You are on page 1of 33

Tiến sỹ: Nguyễn Thị Thư

Đề thi: có hai dạng

1. Nhận định; Bài tập


2. Nhận định; Lý thuyết; Bài tập
3. Buổi1
4. Buổi 2: 1
5. Buổi (Ngày 15/9): 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG


MẠI

1. Thương nhân

1.1. Khái niệm thương nhân:

Điều 6 LTM 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh”.

Đặc điểm của thương nhân:

Thứ nhất, Chủ thể có thể trở thành thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân.

Thứ hai, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên

Thứ ba, thương nhân phải có đăng ký kinh doanh.

Chủ HKD, Chủ DNTN không phải là thương nhân. HKD, DNTN mới là thương
nhân.

DN thì chắc chắn là thương nhân nhưng thương nhân chưa chắc là DN (vì có
HTX, HKD ko phải là DN).

1.2. Phân loại thương nhân:

1
a. Căn cứ vào tư cách pháp lý:

- TN có tư cách pháp nhân (CTTNHH, CTCP, CTHD, HTX, LHHTX)

- Thương nhân không là pháp nhân: DNTN, HKD

b. Căn cứ vào hình thức tổ chức

- Thương nhân là Doanh nghiệp: DNTN, CTTNHH, CTCP, CTHD

- Thương nhân không là DN: HKD, HTX, LHHTX.

c. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm tài sản

- Thương nhân chịu TNHH: CTTNHH, CTCP, HTX, LHHTX

- TN chịu TNVH: Công ty Hợp danh, DNTN, HKD

1.3. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

1.3.1. Khái niệm thương nhân nước ngoài:

Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo
quy định của luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Khoản 1 Điều
16 LTM 2005).

1.3.2. Các hình thức hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Hoạt động hiện diện ở Việt Nam hoặc hoạt động không hiện diện tại VN. Nghị
định 07/2016 thì áp dụng đối với thương nhân nước ngoài hiện diện tại việt nam nên họ
sẽ mở Văn phòng đại diện và chi nhánh tại VN.

a. Văn phòng đại diện

Là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài được thành lập theo quy định
của Pháp luật VN để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương
mại mà PL VN cho phép (khoản 6 Điều 3 LTM 2005).

Được nhân danh nó ký hai loại hợp đồng là thuê nhà và thuê lao động

2
Quy trình thành lập: Nghị định 07/2016

Nội dung hoạt động: Điều 30 NĐ 07/2016

Có chức năng: thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, xúc tiến thúc đẩy cơ hội
đầu tư kinh doanh, tìm hiểu thị trường.

b. Chi nhánh

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của
thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy
định của PL VN hoặc điều ước quốc tế mà VN là thành viên (khoản 7 Điều 3 LTM).

Trình tự, thủ tục: Nghị định 07/2016

Quyền và nghĩa vụ

c. Thành lập DN tại VN (lưu ý: DN có vốn đầu tư nước ngoài là thương nhân Việt
Nam)

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của LDN
và Luật Đầu tư.

DN có vốn đầu tư nước ngoài có vốn 100% nước ngoài hoặc có vốn góp nước
ngoài là THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM.

2. Hoạt động thương mại

2.1. Khái niệm hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 LTM 2005)

Đặc điểm:

- Hoạt động thương mại là hoạt động do thương nhân thực hiện

3
- Hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi

Lợi nhuận là doanh thu trừ chi phí phát sinh được tính toàn bằng con số

Sinh lợi

2.2. Các hoạt động thương mại: Khoản 1 Điều 3 Luật TM 2005

3. Phạm vi áp dụng của Luật Thương mại cà các nguyên tắt có bản trong
hoạt động thương mại.

3.1. Phạm vi áp dụng của Luật Thương mại.

- Quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại (Điều 1 LTM 2005)

+ Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (khoản
1 Điều 1 Luật TM 2005)

+ Hoạt động TM thực hiện ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN trong trường hợp …
(khoản 2 Điều 1 LTM)

+ Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với
thương nhân trên lãnh thổ nước CHXHCNVN trong trường hợp bên không vì mục đích
sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này (khoản 3 Điều 1 LTM)

- Quy định về áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan (Điều 4 LTM
2005)

+ Khoản 2 Điều 4 LTM 2005: Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong
luật khác thì áp dụng quy định của luật đó

+ Khoản 3 Điều 4 LTM 2005: Hoat động thương mại không được quy định trong
Luật TM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS.

- Quy định về áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương
mại quốc tế (Điều 5 LTM 2005)

+ Khoản 1 Điều 5 LTM

4
+ Khoản 2 Điều 5 LTM

3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại (từ Điều 10 đến Điều
15 LTM)

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương
mại (Điều 10)

Nguyên tắc Điều 12

Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào nội dung giao dịch, hoàn cảnh

5
CHƯƠNG 2: MUA BÁN HÀNG HÓA

I. Khái quát về mua bán hàng hóa

1.1. Khái niệm

Khoản 8 Điều 3 Luật TM 2005: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo
đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh tóa cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng
hóa theo thỏa thuận”

1.2. Đặc điểm:

Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là các thương nhân
(khoản 1 Điều 2 LTM) hoặc là thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa
khi các chủ thể đó chọn LTM để áp dụng (khoản 3 Điều 1 LTM)

Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của LTM là hàng hóa
gồm:

+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

+ Những vật gắn liền với đất đai.

(khoản 2 Điều 3 LTM)

Tài sản trong dân sự sẽ rộng hơn là hàng hóa trong TM.

Quyền sử dụng đất  Luật kinh doanh bất động sản điều chỉnh

Cổ phiếu, trái phiếu  Luật chứng khoán điều chỉnh

Hai này không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật TM. Này có giao dịch
thương mại nên nó sẽ được điều chỉnh của pháp luật thương mại.

6
Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua

1.2. Các hoạt động mua bán hàng hóa

Căn cứ vào dấu hiệu chủ thể, đối tượng và căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ Mua bán hàng hóa

- Mua bán hàng hóa quốc tế: Điều 27 LTM 2005: được thực hiện dưới hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu.

Xuất khẩu (khoản 1 Điều 28 LTM)

Nhập khẩu (khoản 2 Điều 28 LTM)

Tạm nhập, tái xuất (khoản 1 Điều 29 LTM 2005)

Tạm xuất, tái nhập (Khoản 2 Điều 29 LTM)

Chuyển khẩu hàng hóa (khoản 1 Điều 30 LTM): có một bên chủ thể mua bán là
thương nhân Việt Nam.

Dấu hiệu sẽ căn cứ vào yếu tố dịch chuyển ra hoặc vào lãnh thổ VN hay khu đặc
biệt.

- Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong Nghị định 69/2018

- Lưu ý: Luật áp dụng đối với quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế không có yếu tố
nước ngoài.

- Mua bán hàng hóa trong nước.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán
hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.

Đặc điểm:

Hình thức hợp đồng (Điều 24 LTM)

7
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể.

Đối với những loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được giao kết bằng văn
bản thì phải thuân theo quy định đó.

Hình thức pháp lý tương đương: Điều 3 khoản 15 LTM.

Giá trị pháp lý như ngay nhưng giá trị chứng cứ khác nhau.

Đối tượng: là hàng hóa bao gồm tất cả loại động sản, kể cả động sản hình thành
trong tương lai, vật gắn liền với đất đai (khoản 2 Điều 3)

Hàng hóa: được phép lưu thông (Điều 25, 26 LTM)

Hàng hóa cấm XKNK: Nghị định 69/2018

2.2. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

Căn cứ khoản 3 Điều 4 LTM thì ta sẽ căn cứu Điều 117; Điều 122 – 129 BLDS
2015.

- Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng phải có năng lực chủ thể để ký kết hợp
đồng. (người đại diện hợp pháp: người đại diện theo pháp luật or người địa diện theo ủy
quyền)

HTX chỉ được kinh doanh ngành nghề đăng ký

Doanh nghiệp được kinh doanh ngành nghề ko cấm

- Mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội

- Hợp đồng phải được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng

- Hợp đồng phải đáp ứng quy định của pháp luật về hình thức.

2.3. Xác lập hợp đồng

8
(Điều 368 – 293 – 400 BLDS 2015)

2.4. Nội dung hợp đồng

LTM không quy định những nội dung bắt buộc của hợp đồng MBHH

Điều 398 BLDS 2015 liệt kê một số các nội dung mà tùy theo từng loại hợp đồng

Các điều khoản của HĐMBHH:

Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá và phương thức giao hàng, quyền và nghãi vụ
các bên, …

2.5. Thực hiện hợp đồng

2.5.1. Thực hiện nghĩa vụ của bên bán

a. Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hóa

Giao hàng đúng chất lượng (Điêu 34, 39, 40, 41 LTM 2005)

Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng (Điều 34
LTM)

 So sánh Điều 432 BLDS 2015 (Chất lượng của vật mua bán)

Giao hàng đúng số lượng (Điều 34, Điều 41, Điều 43 LTM 2005)

 So sánh với Điều 437 BLTTHS 2015 (Trách nhiệm giao tài sản không đúng số
lượng)

Giao hàng thừa ko bị vi phạm nghĩa vụ

Giao đúng thời gian (Điều 37, Điều 38 LTM 2005)

Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm đã thỏa thuận

Giao hàng đúng địa điểm (Điều 35 LTM)

9
 So sánh Điều 435, khoản 2 Điều 277 BLDS 2015

Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng
Điều 277 BLDS

Giao hàng đúng phương thức (Điều 36 BLDS)

b. Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa

Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa bán ra (Điều 45 LTM)

bên bán phải đảm bảo: Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa khô

Chuyển quyền sở hữu hàng hóa (Điều 62 LTM)

Điều 161 BLDS – theo thỏa thuận – thời điểm tài sản được chuyển giao

Ví dụ: Cty A bán cho Cty B 1 lô gỗ với giá trị 2 tỷ. Ngày 1/3 ký hợp đồng thỏa
thuận 15/3 thánh toán, 25/3 phải giao hàng ở kho B. 15/3 B thanh toán, 20/3 tập kết gỗ ở
cảng để giao hàng cho B. 21/3 Thi hành án kê biên lô gỗ để thực hiện bản án đã có hiệu
lực (A có nghĩa vụ trả nợ cho C 2 tỷ 5). A không thể giao hàng. B cho rằng B vi phạm
nghĩa vụ. B đã thanh toán nên B đến yêu cầu thi hành án trả gỗ.

Công ty B sẽ yêu cầu Công ty A trả gỗ thuộc Điều 62 LTM

Điều 62: nguyên tắc các bên thỏa thuận nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.
Cho thấy nếu thỏa thuận và pháp luật thì sẽ ưu tiên pháp luật sử dụng.

Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời điểm chuyển rủi ro được xác định như
sau:

Thời điểm chuyển rủi ro sẽ không đồng thời là thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

c. Bảo hành hàng hóa (Điều 49 LTM 2005)

10
Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo
hành hàng hóa theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

2.5.2. Thực hiện nghĩa vụ của bên mua

a. Tiếp nhận hàng hóa

Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp
lý giúp bên bán giao hàng (Điều 56 LTM 2005)

 Bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng bị áp dụng chế tài.

b. Thanh toán tiền hàng

Thanh toán: Điều 50, 51, 54, 55 LTM 2005

Về điều khoản giá cả: Điều 52 LTM 2005

Không được thỏa thuận ngoại hối

Địa điểm thanh toán: Điều 54 LTM

Ngừng thanh toán: Điều 51 LTM  chỉ thực thiện đối với hợp đồng mua bán hàng
hóa, quyền của bên mua.

3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.1. Khái niệm:

Điều 63 LTM: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hành hóa là hoạt động thương
mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại
hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hành hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch
hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng
được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Sở giao dịch hành hóa là DN được thành lập và hoạt động theo quy định của LDN
và quy định của Nghị định 158/NĐ – CP

11
- Chức năng: Cung cấp điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch hành
hóa: Điều hành các hoạt động giao dịch: Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị
trường giao dịch tại từng thời điểm.

Đặc điểm của hoạt động MBHH qua GDHH

Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa

- Khách hành: là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên

- Thành viên kinh doanh của SGDHH:

Điều 21 NĐ 158/2006/NĐ – CP, khoản 19, 21 Điều 1 Nghị định 51/2018

Hoạt động tự doanh, môi giới mua bán hoặc nhận ủy thác mua bán hàng hóa qua
SGDHH cho khách hàng để hưởng thù lao.

Chỉ những thành viên kinh doanh của SGDHH

- Thành viên môi giới của SGDHH:

Điều kiện: Điều 19 Nghị định 158/2006/ NĐ – CP

- Trung tâm thanh toán bù trừ: Điều 26 Nghị định 158/2006/ NĐ – CP; khoản 22
Điều 1 NĐ 51/2018/ NĐ – CP

- Trung tâm giao nhận hàng hóa: Điều 29 Nghị định 158/2016/NĐ – CP

Thứ hai, về hình thức:

Quan hệ mua bán hàng hóa qua SGDHH được thể hiện dưới hình thức hợp đồng,
gồm

Thứ ba, về đối tượng: đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa qua SGDHH
là hàng hóa.

Danh mục hàng hóa giao dịch tại SGDHH do Bộ trưởng Bộ công thương công bố
trong từng thời kỳ. Hiện nay theo QĐ 4361/

12
Đối với hợp đồng quyền chọn, đối tượng của hợp đồng không phải là hàng hóa mà
là quyền cọn mua, quyền chọn bán đối với hàng hóa.

Thứ 4, về phương thức giao dịch:

Mua bán hàng hóa qua SGDHH là phương thức mua bán thông qua trung gian, đó
là SGDHH.

3.2. Hợp đồng MBHH qua SGDHH

3.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

Khoản 2 Điều 64 LTM

Quyền và nghĩa vụ (Điều 65 LTM)

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên

3.2.2. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán

Khoản 3 Điều 64

Chủ thể hợp đồng

Đối tượng hàng hóa: là quyền mua/bán hàng hóa

Khoản 2 Điều 66 LTM

13
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

1. Khái niệm hoạt động cung ứng dịch vụ

1.1. Khái niệm và đặc điểm

Khoản 9 Điều 3 LTM: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một
bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên
khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

1.2. Hợp đồng dịch vụ

1.2.1. Khái niệm

2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu

2.1. Dịch vụ logistcs

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Điều 233 LTM: Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân
tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc cac dịch vụ khac có liên quan đến hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng việt
là dịch vụ logistic.

14
b. Đặc điểm:

Thứ nhất, người thực hiện dịch vụ logistcs là thương nhân kinh doanh DV
logistics.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics do CP quy định: Điều 4 Nghị định
163/2017/ NĐ – CP

Thứ ba, hình thức: quan hệ giữa người làm dịch vụ và khách hàng thể hiện thông
qua hình thức pháp lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics. (Điều 74 LTM 2005)

2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Thương nhân kinh doanh DV logictics: Điều 235 và Điều 239:

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng: Điều 236

2.1.3. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV logictics

Khoản 1 Điều 238 LTM: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối
với tổn thất toàn bộ hàng hóa”

Trường hợp PL liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của PL có liên quan (khoản 2
Điều 5 Nghị định 163/2017)

Trường hợp pháp luật liên quan không quy định thì giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh DV logistics do các bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì
thực hiện như sau: (khoản 3 Điều 5 Nghị định 163/2017)

(a) Trường hợp khách hàng không có báo trước về giá trị của hàng hóa thì giới hạn
trách nhiệm tối đa là 500tr đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
(b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hóa và được
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics các nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn
bộ giá trị của hàng hóa đó.

15
Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới
hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất (Khoản 4 Điều 5 Nghị
định 163/2017)

Không giới hạn trách nhiệm: khoản 3


Giới hạn trách nhiệm: Điều 238 LTM
Điều 238 LTM
- Lỗi cố ý
- Giới hạn theo thỏa thuận - Hành động mạo hiểm và biết trước hậu quả
- Nếu không thỏa thuận: không vượt chắc chắn xảy ra.
quá tổng giá trị hàng hóa bị tổn thất - Không hàng động mạo hiểm và biết trước
hậu quả chắn chắn xảy ra.

2.1.4. Miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh DV logistics (Điều
237 LTM)

- Đối với tổn thất xảy ra do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng
ủy quyền.

- Đối với tổn thất do làm đúng theo chỉ dẫn

- Đối với tổn thất khuyết tật của hàng hóa

- Tổn thất trong tường hợp miễn trách trách nhiệm theo pháp luật về vận tải và tập
quán vận tải.

Đối với Điều 294 LTM là miễn trách nhiệm đối với tất cả các chế tài và đối với tất
cả các thương nhân trong hoạt động thương mại. Đối với Điều 237 LTM thì chỉ miễn
trách nhiệm đối với BTTH (1 trong các chể tài) và đối với thương nhân hoạt động kinh
doanh logistics

THỜI HẠN KHIẾU NẠI (LOGISTICS): 14 NGÀY (Điểm đ khoản 1 Điều 237
LTM)

16
THỜI HẠN KHỞI KIỆN: 9 tháng (điểm e khoản 1 Điều 237 LTM)

Tại sao thương nhân kinh doanh DV Logistics lại có quyền đặc biệt? chi phí vận
chuyển thấy nhưng giá trị hàng hóa lớn

2.2. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa

2.2.1. Khái niệm

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân
nước ngoài qua lãnh thổ VN, kể cả việc trung chuyển, chuyền tải, lưu kho, chia tách lô
hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời
gian quá cảnh (Điều 241 LTM)

Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực
hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh
thổ VN để hưởng thù lao. (Điều 249 LTM 2005)

 Hàng hóa được coi là quá cảnh qua lãnh thổ VN khi việc chuyển hàng hóa qua
lãnh thổ VN (dù có thực hiện việc trung chuyển, chuyển tỉa, lưu kho, chia tách lô
hàng, thay đổi phương thức vận tải) chỉ là một phần của toàn bộ chặng vận tải
được bắt đầu và kết thúc ngoài biên giới VN.

Áp dụng các điều kiện đối với hàng hóa quá cảnh: Điều 44 Luật Quản lý ngoại
thương; Điều 35 Nghị định 69/2018.

Vấn đề tiêu thụ hàng hóa quá cảnh:

- Cấm hành vi thanh toán thù lao quá cảnh bằng HH quá cảnh và hành vi tiêu thụ
trái phép HH, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh (Điều 248 LTM)

- Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ tại nội địa thực hiện theo quy định quản lý
XNK hàng hóa theo quy định pháp luật (khoản 5 Điều 44 Luật QTNT)

Vấn đề vận chuyển hàng hóa quá cảnh:

17
- Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo đúng những tuyến
đường nhất định trên lãnh thổ VN (TT 15/2014/TT-BGTVT; TT 17/2015/TT-BGTVT)

- Trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa
quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Điều 46 LQLNT)

Thời gian quá cảnh: Điều 47 Luật QLNT 2018)

Tối đa 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.

Trường hợp hàng hóa đượcc lưu kho tại VN hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong thời
gian quá cảnh  thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để
lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất + phải được CQ Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh
chấp thuận; nếu HH quá cảnh theo GP của Bộ trưởng Bộ Công thương thì phải được Bộ
trưởng Bộ Công thương chấp thuận.

2.2.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ quá cảnh

Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh
doanh dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics (Điều 250 LTM, Điều 37 Nghị định 68/2018/NĐ-
CP)

2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên: Hợp đồng: Điều 25 1LTM; Điều 252 LTM

2.3. Dịch vụ giám định thương mại

2.3.1. Khái niệm:

Dịch vụ giám dịnh là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện
những công việc vần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng
dịch vụ và những nội dung khách theo yêu cầu của khách hàng (Điều 254 LTM)

2.3.2. Đặc điểm

Chủ thể thực hiện DV: thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

Điều kiện kinh doanh DV giám định: 257 LTM

18
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại  được phép
thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng nhận giám định.

Nội dung: DV này có thể gồm nhiều hoạt động vụ thể khác nhau, nhằm xác định
tình trạng thực tế của HH, kết quả cung ứng DV và những nội dung khác liên quan đến số
lượng, chất lượng, bao bì, giá trị HH, xuất xứ HH, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ
sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng DV và các nội dung
khác theo yêu cầu của khách hàng.

Giám định hàng hóa được thực hiện theo yêu cầu của các bên trong hoạt động
(thường là hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc theo yêu cầu của
các khách hàng khác (tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có nhu cầu giám định hàng
hóa, dịch vụ

2.3.3. Hoạt động dịch vụ giám định hàng hóa

2.3.3.2 Chứng thứ giám định hàng hóa và giá trị của chứng thư giám định

Chứng thư giám định hàng hóa

- Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thức tế của hàng hóa, dịch
vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. (Điều 260 LTM)

- Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định

Hậu quả chứng thư giám định sai: Điều 266 LTM

19
CHƯƠNG 4 HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm và đặc điểm

1.1. Khái niệm

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân thực hiện các
giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt
động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý
thương mại. (khoản 11 Điều 3 LTM)

1.2. Đặc điểm

Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ
thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian. Người trung gian
được bên dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại
với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.

Thứ hai, trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian phải có tư cách
pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.

Thứ ba, hoạt động trung gian thương mại song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i)
quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; (ii) quan hệ giữa bên
thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba.

2. Các hoạt động trung gian thương mại

2.1. Đại diện cho thương nhân

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm

a) Khái niệm: Điều 141 LTM

20
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại
diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương
mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc
đại diện.

b) Đặc điểm:

Thứ nhất, đại diện cho thương nhân là một dạng của quan hệ ủy quyền bên được
ủy quyền (bên đại diện) được trao quyền thay mặt bên ủy quyền (bên giao đại diện) thiết
lập và thực hiện các giao dịch thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên ủy quyền.

Thứ hai, chủ thể của quan hệ đại diện gồm bên đại diện cho thương nhân và bên
giao đại diện. Điều kiện để các chủ thể tham gia quan hệ đại diện cho thương nhân là các
bên giao đại diện và bên đại diện phải có tư cách thương nhân.

Thứ ba, nội dung của hoạt động đại diện có thể là một hoặc toàn bộ hoạt động
thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.

DN có nghĩa vụ kinh doanh theo đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh  chỉ được ủy quyền cho thương nhân khác thực hiện hoạt động
thương mại trong những ngàng nghề mà mình đã đăng ký.

Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân hoặc có thể làm địa diện
cho đối thủ cạnh tranh của bên giao đại diện không?

Thứ tư, bên địa diện cho thương nhân được hưởng thù lao về việc đại diện

Bên đại diện cung ứng một dịch vụ trung gian thương mại cho bên giao đại diện
và đổi lại được hưởng thù lao về việc đại diện  hợp đồng song vụ có tính chất đền bù.

So sánh quan hệ đại diện cho thương nhân và đại diện trong dân sự (ủy quyền)???

Chủ thể:

Thương mại: Hai bân phải là thương nhân

21
Dân sự:

2.1.2. Hợp đồng đại diện cho thương nhân

Hợp đồng đại diện cho thương nhân là cơ sở pháp lý xác lập quan hệ ủy quyền
giữa bên giao đại diện và bên đại diện.

Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.

2.1.3. Thời hạn đại diện và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hoạt động đại
diện

Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận

Điều 144 LTM: quyền đơn phương chấm dứt HĐ nếu HĐ không xác định thời hạn
đại diện + Nghĩa vụ thông báo cho bên kia biết.

2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều 145, 146, 147, 148, 149 LTM

Nghĩa vụ của bên giao đại diện, bên đại diện với bên thứ ba?

Bên đại diện trong phạm vi ủy quyền hoạt động nhân danh bên giao đại diện nên
các hoạt động mà bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền đem lại hậu quả pháp
lý cho bên giao đại diện.

Trường hợp bên đại diện nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động
thương mại không nằm trong phạm vi đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện? 

2.2. Môi giới thương mại

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm

Khái niệm: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương
nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch

22
vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá,
dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (Đ 150 LTM)

Đặc điểm:

Chủ thể: bên môi giới và bên được môi giới 

- Bên môi giới phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ
môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng
với ngành nghề kinh doanh của bên hoặc các bên được môi giới. 

- Bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.

- Bên môi giới thực hiện dịch vụ trung gian thuần túy  

ND hoạt động môi giới: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác
cho bên được môi giới, giới thiệu về HH, DV, thu xếp để các bên tiếp xúc với nhau ...
nhằm đạt đến kết quả cuối cùng là việc các bên được môi giới giao kết HĐ với nhau.

- Mục đích của hoạt động môi giới là để hưởng thù lao cho việc môi giới. 

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên môi giới được hưởng thù lao khi
các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau

So sánh hoạt động môi giới thương mại và hoạt động đại diện cho thương nhân
theo quy định LTM 2005

2.2.2. Hợp đồng môi giới thương mại

Hợp đồng môi giới TM là HĐ được ký kết giữa một thương nhân hoạt động môi
giới thương mại và các bên mua bán HH, cung ứng DV, trong đó thương nhân môi giới
TM làm trung gian cho các bên trong việc mua bán HH, cung ứng DV TM và được
hưởng thù lao theo HĐ môi giới. 

 Hợp đồng môi giới là hình thức pháp lý của quan hệ môi giới thương mại, có thể
được xác lập bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. 

23
 Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới, cung cấp cơ hội
giao kết hợp đồng giữa bên được môi giới với bên thứ ba.

2.3. Ủy thác mua bán hàng hóa

2.3.1. Khái niệm, đặc điểm

Khái niệm: Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận
uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện
đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (Đ155 LTM)

Đặc điểm:

Uỷ thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích
của người khác để được hưởng thù lao.

Bên được ủy thác nhân danh chính mình trong hoạt động thương mại.

Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động trung gian thương mại nhưng bên nhận ủy
thác trực tiếp giao kết và thực → bên nhận ủy thác là bên mua/bên bán trong HĐ mua bán
HH (nhân danh mình mua bán HH, trực tiếp giao kết và thực hiện HĐ), tuy nhiên mục
đích là mua bán HH cho bên ủy thác, chứ không mua bán HH cho mình.

hiện hợp đồng.

Phân biệt hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa với hoạt động mua bán hàng hóa

Phân biệt hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa với hoạt động đại diện cho thương
nhân

2.3.2. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Chủ thể

Bên ủy thác mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc không phải là thương nhân
giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả
thù lao ủy thác.

24
Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp
với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện thỏa
thuận với bên ủy thác.

Đối tượng

Hàng hoá được uỷ thác mua bán phải là hàng hoá lưu thông hợp pháp.

Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh được quy định trong Phụ lục 02 ban hành
kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006. Luật Đầu tư 2020

Việc mua hàng hóa hoặc bán hàng hóa

Hình thức

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác: Điều 164, Điều 165 LTM

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác: Điều 162, Điều 163 LTM

Lưu ý: Nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác với bên thứ ba

Bản chất của hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá là việc bên nhận uỷ thác nhân
danh chính mình để mua bán hàng hoá cho bên uỷ thác theo điều kiện đã được các bên
thoả thuận → 2 quan hệ hợp đồng:

(i) hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác;

(ii) hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác và bên thứ ba.

2.4. Đại lý thương mại

2.4.1. Khái niệm, đặc điểm

25
Khái niệm: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và
bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên
giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
(Điều 166 LTM)

Đặc điểm

Quan hệ đại lý TM phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý, trong đó bên giao
đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân.

Đối tượng của hoạt động đại lý là việc mua bán HH, cung ứng DV của bên đại lý
với KH theo yêu cầu của bên giao đại lý.

2.4.2. Các hình thức đại lý (Điều 169 LTM)

Đại lý bao tiêu: bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng HH
hoặc cung ứng đầy đủ một DV cho bên giao đại lý

Đại lý độc quyền: tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho
một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại DV
nhất định.

Tổng đại lý mua bán HH, cung ứng DV: bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý
trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới
sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận

2.4.3. Hợp đồng đại lý thương mại

Khái niệm

Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại
lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho
khách hàng để hưởng thù lao.

26
Chủ thể

Bên giao đại lý là thương nhân giao HH cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng
cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện DV cho đại lý cung ứng DV

Bên đại lý là thương nhân nhận HH để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm
đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng DV

Lưu ý: Quyền sở hữu trong đại lý TM và chuyển rủi ro trong hoạt động đại lý TM

Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với HH hoặc tiền giao cho bên đại lý (Đ 170
LTM)

VD: Đối với quan hệ đại lý bán hàng, chỉ khi HH được bán cho bên thứ ba, quyền
sở hữu HH mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba

→ Khác với quan hệ mua bán HH

Hình thức

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý: Điều 172, Điều 173 LTM

Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý: Điều 174, Điều 175 LTM

Thù lao đại lý

Hình thức hoa hồng áp dụng trong TH bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán
HH hoặc giá cung ứng DV cho KH

27
Hình thức chênh lệch giá áp dụng trong TH bên giao đại lý không ấn định giá
mua, giá bán HH hoặc giá cung ứng DV cho KH mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên
đại lý.

Nếu không có thoả thuận về mức thù lao đại lý:

- Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

- Mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại HH, DV mà bên giao đại lý
đã trả cho các đại lý khác;

- Mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại HH, DV trên thị trường

Thời hạn đại lý

Điều 177 Luật thương mại 2005. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại
lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một
trong hai

Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt HĐ: bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao
đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian đã làm đại lý (trừ TH có thỏa thuận khác).

Giá trị của khoản bồi thường: 1 năm làm đại lý = 1 tháng thù lao đại lý trung bình;
trường hợp thời gian đại lý dưới 1 năm thì khoản bồi thường được tính là 1 tháng thù lao
đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về
việc chấm dứt HĐ đại lý.

Nếu bên đại lý yêu cầu chấm dứt HĐ: bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao
đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý

28
CHƯƠNG 5 CÁC HỌAT ĐỘN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại

1.1. Khái niệm

Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. (Khoản 10 Điều 3 LTM)

1.2. Đặc điểm:

Thứ nhất, XTTM là hoạt động TM, về bản chất, mục đích có tác dụng thúc đẩy,
tìm kiếm cơ hội thực hiện các hoạt động TM khác như hoạt động mua bán HH, cung ứng
DV.

Thứ hai, chủ thể thực hiện XTTM là thương nhân. Các tổ chức, cá nhân khác hoạt
động liên quan đến TM có thể là tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ XTTM do TN
tiến hành (vd: cơ quan báo chí trong quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo TM).

Thứ ba, đối tượng tác động của hoạt động XTTM là khách hàng tiềm năng lẫn
hiện hữu của thương nhân.

29
Thứ tư, về hình thức pháp lý để XTTM, LTM 2005 quy định các hình thức khuyến
mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ, triển lãm thương mại.

2.1. Khuyến mại

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm

Khuyến mại là hoạt động XTTM của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
(Khoản 1 Điều 88 LTM)

Đặc điểm

Thứ nhất, khuyến mại dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để tạo ra điều
kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ → là dấu hiệu cơ
bản để phân biệt khuyến mại với các hoạt động XTTM khác.

Thứ hai, thương nhân có quyền thực hiện các hoạt động khuyến mại, theo cách
thức trực tiếp thực hiện khuyến mại HH, DV mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân
kinh doanh DV khuyến mại thực hiện việc khuyến mại trên cơ sở ký kết HĐ DV khuyến
mại.

TN Việt Nam, Chi nhánh của TN Việt Nam, Chi nhánh của TN nước ngoài tại
Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê TN kinh doanh DV khuyến mại
thực hiện việc khuyến mại cho mình.

VPĐD của TN không được khuyến mại hoặc thuê TN khác thực hiện khuyến mại
tại Việt Nam cho TN mà mình đại diện.

Thứ ba, HH, DV được khuyến mại phải là HH, DV được kinh doanh hợp pháp
(K2 Đ93 LTM)

2.1.2. Các hình thức khuyến mại

30
2.1.2.1 Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trả tiền (hàng mẫu)

Khoản 1 Điều 92 LTM 2005

Điều 8 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

2.1.2.2 Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền (tặng
quà)

Khoản 2 Điều 92 LTM 2005

Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

→ So sánh hình thức hàng mẫu và hình thức tặng quà

2.1.2.3 Bán hàng, cung ứng DV với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng DV
trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo; trường hợp HH, DV
thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện
theo QĐ của CP (giảm giá)

Khoản 3 Điều 92 LTM 2005

Điều 6, Điều 7, Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

2.1.2.4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định
Khoản 4 Điều 92 LTM 2005
Điều 6, Điều 11 Nghị định 81/2018/NĐ - CP
2.1.2.5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Khoản 5 Điều 92 LTM 2005
Điều 6, Điều 12 Nghị định 81/2018/NĐ – CP
2.1.2.6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình
mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch

31
vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải
thưởng đã công bố
Khoản 6 Điều 92 LTM 2005
Điều 6, Điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ – CP
2.1.2.7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng
cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng
2.1.2.8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật,
giải trí và các sự
2.1.4. Trình tự thủ tục
2.1.5. Các hoạt động khuyến mại bị cấm: Điều 100 LTM 2005
2.2. Quảng cáo thương mại
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm
Đặc điểm
Thứ nhất, hoạt động quảng cáo là một quá trình thông tin nhằm giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ  quảng cáo
Thứ hai, hoạt động quảng cáo có thể do thương
Thứ ba, hoạt động quảng cáo chủ yếu được thực hiện trên các phương tiện thông
tin đại chúng hoặc tại những nơi công cộng.
Đối tượng của hoạt động quảng cáo TM
Đối tượng
2.2.3. Sản phẩm và phương tiện quảng cáo TM

32
CHƯƠNG 7 CHẾ TÀI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

1. Khái quát về chế tài trong hoạt động thương mại


1.1. Khái niệm
Chế tài trong hoạt động thương mại là sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi của bên có
hành vi vi phạm hợp đồng trong khi thực hiện các hoạt động thương mại
Vi phạm hợp đồng được hiểu là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy dủ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của
LTM (khoản 12 Điều 3 LTM)

33

You might also like