You are on page 1of 8

Hạn deadline: 22h 18/3, call 8h30 (19/3)

GHI TÊN VÀO PHẦN BÀI LÀM


THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
I. NHẬN ĐỊNH
1.Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự. (Ý Nhi)
Nhận định sai.
Cspl: điểm b khoản 3 Điều 32 BLTTDS 2015
Theo quy định này: Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: Tranh chấp về
cho thuê lại lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Án.
Như vậy tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về lao động chứ
không phải tranh chấp về dân sự.
2.Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc
về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (Ý Nhi)
Nhận định sai.
Cspl: khoản 4 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, khoản 2 Điều 30, điểm b khoản
1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
- Trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ này không có mục
đích lợi nhuận thì sẽ là tranh chấp dân sự (khoản 4 Điều 26) → thuộc thẩm
quyền xét xử của TAND cấp huyện, cspl: điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS.
- Trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ này có mục đích lợi
nhuận → đây là tranh chấp kinh doanh thương mại (khoản 2 Điều 30) → thuộc
thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, cspl: điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1
Điều 37 BLTTDS.
3. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là tòa án nơi
có con nuôi cư trú.(PL)
Nhận định sai.
CSPL: điểm l khoản 2 Điều 39 BLTTDS.
Không chỉ tòa án nơi con nuôi cư trú mới có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
chấm dứt việc nuôi con nuôi mà tòa án nơi cha mẹ nuôi cư trú, làm việc cũng có
thẩm quyền này.
4. Trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án không có quyền hủy bỏ quyết
định cá biệt của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trong vụ án.(PL)
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 34 BLTTDS
Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, tòa án mới có quyền hủy bỏ
quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan tổ chức xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải
quyết
5. Các đương sự có quyền thỏa thuận tòa án nơi người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan cư trú để giải quyết tranh chấp. (MKhiet)
Nhận định sai.
Cspl: điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi
cư trú, làm việc của nguyên đơn.
Nguyễn NGÂN
6. Tòa án chỉ thụ lý vụ án nếu đã qua hòa giải ở cơ sở (tiền tố tụng) đối với
ly hôn. (MKhiet)
Nhận định sai.
Cspl k1 Điều 28 luật TTDS 2015, Điều 52 Luật Hôn nhân gia đình 2014
Việc hòa giải ở cơ sở phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc,
áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở, mà chỉ khuyến khích. Đ52 Luật HNGĐ
2014.
Như vậy, khi ly hôn có thể không bắt buộc hòa giải tại thôn, tổ dân phố nhưng
khi đã gửi đơn đến Tòa án thì Tòa án phải tiến hành hòa giải nếu không thuộc
các trường hợp không thể hòa giải hoặc không được hòa giải.
II. BÀI TẬP:
Bài tập 1: Ông A và bà B kết hôn hợp pháp năm 2007, có đăng ký kết hôn
tại phường K, quận X thành phố Y, năm 2008 bà B sang Pháp làm ăn.
Nhiều lần bà B gửi tiền và hàng về Việt Nam cho ông A sử dụng. Tuy
nhiên, giữa bà B và ông A quan hệ tình cảm không còn xuất phát từ việc
mâu thuẫn trong đời sống tình cảm và tài sản.

Tháng 02 năm 2020 bà B về Việt Nam, ông A làm đơn khởi kiện yêu cầu
Tòa án quận X thành phố Y cho ly hôn. Tại Tòa án, bà B đồng ý ly hôn, Tài
sản bà B giao cho ông A sở hữu toàn bộ. Con chung không có nên không
giải quyết. Trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử bà B làm đơn yêu cầu
Tòa án xét xử vắng mặt bà và quay lại nước Pháp để sinh sống. Tòa án đã
ra bản án cho ông A ly hôn với bà B.

a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp? (TN)

Quan hệ pháp luật tranh chấp trong trường hợp này là giải quyết tranh chấp ly
hôn giữa ông A và bà B do mục đích của hôn nhân không đạt được.
CSPL: khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015.

b. Theo anh chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng
thẩm quyền theo cấp của Tòa án không? Tại sao?

Đúng.
Tranh chấp ông A và bà B là tranh chấp ly hôn theo khoản 1 Điều 28 BLTTDS
2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan là Tòa án.

Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015 => tranh chấp này thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện => Toà án nhân dân quận X.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 => tranh chấp này thuộc
thẩm quyền của Tòa án quận X thành phố Y.

Thẩm quyền theo sự lựa chọn: không đủ dữ kiện để lựa chọn theo Điều 40
BLTTDS 2015

⇒ Tòa án nhân dân Quận X thành Phố Y có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly
hôn của ông A và bà B.

Bài tập 2:
Chị Nguyễn Thị N cư trú tại quận 5, Tp Hồ Chí Minh đặt cọc cho anh
Nguyễn Văn H (cư trú tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) số tiền 200 triệu
đồng để mua căn nhà do anh H đứng tên sở hữu tọa lạc tại huyện Nhà Bè,
Tp Hồ Chí Minh. Hai bên làm hợp đồng đặt cọc, thống nhất: giá mua nhà
là 3 tỷ đồng, khi anh H nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do UBND huyện Nhà Bè cấp
anh H sẽ thông báo ngay cho chị N đến Phòng công chứng số 1, Tp Hồ Chí
Minh để làm thủ tục mua bán nhà. Sau đó, chị N phát hiện: anh H đã nhận
giấy chứng nhận và đã làm thủ tục bán nhà nêu trên cho anh Nguyễn Văn
T với giá 3,2 tỷ đồng. Sau nhiều lần đòi tiền cọc mà anh H không trả, chị N
đã khởi kiện anh H đến Tòa án có thẩm quyền buộc anh H phải trả cho chị
400 triệu đồng (gấp đôi tiền đặt cọc) do anh H vi phạm hợp đồng đặt cọc đã
ký. Hỏi:

a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp? (Tuyết Nhi)

Đây là quan hệ pháp luật tranh chấp về hợp đồng dân sự.
CSPL: khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.

Trong tình huống trên, chị N cho rằng anh H đã vi phạm hợp đồng đặt cọc đã ký
khi anh H đã nhận giấy chứng nhận và đã làm thủ tục mua bán nhà cho anh
Nguyễn Văn T nhưng tiền cọc của chị thì anh H không trả. Vì vậy, căn cứ
khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 thì đây là quan hệ pháp luật tranh chấp về hợp
đồng dân sự.

b. Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án
trên theo thủ tục sơ thẩm không? Tại sao? (Nguyễn Ngân)

- Đây là vụ án dân sự vì có xảy ra tranh chấp hợp đồng dân sự, cụ thể là
hợp đồng đặt cọc (Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015). Và vụ án này chưa
được thụ lý.
- Xác định thẩm quyền theo vụ việc: tranh chấp hợp đồng dân sự, anh H đã
vi phạm hợp đồng đặt cọc đã ký. Theo Điều 26, tranh chấp về hợp đồng
dân sự thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Đây là vụ án không có yếu tố nước ngoài, và theo điểm a, khoản 1 Điều
35 thì vụ án này có thể thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Vụ án này không thuộc thẩm
quyền thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của tòa cấp tỉnh, vì theo
điểm a, khoản 1 Điều 37 thì những vụ án đã thuộc thẩm quyền giải quyết
của tòa cấp huyện thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp tỉnh
nữa. Và vụ án này cũng không có yếu tố nước ngoài nên cũng không
thuộc thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh.
- Đối tượng tranh chấp trong vụ án dân sự này không phải là bất động sản,
mà chỉ là tiền đặt cọc nên không thể áp dụng điểm c khoản 1 Điều 39.
Trong vụ án này, áp dụng điểm b khoản 1 Điều 39, thì anh H và chị N có
thể thỏa thuận, có thể là 1 trong 2 nơi: TAND Quận 5 hoặc TAND huyện
Thủ Thừa. Đồng nghĩa với việc Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè - nơi có
nhà của anh H, mà anh H vi phạm hợp đồng không bán cho chị N mà bán
cho anh T, không có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án này theo thủ tục
sơ thẩm.
- Thẩm quyền theo lựa chọn: không đủ dữ kiện để lựa chọn.
- Vậy, Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè không có thẩm quyền thụ lý, giải
quyết vụ án trên theo thủ tục sơ thẩm.
Bài tập 3: Tháng 7/2018, ông M (cư trú tại quận 9, TPHCM) ký hợp đồng
cho Công ty Cổ phần Hoàng Quân (trụ sở tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
thuê căn nhà thuộc sở hữu riêng của ông tại quận 3, TPHCM với mục đích
làm kho chứa hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Năm 2019, Công ty Hoàng Quân
đã cho ông K thuê lại một phần mặt bằng tầng trệt căn nhà đó để ở mà
không được sự đồng ý của ông M. Khi phát hiện sự việc, ông M đã yêu cầu
công ty Hoàng Quân chấm dứt việc cho ông K thuê nhưng công ty không
chấp nhận. Do đó, tháng 08/2020 ông M khởi kiện yêu cầu Công ty Hoàng
Quân trả nhà với lý do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp
đồng, tự ý cho thuê lại khi không có sự đồng ý của bên cho thuê. Tòa án đã
thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật để giải quyết.

Anh/chị hãy:

a. Xác định tư cách đương sự trong vụ án trên? (Bích Ngọc)

- Nguyên đơn: ông M vì ông M là người khởi kiện công ty Hoàng Quân trả nhà
cho ông M với lý do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, tự ý
cho thuê lại khi không có sự đồng ý của ông M. CSPL: khoản 2 Điều 68
BLTTDS 2015.

- Bị đơn: công ty Hoàng Quân vì là chủ thể bị nguyên đơn (ông M) khởi kiện
khi cho rằng quyền và lợi ích của nguyên đơn bị xâm phạm. CPSL: khoản 3
Điều 68 BLTTDS 2015.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông K (không là người khởi kiện
cũng không là người bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến ông).

b. Xác định TA có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án, các căn cứ pháp lý
liên quan. (Kim Khánh)
- Vụ án này là tranh chấp về hợp đồng dân sự và đã được TA thụ lý giải
quyết. Cspl: khoản 3 Điều 26 BLTTDS.
- Theo vụ việc: sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
Cspl: điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS.
- Theo lãnh thổ: sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận 9 - TA
nơi bị đơn (ông M) cư trú. Hoặc trường hợp ông M và CTCP Hoàng
Quân có thoả thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở của CTCP
Hoàng Quân giải quyết thì thẩm quyền sẽ thuộc TAND TP Biên Hoà.
Cspl: điểm a, b khoản 1 Điều 39 BLTTDS.
- Không có dữ liệu để lựa chọn.
=> TA có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án sẽ là TAND quận 9 hoặc TAND TP
Biên Hoà.

BÀI TẬP CÔ NGỌC CHO


Trả lời
1. Nhận định sai.
Đ 93, khái niệm của chứng cứ.

You might also like