You are on page 1of 2

1.2.

Trong tình huống trên, có việc xâm phạm đến yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà
Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?
- Theo Khoản 3 Điều 33 BLDS quy định: “Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ
phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể
người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào
khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có
thẩm quyền thực hiện.” thì trong tình huống này, không có yếu tố vi phạm nhân thân
của bà Nguyễn. Vì khi ông Lại phẫu thuật cho bà đã được sự dồng ý của bà Nguyễn
và làm theo ý muốn của bà. Cho nên không có căn cứ khi xét đến việc xâm phạm đến
yếu tố nhân thân trong tình huống này.
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ. Ông Lại
có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vì theo thoả thuận giữa ông Lại và bà
Nguyễn có yêu cầu không được đụng đến núm vú, nhưng sau vài lần phẫu thuật lại thì
thực tế bà Nguyễn mất núm vú phải. Căn cứ vào Điều 360 BLDS 2015 quy định:
“Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác”. Như vậy là đã đủ căn cứ để ông Lại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho bà Nguyễn.

1.3. Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng
gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Theo
quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi
thường được quy định tại Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015 gồm: “Thiệt hại về vật chất
là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý
để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.”
- Như vậy để xác định thiệt hại về vật chất do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi
thường thì phải xác định các căn cứ sau:
 Có hành vi vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý nên trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ được phát sinh khi có sự vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng và áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm đó.
Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành động hoặc không hành động.
 Có thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại được coi là yếu tố bắt buộc và là tiền đề để
quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không.
 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra:
giữa hai yếu tố này phải có mối liên hệ nội tại, tất yếu, trong đó hành vi vi
phạm trên thực tế phải là nguyên nhân gây ra hậu . Nếu hành vi vi phạm hợp
đồng của một bên gây ra mà do nguyên nhân khác thì sẽ không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.

1.4. BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Khoản 1 và Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 về Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ có quy
định:
“1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
- Theo Điều 360 BLDS 2015 quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa
vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác”
Và Khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 quy định về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm
hợp đồng: “Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án
quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Như vậy, BLDS cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng.

1.5. Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh
thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại về tinh thần là tổn
thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín
và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”
Và Khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 quy định về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm
hợp đồng: “Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án
quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Trong tình huống trên, rõ ràng ông Lại đã vi phạm yêu cầu trong hợp đồng với bà
Nguyễn là làm mất núm vú phải của bà Nguyễn, bị hở vết mổ bằng ngóm tay thấy cả
túi nước bên trong, phải tiến hành mổ may lại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và thân
thể của bà Nguyễn. Vì thế bà Nguyễn sẽ được bồit hường tổn thất về tinh thần nếu có
yêu cầu.

You might also like