You are on page 1of 8

Thảo luận hôn nhân buổi 1

- Lý Thuyết:

Câu 3: Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn:

+ UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam

+ Cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán Việt Nam) ở
nước ngoài.

+ UBND cấp xã nơi khu vực vùng biên giới thực hiện đăng kí kết hôn
cho công dân thường trú trong khu vực biên giới kết hôn với công dân nước
láng giềng thường trú ở khu vực biên giới.

Câu 4:

Đường lối giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

+Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có
một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn
còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp
luật.

+Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên
yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn.

Còn nếu sau đấy hai bên vẫn không đủ điều kiện kết hôn và có yêu cầu hủy kết
hôn trái pháp luật thì:

+Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định
hủy việc kết hôn trái pháp luật;

+Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan
hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái
pháp luật.

Phân tích các trường hợp ngoại lệ thừa nhận kết hôn trái pháp luật trên cơ sở
pháp lý.

+ Trường hợp bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối khi kết hôn. Nếu sau khi bị
cưỡng ép, bị lừa dối đã biết nhưng biết thông cảm, tiếp tục chung sống hòa
thuận. Trong thực tế có nhiều vi phạm về việc thiếu sự tự nguyện nhưng sau đó
thông cảm và sống hòa thuận với nhau sẽ được hủy bỏ việc hủy kết hôn.

+ Trường hợp người đang có vợ hoặc chồng lại kêt hôn hoặc chung sống
với người khác như vợ chồng. Người đang có vợ hoặc chồng bị cấm kết hôn
với người khác. Người đang có vợ hoặc chồng được hiểu là người đã kết hôn
với người khác theo đúng quy định của pháp luật, người đang chung sống với
người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001. Ngoại lệ của nguyên tắc một vợ một chồng được pháp luật công
nhận đối với những cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1945 mà lấy vợ, lấy
chồng khác thì hôn nhân sau vẫn có hiệu lực dù rằng việc công nhận này chủ
yếu về phương diện thừa kế.

+ Kết hôn trước tuổi luật định. Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc
kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn nhưng cuộc sống
của họ bình thường, hạnh phúc đã có con chung có tài sản chung thì không
quyết định hủy việc kết hôn tái pháp luật. Đây là trường hợp ngoại lệ của việc
hủy kết hôn trái pháp luật.

+ Trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không đăng
kí kết hôn. Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày
03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa
có đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc
cả hai bên có yêu cầu ly hôn, tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn
của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết vụa án ly hôn theo thủ
tục chung. Trường hợp này pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mặc dù
không đăng ký kết hôn.

- Tình huống:

2.3. Được hai gia đình họ đồng ý, năm 1998, ông Quang cưới bà Đại. Họ có
con chung là N sinh năm 2006.

Năm 2003, với nguồn tiền được thừa kế riêng, ông Quang mua một ngôi nhà
trị giá một tỉ đồng và đứng tên chủ nhà.

Ngày 02.02.2017, do cuộc sống chung giữa ông Quang và bà Đại mâu thuẫn
trầm trọng, ông Quang yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và phân định tài sản.
Hai bên cũng không thỏa thuận được việc giải quyết quyền lợi con chung.

Viện dẫn quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về nhân thân, tài sản
và quyền lợi con chung theo tình huống trên.

Về quan hệ hôn nhân:

Ông Quang và bà Đại sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng kể từ ngày bản án, quyết
định ly hôn có hiệu lực.

Cơ sở pháp lý: Điều 57 Luật HNGĐ năm 2014 về thời điểm chấm dứt hôn
nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn:

“1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa
án có hiệu lực pháp luật…”
Việc nuôi con chung:

Con chung của ông Quang và bà Đại là N sinh năm 2006. Năm 2017, ông bà ly
hôn và tại thời điểm đó N được 11 tuổi. Nên việc nuôi con chung sẽ căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con và xem xét thêm nguyện vọng của N.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ về việc trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“…2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa
án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi
mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của
con…”

Về cấp dưỡng nuôi cọn chung:

Ông Đại hoặc bà Đại, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con.

Ông Quang hoặc bà Đại có quyền, nghĩa vụ thăm nom con chung mà không ai
được cản trở ông Quang hoặc bà Đại thực hiện quyền này.

Cơ sở pháp lý: Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con
sau khi ly hôn

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được
sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom
con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây
ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì
người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con
của người đó.”

Việc chia tài sản:

Năm 2003, với nguồn tiền được thừa kế riêng, ông Quang mua một ngôi nhà trị
giá một tỉ đồng và đứng tên chủ nhà. Nên ngôi nhà trị giá một tỉ đồng được xác
định là tài sản riêng của ông Quang.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 43 Luật HNGĐ năm 2014 quy định về tài sản
riêng của vợ,chồng:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản
được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật
này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo
quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng…”

Và sau khi ly hôn ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng vẫn sẽ thuộc về chủ sở hữu ông
Quang.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 59 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản sau
khi ly hôn:

“…4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường
hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này…”

Đọc Bản án và trình bày quan điểm

Bình luận đường lối giải quyết vụ việc của Tòa án trên cơ sở áp dụng pháp
luật (có đối chiếu với pháp luật hiện hành) về căn cứ hủy hôn, chủ thể yêu cầu
hủy hôn, thẩm quyền giải quyết và hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp
luật.

Tóm tắt bản án:

Nguyên đơn là chị Trần Thị A khởi kiện bị đơn là anh Đoàn Văn B về việc hủy
kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc nuôi con chung. Năm 2008 chị A kết hôn
với anh Đoàn Văn B trên cơ sở tự nguyện có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân
dân phường T tại thời điểm này chị chưa đủ 18 tuổi và tự ý sửa năm sinh, đến
năm 2014 do mất giấy ĐKKH nên đi đăng ký kết hôn lần hai mà không khai
tình trạng hôn nhân tại UBND phường T. Về nuôi con chung: chị A và anh B
có 2 con chung là Đoàn Thị L và Đoàn Văn K và anh chị đã thỏa thuận về việc
nuôi con chung tại phiên tòa. Tòa án quyết định hủy kết hôn trái pháp luật giữa
chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B, chấm dứt quan hệ vợ chồng. Về việc nuôi
con chung, Tòa ghi nhận sự thỏa thuân của chị A và anh B tại phiên tòa. Chị A
là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung tên Đoàn Hà L,
anh B là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung tên Đoàn
Quang V, các bên không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau và cả hai co
nghĩa vụ thăm nom con chung mà không được ai cản trở anh B, chị A thực hiện
quyền này.

Bình luận đường lối giải quyết vụ việc của Tòa án trên cơ sở áp dụng pháp
luật (có đối chiếu với pháp luật hiện hành) về căn cứ hủy hôn, chủ thể yêu
cầu hủy hôn, thẩm quyền giải quyết và hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn
trái pháp luật.

Xét Bản án ta thấy đường lối giải quyết vụ việc của Tòa án trên cơ sở áp
dụng pháp luật về căn cứ hủy hôn, thẩm quyền giải quyết và hậu quả pháp lý
của việc hủy kết hôn trái pháp luật là hợp lý, đúng với pháp luật. Tuy nhiên,
việc áp dụng pháp luật về chủ thể yêu cầu hủy hôn là chưa đúng pháp luật.

Căn cứ hủy hôn:

-Xét thấy, việc đăng ký kết hôn lần thứ 1vào năm 2008, tại thời điểm đó chị
Trần Thị A (sinh năm 1992) chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn và đã tự ý sửa chữa
năm sinh. Như vậy, chị A đã có hành vi vi phạm đăng ký kết hôn quy định tại
khoản 1 Điều 9 Luật HNGĐ năm 2000:

“Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;…”

-Việc đăng ký kết hôn lần thứ 2 vào năm 2014, tại thời điểm đó tuy chị A đã đủ
tuổi kết hôn nhưng do Ủy ban nhân dân phường T đã không xác minh tình
trạng hôn nhân dẫn đến thực hiện đăng ký kết hôn năm 2014 trong khi chị A
vad anh B vẫn còn tồn tại giấy đăng ký kết hôn năm 2008 mà chưa được cơ
quan có thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật đồng thời có nhầm lẫn
năm sinh của anh B.

Từ hai căn cứ trên nên Tòa án đã xác định quan hệ hôn nhân giữa chị A và anh
B là quan hệ không hợp pháp do vậy không được pháp luật thừa nhận.

Chủ thể yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

-Theo nhận định của Tòa án, chị Trần Thị A có đơn kiện yêu cầu hủy kết hôn
trái pháp luật là có căn cứ cần được chấp theo quy định tại các Điều 10,11,12
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên
tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BP ngày 06/01/2016.

-Việc Tòa chấp nhận yêu cầu của chị A là chưa đúng với luật định. Theo điểm
b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BP ngày 06/01/2016:

“2. Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện
kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn
nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau:

b) Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một
bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn
bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp
luật…”

Và theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có
quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

“ 1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy
định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do
việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn
vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha,
mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết
hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì
có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều
này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

-Theo 2 điều luật trên ta thấy tại thời điểm kết hôn, chỉ có chị A là không đủ
điều kiện kết hôn đồng thời cũng không là chủ thể thuộc Điều 10 Luật HNGĐ
năm 2014 nên không thể là chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp
luật. Tuy nhiên, trong xét xử cần phải có sự mềm dẻo, linh hoạt nên việc Tòa
chấp nhận yêu cầu của chị A vẫn được xem là hợp lý.

-Đồng thời, UBND phường cũng đã đề nghị Tòa án xem xét hủy kết hôn trái
pháp luật giữa chị A và anh Đoàn Văn B đối với hai giấy Chứng nhận kết hôn
số 59 quyển số 01/2018 ngày 07/7/2008 và số 09 quyển số 01/2014 ngày
10/3/2014 do cán bộ hộ tịch tư pháp đã không kiểm tra đầy đủ giấy tờ thủ tục
trong lần đăng ký kết hôn lần 1 dẫn đến đăng ký kết hôn trái pháp luật do chị A
chưa đủ 18 tuổi và không xác minh tình trạng tình trạng hôn nhân trong lần 2,
chủ thể này lại phù hợp với điểm b khoản 2 Điều 10 về người có quyền yêu cầu
hủy việc kết hôn trái pháp luật:

“2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn
vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;”

Thẩm quyền giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật.

-Đây là vụ án Hôn nhân và gia đình tranh chấp về việc: “ Hủy kết hôn trái pháp
luật, giải quyết việc nuôi con chung” nên thuộc thẩm quyền của Tòa án theo
quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự về những tranh chấp về hôn nhân
và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
“1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi
ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp luật.

-Về đường lối giải quyết hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp luật của
Tòa án là hợp lý và đảm bảo được yêu cầu, thỏa thuận giữa hai bên đương sự.

1.Về quan hệ hôn nhân: Hủy kết hôn trái pháp luật giữa chị Trần Thị A và anh
Đoàn Văn B do vi phạm tại khoản 1 Điều 9 Luật HNGĐ năm 2000, chị A và
anh B chấm dứt quan hệ vợ chồng theo khoản 2 Điều 12 về hậu quả pháp lý
của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt
quan hệ như vợ chồng.”

2.Về nuôi con chung: Tòa án xét thấy việc tự nguyện thỏa thuận của các đương
sự không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội nên áp dụng
Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự, ghi nhận sự thỏa thuận của chị Trần Thị A và
anh Đoàn Văn B tại phiên tòa.

Chị A là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung tên Đoàn
Hà L, anh B là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung tên
Đoàn Quang V, các bên không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau và cả
hai co nghĩa vụ thăm nom con chung mà không được ai cản trở anh B, chị A
thực hiện quyền này.

Nêu quan điểm cá nhân về bản án:


Chị A và anh B đã đăng kí kết hôn không trung thực (khai sai ngày tháng năm
sinh và kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật). Khi giải quyết
việc hủy hôn trái pháp luật, hai anh chị đã tự thỏa thuận và đưa ra được yêu cầu
về vấn đề nuôi con chung cũng như các mặt tài sản, nợ,… Đây là vụ án Hôn
nhân và Gia đình đã được Tòa án thụ lý và giải quyết tuy nhiên có những điểm
chưa hợp lí. Bởi lẽ lần đăng kí kết hôn thứ nhất của anh B và chị A là không
đúng với pháp luật. Thiết nghĩ, vụ án chính là bài học kinh nghiệm với các cơ
quan đăng kí kết hôn trong quá trình kiểm tra thủ tục, giấy tờ để không xảy ra
tình trạng hôn nhân trái pháp luật.

You might also like