You are on page 1of 25

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN

MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT, THỨ HAI


LÝ LUẬN CHUNG - KẾT HÔN
- HỦY KẾT HÔN TRÁI PL - KHÔNG CÔNG NHẬN QUAN HỆ VỢ
CHỒNG

I. MỤC TIÊU NHẬN THỨC


- Giúp sinh viên nhận biết các vấn đề lý luận chung về hôn nhân, gia đình, Luật
HN&GĐ; hiểu các nguyên tắc cơ bản, trí của LHN&GĐ cũng như mối quan hệ PLHNGĐ
với các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống plvn; giúp sinh viên nắm được các qui định
về kết hôn, xác định điều kiện cho phép và các trường hợp cấm KH, nhận biết pháp luật
thực định về kết hôn trái pháp luật, các trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng và
hướng xử lý dân sự các trường hợp này; giúp sinh viên xác định được “hôn nhân thực tế”
từ đó vận dụng được pháp luật để giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi
thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.
II. NỘI DUNG THẢO LUẬN
1. Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi, vấn đề sau
1. Xác định điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện hành
2. Xác định cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn.
3. So sánh kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng.
4. Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn.
5. Phân tích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý:

- Người chưa kết hôn cũng có thể không có quyền kết hôn dù đáp ứng qui định về
tuổi, tự nguyện, không mất năng lực hành vi dân sự và không thuôc trường hợp
cấm kết hôn quy định tại điểm a, b, d Khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014.

1
- Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng không thể ủy quyền.

- Kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Thời điểm phát sinh quan hê ̣ vợ chồng là khi các bên được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhâ ̣n kết hôn.

- Nam nữ đủ điều kiện nhưng không đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như
vợ chồng đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

- Kết hôn vi phạm thẩm quyền đăng ký kết hôn thì tòa án ra quyết định hủy kết hôn
trái pháp luật.

- Quyền lợi của con chung khi hủy kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường
hợp không công nhận vợ chồng.

2. Giải quyết Tình huống:

2
Tình huống 1:
Anh Điệp là chủ tịch uỷ ban nhân dân xã K huyện H tỉnh LĐ. Anh Điệp có mong
muốn kết hôn với chị Lan (cư trú tại xã B huyện M tỉnh LĐ). Để việc đăng ký kết hôn
được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, anh Điệp có dự định đăng ký kết hôn tại xã K. Theo
bạn, việc lựa chọn nơi đăng ký kết hôn như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật
không?

Tình huống 2:
Anh Quang và chị Thuỷ kết hôn vào năm 2005. Năm 2013, chị Lâm sang Thái Lan
du lịch sau đó tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành nam giới. Về vấn đề
này anh Quang không hề hay biết. Khi trở về chị Thuỷ cũng có mong muốn chấm dứt hôn
nhân để kết hôn với một người phụ nữ khác. Năm 2015 anh Quang đã nộp đơn yêu cầu
Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ vì hiện tại, anh
Quang và chị Thuỷ có cùng giới tính. Theo bạn, cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của
anh Tuấn thế nào, tại sao ?
Việc chị Thuỷ có mong muốn được kết hôn với một người phụ nữ khác (sau khi chị
đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành công) có phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành hay không?

Tình huống 3:
Được gia đình hai họ đồng ý, năm 1996, ông Quang và bà Đại đã về sống chung mà
không đăng ký kết hôn. Ông Quang buôn bán linh kiện điện tử, còn bà Đại ở nhà nội trợ.
Họ có hai con chung là N sinh năm 1998 và H sinh năm 2000. Năm 2003 ông Quang mua
được một ngôi nhà trị giá một tỉ đồng và đứng tên chủ sở hữu nhà. Cuộc sống chung giữa
ông Quang và bà Đại sau đó mâu thuẫn không thể tiếp tục duy trì. Ngày 02.02.2015, ông
Quang làm đơn xin ly hôn và đề nghị Tòa án giải quyết vấn đề tài sản giữa hai người. Ông
cho rằng số tiền tiết kiệm 600 triệu và ngôi nhà hoàn toàn do ông tạo dựng nên từ số tiền
có được thông qua việc buôn bán.

3
2.1. Theo bạn, ông Quang và bà Đại có được pháp luật thừa nhận là vợ chồng không,
cơ sở lý giải ?
2.2. Tòa án giải quyết vấn đề tài sản trong tình huống trên như thế nào để đảm bảo
quyền lợi cho các bên ?
Tình huống 4:
Đủ điều kiện kết hôn nhưng anh Anh Đặng, sinh ngày 12.01.1980 và chị Khôi, sinh
ngày 03.07.1981 sống chung như vợ chồng từ năm 2000 tại phường 5, quận 6 thành phố
TH mà không đăng ký kết hôn. Họ có con chung là Chi và có khối tài sản chung trị giá 1
tỷ đồng (do chị Khôi quản lý). Đầu năm 2010, quan hệ giữa anh Đặng và chị Khôi rạn nứt
do anh Đăng có quan hệ tình cảm với chị Phương - sinh ngày 10.09.1992, thường trú
cùng địa phương với anh.
Tháng 12. 2010, anh Đặng bàn với chị Phương cùng đến địa phương khác sống
chung. Tại UBND xã KL, huyện NĐ, tỉnh NA, nơi chị Phương có hộ khẩu tạm trú. Anh
Đặng, chị Phương đã đăng ký kết hôn và họ được cấp giấy chứng nhận kết hôn ngày
08.02.2015. Sau khi kết hôn hai người có con chung là Quang, sinh ngày 04.12.2015 và
cùng tạo dựng được khối tài sản chung trị giá 900 triệu đồng.
Ngày 3.2.2016 anh Đặng qua đời vì bị tai nạn và không để lại di chúc. Chị Khôi cùng
con yêu cầu được phân chia một phần di sản thừa kế của anh Đặng.

Hãy giải quyết vụ việc kể trên.

Tình huống 5:

Ông Hinh và bà Thắm kết hôn năm 2010.

Năm 2014, do bà Thắm biệt tích sau chuyến buôn bán đường xa 3 năm chưa về,
người thân thích của Ông Hinh đã “mai mối” bà Nga (sinh ngày 2.3.1998, định cư tạị Úc)
để Ông Hinh “xe duyên chồng vợ”. Ngày 28. 3. 2015, Ủy ban nhân dân xã G, huyện E,
tỉnh BT đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho Ông Hinh và bà Nga.

Tháng 5. 2015, Tòa án huyện E, tỉnh BT thực hiện thủ tục tố tụng để tuyên bố bà
Thắm mất tích theo yêu cầu của Ông Hinh. Hai tháng sau, Tòa án giải quyết cho Ông
Hinh được ly hôn bà Thắm. Phán quyết cho ly hôn có hiệu lực ngày 26.7.2015.
4
Tháng 4.2016, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện E yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh BT hủy
hôn nhân của Ông Hinh và bà Nga.

Anh, chị hãy cho biết, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên như thế nào
cho phù hợp tinh thần pháp luật, biết rằng:

- Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc, Ông Hinh yêu cầu Tòa án công nhận hôn
nhân còn bà Nga yêu cầu Tòa án cho ly hôn;

- Bà Nga yêu cầu giải quyết khối tài sản do hai bên không thỏa thuận được gồm:
24 chỉ vàng 9999 (số vàng ông Hinh và bà Nga được mừng cưới năm 2014) và ngôi nhà
diện tích 100 m2 trị giá 2 tỷ đồng do ông Hinh đứng tên (nhà được mua bằng số tiền ông
Hinh trúng số tháng 10.2015)./.

5
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA, THỨ TƯ
QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

I. MỤC TIÊU NHẬN THỨC:


- Giúp sinh viên nhận biết các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ
chồng và vận dụng được pháp luật để đánh giá việc định đoạt tài sản của các bên; xác định
tài sản chung, riêng của vợ chồng; nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng ... trong thực tiễn;
- Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi
thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.
II. NỘI DUNG
1. Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi, vấn đề sau:

6
1. Quan hệ đại diện giữa vợ và chồng.
2. Xác định các chế độ tài sản được LHNGĐ 2014 ghi nhận.
3. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với những giao dịch do một bên
thực hiện.
4. Căn cứ xác lập tài sản chung hợp nhất của vợ chồng trong chế độ tài sản
theo luật định.
5. Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong chế
độ tài sản theo luật định.
6. Phân tích chế định phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân và nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực, hạn chế của chế định này.
7. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định.
2. Giải quyết Tình huống:
Tình huống 1:
Anh Trần Đình Tú và chị Nguyễn Lệ Hằng sống chung như vợ chồng từ năm 1986
tại Thành phố H. Năm 2000, do mâu thuẫn, hai bên ly thân sau đó anh Tú khởi kiện yêu
cầu Tòa án chia đôi toàn bộ tài sản chung của họ gồm nhà đất và động sản khác trị giá 1 tỷ
800 triệu đồng ( Phán quyết chia tài sản của Tòa án có hiệu lực ngày 5.2.2000 ). Ngay sau
khi chia tài sản, chị Hằng chuyển về nhà mẹ đẻ sống. Tháng 4.2003, chị Hằng sinh một
bé trai và khai sinh cho con với tên là Thành, họ tên cha là Trần Đình Tú. Cuối năm 2014,
anh Tú nộp đơn xin ly hôn chị Hằng. Trong khi vụ án ly hôn chưa được giải quyết thì
ngày 02. 02. 2015, anh Tú chết vì tai nạn giao thông. Sau khi anh Tú mất, gia đình anh bất
ngờ phát hiện 5 tờ vé số trị giá 375 triệu đồng do anh mua và trúng thưởng trước đó mà
chưa kịp lĩnh. Cùng lúc, chị Hằng nghe tin liền yêu cầu gia đình Tú chia cho mẹ con chị
toàn bộ số tiền trúng xổ số mà anh Tú để lại ( Cha, mẹ anh Tú cũng đã mất ). Tuy nhiên,
người thân thích của anh Tú phản đối vì theo họ, anh Tú và chị Hằng đã chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân và trên thực tế, họ cũng đã ly thân, không còn quan hệ vợ chồng.
Trước tình thế đó, chị Hằng khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi. Hỏi:

7
2.1. Việc anh Tú và chị Hằng “ly thân” sau đó anh Tú đã nộp đơn đề nghị Tòa án
giải quyết ly hôn theo tình huống trên có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa họ không ?
Vì sao ?
2.2. Theo bạn, ai là chủ sở hữu 375 triệu đồng tiền trúng thưởng xổ số ? Lý giải
bằng qui định của pháp luật.
2.3. Yêu cầu của chị Hằng về việc chia cho chị và con ( cháu Thành ) toàn bộ số tiền
trúng thưởng do anh Tú để lại có được Tòa án giải quyết không, tại sao ?

Tình huống 2:

Ông Úy và bà Ngọc tổ chức lễ cưới năm 1999. Hai người không có con chung.

Tháng 12.2015, Ông Úy sử dụng 100 nghìn đồng do người bạn tặng để mua 5 tờ vé
số và trúng thưởng 1.5 tỷ đồng. Với số tiền này, Ông Úy lập hợp đồng mua căn nhà 70 m2
tại thôn Trung Tâm, xã Nam Đông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông rồi cùng bà Ngọc về đây
cư ngụ.

Năm 2017, do cuộc sống chung mâu thuẫn, bà Ngọc yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn
ông Úy và phân định tài sản. Tại bản án số 15/2017/HNGĐ-ST ngày 27.6.2017, Tòa án
nhân dân huyện C, tỉnh ĐN phán quyết:

- Về nhân thân: Áp dụng Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014, chấp nhận yêu cầu ly hôn
của bà Ngọc. Quan hệ vợ chồng của ông Úy, bà Ngọc chấm dứt kể từ ngày bản án có hiệu
lực.

- Về tài sản: Xác định căn nhà 70 m2 tại xã Nam Đông, huyện Cư Jút do ông Úy
đứng tên là tài sản chung của hai bên đương sự; áp dụng Điều 33, Điều 43, Điều 59 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 giao ông Úy tiếp tục sử dụng toàn bộ diện tích nhà; ông
Úy có nghĩa vụ thanh toán cho bà Ngọc ½ trị giá nhà là 1.5 tỷ đồng (tại thời điểm giải
quyết tranh chấp, nhà được định giá 3 tỷ đồng).

Theo anh, chị, đường lối xử lý trên của Tòa án huyện C có phù hợp quy định của
pháp luật? (Lý giải hai góc độ: nhân thân và tài sản, có viện dẫn quy phạm pháp luật).

8
Tình huống 3:

Ông Nguyễn hỏi cưới bà Liên năm 1985 mà không đăng ký kết hôn dù họ đủ điều kiện
kết hôn theo Luật HNGĐ năm 1959.

Năm 1999, dù đang sống chung như vợ chồng với bà Liên nhưng do bà Liên không
có khả năng sinh con nên ông Nguyễn cưới bà Tâm với sự đồng thuận của bà Liên. Sau
cưới, ông Nguyễn, bà Tâm và bà Liên sống chung. Con chung của ông Nguyễn và bà Tâm
là Minh, sinh năm 2005.

Tháng 8.2017, do cuộc sống chung mâu thuẫn, bà Liên yêu cầu Tòa án hủy hôn nhân
giữa ông Nguyễn và bà Tâm với lý do ông Nguyễn sống chung như vợ chồng với bà Tâm
khi ông đang có vợ (là bà Liên).

1. Theo anh, chị, ông Nguyễn có thuộc trường hợp “người đang có vợ” khi ông kết
hôn với bà Tâm cũng như tại thời điểm bà Liên yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích?
Cơ sở pháp lý?
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà Liên như thế nào cho phù
hợp với tinh thần pháp luật?
3. Đọc bản án và nêu quan điểm cá nhân:
Nhận xét việc áp dụng pháp luật được Toà án thể hiện trong bản án (6): số:
166/ DS – GĐT ngày 21/4/2014.
- Chỉ ra các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng (hoặc tài sản riêng của một
bên) đã được Toà án sử dụng trong những bản án sau.
- Xác định những vụ việc có nội dung liên quan đến trách nhiệm liên đới về tài sản
của vợ chồng; nhận xét về đường lối giải quyết của Toà án trong những vụ việc đó.

9
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM
QUAN HỆ CHA MẸ CON

I. MỤC TIÊU NHẬN THỨC:


- Qua thảo luận, sinh viên hiểu được căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con; quyền và
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha, mẹ, con và áp dụng pháp luật để giải quyết các
tình huống liên quan giữa các chủ thể này;
- Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi
thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.

II. NỘI DUNG


1. Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi, tình huống sau:
1. Căn cứ xác định cha mẹ cho con.
2. Phân tích các điều kiện nhận nuôi con nuôi và căn cứ chấm dứt
việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi.
3. Giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng có thể phát sinh quyền và
nghĩa vụ nhân thân và tài sản nào? Nêu căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó.
4. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia
đình.
2. Giải quyết Tình huống:
Tình huống 1: Anh Trung và chị Linh kết hôn năm 2013 tại xã A, huyện B, tỉnh K.
Hai năm sau, quan hệ vợ chồng họ mâu thuẫn trầm trọng do anh Trung nghi ngờ chị Linh
không chung thủy. Thấy hôn nhân khó có thể duy trì, ngày 02. 3. 2015, chị Linh gửi đơn
xin ly hôn anh Trung. TAND huyện B, tỉnh K đã thụ lý giải quyết vụ án và tại Bản án sơ
thẩm ( có hiệu lực ngày 10. 7. 2015), tòa phán quyết:
1. Về hôn nhân: Chấp nhận giải quyết ly hôn cho chị Linh và anh Trung.
2. Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên khai không có và không yêu cầu Tòa
án giải quyết.
Ít lâu sau khi ly hôn, ngày 06.9.2015, chị Linh kết hôn với anh Quang.
10
Ngày 11.3.2016, chị Linh sinh con trai.
Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha cho con do chị Linh
sinh ra.

Tình huống 2: Anh A kết hôn cùng chị B năm 2012. Ba năm sau, do mâu thuẫn, hai
bên ly thân và lập văn bản thỏa thuận (văn bản có công chứng ) chia đôi khối tài sản
chung trị giá 12 chỉ vàng. Ngay sau đó, chị B trở về nhà mẹ đẻ sống. Tháng 06.2015, chị
B sinh một bé trai nhưng không đăng ký khai sinh và cũng không cho biết bố bé là ai.
Cuối năm 2015, anh A nộp đơn xin ly hôn chị B.
Trong khi vụ án chưa được giải quyết thì ngày 02. 2. 2016, anh A chết do tai nạn
giao thông. Sau khi anh A chết, với yêu cầu của chị B, UBND xã E huyện G nơi chị cư trú
cấp giấy khai sinh cho con trai chị với tên gọi là C, tên cha là Nguyễn Văn A. Chị B ngay
sau đó đã yêu cầu gia đình anh A phân chia phần di sản thừa kế ( mà anh A để lại ) cho mẹ
con chị ( Bố, mẹ anh A đã chết ). Song những người thân thích của anh A phản đối với lý
do: i) Thực tế A,B đã ly thân và không còn quan hệ vợ chồng; ii) C không phải là con
chung của A, B vì C được thụ thai và sinh ra trong khoảng thời gian A, B không sống
chung.
Theo bạn, việc UBND xã E, huyện G nơi chị B cư trú ghi tên anh A và giấy khai
sinh của C có phù hợp với tinh thần pháp luật không? Tại sao?
3. Đọc bản án và nêu quan điểm cá nhân:
4. Chỉ ra các căn cứ xác lập qua hệ cha mẹ con; phân tích từng căn cứ
thông qua vụ việc cụ thể.
- Căn cứ xác định mức cấp dưỡng thông qua bản án (20): số 33/2011/HNGĐ – PT.

11
BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU
CHẤM DỨT HÔN NHÂN – KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

I.MỤC TIÊU NHẬN THỨC:


- Giúp sinh viên hiểu các trường hợp chấm dứt hôn nhân và thủ tục tố tụng giải quyết
chấm dứt hôn nhân; sinh viên nắm được nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, phân biệt được
việc chia tài sản giữa các chủ thể là vợ chồng, giữa những người sống chung như vợ
chồng; việc bảo vệ quyền lợi con cái khi cha mẹ ly hôn; điều kiện, thẩm quyền ĐKKH có
yếu tố nước ngoài ... và vận dụng được pháp luật để giải quyết các tình huống thực tế.
- Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi
thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.
II. NỘI DUNG
1. Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi, vấn đề sau:
1. Các trường hợp chấm dứt hôn nhân.
2. Quyền yêu cầu xin hôn của một bên hoặc cả hai vợ chồng, việc đại diện
trong ly hôn.
3. Căn cứ cho ly hôn theo pháp luật hiện hành.
4. Đường lối giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
5. Quyền lợi con chung khi vợ chồng ly hôn.
12
2. Giải quyết Tình huống:
Tình huống 1:
Năm 1986, ông A tình cờ quen biết bà B. Qua vài lần hẹn hò, bà B có thai với ông
A. Và sau khi bà B sinh con, ông A đã đứng tên trên giấy khai sinh cho trẻ (tên là D) với
tư cách là cha đẻ. Vì mưu sinh, A và B sau đó không gặp nhau nữa.
Năm 1996, ông A đăng ký kết hôn cùng bà C. Tháng 2/2015, do bất đồng quan điểm,
bà C nộp đơn xin ly hôn ông A và yêu cầu Tòa án phân định tài sản hiện có (Tại thời điểm
xin ly hôn, trị giá động sản hai bên khai thống nhất gồm 3 tỷ đồng và một căn nhà diện
tích 110m2 trị giá 2 tỷ do bà C đứng tên). Trong quá trình hòa giải, ông A yêu cầu chia đôi
toàn bộ tài sản nhưng bà C phản đối. Theo bà C, do ông A chỉ ở nhà nội trợ (ông A thừa
nhận mình chưa có công ăn việc làm) nên số tiền 3 tỷ đồng do bà buôn bán mà có thuộc sở
hữu của bà. Về ngôi nhà 110 m2, bà C cho rằng đây là tài sản do bà tự bỏ tiền mua, giấy
tờ nhà đất đều do bà đứng tên nên nhà không phải là tài sản chung của vợ chồng.
TAND quận H nhận định trước khi kết hôn với bà C, ông A đã sống chung và có con
với bà B. Khi chưa ly hôn bà B, ông A lại tiếp tục sống chung với bà C là vi phạm chế độ
hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Vì vậy, Toà án không công nhận A, C là vợ chồng. Về tài sản,
xác định số tiền 3 tỷ đồng được tạo lập bằng công sức của A, C trong thời gian họ sống
chung nên tòa quyết định chia đôi, mỗi bên sở hữu 1.5 tỷ đồng. Về căn nhà 110m2, do ông
A không chứng minh được bản thân ông đã đóng góp tiền mua nhà nên tòa đã bác yêu cầu
này của ông.
Theo bạn, tòa án quận H giải quyết về quan hệ nhân thân và tài sản trong vụ án trên
đã hợp lý chưa? Tại sao?
Tình huống 2:
A và B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2010. Hai người chung sống
hạnh phúc và có một con chung là M. Ngày 20/12/2014 A bị tai nạn trong khi đang thực
hiện nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động. Sau đó A nhận được số tiền bồi thường
thiệt hại do tai nạn là 35 triệu đồng. Cuộc sống gia đình A và B sau tai nạn của A đã trở
nên khó khăn, giữa A và B đã phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Ngày 5/7/2015 B làm đơn
yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn. B yêu cầu TA xác định số tiền mà A nhận được do bồi

13
thường thiệt hại do tai nạn là tài sản chung của vợ chồng để đem chia đôi mỗi người một
nửa. A yêu cầu TA xác định số tiền đó là tài sản riêng của A.
Nếu TA giải quyết cho A và B ly hôn, theo anh (chị) số tiền bồi thường thiệt hại do
tai nạn của A nên được giải quyết như thế nào?

3. Đọc bản án và nêu quan điểm cá nhân:

Đọc bản án số 98/2016/HNGĐ-PT Ngày 26/7/2016 của TAND cấp cao tại Hà Nội
(đính kèm) và trên cơ sở pháp lý, anh (chị) hãy:

1. Đánh giá phán quyết của Tòa án sơ thẩm (thể hiện trong Bản án hôn nhân và gia
đình sơ thẩm số 34/2015/HNGĐ-ST ngày 17/9/2015 của TAND tỉnh Nam Định) về việc
xác định quyền sở hữu tài sản là nhà, đất thửa số 2, tờ bản đồ số 9.1 tọa lạc tại 11A
Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định.

2. Tòa án phúc thẩm trong Bản án số: 98/2016/HNGĐ-PT ngày 26/7/2016 đã


đánh giá, xác định nhà đất thửa số 2, tờ bản đồ số 9.1 tọa lạc tại 11A Nguyễn Văn Cừ, xã
Lộc An, thành phố Nam Định dựa trên căn cứ nào? Theo anh, chị, nhà, đất được tạo lập
trong khoản thời gian ông Tân, bà Hằng ly thân, do 1 bên đứng tên và có tranh chấp thì
bên nào có nghĩa vụ chứng minh?

3. Trên cơ sở pháp lý, hãy cho biết đường lối của Tòa án khi giải quyết lại theo thủ
tục chung phần tranh chấp tài sản là nhà đất 11A, giả thiết:
- Thửa đất được nhận chuyển nhượng bằng số tiền 350.000.000 đồng – tài sản do
bà Hằng tạo lập khi đi lao động tại Hàn Quốc và số tiền còn thiếu (33.000.000 đồng)
thì vay em trai là ông Lê Duy Hùng đúng như lời khai của bà Hằng tại phiên tòa phúc
thẩm trước đó;
- Nhà trên đất được xây dựng với mục đích kinh doanh karaoke, từ nguồn tiền
của vợ chồng ông Tân, bà Hằng là 1.500.000 đồng, có sự góp vốn của ông Tuấn Anh và
ông Hùng là 1.500.000 đồng. Tại thời điểm giải quyết tranh chấp, nhà định giá
4.000.000 đồng./.

14
Bản án số 98/2016/HNGĐ –PT ngày 26/07/2016 của Tòa án cấp cao tại Hà Nội
Nội dung vụ án:

Ngày 26 tháng 7 năm 2016, tại trụ sở Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, xét xử
phúc thẩm công khai vụ án Hôn nhân và Gia đình thụ lý số 14/2015/TLPT-HNGĐ ngày 11
tháng 11 năm 2015 về việc “Tranh chấp Hôn nhân và Gia đình” do bản án Hôn nhân và Gia
đình sơ thẩm số 34/2015/HNGĐ-ST ngày 17/9/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định bị
kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1787/2016/QĐ-PT ngày 30/6/2016 giữa các
đương sự:

1. Nguyên đơn: Chị Lê Thị Thu Hằng, sinh năm 1974; có mặt.

Nơi ĐKHKTT: Số 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam
Định;
Tạm trú: Số 191 Trần Quang Khải, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định.

2. Bị đơn: Anh Nguyễn Thành Tân, sinh năm 1971; hiện đang tạm trú ở Cộng hòa
Ba Lan; vắng mặt.

Địa chỉ tại Việt Nam: Số 3/52 Phan Đình Giót, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam
Định, tỉnh Nam Định.

Người đại diện theo ủy quyền của anh Tân: Bà Nguyễn Thị Hà; địa chỉ: Số 52 Phan
Đình Giót, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định (theo giấy ủy quyền
ngày 29/3/2016); có mặt.

3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

- Anh Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1971; địa chỉ: Số 10/33 Trường Chinh, phường
Bà Triệu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; có mặt.

- Anh Lê Duy Hùng, sinh năm 1982; địa chỉ: số 191 Trần Quang Khải, phường
Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; có mặt.

15
Người đại diện theo ủy quyền của anh Tuấn Anh và anh Hùng: Chị Lê Thị Thu
Hằng (Giấy ủy quyền ngày 7/9/2015).

- Bà Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1960; địa chỉ: Số 52 Phan Đình Giót, phường Năng
Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định;

- Bà Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1962; địa chỉ: Số 3/25/73C đường 182, khu phố
3, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh; vắng mặt.
- Ông Nguyễn Đức Kháng, sinh năm 1966; địa chỉ: Số 3/5B, tổ 6, khu phố 4,
phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh; vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Hương và ông Kháng: Bà Nguyễn Thị Hà
(Giấy ủy quyền ngày 06, 07/7/2015)

NHẬN THẤY:

* Theo đơn khởi kiện và các lời khai tiếp theo, nguyên đơn bà Lê Thị Thu Hằng
trình bày:

Bà và ông Nguyễn Thành Tân đăng ký kết hôn ngày 20/10/1992 tại Ủy ban nhân
dân phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định. Quá trình chung sống vợ chồng có hai con
chung là: Cháu Nguyễn Đức Thuận, sinh ngày 28/12/1993 và Cháu Nguyễn Thị Hồng
Anh, sinh ngày 15/10/2000. Về nguyên nhân mâu thuẫn: sau khi cưới vợ chồng chung
sống hòa thuận một thời gian đến năm 2005 thì xảy ra mâu thuẫn vì lý do bất đồng quan
điểm sống, hai người đã ly thân nhau. Ông Tân đã bỏ sang Ba Lan làm ăn còn bà thì về
nhà bố mẹ đẻ sinh sống. Thấy quan hệ hôn nhân không hàn gắn được, bà đề nghị Tòa án
giải quyết cho ly hôn ông Tân. Về con chung chưa thành niên (cháu Hồng Anh) bà xin
nuôi, yêu cầu ông Tân cấp dưỡng nuôi con chung 1.000.000 VNĐ/tháng.

Về tài sản: Đối với nhà đất tại 3/55 (số mới 3/52) Phan Đình Giót, phường Năng
Tĩnh, thành phố Nam Định là tài sản của bố mẹ anh Tân để lại, nên bà Hằng rút yêu cầu
này, không yêu cầu Tòa giải quyết.

Đối với thửa đất tại số 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định,
tuy mang tên bà Hằng và ông Tân nhưng đây là tài sản riêng của bà Hằng vì một mình
bà Hằng lo tiền để mua trong thời kỳ ly thân, ông Tân không có công sức đóng góp gì.
16
Đối với tài sản trên thửa đất này (là nhà 4 tầng, 01 tum, gồm 5 phòng có trang thiết bị
phòng hát - Biên bản định giá BL 44) có sự góp vốn của ông Tuấn Anh và ông Hùng về
tài sản trên đất, nay 3 người không có tranh chấp nên không đề nghị Tòa án giải quyết.
Tại phiên tòa sơ thẩm bà Hằng đề nghị được giao nhà, đất và trang thiết bị phòng hát cho
bà, bà sẽ có trách nhiệm thanh toán lại phần góp vốn cho ông Tuấn Anh và ông Hùng.
* Bị đơn ông Nguyễn Thành Tân trình bày: Ông nhất trí ly hôn bà Hằng và xin
được đóng góp cấp dưỡng nuôi con chung. Riêng nhà đất tại số 3/52 Phan Đình Giót và số
11A Nguyễn Văn Cừ ông đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

* Bà Nguyễn Thị Hà - người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày: Tài sản
tại số 3/52 Phan Đình Giót là của bố mẹ bà để lại, đề nghị Tòa giải quyết bảo vệ quyền lợi
cho anh chị em bà. Các vấn đề khác bà không có ý kiến vì ông Tân không ủy quyền cho
bà mà chỉ ủy quyền giao nộp giấy tờ với Tòa án. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Hà khai bổ
sung trong thời gian bà Hằng xây nhà năm 2014 có vay của bà 10.000USD nhưng bà
không đề nghị giải quyết tại phiên tòa mà bà để hai bên tự giải quyết riêng.

* Ông Nguyễn Tuấn Anh - người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:
Thửa đất tại số 11A Nguyễn Văn Cừ mang tên bà Hằng và ông Tân nhưng bà Hằng khai
đây là tài sản riêng của bà nên năm 2014 ông cùng ông Hùng và bà Hằng đã thỏa thuận
góp vốn đầu tư xây dựng quán Karaoke. Tại phiên tòa sơ thẩm ông Tuấn Anh có ý kiến
giữa ông với bà Hằng, ông Hùng không tranh chấp với nhau phần vốn góp đầu tư xây
dựng, mà tự giải quyết sau với nhau; đề nghị Tòa xét xử giao cho chị Hằng quản lý phần
trang thiết bị phòng hát là phần góp vốn của ông Hùng.

Luật sư phía bị đơn trình bày: Nhất trí việc bà Hằng xin ly hôn ông Tân và việc
đóng góp nuôi con chung cũng như việc bà Hằng tự nguyện rút yêu cầu về tài sản tại số
3/52 Phan Đình Giót. Riêng thửa đất số 11A Nguyễn Văn Cừ mặc dù cho đến nay không
thấy ông Tân cung cấp tài liệu chứng cứ là có gửi tiền về cho bà Hằng mua đất hay không
nhưng đây là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên đề nghị giao đất cho bà
Hằng quản lý, buộc bà Hằng có trách nhiệm trả chênh lệch cho ông Tân một nửa giá trị
quyền sử dụng đất theo như kết quả định giá của Hội đồng định giá là 704.000.000đ : 2 =
302.000.000 đồng.
17
Tại Bản án Hôn nhân và Gia đình sơ thẩm số 34/2015/HNGĐ-ST ngày 17/9/2015
của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định quyết định:

Áp dụng các Điều 56, 59, 68, 69, 71, 72, 82, 83 Luật Hôn nhân và Gia đình; điểm c
khoản 1 Điều 192* Bộ luật tố tụng dân sự; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, Xử:

1. Về tình cảm: Xử ly hôn giữa bà Lê Thị Thu Hằng và ông Nguyễn Thành Tân.
2. Về con chung: Giao cho bà Lê Thị Thu Hằng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc
cháu Nguyễn Thị Hồng Anh, sinh ngày 15/10/2000; ông Tân có nghĩa vụ đóng góp nuôi
con chung 1.000.000VNĐ/tháng, kể từ tháng 9/2015 đến khi con thành niên, tự lập được.

Bên không trực tiếp nuôi con có quyền đi lại chăm sóc, thăm hỏi, giáo dục chung.
Không ai được hạn chế, cản trở các quyền này.

3. Về tài sản:

- Đình chỉ giải quyết mối quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất tại thửa 433, tờ
bản đồ số 6 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 551342 do Ủy ban nhân dân
thành phố Nam Định cấp ngày 28/12/2005 tọa lạc tại số 3/52 Phan Đình Giót, phường
Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do bà Lê Thị Thu Hằng rút đơn yêu cầu.

- Giao cho bà Lê Thị Thu Hằng quyền sở hữu, sử dụng khu nhà đất tại thửa số 2,
tờ bản đồ số 9.1 và toàn bộ trang thiết bị phòng hát Karaoke theo Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số BA 852187 do Ủy ban nhân dân thành phố Nam Định cấp ngày
20/4/2010 tọa lạc tại 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và thông báo quyền
kháng cáo, theo quy định của pháp luật.

Ngày 29 tháng 9 năm 2015 bị đơn là Nguyễn Thành Tân có đơn kháng cáo với
nội dung: Nhà đất tại 11A Nguyễn Văn Cừ là tài sản chung giữa ông Tân và bà Hằng
nên không đồng ý việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định là tài sản riêng của bà Hằng, từ đó
giao cho bà Lê Thị Thu Hằng quyền sở hữu, sử dụng khu nhà đất tại 11A Nguyễn Văn
Cừ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đề nghị Tòa án xét xử cấp phúc thẩm quyết
định chia mỗi người được quản lý và sử dụng 1/2 nhà đất nêu trên.

18
Tại phiên tòa phúc thẩm: Các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải
quyết vụ án. Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và có ý kiến đề nghị Hội
đồng xét xử giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm; Bị đơn do bà Nguyễn Thị Hà
đại diện vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo; đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng
cáo của bị đơn. Đồng thời, với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan bà Hà đề
nghị Hội đồng xét xử giải quyết, buộc bà Hằng trả bà Hà số tiền 10.000 USD mà bà
Hằng vay của của bà Hà để xây nhà.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa phát biểu
quan điểm:

Về thủ tục: Hội đồng xét xử đã tiến hành đúng các thủ tục tại phiên tòa và các
thủ tục trước phiên tòa theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Tại phiên tòa phúc
thẩm các đương sự đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Về nội dung: Theo khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: “Trong trường hợp không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”. Tuy bà
Hằng khai đất này là tài sản riêng bà tạo lập được trong thời kỳ ly thân nhưng chứng cứ
chứng minh do bà Hằng đưa ra chưa đủ cơ sở để thể hiện rõ ràng (bà Hằng mua đất của
ai, giấy tờ mua bán đất...). Quá trình thu thập chứng cứ, Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm
rõ được các chứng cứ chứng minh lý do tại sao ông Tân lại có tên trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mà bà Hằng khai là tài sản riêng, do đó chưa đủ căn cứ để
tuyên xử cho bà Hằng được sở hữu tài sản trên.

Xét thấy những thiếu sót trong điều tra thu thập chứng cứ của cấp sơ thẩm đã làm
ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của đương sự. Do đó, việc đương sự kháng cáo một
phần Bản án sơ thẩm số 34/2015/HNGĐ-ST ngày 17/9/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh
Nam Định là có căn cứ.

Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm - Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội căn cứ
khoản 3 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn về
nội dung tuyên xử cho bà Hằng có quyền sử dụng toàn bộ giá trị quyền sử dụng diện tích

19
60m2 đất tại số 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định,
hủy một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 34/2015/HNGĐ-ST ngày 17/9/2015 của Tòa án
nhân dân Nam Định và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

XÉT THẤY

Về tố tụng: Đơn kháng cáo của bị đơn Nguyễn Thành Tân nằm trong hạn luật
định. Tại phiên tòa phúc thẩm ông Tân vắng mặt, nhưng đã có ủy quyền hợp lệ cho bà
Nguyễn Thị Hà, theo giấy ủy quyền ngày 29/3/2016, có mặt. Những người có quyền và
nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Đức Kháng, bà Nguyễn Thị Hương vắng mặt, nhưng đã
có bà Hà đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền ngày 06/7/7/2015). Vì vậy, sự vắng mặt
của các đương sự không ảnh hưởng đến việc xét xử.

Về nội dung: Sau khi xét xử sơ thẩm, các bên đương sự không kháng cáo về phần
quan hệ hôn nhân và con chung, mà chỉ có bị đơn kháng cáo về phần tài sản liên quan
đến việc giải quyết thửa đất số 2, tờ bản đồ số 9.1 và căn nhà trên đất, tọa lạc tại 11A
Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam định.
Hội đồng xét xử nhận thấy: Về tài sản, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết
các tài sản sau:

- Nhà đất tại 3/55 (số mới 3/52) Phan Đình Giót, phường Năng Tĩnh, thành phố
Nam Định;

- Thửa đất số 2, tờ bản đồ số 9.1 tại số 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố
Nam Định và tài sản trên đất gồm nhà 4 tầng, 01 tum cùng trang thiết bị phòng hát
Karaoke.

Quá trình giải quyết tại cấp sơ thẩm, bà Hằng rút yêu cầu, đề nghị Tòa không
xem xét, giải quyết đối với nhà đất tại 3/55 (số mới 3/52) Phan Đình Giót, phường
Năng Tĩnh, thành phố Nam Định và các tài sản trên thửa đất tại số 11A Nguyễn Văn
Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định. Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết đối với
nhà đất tại 3/55 (số mới 3/52) Phan Đình Giót, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam
Định là có căn cứ.

20
Tại phiên tòa hôm nay, bà Nguyễn Thị Hà trình bày trong thời gian bà Hằng xây
nhà năm 2014, bà có cho bà Hằng vay 10.000 USD; nay bà đề nghị Tòa án cấp phúc
thẩm xem xét, buộc bà Hằng trả nợ cho bà. Về vấn đề này, tại phiên tòa sơ thẩm, bà
Hằng có thừa nhận vay của bà Hà số tiền nêu trên, nhưng giữa bà Hà và bà Hằng đã có
sự thống nhất không yêu cầu Tòa giải quyết nên Tòa án cấp sơ thẩm không giải quyết
là đúng. Sau khi xét xử sơ thẩm bà Hà cũng không có kháng cáo về nội dung này. Do
đó, căn cứ vào điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử không có cơ sở xem
xét, giải quyết yêu cầu nêu trên của bà Hà.

Về kháng cáo của bị đơn Nguyễn Thành Tân, Hội đồng xét xử thấy rằng: Về
thửa đất số 2, tờ bản đồ số 9.1 tại số 11A, Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam
Định, ông Tân cho rằng đây là tài sản chung vợ chồng vì được tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân bằng số tiền do ông làm ăn, tích lũy. Ông Tân và bà Hằng đã cùng nhau bàn
bạc mua đất, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà
Hằng không thừa nhận lời khai trên của ông Tân và khẳng định thửa đất nêu trên là tài
sản riêng của bà vì bà mua bằng nguồn tiền của riêng bà khi đi lao động tại Hàn Quốc
và vay em trai là ông Lê Duy Hùng, thời điểm này hai vợ chồng đã sống ly thân. Hội
đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy: Quá trình chung sống ông Tân và bà Hằng thường
xuyên xa nhau vì phải đi làm ăn xa. Thửa đất nêu trên do bà Hằng đứng ra nhận chuyển
nhượng của ông Hoàng Tuấn vào ngày 02/7/2008 với số tiền 383.000.000 đồng và
ngày 20/4/2010 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà Hằng và ông
Tân. Như vậy, thửa đất tại số 11A Nguyễn Văn Cừ nêu trên được tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cả vợ, chồng.
Tại điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản chung vợ chồng
gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra... Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết
hôn là tài sản chung vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng....Trong trường hợp
không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng
của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”. Thực tế thửa đất nêu trên không
phải là tài sản được tặng cho hay thừa kế riêng, mà do bà Hằng đứng ra nhận chuyển

21
nhượng. Như vậy, trong trường hợp này bà Hằng phải chứng minh được thửa đất nêu
trên bà Hằng nhận chuyển nhượng bằng tiền riêng của mình. Tại phiên tòa bà Hằng
khai có nhờ mẹ gửi tại Ngân Hàng Công Thương 350.000.000 đồng. Số tiền này là của
riêng bà Hằng, được tạo lập khi đi lao động tại Hàn Quốc. Khi nhận chuyển nhượng
đất bà đã rút ra để thanh toán và số tiền còn thiếu thì vay em trai là ông Lê Duy Hùng;
đồng thời bà Hằng cho rằng về thủ tục đăng ký, kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất do bà một mình đứng tên, không hiểu vì sao giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lại có cả tên ông Tân. Do đó, cần xác minh làm rõ về nguồn tiền nhận chuyển
nhượng đất. Việc kê khai, đăng ký có tên cả ông Tân, bà Hằng hay một mình bà Hằng
vì thực tế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên bà Hằng, ông Tân.

Đối với căn nhà trên đất nêu trên: Ông Tân kháng cáo cho rằng căn nhà trên
thửa đất tại số 11A Nguyễn Văn Cừ là tài sản chung vợ chồng, quá trình xây dựng
ông Tân có nhờ anh trai là ông Nguyễn Đức Kháng trông coi. Tại phiên tòa phúc
thẩm bà Hằng và bà Hà (đại diện cho ông Tân tại phiên tòa) đều thống nhất xác nhận
có việc ông Kháng từ Miền Nam ra để trông coi thợ trong quá trình xây nhà. Tại
phiên tòa phúc thẩm ông Hùng khai ông là người bỏ tiền ra xây nhà hết hơn 01 tỷ
đồng bằng nguồn tiền do bố mẹ ông vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam với số tiền 300.000.000 đồng, vay chị gái ông hết 500.000.000 đồng.
Trong khi đó phía ông Tân cho rằng nhà là do vợ chồng xây. Vì vậy, cũng cần phải
xác minh, làm rõ tiền xây nhà do ai bỏ ra, ông Tân có biết Hợp đồng góp vốn giữa bà
Hằng, ông Tuấn Anh, ông Hùng không; lý do vì sao việc xây nhà lại có sự giúp đỡ
của anh trai ông Tân, trong khi bà Hằng khai việc xây nhà là thực hiện hợp đồng góp
vốn, không liên quan đến ông Tân vì thời điểm đó hai người đã sống ly thân, không
còn quan tâm đến nhau. Tại phiên tòa sơ thẩm, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho ông Tân có ý kiến không đề nghị Tòa giải quyết tài sản trên đất. Tuy nhiên,
ông Tân vắng mặt tại phiên tòa, Luật sư tham gia tố tụng không phải với tư cách đại diện
cho ông Tân, sau khi xét xử sơ thẩm, ông Tân có kháng cáo về phần giải quyết căn
nhà trên đất nên cần phải được xem xét nội dung kháng cáo này của ông Tân.

22
Như vậy, các chứng cứ về nguồn tiền nhận chuyển nhượng đất, việc kê khai,
đăng ký quyền sử dụng đất, cũng như việc xây dựng nhà trên đất còn có nhiều vấn đề
chưa được làm rõ, cần cho đối chất, xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên mới có đủ cơ
sở xác định thửa đất tại số 11A Nguyễn Văn Cừ nêu trên là tài sản riêng của bà Hằng
hay tài sản chung vợ chồng; công sức đóng góp của các bên trong trường hợp xác định
thửa đất nêu trên là tài sản chung vợ chồng; căn nhà xây dựng bằng nguồn tiền của ai,
mục đích xây dựng, mới có cơ sở xác định chủ sở hữu căn nhà. Những nội dung này
Tòa án cấp phúc thẩm không thể khắc phục bổ sung được. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn
cứ vào lý do thửa đất được tạo lập trong thời kỳ ông Tân và bà Hằng ly thân và ông
Tân cùng Luật sư của ông Tân không đưa ra được chứng cứ chứng minh ông Tân có
gửi tiền về mua đất cùng bà Hằng để bác yêu cầu của ông Tân xác định đất là tài sản
chung vợ chồng, khi chưa làm rõ các nội dung nêu trên là chưa đủ căn cứ vì chưa được
đánh giá toàn diện các tình tiết khách quan của vụ án. Vì vậy, đề nghị của đại diện
Viện kiểm sát cấp cao tại phiên tòa là có cơ sở chấp nhận. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử
nhận thấy cần hủy cả phần giải quyết về tài sản trên đất để giải quyết lại như đã phân
tích trên.
Từ các căn cứ trên, Hội đồng xét xử nhận thấy có cơ sở chấp nhận kháng cáo của
bị đơn ông Nguyễn Thành Tân, hủy phần giải quyết về tài sản của Bản án sơ thẩm nêu
trên là nhà đất tại thửa số 2, tờ bản đồ số 9.1 tọa lạc tại 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc
An, thành phố Nam Định, để giải quyết lại theo thủ tục chung.
Về án phí: Do kháng cáo được chấp nhận nên bị đơn không phải chịu án phí phúc
thẩm theo quy định của pháp luật.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị nên Hội
đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.
Vì các lẽ trên,
Căn cứ khoản 3 Điều 308; khoản 1 Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 33, 59,
61 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

QUYẾT ĐỊNH:

23
1. Chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Nguyễn Thành Tân, hủy một phần Bản
án sơ thẩm số 34/2015/HNGĐ-ST ngày 17/9/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam
Định về phần giải quyết về tài sản là nhà, đất tại thửa số 2, tờ bản đồ số 9.1 theo Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 852187 do Uỷ ban nhân dân thành phố Nam Định
cấp ngày 20/4/2010 tọa lạc tại 11A Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc An, thành phố Nam Định.

2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử lại phần tài sản nêu
trên theo thủ tục chung.

3. Ông Nguyễn Thành Tân không phải chịu án phí phúc thẩm, được hoàn lại
200.000 đồng theo Biên lai số BB/2012/07416 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Nam
Định.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu
lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án.

4.Yêu cầu về kỹ năng thực tế

- Tìm ít nhất một vụ việc vi phạm điều kiện cho phép kết hôn; một vụ việc vi
phạm trường hợp cấm kết hôn; tóm tắt nội dung các vụ việc và cho biết quan điểm cá nhân
về nguyên nhân thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn.

- Tìm đọc tình huống hoặc chuyện pháp luật thực tế sau:

+Một ông ba bà, ai là vợ chính thức?


http://phapluattp.vn/20110812105534871p1063c1016/mot-ong-ba-ba-ai-la-vo-chinh-
thuc.htm

+ “Bó tay” nhìn chồng cưới vợ http://nld.com.vn/phap-luat/bo-tay-nhin-chong-


cuoi-vo-2010060411095751.htm

+ Con trai đòi tiền công nuôi mẹ 150 triệu đồng http://www.cand.com.vn/vi-
VN/thoisu/2008/3/93629.cand

 Hãy nhận diện các hành vi phạm pháp luật (hôn nhân gia đình nếu có, nêu rõ cơ
sở pháp lý) trong các vụ việc.
24
 Tư vấn các giải pháp pháp lý (góc độ dân sự) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong từng vụ việc.

-------------------***----------------

25

You might also like