You are on page 1of 8

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2

CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý)
1. Chỉ có Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi
người tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố
tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. TIÊN

Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 46, Điều 56, Điều 62 BLTTDS 2015.

Theo khoản 2 Điều 46 Người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa
án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 56 và khoản 1,2 Điều 62 thì:

- Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sẽ do Chánh án Tòa án quyết định. Tuy
nhiên, việc thay đổi Kiểm sát viên sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát quyết
định chứ không phải là Chánh án.
- Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau
khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.

Vì vậy, người có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tố tụng khi có căn cứ
rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm
vụ không chỉ là thẩm quyền của Chánh án Tòa án mà còn là của Viện trưởng
Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử tùy theo từng trường hợp cụ thể.

2. Chỉ những người trực tiếp thực hiện hành vi khởi kiện mới trở
thành nguyên đơn trong vụ án dân sự. (PVI)
Nhận định sai. k4 k5 (1 phần k6) đ 69
Theo Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn trong vụ án dân sự ngoài
người khởi kiện thì còn gồm người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ
luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.

Ví dụ: A và B là vợ chồng hợp pháp, tuy nhiên A và B xảy ra mâu thuẫn, A là


người bị mất năng lực hành vi dân sự và là nạn nhân của bạo lực gia đình (tức B
đánh đập A tàn bạo), C là mẹ ruột của A, do không thể chịu được những trận
đòn roi của B đánh xuống con gái mình, C thực hiện hành vi khởi kiện để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của A. Trong trường hợp này, người khởi kiện là
C nhưng nguyên đơn trong vụ án dân sự là A.

3. Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự
không thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự. (PUYEN)
Nhận định sai.
Theo Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là
người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ
luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”
Theo khoản 6 Điều 69 BLTTDS 2015 trường hợp “đương sự là người từ
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động
hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố
tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó”.
Như vậy, người chưa thành niên có thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự về
những việc liên quan đến quan hệ lao động của bản thân hoặc các giao dịch dân
sự bằng tài sản riêng của mình.
Theo Khoản 4 Điều 69 BLTTDS 2015 quy định “Đương sự là người
chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực
hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của
đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa
án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.”
Do đó, nếu nguyên đơn khởi kiện người mất năng lực hành vi dân sự gây
thiệt hại thì tư cách của người này là bị đơn. Ví dụ: Khi người mất năng lực
hành vi dân sự gây thiệt hại thì nếu người này có tài sản thì người giám hộ có
nghĩa vụ dùng tài sản này để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài
sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường
bằng tài sản của mình theo Khoản 3 Điều 586 BLDS 2015.
4. Tất cả các đương sự đều có quyền ủy quyền cho người khác tham
gia tố tụng. (THU UYÊN)
Nhận định sai
CSPL: khoản 4, 55 Điều 85 BLTTDS 2015
Đối với việc ly hôn thì đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay
mình tham gia tố tụng, còn quan hệ tài sản chung, con chung sau ly hôn thì được
uỷ quyền bình thường.
Ngoài ra trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên thì không thể tự
ủy quyền vì chưa có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, do đó chỉ có người đại
diện theo pháp luật của người chưa thành niên mới có quyền ủy quyền theo
khoản 4 và 5 Điều 69 BLTTDS 2015.
5. Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho đương sự thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay
cho đương sự. (BTRAN, VI)
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 75; khoản 6 Điều 76; Điều 70 BLTTDS
2015.
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
đương sự chỉ được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho
đương sự trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình được quy định tại Điều 76
BLTTDS 2015.
Ví dụ, khoản 6 Điều 76 không có quy định luật sư thay mặt đương sự thực hiện
quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật
này như quyền của đương sự tại Điều 70.

Phần 2. Bài tập (THU UYÊN, TIÊN, PVI)


Bài tập 1. Tháng 9/2018 ông M (cư trú tại Quận 9, TP. Hồ Chí Minh) ký hợp
đồng cho Công ty cổ phần N (trụ sở ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương), thuê căn nhà thuộc sở hữu riêng của ông M tại Quận 3, TP. Hồ Chí
Minh với mục đích làm kho chứa hàng. Tháng 3/2019, Công ty N đã cho ông
K thuê lại một phần mặt bằng tầng trệt căn nhà đó để ở mà không được sự
đồng ý của ông M. Khi phát hiện sự việc, ông M đã yêu cầu công ty N chấm dứt
việc cho ông K thuê nhưng Công ty N không chấp nhận.
Do đó, tháng 9/2019 ông M khởi kiện yêu cầu Công ty N trả nhà với lý
do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, tự ý cho thuê lại khi
không có sự đồng ý của bên cho thuê; yêu cầu Công ty N thanh toán số tiền thuê
nhà của tháng 8 và tháng 9/2019. Tòa án đã thụ lý vụ án theo quy định của pháp
luật để giải quyết. Ông V giám đốc của Công ty N đã tham gia tố tụng trong vụ
án này.
Sau khi thụ lý vụ án, Công ty N đã nộp đơn đến Tòa án yêu cầu ông M
phải trả lại cho Công ty N số tiền 20 triệu đồng mà Công ty N đã sửa chữa căn
nhà trong thời gian thuê.
a. Xác định tư cách đương sự trong vụ án.

- Nguyên đơn: Ông M;

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015;

Giải thích: Ông M là người khởi kiện Công ty N vì cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị Công ty N xâm hại, cụ thể là Công ty N không thực hiện
đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, tự ý cho thuê lại nhà khi không có sự đồng
ý của ông MM.

- Bị đơn: Công ty N;

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015;

Giải thích: Công ty N là công ty bị kiện do ông M cho rằng đã xâm hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông K (đứng về phía bị đơn)

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015

Giải thích: Ông K tuy không phải người khởi kiện hay người bị kiện nhưng việc
giải quyết vụ án trên có liên quan đến quyền lợi của ông K, cụ thể là việc ông M
khởi kiện yêu cầu Công ty N trả nhà liên quan trực tiếp đến ông K, ông K đang
thuê lại của Công ty N một phần mặt bằng tầng trệt căn nhà đó để ở.

b. Tòa án có thể chấp nhận đơn yêu cầu của Công ty N để xét xử chung
trong vụ án do ông M khởi kiện không? Tại sao?
Vụ án trên do ông M khởi kiện yêu cầu:

- Công ty N trả nhà với lý do không thực hiện đúng các thỏa thuận
trong hợp đồng, tự ý cho thuê lại khi không có sự đồng ý của bên cho thuê;

- Công ty N thanh toán số tiền thuê nhà của tháng 08 và tháng


09/2019.

Yêu cầu của Công ty N:

- Ông M phải trả cho Công ty N số tiền 20 triệu đồng mà Công ty N


đã sửa chữa căn nhà trong thời gian thuê.

- Theo khoản 4 Điều 72 và Điều 200 BLTTDS 2015 thì “bị đơn phải
nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình với yêu cầu của nguyên đơn”,
ngoài ra bị đơn còn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.
Trong trường hợp nêu trên, yêu cầu của Công ty N về việc ông M trả cho
Công ty N số tiền 20 triệu đồng sửa chữa căn nhà trong thời gian thuê được
xác định là yêu cầu phản tố của bị đơn vì đã thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Đối tượng hướng đến của yêu cầu là nguyên đơn- ông M.
+ Điều kiện về thời gian đưa ra yêu cầu phản tố: “sau khi thụ lý vụ
án” nghĩa là đưa ra “trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” theo quy định
tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015.
+ Yêu cầu độc lập không cùng yêu cầu với nguyên đơn: ông M yêu
cầu trả lại nhà và trả tiền thuê nhà hai tháng là tháng 08 và tháng
09/2019, trong khi đó công ty N yêu cầu trả tiền sửa chữa nhà.

- Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015, yêu
cầu phản tố của công ty N sẽ được chấp nhận khi đáp ứng một trong ba
trường hợp được liệt kê ở khoản này. Hiện tại chưa có văn bản pháp luật
nào điều chỉnh cụ thể hơn về điều khoản này, tuy nhiên, chúng ta có thể
tham khảo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTPTANDTC, mà cụ thể là tại
khoản 3 Điều 12 thì yêu cầu của Công ty N với ông M là yêu cầu thuộc
trường hợp “yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” theo quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015. Lúc này, ngoài nghĩa
vụ trả lại nhà thì còn xuất hiện nghĩa vụ bù trừ là nghĩa vụ trả tiền, cụ thể là
số tiền nợ thuê nhà của Công ty N với ông M có thể bù trừ với số tiền Công
ty N đã sửa chữa căn nhà.

Vì vậy, trong trường hợp này yêu cầu của Công ty N được Tòa án chấp nhận xét
xử chung trong vụ án do ông M khởi kiện

Bài tập 2. (PUYEN,TVI, BTRAN)


Từ ngày 27/01/2015 đến ngày 16/01/2016, Công ty cổ phần Thương mại - Sản
xuất - Xuất nhập khẩu Maxgarmex do bà Trương Thị Tường Vân (Giám đốc) ký
kết 06 Hợp đồng tín dụng vay tiền với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Ngân hàng Quảng
Ngãi).
Các Hợp đồng tín dụng số 01, 02, 03, 04 và 05 được đảm bảo bằng 4 Hợp đồng
cầm cố tài sản số 01/HĐCCTS ngày 27/01/2015, số 02/HĐCCTS ngày
21/02/2015, số 03/HĐCCTS ngày 21/03/2015, số 04/HĐCCTS ngày 03/6/2015,
tài sản được đảm bảo đều là các thiết bị may có tổng giá trị là 4.857.247.700
đồng.
Còn đối với Hợp đồng tín dụng số 06, thì ngày 7/01/2016, bà Trương Thị Tường
Vân cùng chồng là ông Lê Hùng Sơn có ký Hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số 01/TC, với nội dung: Vợ chồng
ông, bà Trương Thị Tường Vân, Lê Hùng Sơn đem ngôi nhà cấp 4B có diện tích
24,14m2 trên diện tích đất 72m2 tại 118/6A đường Nguyễn Sơn (đường số 01
cũ), phường 18, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (nay là phường Phú
Thọ Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) theo Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10497/98 ngày 21/8/1998 do Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp mang tên ông, bà Trương Thị Tường Vân,
Lê Hùng Sơn bảo lãnh cho khoản vay tại Hợp đồng tín dụng số 06 này.
Đến hạn thanh toán khoản vay, Ngân hàng Quảng Ngãi đã nhiều lần yêu cầu
Công ty cổ phần Thương mại-Sản xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex thanh toán
các khoản nợ vay nhưng Công ty không chịu thanh toán. Ngày 15/3/2018, Ngân
hàng Quảng Ngãi khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty cổ phần Thương mại-
Sản xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex do bà Trương Thị Tường Vân làm Giám
đốc phải trả tổng số tiền 4.064.248.333 đồng, trong đó, tiền gốc là
3.050.000.000 đồng, tiền lãi (tính đến ngày 4/7/2018) là 1.014.248.333 đồng và
đề nghị phát mãi tài sản đã cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để thanh toán nợ vay.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/KDTM-ST ngày 4/5/2019,
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã xác định tư cách đương sự như sau:
Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh tỉnh Quảng Ngãi;
Bị đơn: Công ty cổ phần Thương mại-Sản xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex;
Đồng thời, Tòa sơ thẩm tuyên xử: “Buộc Công ty cổ phần Thương mại-Sản
xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex do bà Trương Thị Tường Vân đại diện theo
pháp luật phải trả cho Ngân hàng Quảng Ngãi tiền gốc 3.050.000.000 đồng và
tiền lãi 1.014.248.333 đồng. Tổng cộng 4.064.248.333 đồng. Bà Trương Thị
Tường Vân còn phải tiếp tục trả lãi của tiền gốc vay kể từ ngày 05/7/2018 cho
đến khi thanh toán xong nợ vay.
Buộc bà Trương Thị Tường Vân đại diện theo pháp luật phải nộp 31.064.248
đồng án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm…”.
Nhận xét hành vi tố tụng của Tòa sơ thẩm.
Theo nhóm, hành vi tố tụng của Tòa án là sai. TAND tỉnh Quảng Ngãi đã
xác định thiếu đương sự và xác định thiếu yêu cầu của nguyên đơn.
Thứ nhất, bà Vân và ông Sơn đã bảo lãnh cho khoản vay tại Hợp đồng tín
dụng số 06 của CTCP Thương mại-Sản xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex bằng
giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số 01/TC. Với dữ kiện“Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10497/98 ngày
21/8/1998 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp mang tên ông, bà
Trương Thị Tường Vân”, xác định được rằng tài sản bảo lãnh cho Hợp đồng tín
dụng số 06 là tài sản chung của vợ chồng ông Sơn và bà Vân. Cho nên, khi ông
Sơn đã bảo lãnh tài sản của mình cho Hợp đồng vay số 06 của Công ty thì ông
Sơn là chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án (theo khoản 4
Điều 68 BLTTDS 2015) thế nhưng Tòa án lại không xác định tư cách đương sự
cho ông Sơn là không đúng.
Thứ hai, trong yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có yêu cầu phát mãi tài
sản đã cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để thanh toán nợ vay. Tuy nhiên, Tòa án sơ
thẩm đã không xem xét đến yêu cầu này mà quyết định buộc bà Trương Thị
Tường Vân “trả lãi của tiền gốc vay kể từ ngày 05/7/2018 cho đến khi thanh
toán xong nợ vay” là không có căn cứ. Bởi Công ty cổ phần Thương mại-Sản
xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex là doanh nghiệp có trách nhiệm tài sản hữu
hạn, do đó CTCP Maxgarmex mới là chủ thể trả nợ cho Ngân hàng Quảng Ngãi.
Khi thanh toán hết khoản nợ bằng tài sản của công ty mà không đủ, cần phải xét
đến Hợp đồng bảo lãnh cho hợp đồng tín dụng vay tiền của công ty. Do đó,
Tòa án phải ra quyết định phát mãi tài sản đã bảo lãnh để thanh toán nợ vay cho
Ngân hàng.
Thứ ba, về việc xác định sai đương sự.
Theo khoản 1, 5, 6 Điều 84 và Điều 85 BLDS 2015 thì Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị
phụ thuộc của pháp nhân chứ không phải pháp nhân. Pháp nhân là Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Đề bài không đề cập đến việc được uỷ quyền, do đó, theo Điều 186
BLTTDS 2015 thì trong vụ án này nguyên đơn phải là Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Việt Nam.

You might also like