You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA


LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Phần 1. Nhận định:


1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
- Nhận định SAI.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 11 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sau đây viết tắt là
BLTTDS 2015).
- Giải thích: theo khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015, việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét
xử theo thủ tục rút gọn. Như vậy, không phải tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm
Hội thẩm nhân dân đều tham gia

2. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt và
ngược lại.
- Nhận định SAI.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015.
- Giải thích: theo khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015, người phiên dịch là người có khả
năng dịch từ ngôn ngữ này sang Tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người
tham gia tố tụng không sử dụng được Tiếng Việt. Như vậy, trong trường hợp người
tham gia tố tụng đều sử dụng được Tiếng Việt thì người có khả năng dịch từ ngôn
ngữ này sang Tiếng Việt và ngược lại không được xem là người phiên dịch.

3. Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.


- Nhận định SAI.
- Cơ sở pháp lý: Điều 25 BLTTDS 2015.
- Giải thích: theo Điều 25 BLTTDS 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu
nại và chỉ cá nhân mới có quyền tố cáo. Như vậy, không phải mọi chủ thể đều có
quyền khiếu nại, tố cáo.

4. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
- Nhận định SAI.
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015.
- Giải thích: theo khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015, trường hợp Thẩm phán đã tham
gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó là thành
viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án
dân sự. Như vậy, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.

1
5. Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự.
- Nhận định SAI.
- Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015.
- Giải thích: theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015, Viện kiểm sát tham gia các phiên
họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa
án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích
công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 4 của Bộ luật này. Như vậy, đối với các phiên tòa, phiên họp không thuộc vào
các trường hợp trên thì Viện kiểm sát không bắt buộc phải tham gia.

Phần 2. Bài tập


Chị V và anh Jack (quốc tịch Mỹ) đăng ký kết hôn 2012. Trong thời gian chung sống
vợ chồng không hợp nhau, thường xảy ra bất đồng, cuộc sống chung không êm ấm, hạnh
phúc, nên chị khởi kiện ra Tòa án xin được ly hôn. Vợ chồng có 01 con chung tên Th
sinh ngày 26/03/2013 hiện cháu Th đang sống với chị V, khi ly hôn chị V yêu cầu được
nuôi con chung, không yêu cầu anh T cấp dưỡng nuôi con, anh T cũng có yêu cầu được
nuôi con, không yêu cầu chị V cấp dưỡng nuôi con. Chị V và anh T thống nhất xác định,
tài sản chung vợ chồng là căn nhà, phần đất và các máy vi tính dùng để kinh doanh trò
chơi game tại thị xã G, tỉnh Bạc Liêu. Nguồn gốc nhà, đất do vợ chồng nhận chuyển
nhượng của ông Huỳnh Văn C và vợ tên Phan Kim H. Khi ly hôn anh chị thỏa thuận anh
T được quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ máy vi tính của tiệm internet
và hoàn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng. Hỏi:
1. Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên?
- Về nhân thân: chị V và anh Jack yêu cầu ly hôn.
- Về tài sản: bao gồm căn nhà, phần đất và các máy vi tính dùng để kinh doanh trò chơi
game thì hai anh chị đã thỏa thuận anh Jack được toàn quyền quản lý.
- Về con: chị V và anh Jack đều yêu cầu dành quyền nuôi con chung là cháu Th (sinh
ngày 26/3/2013).

2. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm không?
Trường hợp 1: Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ giải quyết vụ án.
Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm trong trường
hợp này căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015 và khoản 1 Điều 27
Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.
Trường hợp 2: Tòa án không tiến hành thu thập chứng cứ giải quyết vụ án.
Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không cần có mặt để tham gia phiên tòa sơ thẩm
trong trường hợp này, vì những lý do sau:

2
- Chị V và anh Jack có nêu: “Vợ chồng có 01 con chung tên Th sinh ngày 26/03/2013
hiện cháu Th đang sống với chị V, khi ly hôn chị V yêu cầu được nuôi con chung, không
yêu cầu anh T cấp dưỡng nuôi con, anh T cũng có yêu cầu được nuôi con, không yêu
cầu chị V cấp dưỡng nuôi con”. Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 quy định:
“Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ
thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh
chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này”.
- Ở đây, hai anh chị đang tranh chấp quyền nuôi con chung sau ly hôn là Th sinh năm
2013, tính đến thời điểm hiện tại (năm 2021) thì Th gần được 8 tuổi, vẫn chưa đủ 18 tuổi
và là người chưa thành niên. Nhận thấy, Th là đối tượng tranh chấp của vụ ly hôn giữa
chị V và anh Jack. Do đó, người con chưa thành niên không phải là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan của vụ án tranh chấp người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Vậy nên,
đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không cần có mặt để tham gia phiên tòa sơ thẩm trong
trường hợp này.
- Thêm vào đấy, dù tài sản chung của chị V và anh Jack có bao gồm căn nhà, phần đất
và các máy vi tính dùng để kinh doanh trò chơi game tại thị xã G, tỉnh Bạc Liêu, tuy
nhiên, phần tài sản này không thuộc vào trường hợp tranh chấp về chia tài sản là quyền
sử dụng đất hoặc nhà ở khi ly hôn (điểm e khoản 3 Điều 27 Thông tư liên tịch số
02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC). Vì khi ly hôn, anh Jack và chị V đã thỏa thuận
là anh Jack được quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ máy vi tính của tiệm
internet và hoàn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng, vậy nên, không có tranh chấp
về căn nhà và phần đất. Do đó, đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không có nghĩa vụ tham
gia phiên tòa sơ thẩm.

3. Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên
không?
Theo Điều 20 BLTTDS 2015 quy định “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân
sự là Tiếng Việt. Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của
dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch”.
Như vậy, người nước ngoài không sử dụng được tiếng việt, thì Tòa án, Viện kiểm sát
phải cử người phiên dịch. Theo khoản 2 Điều 82 BLTTDS 2015 quy định về các
trường hợp người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi:
+ Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; Có căn
cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
+ Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
+ Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa
án, Kiểm sát viên.

3
Việc thay đổi người phiên dịch trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án quyết
định, còn thay đổi tại phiên tòa do Hội đồng xét xử giải quyết.
Vì vậy trong trường hợp anh Jack (quốc tịch Mỹ) không nói được Tiếng Việt thì bắt
buộc phải có người phiên dịch tham gia TTDS.

Phần 3. Phân tích án


- Đọc Bản án số: 366/2019/DS-PT;
- Tóm tắt tình huống:
Vấn đề pháp lý có liên quan: quyền và nghĩa vụ các bên đối với hợp đồng vay tài sản
TÓM TẮT BẢN ÁN:
- Nguyên đơn: Ông Vũ Ngọc B
- Bị đơn: Ông Vũ Trung T
- Nội dung: Nguyên đơn khởi kiện bị đơn về khoản tiền bị đơn đã vay nguyên đơn qua
nhiều năm. Hai bên có lập thành văn bản số tiền vay, thời gian vay, không quy định lãi
suất. tuy nhiên bị đơn đã không thực hiện đúng. Sau xét sử Sơ thẩm bị đơn có đơn kháng
cáo toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 22/07/2019.
Bị đơn yêu cầu: Tòa án tính lại lãi và miễn án phí cho ông
Nguyên đơn: vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện
Quyết định Tòa án: giữ nguyên bản án Sơ thẩm, chấp nhận một phần kháng cáo của bị
đơn là miễn án phí cho bị đơn theo quy định của pháp luật
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Anh (chị) hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu
cầu”, “thay đổi trong phạm vi yêu cầu”. Cho ví dụ minh họa.
Quy định tại Điều 5 BLTTDS 2015 về “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự” được xác định là một trong những nguyên tắc có tính cơ bản của BLTTDS. Theo đó,
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền thay đổi yêu cầu của mình.
Đồng thời Tòa án chỉ xem xét giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện của đương sự. Như
vậy, phạm vi khởi kiện của đương sự được thể hiện trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
phản tố, đơn yêu cầu độc lập. Thẩm phán khi được phân công giải quyết vụ án phải xác
định đúng và đầy đủ yêu cầu của đương sự trong vụ án.
Đương sự thay đổi yêu cầu là việc đương sự đưa ra một yêu cầu khác với yêu cầu ban
đầu của họ để Tòa án xem xét giải quyết trong cùng vụ án. Việc thay đổi này không làm
phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp mà chỉ là thay đổi quan hệ pháp luật tranh
chấp này sang quan hệ pháp luật tranh chấp khác. Ví dụ: theo đơn khởi kiện ban đầu
nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại tài sản đã mượn trước đó nhưng vì tài sản này không
còn hoặc không còn giá trị sử dụng được nữa nên nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện
là yêu cầu bị đơn trả lại giá trị của tài sản mà nguyên đơn cho bị đơn mượn1.

1 Dương Tấn Thanh, Bàn về phạm vi khởi kiện và quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sư theo BLTTDS
năm 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân, 2019, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-pham-vi-khoi-kien-va-
quyen-thay-doi-bo-sung-yeu-cau-cua-duong-su-theo-blttds-nam-2015?

4
Theo quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc
thay đổi yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi
yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Thay đổi vượt quá yêu
cầu là việc yêu cầu đó vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu là khi người khởi kiện yêu cầu
thêm, “lớn hơn”, “rộng hơn” , “nhiều hơn” so với yêu cầu khởi kiện cụ thể từ ban đầu, từ
đó HĐXX không chấp nhận theo yêu cầu khởi kiện của họ mặc dù có căn cứ về mặt nội
dung. Ví dụ: A khởi kiện B cho rằng B lấn chiếm của A 20m 2 đất, trong quá trình giải
quyết vụ án, A cho rằng B lấn chiếm diện tích lớn hơn nên thay đổi yêu cầu khởi kiện, đòi
B phải trả lại diện tích 25m2. Một số Hội đồng xét xử cho rằng A đã vượt quá yêu cầu
khởi kiện ban đầu nên không chấp nhận. Vì có căn cứ khẳng định B lấn chiếm đất của A
nên Hội đồng xét xử chỉ tuyên trả cho A 20m2.
Thay đổi, bổ sung yêu cầu nhưng không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu
phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu là việc đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi
kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập nhưng không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật
tranh chấp khác ngoài một hoặc nhiều quan hệ pháp luật mà Tòa án đang xem xét giải
quyết trong cùng một vụ án hoặc không làm tăng thêm giá trị tranh chấp trong cùng quan
hệ pháp luật tranh chấp mà Tòa án đang xem xét giải quyết. Ví dụ: Nguyên đơn khởi kiện
yêu cầu bị đơn trả lại phần đất bị lấn chiếm. Sau đó, nguyên đơn bổ sung thêm yêu cầu là
yêu cầu bị đơn bồi thường tiền thuốc điều trị vết thương do bị đơn gây ra do trước do mâu
thuẫn đất đai. Việc nguyên đơn bổ sung thêm yêu cầu bồi thường tiền thuốc điều trị vết
thương là phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp khác (tranh chấp bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm hại) là vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. Có quan điểm cho
rằng việc đương sự bổ sung yêu cầu làm tăng giá trị yêu cầu nhưng trong cùng quan hệ
pháp luật tranh chấp thì không coi vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu2.

2. Trường hợp nào thì chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn?
Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200,
khoản 2 Điều 210, Điều 243 BLTTDS 2015 quy định về việc nguyên đơn có quyền thay
đổi yêu cầu khởi kiện.
Thêm vào đó, tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC việc thay đổi yêu cầu khởi kiện
được hướng dẫn cụ thể như sau:
Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay
đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

fbclid=IwAR22eHHt7fINpQfGPriYDrWKOx6oqLPX2i5GxcwsAgbDgwBp1oD48EsYNZg]
2 Dương Tấn Thanh, Bàn về phạm vi khởi kiện và quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sư theo BLTTDS
năm 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân, 2019, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-pham-vi-khoi-kien-va-
quyen-thay-doi-bo-sung-yeu-cau-cua-duong-su-theo-blttds-nam-2015?
fbclid=IwAR22eHHt7fINpQfGPriYDrWKOx6oqLPX2i5GxcwsAgbDgwBp1oD48EsYNZg]

5
Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc
thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Như vậy, nguyên đơn được thay đổi yêu cầu khởi kiện trước thời điểm Tòa án mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Trường hợp nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện từ thời điểm Tòa án mở phiên họp
trở đi thì việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chỉ được chấp nhận nếu việc
thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.

3. Khi đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, đương sự có phải nộp
tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu mới đó hay không? Nêu cơ sở?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLTTDS 2015 về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng
án phí thì nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm
ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án
phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong khi đó, việc đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình là quyền của đương
sự được quy định tại khoản 2 Điều 5 BLTTDS 2015: “Trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình… ” và quyền này
cũng được ghi nhận tại điều khoản quyền và nghĩa vụ của đương sự, quy định cụ thể tại
khoản 4 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, việc thay đổi, bổ
sung yêu cầu của đương sự chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ
sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện được quy định tại
khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015.
Như vậy, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là quyền cá nhân của họ và
được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung đó không vượt quá phạm vi
yêu cầu khởi kiện và không thuộc các trường hợp phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án
phí.

4. Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực hiện trong giai
đoạn phúc thẩm vụ án dân sự hay không?
Theo Điều 5 BLTTDS 2015 quy định về Nguyên tắc Quyền quyết định và tự định
đoạt của đương sự.
Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200,
khoản 2 Điều 210, Điều 243 BLTTDS 2015 thì Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn
thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước
thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải theo hướng dẫn từ Văn bản giải đáp thắc mắc 01/2017/GĐ-TANDTC ngày
07/04/2017. Do đó, có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực
hiện trong giai đoạn sơ thẩm vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn phúc thẩm vụ

6
án dân sự, chỉ có quyền kháng cáo và thay đổi, bổ sung kháng cáo được quy định tại
Điều 284 BLTTDS 2015.

5. So sánh quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn với quyền thay
đổi, bổ sung yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Giống nhau:
+ Cả hai đều là quyền của chủ thể trong vụ việc dân sự.
+ Cả hai đều không phải là người khởi kiện và tự mình đề nghị thực hiện.
+ Giống trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu khởi kiện.
- Khác nhau:

Quyền thay đổi, bổ sung yêu


Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu độc lập của người có
Tiêu chí
cầu phản tố của bị đơn. quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.

Khoản 4 Điều 72, Điều 200 Điểm b khoản 1 Điều 73,


Cơ sở pháp lý
BLTTDS 2015. Điều 201 BLTTDS 2015.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ


Chủ thể Bị đơn
liên quan.

- Cùng với việc phải nộp cho Tòa


án bản ghi ý kiến của mình đối
với yêu cầu của nguyên đơn, bị
đơn có quyền yêu cầu phản tố đối
- Trước thời điểm mở phiên họp
với nguyên đơn, người có quyền
Thời điểm đưa kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
lợi, nghĩa vụ có yêu cầu độc lập
yêu cầu công khai chứng cứ và hòa giải
(khoản 1 Điều 200 BTLLDS).
(khoản 2 Điều 201 BTLLDS).
- Trước thời điểm mở phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải
(khoản 3 Điều 200 BTLLDS).

Liên quan đến yêu cầu của Yêu cầu của người có quyền lợi,
Phạm vi nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ liên quan có thể đối với
yêu cầu với yêu cầu của nguyên đơn nguyên đơn hoặc bị đơn (khoản 2
(khoản 2 Điều 72 BLTTDS). Điều 73 BLTTDS).

Điều kiện Thuộc một trong các trường hợp - Việc giải quyết vụ án có liên
sau đây: quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa họ;

7
vụ với yêu cầu của nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập;
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận
dẫn đến loại trừ việc chấp nhận
một phần hoặc toàn bộ yêu cầu - Yêu cầu độc lập của họ có liên
của nguyên đơn, người có quyền quan đến vụ án đang được giải
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu quyết;
độc lập; - Yêu cầu độc lập của họ được
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu giải quyết trong cùng một vụ án
của nguyên đơn, người có quyền làm cho việc giải quyết vụ án
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu được chính xác và nhanh hơn.
độc lập có sự liên quan với nhau (khoản 1 Điều 201 BLTTDS)
và nếu được giải quyết trong cùng
một vụ án thì làm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác và
nhanh hơn.
(khoản 2 Điều 200 BLTTDS)

Đưa ra yêu cầu phản tố đối với


nguyên đơn, nếu có liên quan đến
Khi đưa ra yêu cầu độc lập thì
yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề
người có quyền lợi và nghĩa vụ
nghị đối trừ với nghĩa vụ của
Quyền và liên quan có các quyền, nghĩa vụ
nguyên đơn. Đối với yêu cầu
nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều
phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa
71 của BLTTDS 2015 (khoản 2
vụ của nguyên đơn quy định tại
Điều 73 BLTTDS 2015).
Điều 71 của Bộ luật này (khoản 4
Điều 72 BLTTDS).

You might also like