You are on page 1of 4

2.

Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số
96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trong
Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời câu hỏi:
a) Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra?
Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa?
Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ông Đỗ Thành
Đồng – Chủ sở hữu Công ty Thành Đồng sáng chế ra.
Căn cứ vào phần Xét thấy của bản án: “Hội đồng xét xử nhận thấy: sản phẩm “Bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” đang có tranh chấp đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và
công nghệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 8595 ngày 29/9/2005 và Bằng
độc quyền sáng chế số 5633 ngày 09/5/2006 cho Công ty Thành Đồng, sản phẩm này
được bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc thẩm định và cấp bằng độc
quền, Cục SHTT đã tiến hành đúng và đầy đủ các trình tự theo quy định của pháp luật”.
b) Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối
với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay không? Đoạn
nào trong bản án thể hiện điều này?
Cơ sở Ngọc Thanh có biết việc Công ty Thành Đồng đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu
dáng công nghiệp đối với sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn”.
Điều này được thể hiện trong phần Xét thấy của bản án: “Hội đồng xét xử nhận thấy: sản
phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đang có tranh chấp đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ
khoa học và công nghệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 8595 ngày
29/9/2005 và Bằng độc quyền sáng chế số 5633 ngày 09/5/2006 cho Công ty Thành
Đồng, sản phẩm này được bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc thẩm định
và cấp bằng độc quền, Cục SHTT đã tiến hành đúng và đầy đủ các trình tự theo quy định
của pháp luật, chính cơ sở Ngọc Thanh có biết nhưng không khiếu nại gì”
và đoạn “Tại phiên tòa phúc thẩm ông Ninh Ngọc Thanh và luật sư bảo vệ quyền lợi cho
Cơ sở sản xuất Ngọc Thanh đều thừa nhận việc Cơ sở sản xuất Ngọc Thanh sản xuất và
lưu hành trên thị trường loại “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” là vi phạm bản quyền của
Công ty Thành Đồng đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế và Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp”.
c) Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng
mưa tự cuốn” có được Công ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn nào của bản án
thể hiện điều này?
Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự
cuốn” không có sự đồng ý của Công ty Thành Đồng.
Điều này được thể hiện trong phần Xét thấy của bản án: “Tuy nhiên cơ sở Ngọc Thanh
vẫn sản xuất và lưu hành trên thị trường loại bạt chắn nắng mưa tự cuốn trong thời hạn
có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp mà không được sự đồng ý của Công ty Thành Đồng và khi có tranh chấp
không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào thể hiện việc sản xuất kinh doanh loại sản
phẩm này là hợp pháp. Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm đã quy kết cơ sở sản xuất Ngọc Thanh
sản xuất và lưu hành sản phẩm bạt chắn nắng mưa tự cuốn rộng rãi trên thị trường là vi
phạm Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
về sản phẩm bạt chắn nắng mưa tự cuốn của Công ty Thành Đồng là có căn cứ đúng
pháp luật. Chính ông Ninh Đức Thanh và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
Cơ sở Ngọc Thanh cũng thừa nhận đã có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty
Thành Đồng.”
d) Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa
tự cuốn” có thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp hay không?
Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự
cuốn” không thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước theo Điều 134 Luật Sở hữu
trí tuệ quy định về Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp:
“1. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được
công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn
đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng
trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để
sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp.
2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được
phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm
theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng
phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp cho phép”.
Vì trước khi Công ty Thành Đồng đăng ký sáng chế, Công ty Ngọc Thanh không
chứng minh được sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” mà họ đang kinh doanh là do
họ tạo ra một cách độc lập.
e) Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT không? Cơ sở pháp lý.
Hành vi của Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng
mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT theo Khoản 1,2 Điều 124; Khoản 1 Điều 126 Luật
SHTT; Điều 8 và Điều 10 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Theo khoản 1 Điều 124:
“1. Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;
b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;
c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo
quy trình được bảo hộ;
d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c
khoản này;
đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này”.
Khoản 2 Điều 124:
“2. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
b) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a
khoản này;
c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.”
Khoản 1 Điều 126 Luật SHTT: “1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công
nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng
đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố
trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở
hữu;”
Điều 8 NĐ 105/2006/NĐ-CP:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc
bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc
tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng
chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.”
Điều 10 NĐ 105/2006/NĐ-CP:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của
sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp
được bảo hộ.
2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp.
3. Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng
thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác
biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự
đồng ý của người đó;
b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp
thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp
của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.
4. Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác
biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này
khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công
nghiệp đã được bảo hộ.”
Trong Bản án số 96/2010/KDTM-PT, cơ sở Ngọc Thanh đã có hành vi sản xuất và
lưu hành trên thị trường loại bạt chắn nắng mưa tự cuốn trong thời hạn có hiệu lực của
Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền KDCN mà không được sự
đồng ý của Công ty Thành Đồng. Như vậy, hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn nắng mưa tự cuốn” mà không được sự cho phép
của chủ sở hữu – Công ty Thành Đồng, là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng
chế, vi phạm Luật SHTT.

You might also like