông qua việc giao kết các hợp đồng quyền
chọn cũng như không là hoạt động có tính chất đầu tư tài chính như sở giao dịch hàng hóa
mà nhằm mục đích chính chỉ là mua hoặc bán hàng hóa. Đồng thời, tại thời điểm giao kết
hợp đồng hàng hóa được giao dịch có thể phải hiện hữu rồi (trường hợp hàng hóa đang
trên đường vận chuyển).

Thứ ba,
- Hoạt động mua bán hàng hóa trên sở giao dịch hàng hóa có thể không dẫn đến
việc giao hàng hóa trên thực tế. Trong trường hợp giao kết hợp đồng quyền chọn, các bên
tự động có quyền dùng tiền để thanh toán chênh lệch giá giữa giá giao kết và giá niêm yết
tại thời điểm thực hiện hợp đồng (thông qua hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn)
mà không phải chịu chế tài, hình phạt như phương thức mua bán hàng hóa truyền thống.

- Đối với phương thức mua bán hàng hóa truyền thống thì các bên khi đã giao kết
hợp đồng thành công thì phải dẫn đến việc giao hàng hóa trên thực tế, tức việc giao hàng
hóa trên thực tế phải xảy ra chứ không thể nào không dẫn đến việc giao hàng hóa trên
thực tế mà thay vào đó là các bên tự động có quyền dùng tiền để thanh toán chênh lệch
giá giữa giá giao kết và giá niêm yết tại thời điểm thực hiện hợp đồng như sở giao dịch
hàng hóa được. Nếu việc giao hàng hóa trên thực tế không xảy ra, tức bên bán không thực
hiện nghĩa vụ giao hàng thì bên bán sẽ phải gánh chịu các hậu quả pháp lí theo luật định
và theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
Chương 3:
26. Khái niệm dịch vụ và hợp đồng dịch vụ?

Dịch vụ là sản phẩm kinh tế gồm những công việc dưới dạng lao động thể lực, khả
năng tổ chức, quản tí, kiến thức và kĩ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của tổ chức, cá nhân. Hợp đồng dịch vụ là một
loại hợp đồng dân sự thông dụng, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho
bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

27. Căn cứ khái niệm dịch vụ có thể xem những hoạt động thương mại nào
được quy định trong Luật thương mại 2005 là hoạt động cung ứng dịch vụ?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 LTM 2005: “ Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại,
theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho
một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.”
Có thể xem các hoạt động sau đây là hoạt động cung ứng dịch vụ:
● Tất cả hợp đồng dịch vụ được giao kết trong hoạt động thương mại
● Hoạt động dịch vụ logistics
● Hoạt động dịch vụ quá cảnh
● Hoạt động dịch vụ giám định 
28. các đặc trưng cơ bản của hợp đồng dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng
hoá?

Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Khoản 2 Điều
3 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”.

Còn đối tượng của hợp đồng dịch vụ được quy định tại PHỤ LỤC 4 LUẬT ĐẦU TƯ
2014 DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Thứ hai, trong một số trường hợp một dịch vụ được cung ứng dựa trên việc cùng
tiến hành hoặc phối hợp giữa các nhà cung ứng dịch vụ khác nhau thì có thể xảy ra tình
trạng người cung ứng dịch vụ này gây cản trở hoặc làm chậm tiến độ của người cung ứng
dịch vụ khác. Vì vậy, cần phải quy định về nghĩa vụ hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch
vụ, nghĩa là trong quá trình thực hiện dịch vụ các nhà cung ứng dịch vụ phải tìm hiểu tiến
độ công việc và nhu cầu của nhau để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng với khách hàng.
Vấn đề này cũng phát sinh nghĩa vụ của người nhận cung ứng dịch vụ là phải tạo các điều
kiện thuận lợi, cung cấp thông tin và điều phối các hoạt động giữa các nhà cung ứng dịch
vụ để đảm bảo trên cơ sở đó các nhà cung ứng dịch vụ có thể hợp tác với nhau một cách
tốt nhất (điều 78-82 LTM 2005).

Thứ ba, theo lẽ thông thường, trong hợp đồng mua bán hàng hoá nếu thời hạn giao
hàng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật đã hết thì người mua không cần
phải biểu lộ việc có tiếp tục nhận hàng hay không và đương nhiên có quyền không nhận
hàng hoặc nhận hàng đồng thời yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một
đặc thù của hợp đồng dịch vụ là việc thực hiện dịch vụ thường kéo dài trong một khoảng
thời gian nhất định. Từ đặc thù này đặt ra trường hợp tại thời điểm phải hoàn thành dịch
vụ người cung ứng dịch vụ chưa hoàn thành việc cung ứng dịch vụ và người cung ứng
dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện dịch vụ mà khách hành biết hoặc không thể không biết
đồng thời không phản đối việc tiếp tục thực hiện dịch vụ thì có thể suy đoán việc chưa
hoàn thành hợp đồng đúng hạn của người cung ứng dịch vụ không ảnh hưởng đến quyền
lợi của khách hàng (điều 84 LTM 2005).

Thứ tư, việc thực hiện đa số các dịch vụ đều yêu cầu một khoảng thời gian nhất
định nên cần phải cân nhắc để quy định theo hướng coi việc hợp tác của khách hàng trong
việc cung cấp các kế hoạch, chỉ dẫn, và các vấn đề khác trong quá trình thực hiện hợp
đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ không bị trì hoãn hay gián
đoạn là một nghĩa vụ của khách hàng (điều 85 LTM 2005).

29. Ý nghĩa của việc xác định một quan hệ hợp đồng là hợp đồng dịch vụ hay
hợp đồng mua bán hàng hóa?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán
hàng hóa theo quy định của LTM để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.

Hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận của các bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch
vụ về việc bên cung ứng dịch vụ thực hiện dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ và nhận thanh
toán.

Việc xác định một quan hệ hợp đồng là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng mua bán
hàng hóa nhằm xác định chính xác đối tượng của hợp đồng, đối với hợp đồng MBHH thì
đối tượng là hàng hóa (quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 LTM), còn đối tượng của HĐ
dịch vụ là những công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội. Đồng thời, xác định đúng một quan hệ hợp đồng là hợp đồng
dịch vụ hay hợp đồng mua bán hàng hóa giúp các bên xác định đúng quyền và nghĩa vụ
của hai bên để thực hiện đúng mục đích hợp đồng.

30.Hợp đồng cung ứng dịch vụ phải có thỏa thuận điều khoản về giá dịch vụ?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 LTM thì Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại,
theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho
một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Do đó,
hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa 2 bên cần phải có thỏa thuận về giá cả.
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương
pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá
dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và
các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
31. Các trường hợp miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistics?

Có 10 trường hợp miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistics, căn cứ theo Khoản 1
Điều 294 và Điều 237 Luật Thương mại 2005: 
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
- Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo
những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận
tải;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu
nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
giao hàng cho người nhận;
- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được
thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày
giao hàng.

32. Các trường hợp hạn chế trách nhiệm trong dịch vụ logistics?
Giới hạn trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ logistics được thể hiện tại Điều
238 LTM 2005. Cụ thể:

Thứ nhất, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không
vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa. Tiền bồi thường được
tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp
lệ. Nếu trong hóa đơn không ghi giá trị hàng hóa thì tiền bồi thường được tính theo giá trị
của loại hàng hóa đó tại nơi và thời điểm hàng được giao cho khách hàng theo giá cả thị
trường; nếu không có giá thị trường thì tính theo giá thông thường của hàng hóa cùng loại
và cùng chất lượng.

Quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có nguồn gốc từ tập quán và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải do
dịch vụ logistics nói chung bao gồm cả dịch vụ vận tải và trong hầu hết các trường hợp có
liên quan đến vận tải. Hầu hết các điều ước quốc tế về vận tải đường biển hoặc vận tải
hàng không đều có những quy định giới hạn trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ. Ví
dụ, công ước Hamburg 1978 giói hạn trách nhiệm của người chuyên chở là 2,5 SDR
(quyền rút vốn đặc biệt) cho 1 kilogramhoawcj 835 SDR cho 1 kiện hàng mất hỏng.

Thứ hai, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không được hưởng quyền
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan
chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc sự giao hàng chậm trễ là do thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gay ra mất mát, hư
hỏng hoặc giao hàng chậm trễ đó, hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách
mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra. Ví dụ, thương nhân kinh
doanh dịch vụ vận tải sử dụng phương tiện vận tải không an toàn hoặc đã hết hạn đăng
kiểm hoặc giao tài xế chưa có bằng lái điều khiển phương tiện, gây tai nạn làm hư hỏng,
mất mát hàng hóa sẽ không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
33. Các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ
logistics tại VN?

Trong vận tải đường bộ:

Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh dịch vụ vận tải hành
khách. Trong khi đó, Biểu cam kết WTO qui định “Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách thông qua hợp đồng hợp
tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá
49%”.

Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật:

Nhà đầu tư nước ngoài không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy
chứng nhận cho các phương tiện vận tải. Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định
kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định
vì lý do an ninh quốc phòng.

34. Khi nào một hoạt động vận chuyển hàng hóa được xem là quá cảnh
hàng hóa?
Theo quy định tại điều 241 LTM 2005, một hoạt động được xem là quá cảnh hàng hóa khi
việc vận chuyển hàng hóa đó thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ
Việt Nam, nó bao gồm cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay
đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

35. Phân biệt giữa chuyển khẩu hàng hóa và quá cảnh hàng hóa?

Tiêu chí Chuyển khẩu hàng hóa Quá cảnh hàng hóa

Cơ sở pháp lí Điều 30 LTM 2005 Điều 242 LTM 2005

Không làm thủ tục nhập Bắt buộc phải làm thủ
khẩu vào Việt Nam và tục nhập khẩu và xuất
Thủ tục
không làm thủ tục xuất khẩu khi vào hoặc ra
nhập khẩu và xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. khỏi Việt Nam.
khẩu

Thương nhân cung ứng


dịch vụ quá cảnh với tổ
Có thể là thương nhân
Chủ thể Việt Nam hoặc thương chức, cá nhân hoạt động
nhân nước ngoài. mua bán hàng hóa nước
ngoài.

Loại hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng Hợp đồng cung ứng dịch
hóa. vụ.

Quy định tại Điều 14 Quy định tại khoản 1


Nghị định Điều 242 LTM 2005.
Loại hàng hóa
số 187/2013/NĐ-CP ngà
y 20/11/2013.

Hàng hóa vận chuyển từ


nước xuất khẩu đến
Hàng hóa vận chuyển từ
nước nhập khẩu có thể
nước xuất khẩu đến
Qua cửa khẩu Việt không qua cửa khẩu
nước nhập khẩu phải
Nam Việt Nam (điểm a khoản
qua cửa khẩu Việt Nam.
2 Điều 20 LTM 2005).

Hàng hóa không được


lưu kho tại Việt Nam,
Lưu kho tại Việt Nam Hàng hóa có thể được
lưu kho tại Việt Nam. trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 246
LTM 2005.

36. Chứng thư giám định có giá trị pháp lý trong các trường hợp khác nhau
như thế nào?

Theo quy định tại Điều 261 và Điều 262 Luật Thương mại 2005 thì giá trị pháp lý
của chứng thư giám định trong hoạt động giám định thương mại được quy định cụ thể
như sau:

- Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu
cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung
thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

- Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng

+ Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định
của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có
giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định
không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

+ Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám
định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định
chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 của Luật
Thương mại 2005. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.

+ Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu
thì xử lý như sau:

++ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám
định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư
giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;

++ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám
định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận
lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai.
Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.

37. Trong trường hợp nào kết quả giám định bị coi là giám định sai và hậu
quả pháp lý của giám định sai
+Kết quả giám định sai:
+Hậu quả: 
Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết
quả sai
Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp
chứng thư giám định có kết quả sai. Theo đó, yếu tố lỗi được xem xét để xác định chế tài
áp dụng. Trách nhiệm vật chất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định được phân
biệt trong trường hợp lỗi vô ý và trường hợp lỗi cố ý cụ thể như sau(6):
Trường hợp lỗi cố ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Trường hợp lỗi vô ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải trả tiền phạt cho
khách hàng với mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không quá mười lần thù lao dịch
vụ giám định.
Phạt vi phạm do chứng thư giám định có kết quả sai:
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, phạt vi phạm chỉ được áp
dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận về việc áp dụng hình thức chế tài này trừ một số
trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại năm 2005.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì
phải trả tiền phạt cho khách hàng”.
Chương 4:
38. các đặc điểm chung của hoạt động trung gian thương mại?

❖ Về chủ thể:Chủ thể thực hiện hoạt động TGTM phải là thương nhân theo quy định
của pháp luật VN.
❖ Trung gian thương mại là hoạt động thương mại, cũng là một dạng hoạt động kinh
doanh (Khoản 11 Điều 3 LTM 2005).
❖ Hoạt động TGTM song song tồn tại hai nhóm quan hệ gồm 03 bên (Bên làm trung
gian thương mại là người ở giữa, “cầu nối”, làm trung gian cho các bên trong việc
MBHH hay CƯDV.)
❖ Quan hệ uỷ quyền đặc biệt: Xuất phát từ đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động
trung gian thương mại là loại hoạt động ở trong đó, bên thuê dịch vụ sẽ trao cho
bên trung gian quyền tham gia thiết lập, thực hiện các giao dịch thương mại. Do
đó, để thực hiện hoạt động trung gian thương mại, trước tiên bên có nhu cầu sử
dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết
lập được quan hệ với nhau.
❖ Bên trung gian: Phải có tư cách pháp lý và tài sản độc lập với bên thuê DV và bên
thứ ba; Tự chịu trách nhiệm trước PL và các cá nhân, tổ chức khác về hoạt động
KD của mình.
❖ Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thương mại: được xác lập bằng
văn bản hoặc giá trị pháp luật tương đương. Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên
trung gian thực hiện dịch vụ được thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí của
các bên và hình thức của nó là hợp đồng.

39. Đại diện thương mại và môi giới thương mại có những khác biệt cơ bản nào?

Đại diện thương mại Môi giới thương mại


Tiêu chí
(Điều 141 LTM 2005) (Điều 150 LTM 2005)

Khái niệm Là việc một thương nhân nhận Môi giới thương mại là hoạt động
uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) thương mại, theo đó một thương
của thương nhân khác (gọi là nhân làm trung gian (gọi là bên
bên giao đại diện) để thực hiện môi giới) cho các bên mua bán
các hoạt động thương mại với hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là
bên được môi giới) trong việc đàm
danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn
phán, giao kết hợp đồng mua bán
của thương nhân đó và được
hàng hoá, dịch vụ và được hưởng
hưởng thù lao về việc đại diện.
thù lao theo hợp đồng môi giới.

Bên cung ứng dịch vụ: Bên


đại diện. Bên cung ứng dịch vụ: Bên môi
Bên thuê dịch vụ: Bên giao đại giới bắt buộc phải là thương nhân
diện Bên thuê dịch vụ: Bên được môi
Chủ thể
Cả bên giao đại diện và bên giới không bắt buộc phải là
giao đại diện đều phải là thương nhân
thương nhân

Do luật không quy định nên có thể


Bằng văn bản hoặc hình thức
Hình thức hiểu rằng: Hình thức hợp đồng
có giá trị tương đương như
hợp đồng tuân theo pháp luật dân sự gồm
fax, telex, điện báo,…
có: văn bản, lời nói hoặc hành vi

Bên đại diện nhân danh bên


Bên nhân Bên môi giới nhân danh chính
giao đại diện khi thực hiện các
danh mình khi thực hiện các giao dịch
giao dịch

Mối quan hệ giữa các bên Mối quan hệ giữa các bên thường
Mối quan
thường ổn định, bền vững, mang tính mùa vụ, từng vụ việc
hệ
mang tính lâu dài. hoặc lâu dài.

Trách - Bên đại diện nhân danh - Bên môi giới chỉ chịu trách
nhiệm và vì lợi ích của bên nhiệm về tư cách pháp lý,
pháp lý giao đại diện khi thực không chịu trách nhiệm về
hiện các giao dịch khả năng thanh toán, thực
- Bên đại diện không hiện hợp đồng.
được nhân danh chính - Các bên được môi giới tự
mình hoặc nhân danh mình chịu trách nhiệm đối
bên thứ ba trong phạm
vi đại diện.
- Bên giao đại diện chỉ
với các giao dịch do mình
chịu trách nhiệm về các
xác lập.
giao dịch do bên đại
diện thực hiện trong
phạm vi đại diện

Chủ yếu trong lĩnh vực mua bán


Phạm vi Trong mọi lĩnh vực của hoạt hàng hóa, hoạt động hàng hải,
ủy quyền động thương mại kinh doanh chứng khoán, kinh
doanh bảo hiểm.

40. Phân biệt giữa đại diện thương mại và đại diện của VPĐD, chi nhánh của
DN cho DN
* Người đại diện thương mại:
– Về bản chất: Đại diện thương mại là quan hệ trung gian thương mại, quan hệ đại
diện theo ủy quyền. Hoạt động này chỉ được diễn ra khi một chủ thể có nhu cầu giao công
việc cho một chủ thể khác thay mình thực hiện. Đây cũng là một trong bốn hoạt động
trung gian thương mại ( CSPL khoản 1 Điều 141 LTM 2005 )
* Người đại diện của VPĐD của doanh nghiệp cho doanh nghiệp:
Người đại diện văn phòng đại diện cho DN do DN quyết định và bổ nhiệm theo
nhiệm kỳ hoặc cho đến khi có sự thay đổi, người đại diện văn phòng đại diện có thể là
giám đốc, thành viên hoặc cổ đông góp vốn đảm bảo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu theo
quy định.

Nhiệm vụ của người đại diện cho văn phòng đại diện là quản lý, điều hành hoạt
động của văn phòng đại diện công ty và chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng
trước ban lãnh đạo công ty. ( CSPL Điều 166 LTM 2005 )

41. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa làm phát sinh những quan hệ pháp
luật thương mại nào?

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa làm phát sinh quan hệ ủy quyền đặc biệt. Bên
ủy thác ủy nhiệm cho bên nhận ủy thác sử dụng danh nghĩa của chính bên nhận ủy thác để
mua hoặc bán hàng hóa cho bên ủy thác. Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho
bên thứ ba thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nếu như không có sự chấp thuận
bằng văn bản của bên ủy thác.

42. Hoạt động đại lý thương mại làm phát sinh những quan hệ pháp luật
nào?
Hoạt động thương mại làm phát sinh những quan hệ bên giao đại lý và bên đại lý,
đại lý và khách hàng, bên giao đại lý với khách hàng. Khi đó, bên đại lý là người đứng
giữa làm trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên giao đại lý và
khách hàng.

43. Giữa hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp – phân
phối có sự khác biệt cơ bản nào?

Tiêu chí HĐ đại lý thương mại HĐ cung cấp – phân phối

Quy định Mục 4 Luật Thương mại 2005 Luật Thương mại không điều
pháp luật chỉnh

Khái niệm Là hoạt động thương mại, theo Là trung gian mua hàng hóa,
đó bên giao đại lý và bên đại lý dịch vụ của nhà sản xuất để rồi
thỏa thuận việc bên đại lý nhân bán lại cho nhà bán lẻ hoặc
danh chính mình mua bán hàng những nhà sử dụng công
hóa cho bên giao đại lý hoặc nghiệp. Nhà phân phối có thể
cung ứng dịch vụ của bên giao cung cấp hoặc bán sản phẩm
đại lý cho khách hàng để tới trực tiếp người tiêu dùng
hưởng thù lao. hoặc có thể quản lý nhiều đại
lý.
(Điều 166 LTM 2005)

Chủ thể +Bên giao đại lý là thương +Nhà sản xuất, cung ứng dịch
nhân giao hàng hóa cho đại lý vụ hàng hóa
bán hoặc giao tiền mua hàng
cho đại lý mua hoặc là thương
nhân ủy quyền thực hiện dịch
vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

+Bên đại lý là thương nhân


nhận hàng hóa để làm đại lý
+Bên phân phối không nhất
bán, nhận tiền mua hàng để
thiết phải là thương nhân.
làm đại lý mua hoặc là bên
nhận ủy quyền cung ứng dịch
vụ.

Đối tượng Hàng hóa, dịch vụ. Hàng hóa.

Hợp đồng Không phải là mua bán, mà Mua đứt bán đoạn, nhà phân
bên đại lý chỉ là nhân danh phối mua hàng hóa từ nhà sản
chính mình mua bán hàng hóa xuất và bán lại.
cho bên giao đại lý.

Hợp đồng Hợp đồng đại lý mua bán hàng Hợp đồng mua bán hàng hóa.
hóa.

Thù lao Trừ trường hợp có thỏa thuận Nhà phân phối được quyền ấn
khác, thù lao đại lý được trả định giá bán ra nên tiền thu lại
cho bên đại lý dưới hình thức là số tiền chênh lệch giá.
hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
(Điều 172, 174 LTM 2005)

Quyết định Về nguyên tắc bên giao đại lý Nhà phân phối sẽ quyết định
giá cả sẽ ấn định giá hàng hóa mà đại giá hàng hóa mà mình bán ra.
lý bán ra, trừ trường hợp đại lý
bao tiêu có quyền ấn định giá.
(Khoản 1 Điều 171 LTM 2005)

Quyền sở Bên đại lý không là chủ sở hữu Nhà phân phối trở thành chủ
hữu hàng đối với hàng hóa (quyền sở hữu sở hữu đối với hàng hóa phân
hóa hàng hóa vẫn thuộc về bên giao phối.
đại lý, bên giao đại lý giao
hàng hóa nhưng không chuyển
giao quyền sở hữu).

Quan hệ Đại lý chỉ là tổ chức trung gian Quan hệ gần gũi với người
với người giữa nhà sản xuất và người tiêu tiêu dùng hơn, nếu có gì phát
tiêu dùng dùng, chỉ có trách nhiệm cung sinh thì giải quyết trực tiếp
ứng hàng hóa không chịu trách giữa nhà phân phối và người
nhiệm khác. tiêu dùng.

Trách Liên đới chịu trách nhiệm về Chịu trách nhiệm pháp lý đối
nhiệm chất lượng hàng hóa của đại lý với hàng hóa bán cho người
pháp lý mua bán hàng hóa, chất lượng tiêu dùng, nhà bán lẻ,…
dịch vụ của đại lý cung ứng
dịch vụ. (Khoản 5 Điều 175
LTM 2005)

Vấn đề về Chịu sự kiểm tra, giám sát của Độc lập, không chịu sự giám
kiểm soát bên giao đại lý và báo cáo tình sát hay kiểm tra. Không có
hình hoạt động đại lý với bên trách nhiệm phải tuân thủ
giao đại lý. (Khoản 6 Điều 175 những chỉ dẫn của nhà cung
LTM 2005) ứng liên quan đến hoạt động
mua bán hàng hóa cho khách
hàng của mình.

Vấn đề rủi Bên giao đại lý với tư cách là Quyền sở hữu đã được chuyển
ro đối với chủ sở hữu nên phải chịu rủi ro cho bên phân phối, bên phân
hàng hóa xảy ra đối với hàng hóa, cũng phối chịu rủi ro.
như gánh chịu trách nhiệm đối
với khách hàng.

44. Thương nhân sản xuất hàng hóa muốn tạo lập một mạng lưới tiêu thụ
hàng hóa thông qua các thương nhân độc lập sẽ cần cân nhắc những yếu tố pháp lý
nào để lựa chọn hình thức hợp đồng đại lý bán hay hình thức hợp đồng cung cấp –
phân phối ?

1. Về chủ thể:
❖ Hợp đồng đại lý bán:
● Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua
hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý
cung ứng dịch vụ.
● Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng
để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ
❖ Hợp đồng cung cấp – phân phối:
● Nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa
● Bên phân phối: Không nhất thiết phải là thương nhân

2. Về đối tượng:

❖ Hợp đồng đại lý bán: Hàng hóa, dịch vụ


❖ Hợp đồng cung cấp – phân phối: Hàng hóa

3. Quyền sở hữu hàng hóa:

❖ Hợp đồng đại lý bán: Bên đại lý không là chủ sở hữu đối với hàng hoá (quyền sở hữu
hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý, bên giao đại lý giao hàng hóa nhưng không
chuyển giao quyền sở hữu)
❖ Hợp đồng cung cấp – phân phối: Nhà phân phối trở thành chủ sở hữu đối với hàng hóa
phân phối.
Chương 5:
45. Giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cho thuê hàng hóa có
những sự khác biệt cơ bản nào?

Tiêu chí Hợp đồng Hợp đồng

mua bán hàng hóa cho thuê hàng hóa

Là thỏa thuận giữa các bên


theo đó bên bán chuyển hàng
hóa cùng quyền sở hữu đối với
hàng hóa đó cho bên mua, bên Là hợp đồng mà theo đó một
mua hàng có trách nhiệm nhận bên chuyển quyền chiếm hữu
hàng hóa và có nghĩa vụ thanh và sử dụng hàng hoá (gọi là
Khái niệm bên cho thuê) cho bên khác
toán cho bên bán hàng, việc
giao hàng, thanh toán phải (gọi là bên thuê) trong một
thực hiện theo thời gian, địa thời hạn nhất định để nhận
điểm, phương thức được thỏa tiền cho thuê.
thuận trong hợp đồng.

- Phải là thương nhân hoặc - Bên cho thuê phải là


trong một số trường hợp chỉ thương nhân, gồm tổ chức
cần bên bán là thương nhân (vìkinh tế được thành lập hợp
bên bán thực hiện hoạt động pháp, cá nhân hoạt động
bán hàng mang tính chất nghề thương mại một cách độc
nghiệp). lập, thường xuyên và có hoạt
động kinh doanh (khoản 1
- Những cá nhân có hoạt động
Chủ thể Điều 6 LTM 2005).
thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải - Bên thuê có thể không phải
đăng kí kinh doanh vẫn có thể thương nhân.
giao kết hợp đồng mua bán
hàng hoá trong thương mại với
tư cách là bên mua.
Bên bán không còn là chủ sở
hữu hàng hóa nữa mà bên bán
Bên cho thuê vẫn là chủ sở
chuyển quyền sở hữu hàng
hữu hàng hóa, bên thuê chỉ
Quyền sở hóa cho bên mua khi bên mua
có quyền chiếm hữu và sử
hữu hàng đã thực hiện thành công các
dụng hàng hóa trong thời hạn
hóa thủ tục thanh toán cho bên
nhất định.
bán.

46. Trong thời gian thuê theo hợp đồng bên cho thuê có được bán hàng hoá
đang cho thuê cho bên thứ ba hay không?

Trong thời hạn cho thuê theo hợp đồng bên cho thuê chỉ có nghĩa vụ đảm bảo
quyền sử dụng tài sản cho bên thuê tài sản, còn quyền định đoạt vẫn thuộc về bên cho
thuê. Như vậy bên cho thuê được quyền bán tài sản cho thuê cho người khác nhưng phải
đảm bảo cho bên thuê được tiếp tục thuê tài sản. ( điều 478 BLDS).

47. Các đặc trưng cơ bản của quan hệ nhượng quyền thương mại theo pháp
luật Việt Nam?
+ Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại
Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn
mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung
cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng quyền
thương mại của mình trong kinh doanh.
+ Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ
mật thiết
Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt của nhượng quyền thương mại
với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối
quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền, nếu không có điều
đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhượng
quyền thương mại hay không.
Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền thể
hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương mại. Kể từ
thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên
của bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian
của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên
của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.
– Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc
của bên nhận quyền
Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh
doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận.
Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các
quyền thương mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với Bên
nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như bên
nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên
nhận quyền. Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính
quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại
và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
Cơ sở pháp lý: Điều 284 LTM 2005.
48. sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng cung cấp-phân phối và hợp đồng
nhượng quyền thương mại?

❖ Hoạt động cung cấp-phân phối thiên về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp
từ bên giao đại lý, còn hoạt động nhượng quyền thương mại thiên về việc tổ chức
điều hành kinh doanh gắn liền với các yếu tố mang tính thương hiệu của bên
nhượng quyền thương mại (không nhất thiết phải phân phối trực tiếp hàng hóa,
dịch vụ từ bên nhượng quyền thương mại, có thể thực hiện theo chỉ định của bên
nhượng quyền thương mại).
❖ Về tài chính và chịu trách nhiệm pháp lý thì tách bạch rõ giữa bên nhận quyền với
bên nhượng quyền thương mại. Đối với hoạt động cung câp-phân phối, thì bên
giao đại lý vẫn có trách nhiệm liên đới đối với hoạt động kinh doanh của bên đại lý
liên quan đến hàng hóa mà mình đã giao, hoặc đối với hành vi ủy quyền cung ứng
dịch vụ.
❖ Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại.
Ngược lại, bên làm đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý.

49. Các dạng (loại) hệ thống nhượng quyền thương mại theo pháp luật VN?

Theo Pháp luật thương mại Việt Nam có các hệ thống nhượng quyền như sau:
- Hệ thống nhượng quyền một cấp: Có 2 loại hệ thống nhượng quyền một cấp là:
(1) Hệ thống nhượng quyền mà bên nhận quyền được cấp quyền thiết lập chỉ một
cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền duy nhất (theo điểm a khoản
6 NĐ 35/2006/NĐ-CP).
(2) Hệ thống nhượng quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương
mại trong đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền được phép
thành lập nhiều hơn 1 cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định (Khoản 9
NĐ35/2006/NĐ-CP).
- Hệ thống nhượng quyền hai cấp: Bên nhượng quyền vừa cấp cho bên nhận
nhượng quyền được tự tiến hành công việc kinh doanh vừa cấp cho bên nhận
nhượng quyền “quyền thương mại chung”.

Quyền thương mại chung bao gồm quyền được phép cấp lại quyền thương mại cho
bên nhận quyền ở cấp tiếp theo. Lúc này bên nhận quyền là bên nhận quyền sơ cấp.
Khi bên nhận quyền sơ cấp cấp lại quyền thương mại thì bên đó gọi là bên nhượng
quyền thứ cấp, bên được cấp lại quyền thương mại được gọi là bên nhận quyền thứ
cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.
Chương 6:
50. Ý nghĩa của các quy định về hạn mức tối đa về giá trị của HH, DV dùng để
khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mãi?

* Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dung để KM:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 88 LTM 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Theo quy định  tại điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì hạn mức tối đa về giá trị
hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại được quy định như sau:

Điều 6. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến
mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó
trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại
Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14
Nghị định này.
2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện
trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa,
dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Khoản
8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính
bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ
dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại
thời điểm công bố;
b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản
xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập
khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần,
tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng
để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến
mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các
chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm:
a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong
một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại
nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa
phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại
tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;
b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:
- Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;
- Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp
lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của
pháp luật lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại cho một đơn
vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng
hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại ( Trừ trường hợp chương
trình khuyến mại tổ chức theo hình thức tổ chức cho khách hàng tham gia các chương
trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại).

*Mức giá giảm tối đa so với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mãi:

Căn cứ theo Điều 7 NĐ 81/2018/NĐ-CP thì:

Điều 7. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá
50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
2. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần,
tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối
đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng
áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động
xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:
a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
b) Hàng thực phẩm tươi sống;
c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm,
ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
51. Các hạn chế về thời gian khuyến mại bằng hình thức giảm giá và ý nghĩa
của các hạn chế đó?

- Việc bán hàng giảm giá tức là lợi nhuận mà thương nhân thu được từ việc bán
hàng sẽ ít hơn.

- Mặc dù pháp luật đã nghiêm cấm bán phá giá nhưng việc bán hàng giảm giá dễ
dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, dễ gây lũng loạn thị
trường.

- Hàng giảm giá nếu không xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng thì sẽ dễ dẫn
tới việc sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng của những đối tượng chỉ vì lợi nhuận.

52. Các trường hợp giảm giá không phải là khuyến mại bằng hình thức
giảm giá?
Các trường hợp thương nhân giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ bởi các
lý do như hết thời vụ, hàng lỗi mốt, giải quyết hàng tồn kho để đưa hàng hóa mới ra thị
trường hay lý do giải thể,… không được xem là khuyến mại bằng hình thức giảm giá, nên
không chịu các giới hạn về giá trị giảm giá và thời gian giảm giá.

53. Mối quan hệ giữa qui định của Luật Thương mại về quảng cáo thương
mại và Luật Quảng cáo?

Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng các
phương tiện nhằmgiới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích
sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá
nhân”. Tại Điều 102 Luật Thương mại 2005 qui định: “Quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hoá, dich vụ của mình”.

Phân tích định nghĩa quảng cáo tại Luật Quảng cáo 2012 có thể hiểu đối tượng của
hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang
lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục
tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là
thương nhân hoặc không phải thương nhân và hoạt động quảng cáo có thể được thực hiện
bởi nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, Quảng cáo thương mại chỉ là một trong số các loại
hình quảng cáo nói chung. Vậy những qui định của Luật Thương mại về quảng cáo
thương mại chỉ điều chỉnh một bộ phận trong tổng thể những loại hình quảng cáo mà Luật
Quảng cáo điều chỉ. Những qui định này cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn vì chỉ nhắm đến
đối tượng quảng cáo thương mại.

54. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại và các mối quan hệ
pháp lý giữa các chủ thể này ?

Thứ nhất, người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc quảng cáo bản thân, tổ chức, cá nhân đó.

Thứ hai, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức cá nhân thực hiện một,
một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ
quảng cáo với người quảng cáo. Theo quy định của pháp luật người kinh doanh dịch vụ
quảng cáo bắt buộc phải là thương nhân.

Thứ ba, người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng
cáo thuộc trách nhiệm quảng cáo của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công
chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức
chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo
giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo với người phát
hành quảng cáo. Các chủ thể này vừa có trách nhiệm hợp đồng, vừa có trách nhiệm trước
pháp luật, có thể xảy ra xung đột giữa các loại trách nhiệm này.

55. Mối quan hệ giữa quy định về quảng cáo bị cấm theo Luật Thương mại và
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh?

Trong hoạt động thương mại, có nhiều cách thức khác nhau để các thương nhân
thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa cũng như đưa hàng hóa của mình đến nhiều
khách hàng hơn. Quảng cáo là một trong những cách thức phổ biến nhất để quảng bá hàng
hóa. Tuy nhiên, lại có nhiều hình thức quảng cáo mang tính cạnh tranh không lành mạnh
và được xem là quảng cáo bị cấm và được quy định cụ thể trong LTM. Theo đó, về vấn
đề này thì LCT cũng có một số quy định cụ thể và LTM đã thừa nhận những quy định đó
cho phù hợp với việc mua bán hàng hóa nói riêng và hoạt động thương mại nói chung. Ta
thấy giữa quy định về quảng cáo bị cấm theo LTM và quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh theo LCT có mối quan hệ qua lại tương hỗ lẫn nhau.

Chẳng hạn, về việc quảng cáo so sánh, quy định của LTM và LCT cũng có nhiều
điểm tương đồng.
Điểm b khoản 5 Điều 45 LCT 2018 quy định:

“5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”.

Khoản 6 Điều 109 LTM 2005 quy định: “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương
pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác”.

Ngoài ra, cả LTM và LCT đều quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
khác bị cấm.

Khoản 7 Điều 45 LCT 2018 quy định: “Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
khác bị cấm theo quy định của luật khác”.

Khoản 9 Điều 109 LTM 2005 quy định: “Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh theo quy định của pháp luật”.

56. Các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong các mối quan hệ pháp luật
phát sinh trong hoạt động cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến?

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, bên cung cấp dịch vụ
khuyến mại trực tuyến và bên có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại có trách nhiệm:

Đối với bên cung cấp dịch vụ

– Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến với Bộ Công
thương.

– Thực hiện các quy định về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực
tuyến trên website thương mại điện tử nếu website có chức năng đặt hàng cho các phiếu
mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên và có chức năng
thanh toán trực tuyến.

– Tuân thủ các quy định của Luật thương mại và các quy định pháp luật có liên
quan về hoạt động khuyến mại.

– Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.
–Xây dựng và công bố trên website cơ chế tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của
khách hàng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ
dùng để khuyến mại.

– Xây dựng và công bố trên website về quy chế hoạt động.

– Công bố đầy đủ các nội dung trong từng thông tin khuyến mại đăng tải trên
website của mình.

– Chịu trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch
vụ cho người tiêu dùng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Bồi thường cho khách hàng nếu phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ
khách hàng thường xuyên do mình phát hành bị đối tác từ chối trái với các điều kiện
đã công bố trên website hoặc trên chính phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, thẻ
khách hàng thường xuyên đó. Đối với bên có hàng hóa, dịch vụ khuyến mại

– Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

– Thực hiện đúng các cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
theo như thông tin đã cung cấp.
Chương 7:
57. Giải thích và ví dụ về áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hình thức
”dùng các biện pháp để hợp đồng được thực hiện”
“Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh. Cơ sở thực tiễn của chế tài này chính là mục đích kí kết
hợp đồng thương mại, các bên khi tham gia kí kết hợp đồng đều mong muốn quyền và
nghĩa vụ đã cam kết được thực hiện một cách thiện chí và đầy đủ nhằm đạt được lợi ích
kinh tế cho cả hai bên.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã
ký kết. Trong nhiều trường hợp, các chế tài khác như bồi thường thiệt hại hay phạt vi
phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi tham gia vào
quan hệ hợp đồng, mục đích của các bên là quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được
thực hiện một cách đầy đủ và thiện chí chứ không phải xuất phát từ mục đích nhằm đạt
được lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thường thiệt hại bởi trong kinh doanh, thời cơ và uy
tín là điều tối quan trọng. Khi đó, việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là
không thể thiếu. Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là có hành vi vi
phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm.
Ví dụ: Thương nhân A và thương nhân B ký hợp đồng mua bán 100 tấn thép loại 1,
không gỉ. Nhưng bên B đã không giao đúng số thép và chất lượng thép mà bên A yêu cầu
trong hợp đồng. Do đó, áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, trường hợp B
vi phạm hợp đồng thì bên A có quyền yêu cầu B thực hiện việc giao hàng đúng thỏa
thuận.

58. giải thích và ví dụ về áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng dưới
hình thức “dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện”.

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng dưới hình thức “dùng các biện pháp khác để
hợp đồng được thực hiện” đối với loại hợp đồng mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ
thì bên bị vi phạm trước hết phải yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, và chỉ
khi bên vi phạm không thực hiện yêu cầu đó thì mới được dùng các biện pháp khác để
hợp đồng được thực hiện. Chiếu theo nguyên tắc thiện chí trong pháp luật hợp đồng, cách
thức áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng như quy định tại khoản 2, 3 điều 297 cũng
phải được áp dụng đối với các loại hợp đồng khác trong hoạt động thương mại (ví dụ, hợp
đồng cho thuê hàng hoá). Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh cụ thể cho thấy rõ ràng bên vi phạm
không có thiện chí hoặc không có khả năng thực hiện đúng hợp đồng thì bên bị vi phạm
có thể dùng ngay các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện. Chỉ như vậy, chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng mới có thể phát huy tốt chức năng đảm bảo cho hợp đồng
được thực hiện phù hợp với mục đích hợp đồng mà bên bị vi phạm theo đuổi.

59. Sự xung đột giữa quyền áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
dưới hình thức “dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện” đối với vi phạm
không cơ bản với nguyên tắc thiện chí trong luật hợp đồng?

Trong lĩnh vực luật hợp đồng, trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, nguyên tắc
thiện chí có thể không gắn với ý chí của các bên lúc đầu mà lại gắn với sự công bằng về
lợi ích giữa các bên1. Hoặc với việc chấp nhận sự thực hiện chủ yếu chứ không phải thực
hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của hợp đồng, thiện chí là sự thông cảm cho những
thiếu sót khi thực hiện nghĩa vụ của đối phương 2. Đặc biệt sự vận dụng nguyên tắc này
trong một số hoàn cảnh đặc thù có thể coi là tạo ra ngoại lệ cho nguyên tắc hiệu lực ràng
buộc của hợp đồng, đó là trong trường hợp thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi3.

Còn đối với việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng dưới hình thức
“dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện” theo quy định tại khoản 2,3 Điều 297
LTM đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì bên bị vi phạm
trước hết yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, và khi bên vi phạm không thực
hiện yêu cầu đó thì dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện. Trong hoàn
cảnh cụ thể cho thấy rõ ràng bên vi phạm không có thiện chí hoặc không có khả năng thực
hiện đúng hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể dùng ngay các biện pháp khác để hợp đồng
được thực hiện. Chứ không phải là sự cảm thông cho những thiếu xót khi thực hiện nghĩa
vụ của bên kia như nguyên tắc thiện chí của pháp luật hợp đồng. Như vậy, chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng mới có thể phát huy tốt chức năng đảm bảo cho hợp đồng được
thực hiện đúng với mục đích hợp đồng.

60. So sánh các quy định về căn cứ áp dụng chế tài (i) tạm ngừng thực hiện
hợp đồng, (ii) đình chỉ thực hiện hợp đồng, (iii) hủy hợp đồng
* Giống nhau:

1 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 250
2 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 374
3 Nguyễn Anh Thư, “Đề xuất sửa đổi, bổ sung qui định liên quan đến nguyên tắc thiện chí trong
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học 30, số p.h 3
(2014): tr. 61–72.
- Đều được miễn trách nhiệm nếu rơi vào trường hợp quy định tại Điều 294 Luật
TM 2005

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối
với vi phạm không cơ bản.
- Đều cùng một điều kiện áp dụng:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp
đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
- Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ
hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ
hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải
bồi thường thiệt hại.
- Bên bị vi phạm các chế tài trên đều được đòi bồi thường thiệt hại từ bên vi phạm.
* Khác nhau:
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp
đồng vẫn còn hiệu lực.
- Đình chỉ hợp đồng thì  khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt
từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán
hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng
- Hủy hợp đồng được chia làm 2 trường hợp:
1. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần.
2. Huỷ bỏ hợp đồng.
- Ngay sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao
kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ
thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
- Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình
theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực
hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa
vụ phải hoàn trả bằng tiền.
CSPL: Đ308 -> D316 LTM 2005
61. So sánh quy định về phạt vi phạm của LTM 2005 và BLDS 2015.

- Giống nhau: đều là việc bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền phạt do vi
phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.

- Khác nhau:

LTM 2005 BLDS 2015

Mục Một trong những biện pháp chế tài Một biện pháp bảo đảm thực hiện
đích của do vi phạm hợp đồng (Điều 292 nghĩa vụ dân sự
biện LTM 2005)
pháp

Mức Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ Do các bên tự thỏa thuận. Tự thỏa
phạt hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối thuận ở đây có nghĩa là các bên được
với nhiều vi phạm do các bên thỏa phép tự do ấn định mức phạt mà không
thuận trong hợp đồng nhưng không bị khống chế bởi những quy định của
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp pháp luật, thể hiện rõ nguyên tắc tự do
đồng bị vi phạm (Điều 301 LTM thỏa thuận được ghi nhận trong pháp
2005). luật dân sự. (Khoản 2 Điều 418 BLDS)

Mối Quy định riêng tại Điều 307: Không có một điều luật độc lập quy
quan hệ định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm
giữa phạt “Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và BTTH mà chỉ được đề cập một
và chế tài bồi thường thiệt hại phần nhỏ trong Khoản 3 Điều
vi phạm
418 BLDS 2015:

1. Trường hợp các bên không có
BTTH
thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị “Các bên có thể thoả thuận về việc
vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu
thường thiệt hại, trừ trường hợp phạt vi phạm mà không phải bồi
Luật này có quy định khác. thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp
2. Trường hợp các bên có thỏa phạt vi phạm và vừa phải bồi thường
thuận phạt vi phạm thì bên bị vi thiệt hại.
phạm có quyền áp dụng cả chế tài
phạt vi phạm và buộc bồi thường Trường hợp các bên có thoả thuận về
thiệt hại, trừ trường hợp Luật này phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận
có quy định khác” về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và
vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm”.

62.So sánh các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trong hợp
đồng) theo BLDS 2015 và căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo Luật
Thương mại 2005.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo BLDS bao gồm (I) phải có
thiệt hại gây ra; (ii) có hành vi vi phạm hợp đồng; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra; (iv) bên vi phạm phải có lỗi. Theo Điều 303 LTM 2005
quy định các căn cước phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng giống với Luật
Dân sự nhưng không nêu yếu tố lỗi. Luật Thương mại không đòi hỏi lỗi là một căn cứ bắt
buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

63. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại khi xảy
ra hành vi vi phạm hợp đồng theo mức bồi thường đã được các bên thỏa thuận
trước trong hợp đồng mà không cần chứng minh tổn thất?

Căn cứ vào Điều 304 LTM 2005 qui định về Nghĩ vụ chứng minh tổn thất thì bên
bị vi phạm hay còn gọi là bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức
độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

64. Điều kiện đặt ra đối với bên yêu cầu bồi thường thiệt hại khi áp dụng
các biện pháp hạn chế tổn thất ?

Theo quy định tại điều 305 LTM 2005, việc áp dụng các biện pháp hạn chế
tổn thất là buộc phải có đối với bên yêu cầu bồi thường thiệt hại, và đó phải là các biện
pháp hợp lý. Họ phải áp dụng các biện pháp hợp lý này để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất
đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu
bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng
có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể
hạn chế được.

65. Trường hợp bên bị vi phạm thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất nhưng
việc thực hiện này làm phát sinh thiệt hại lớn hơn giá trị thiệt hại lẽ ra bên vi phạm
phải chịu nếu không có việc thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất thì bên bị vi phạm
có được yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại này không?

Căn cứ khoản 2 Điều 302 và Điều 305 LTM 2005 thì thiệt hại lớn hơn giá trị thiệt
hại lẽ ra bên vi phạm phải chịu nếu không có việc thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất
phát sinh khi bên bị vi phạm thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất vẫn thuộc giá trị bồi
thường thiệt hại, cụ thể là giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do
bên vi phạm gây ra. Vì vậy, bên bị vi phạm được yêu cầu bồi thường đối với những thiệt
hại này.

66. So sánh quy định của BLDS 2015 (Điều 357) về trách nhiệm dân sự do
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền và quy định của LTM 2005 (Điều 306) về quyền
yêu cầu lãi do chậm thanh toán.
+ Giống nhau: Căn cứ xác định lãi suất phát sinh do chậm trả là do thoả thuận hoặc quy
định của pháp luật và tương ứng với thời gian chậm trả.
+ Khác nhau:

++ Điều 357 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả
tiền là bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ chậm trả. Ngoài ra còn quy định về mức tối đa
của mức lãi suất mà các bên được phép thoả thuận áp dụng và cách xác định mức lãi suất
trong trường hợp các bên không có thoả thuận.

++ Điều 306 LTM 2005 quy định việc yêu cầu bên vi phạm hợp đồng trả tiền lãi là
quyền của bên bị vi phạm hợp đồng, như vậy nghĩa vụ trả lãi của bên vi phạm chỉ phát
sinh khi bên bị vi phạm yêu cầu. Ngoài ra quy định mức lãi suất được xác định theo lãi
suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán (trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

67. So sánh quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo quy định
của BLDS và việc hủy hợp đồng theo quy định của LTM 2005.
Tiêu chí Hủy bỏ hợp đồng Hợp đồng vô hiệu

Điều kiện - Vi phạm điều kiện hủy bỏ mà các bên Theo các trường hợp pháp luật quy
đã thỏa thuận; định về giao dịch vô hiệu:

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp - Không có một trong các điều
đồng; kiện được quy định tại Điều 117
BLDS 2015;
- Trường hợp khác do pháp luật quy
định. - Do vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hội;
(CSPL: Điều 423 BLDS 2015)
- Do giả tạo;

- Do người chưa thành niên, người


mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện;

- Do nhầm lẫn;

- Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Do người xác lập không nhận


thức và làm chủ hành vi của mình;

- Do không tuân thủ quy định về


hình thức;

- Do có đối tượng không thể thực


hiện được.

(CSPL: Điều 122, Điều 407, Điều


408 BLDS 2015)

Tính chất Hợp đồng này có hiệu lực tại thời điểm Chưa bao giờ phát sinh quyền và
giao kết nhưng vì phát sinh yếu tố dẫn nghĩa vụ của các bên.
đến hủy hợp đồng nên hiệu lực này
không được công nhận.

Hậu quả - Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ - Các bên khôi phục lại tình trạng
pháp lý đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi ban đầu, hoàn trả cho nhau những
phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận gì đã nhận.
về giải quyết tranh chấp.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những bồi thường.
gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý
(CSPL: Điều 131 BLDS 2015)
trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo
quản, phát triển tài sản.

- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm


nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

- Có quyền đòi lại phần lợi ích do việc


đã thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp
đồng

(CSPL: Điều 427 BLDS 2015; Điều 314


Luật thương mại)

Thẩm - Một trong các bên - Tòa án hoặc Trọng tài


quyền
- Tòa án hoặc Trọng tài
quyết
định

68. So sánh quy định về miễn trách nhiệm của Công ước Viên 1980 và Luật
thương mại 2005.

❖ Vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng Chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng
sẽ được miễn trách nhiệm BTTH trên cơ sở sự kiện bất khả kháng. Theo quy định
khoản 1 điều 156 BLDS năm 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một
cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù
đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Tại điểm b, khoản 1
Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau: “Bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong trường hợp “xảy ra sự kiện bất khả kháng”. Sự kiện
bất khả xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài ý chí của các chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng.
❖ Vi phạm hợp đồng do lỗi của bên có quyền Chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ
được miễn trách nhiệm BTTH trên cơ sở do lỗi của bên có quyền trong hợp đồng
hoặc miễn trách nhiệm BTTH khi xuất hiện lỗi từ cả hai bên trong hợp đồng. Tại
điểm c khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định bên vi phạm được
miễn trách nhiệm BTTH khi: “Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia”.Khi một bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vi phạm hợp đồng nhưng lại do
lỗi của bên ia thì hi đó bên 11 có nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm BTTH. Trách
nhiệm hợp đồng được truy cứu trên nguyên tắc lỗi.
❖ Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền Chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm BTTH
trên cơ sở do quyết định từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tại điểm d
khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 đã quy định cụ thể về trường hợp
miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khiến cho một bên
không thể thực hiện được hợp đồng mà trước khi giao kết các bên không hề biết
trước được sự kiện này thì có thể được miễn trách nhiệm hợp đồng.
❖ Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự thỏa thuận của các bên Trong hợp
đồng, yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa thuận ý chí của các bên tham gia. Luật Thương
mại năm 2005 có quy định thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng là căn cứ
để miễn trách nhiệm BTTH, quy định cụ thể ở điểm a khoản 1 Điều 294.
❖ Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Công ước Viên 1980 CISG quy định về
bất hả háng tại Điều 9 dưới tiêu đề Exemption (Miễn trách) theo đó “một bên
không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kì một nghĩa vụ nào đó của họ
nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện đó là do một trở ngại nằm ngoài
sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải
tính tới trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được
hậu quả của nó”. Ví dụ: Công ty Tsa iroglou và Noblee Thorl GMbH đã thỏa thuận
mua bán đậu phộng Sudan giá CIF, tuy nhiên, ênh đào Suez bất ngờ đóng cửa làm
cho lộ trình của tàu phải vòng qua Mũi Hảo Vọng. Như vậy, với một lộ trình mới
này, Người Mua phải chịu thêm một hoản phí lớn nữa so với dự tính ban đầu, tuy
nhiên đ y hông phải là trường hợp bất hả háng vì trở ngại này hông làm cho việc
thực hiện của người mua là hông thể thực hiện được. Và quan trọng là một bên
hông được viện dẫn việc hông thực hiện nghĩa vụ của bên ia trong chừng mực mà
việc hông thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ
(Điều 80). CISG quy định miễn trách cho cả người bán và người mua, đề cập đến
tất cả các trường 12 hợp bất hả háng có thể xảy ra trong việc thực hiện bất cứ nghĩa
vụ được quy định trong hợp đồng.

69. Chức năng của chế định khiếu nại trong pháp luật thương mại?

Khiếu nại là một chế định đặc thù của pháp luật thương mại, nhằm buộc bên có quyền
và lợi ích bị xâm phạm phải nhanh chóng yêu cầu bên vi phạm phải tuân thủ hợp đồng và
khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm, để hậu quả của hành vi vi phạm không đó khồn
tiếp tục gây trở ngại đến quan hệ thương mại khác.

70. Việc bên bị vi phạm không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại có thể dẫn
đến hậu quả pháp lý nào?
- Căn cứ theo điều 318 LTM 2005 thì:
Điều 318. Thời hạn khiếu nại
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do
các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định
như sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường
hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo
hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong
trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi
phạm khác.
- Nếu trong thời gian này, bên bị vi phạm không khiếu nại lên Trọng tài hoặc Tòa
Án trong thời hạn luật định thì trọng tài hoặc tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu do bên bị
vi phạm không còn căn cứ pháp luật cho yêu cầu của mình.
71. Bên bị vi phạm có thể khởi kiện bên vi phạm mà không cần khiếu nại
trước?
Khiếu nại trong thương mại không phải là một thủ tục “tiền tố tụng”. Do đó, ngay
khi thời hạn khiếu nại vẫn còn thì bên bị vi phạm không bắt buộc phải khiếu nại mà có thể
khởi kiện ngay. Ngoài ra, việc không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại không làm bên bị
vi phạm mất quyền khởi kiện, mà cho dù bên bị vi phạm không khiếu n ại trong thời hạn
khiếu nại thì tòa án hay trọng tài vẫn phải thụ lý đơn kiện nếu bên đó khởi kiện trong thời
hiệu khởi kiện. Nhưng trong trường hợp này, tòa án hay trọng tài sẽ không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện do bên bị vi phạm bị coi là chấp nhận vi phạm của bên vi phạm và vì vậy
mất quyền viện dẫn vi phạm đó.

NHẬN ĐỊNH:
1.Trong mọi trường hợp, căn cứ áp dụng chế tài BTTH không cần yếu tố lỗi.

Nhận định sai.

Khoản 2 Điều 266 LTM2005 quy định về “trường hợp thương nhân kinh doanh
dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải
bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.” Như vậy,
trong trường hợp này căn cứ để áp dụng chế tài BTTH yêu cầu lỗi cố ý của bên thương
nhân kinh doanh.

2.Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa được hưởng quyền
giới hạn trách nhiệm BTTH Điều 237 của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic.

Nhận định Đúng

Căn cứ theo Điều 250 LTM 2005 thì quá cảnh hàng hóa là một loại hình kinh
doanh của dịch vụ logistic. Mà quyền giới hạn trách nhiệm BTTH Điều 237 là quy định
chung cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic dưới bất kỳ loại hình nào và những
quy định riêng của dịch vụ quá cảnh hàng hóa cũng không xung đột với quy định chung
này nên đương nhiên thương nhân kinh doanh dịch vụ QCHH được hưởng quyền giới hạn
trách nhiệm BTTH Điều 237 .

3.Thương nhân kinh doanh dịch vụ quán cảnh hàng hóa được cầm giữ và
định đoạt hàng hóa ( Đ239).

Nhận định sai.


Căn cứ theo Điều 250 LTM 2005 thì quá cảnh hàng hóa là một loại hình kinh
doanh của dịch vụ logistic mà cầm giữ và định đoạt hàng hóa Đ239 là quy định chung cho
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic dưới bất kỳ hình thức nào, nên theo quy định là
được. Tuy nhiên căn cứ theo khoản 1 điều 246 và khoản 2 điều 248, khoản 2 điều 239 thì
đối với quyền cầm giữ, TN được phép nhưng không quá 30 ngày. Riêng quyền định đoạt,
thì TN không được phép vì muốn định đoạt thì hàng hóa phải cầm giữ hơn 45 ngày trong
khi thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa chỉ được quyền cầm giữ không
quá 45 ngày và hàng hóa này cũng không được tiêu thụ trên lãnh thổ VN.

You might also like