You are on page 1of 14

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG – THẢO LUẬN NHÓM 2

Giáo viên: DS – Ngô Thị Anh Vân

Bài tập tháng thứ nhất

Lớp: 114 – TM45.2


Nhóm: 08

Họ và tên: Mã số sinh viên:

Đào Đức Hoàng 2053801011091

Võ Minh Hoàng 2053801011094

Phạm Lê Kim Khánh 2053801011114

Nguyễn Thanh Huyền 2053801011110

Nguyễn Khánh Linh 2053801011133

Nguyễn Thị Bình Minh (Nhóm trưởng) 2053801011143

Trần Văn Minh 2053801011144

-
Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
- Tóm tắt bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Long Hồ
tỉnh Vĩnh Long.

Trả lời

Chị T nộp số tiền mặt 5.000.000 đồng vào ngân hàng và chuyển vào số tài khoản của bị đơn,
anh Đặng Trường T. Nhưng do kế toán bất cẩn nên đã chuyển nhầm cho anh T 50.000.000
đồng. Liền sau đó anh T đã rút tiền mặt 25.000.000 đồng và chuyển khoản trên điện thoại
thông minh 20.000.000 đồng . Ngay khi phát hiện sai sót phía ngân hàng đã phong tỏa số dư
còn lại và thông báo đến anh T biết số tiền đã chuyển thừa là 45.000.000 đồng. Anh T thừa
nhận và hứa trả lại sau đó thay đổi ý kiến. Nguyên đơn phía ngân hàng khởi kiện đòi anh T
trả lại 40.000.000 đồng và lãi suất chậm trả nhưng sau đó rút lại yêu cầu đòi anh T trả lãi suất
chậm trả. Phía anh T đồng ý trả lại số tiền 40.000.000 đồng nhưng yêu cầu trả mỗi tháng
4.000.000 đồng. Tòa án quyết định buộc bị đơn anh Đặng Trường T có trách nhiệm trả cho
nguyên đơn NN & PTNT VN số tiền 40.000.000 đồng.

- Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?

Trả lời

Hiện nay ta không có được 1 định nghĩa cụ thể về thế nào là được lợi tái sản không có căn cứ
pháp luật quy đinh trong BLDS 2015. Tuy nhiên, có một vài điều luật ta có thể dựa vào đó để
có thể rút ra được phần nào khái niệm này:

Điều 579 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật
thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm
được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại
thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236
của Bộ luật này.”

Điều 583 Bộ luật dân sự 2015:

“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản
thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được
lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng
giá trị của tài sản.”

Dựa theo các điều khoản trên, ta có thể rút ra được định nghĩa của được lợi tài sản không có
căn cứ pháp luật:
+ Là sự phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với một tài sản
nhưng không dựa trên căn cứ pháp luật quy định

+ Nếu việc người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật làm tổn thất, thiệt hại cho chủ
sở hữu tài sản đó thì người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả tài sản
và đền bù thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 BLDS 2015

+ Chủ sở hữu tài sản phải thanh toán cho người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
nếu người đó làm giá trị tài sản tăng lên và có quyền nhận bồi thường nếu tài sản bị thiệt hại.

- Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

Trả lời

Khi được lợi về tài sản không có căn cứ, giừa người được lợi và chủ của tài sản đó phát sinh
các việc như hoàn trả, thanh toán chi phí cho người làm tăng giá trị tài sản, bồi thường thiệt
hại nếu làm tổn thất tài sản đó. Đấy là những nghĩa vụ phát sinh khi được lợi về tài sản không
có căn cứ

Ngoài ra, theo Điều 275 BLDS 2015 quy định về các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ và tại
khoản 4 có đề cập tới: “Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật.”. Pháp luật đã dự liệu việc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ
làm phát sinh nghĩa vụ dân sự

Thực tế có những trường hợp tài sản chuyển từ người này sang người khác mà không có căn
cứ pháp luật. Ví dụ: một người bỗng nhận được tiền trong tài khoản nhưng số tiền đó là của
người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình,... lúc này người nhận được tiền là người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền đó cho
người chuyển nhầm. Do đó việc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ làm
phát sinh nghĩa vụ.

- Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm
hoàn trả?

Trả lời

Theo Điều 579 BLDS 2015 quy định:

“ 1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật
thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm
được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại
thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236
của Bộ luật này.”

Các điều kiện mà người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn
trả tài sản đó:

Thứ nhất: phải có người chiếm hữu, người sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản từ người
khác

Thứ hai: các hành vi của người được lợi về tài sản đó làm thiệt hại cho người khác. Các hành
vi đó có thể là làm thất thoát tài sản, giảm đi giá trị của nó hoặc không làm tăng giá trị của tài
sản.

Thứ ba: không có sơ sở pháp lý để xác định việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản
đó (không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 165, Điều 236 BLDS 2015)

Thứ tư: mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản và việc
gây thiệt hại.

- Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật không? Vì sao?

Trả lời

Trong vụ việc được bình luận trên, trường hợp này được xem là trường hợp được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật. Vì theo bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Tòa án
nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, số tiền Phòng giao dịch xã TB chuyển cho anh
Đặng Trường T là 50.000.000 đồng và trong đó, chỉ có 5.000.000 đồng là tiền hợp pháp của
anh T và 45.000.000 đồng còn lại là do Phòng giao dịch xã TB chuyển nhầm cho anh. Qua
đó, về mặt thực tế số tiền 45.000.000 đồng này không thuộc quyền sở hữu của anh T. Tòa án
cũng đã xác định rằng 45.000.000 đồng là sự gia tăng tài sản của anh T nhưng không có căn
cứ pháp luật thể hiện 45.000.000 đồng là tài sản thuộc quyền sở hữu của anh T. Do đó hành
vi trên được xem là hành vi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể,
anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm
nào và mức lãi là bao nhiêu?

Trả lời

Trường hợp Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì căn cứ vào khoản 1 Điều 468
BLDS 2015: “…Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay…”, lãi suất 10%/năm mà Ngân hàng yêu
cầu anh T trả là hợp lý và căn cứ khoản 1 Điều 357 BLDS 2015: “Trường hợp bên có nghĩa
vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm
trả” nếu anh T chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì sẽ phải trả thêm khoản lãi suất trên. Và
trong trường hợp này, căn cứ khoản 1 Điều 357 BLDS 2015 anh T phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, cụ thể số tiền gốc là 40.000.000 đồng, trả mỗi
tháng 4.000.000 đồng trong vòng 10 tháng kể từ ngày 22/11/2016 đến ngày 22/09/2017, vậy
tổng số tiền lãi mà anh T phải chịu trong 10 tháng nếu chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là xấp
xỉ 3.300.000 đồng.

Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh

- Tóm tắt Quyết định số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/05/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao.

Trả lời

Ngày 18 tháng 5 năm 2015 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh tối cao đã mở phiên tòa giám đốc
thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở”.

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thanh Tao.

Bị Đơn: Bà Diệp, chị Hà và một số người có nghĩa vụ liên quan.

Nội dung vụ án: Bà Tao thỏa thuận bán nhà cho bà Diệp với giá 1600 lượng vàng SJC. Sau
đó, Bà Diệp lập hợp đồng chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán nhà cho ông Phương. Tại
đây, bà Tao xác lập hợp đồng mua bán nhà giữa ông Phương và bà Tao là hợp đồng có điều
kiện.

Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm: Hủy các hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất giữa bà Tao và
bà Diệp; buộc bà Tao phải bồi thường theo chênh lệch giá.

Tòa án Tối cao: Buộc bà Tao đền bù hợp đồng do vi phạm điều kiện hợp đồng.

- BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?

Trả lời

Theo Điều 402 BLDS 2015 quy định về các loại hợp đồng:

“Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải
thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”

Theo đó hợp đồng giao kết có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

- Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao
kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi
đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 6 Điều 402 BLDS 2015: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà
việc thực hiện phụ thuộc vào sự việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất
định.”

Để là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh thì đây phải là trường hợp các bên đã thống
nhất với nhau về giao dịch nhưng sự hình thành của giao dịch phụ thuộc vào một điều kiện có
thể xảy ra ở tương lai. Trong giai đoạn này, giao dịch mà các bên muốn xác lập chưa tồn tại
mà chỉ ở dang “dự án” nên chưa thể áp dụng quy định hợp đồng có điều kiện.

Vậy, trong một thoả thuận về chuyển nhượng tài sản, bên chuyển nhượng tài sản khi chưa có
quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hoá quyền sở hữu thì
đây vẫn chưa được BLDS 2015 coi là một hợp đồng giao kết có điều kiện mà chỉ xem đây là
một “dự án” chuyển nhượng tài sản. Khi nào bên chuyển nhượng được công nhận quyền sở
hữu, hoàn thành xong thủ tục hợp thức hoá quyền sở hữu thì “dự án” này mới có thể trở
thành hợp đồng giao kết có điều kiện.

- Trong Quyết định số 14, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao
kết có điều kiện không?

Trả lời

Trong Quyết định số 14, Tòa án nhân dân tối cao coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có
điều kiện.

Ở phần xét thấy của quyết định: “Tuy nhiên, hợp đồng mua bán nhà giữa bà Tao với vợ
chồng ông Phương là hợp đồng có điều kiện, thực tế ông Phương đã thanh toán cho bà Tao
800 lượng vàng tiền mua nhà và tiền mua hóa giá, thuế sử dụng đất, chi phí trước bạ tương
đương với 248,16 lượng vàng SJC. Theo Điều 6 của hợp đồng ngày 27/08/2000, hai bên thỏa
thuận “Nếu sau khi bà Tao đã nhận tiền của vợ chồng ông Phương mà bà Tao đổi ý không
bán thì bà Tao phải đền bù gấp đôi số vàng đã nhận của vợ chồng ông Phương”.”
- Ngoài bản án này còn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không?

Trả lời

Quyết định khác đề cập vấn đề này là: Bản án số 07 (Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày
18/08/2006 của Tòa Dân sự TANDTC).

Tóm tắt Bản án số 07 (Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18/08/2006 của Tòa Dân sự
TANDTC):

Căn nhà số 259 đường 3/2 TP. HCM đến ngày 06/11/2000 là nhà thuộc sở hữu Nhà nước,
nhưng ông Dũng và bà Huyền là người quản lý, sử dụng hợp pháp và thuộc diện được mua
hóa giá. Ngày 06/11/2000, ông Dũng, bà Huyền lập “Hợp đồng mua bán hoặc sang nhượng”
căn nhà trên cho ông Hùng với điều kiện: Bên mua phải đặt 50 lượng vàng, sau đó giao tiếp
từ 50 đến 150 lượng cho bên bán; bên bán giao giấy tờ liên quan đến căn nhà cho bên mua,
để bên mua liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xin cho bên bán đứng tên chủ
quyền nhà. Khi bên bán được đứng tên chủ quyền nhà thì bên mua phải giao đủ vàng, bên
bán sẽ giao giấy tờ nhà và ký các giấy tờ để sang tên nhà cho bên mua. Ngoài ra, hai bên thỏa
thuận trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu khi bên bán có giấy chủ quyền nhà mà bên bán
không bán nữa thì bên bán bồi thường cho bên mua gấp đôi số vàng mà bên bán đã nhận
được từ bên mua. Thực tế, bên bán đã nhận được 160 lượng vàng. Tuy nhiên, sau khi bên bán
có được giấy chủ quyền nhà thì bên bán lại thay đổi giá với yêu cầu là 750 lượng. Tòa giám
đốc thẩm cho rằng đây là giao dịch có điều kiện. Tòa giám đốc thẩm cho rằng việc Tòa sơ
thẩm xác định giao dịch mua bán nhà vô hiệu và buộc vợ chồng ông Dũng phải bồi thường
thiệt hại cho ông Hùng 401,5 lượng vàng là không có căn cứ và không đúng. Theo Tòa giám
đốc thẩm, trong trường hợp này phải xác định vợ chồng ông Dũng đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Do đó, theo thỏa thuận thì vợ chồng ông Dũng phải bồi thường cho ông Hùng gấp đôi
số vàng đã nhận là 320 lượng vàng.

Theo Tòa dân sự TANDTC trong Quyết định số 403/2011/DS-GĐT ngày 25/05/2011 của
Toà dân sự TANDTC: “Bà Thu và bà Ngọc có ký hợp đồng đặt cọc để bảo đảm cho việc hứa
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bà Ngọc hứa sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nêu trên sẽ chuyển nhượng cho bà Thu với giá 400 triệu đồng. Bà Thu
nhận đất sau khi bà Ngọc làm xong thủ tục chuyển nhượng. Như vậy, đây là hợp đồng có
điều kiện khi nào hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ chuyển tiền.”

Một Quyết định khác, tại Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18/08/2006 của Tòa dân sự
TANDTC đã xét rằng: “Ngày 06/11/2000, ông Dũng, bà Huyền lập “Hợp đồng mua bán
hoặc sang nhượng” căn nhà trên cho ông Hùng với điều kiện: Bên mua phải đặt 50 lượng
vàng SJC, sau đó giao tiếp từ 50 đến 150 lượng vàng SJC cho bên bán; bên bán giao giấy tờ
liên quan đến căn nhà cho bên mua, để bên mua làm thủ tục hợp thức hoá cho bên bán; khi
bên bán đứng tên chủ quyền nhà thì bên mua phải giao đủ vàng, bên bán sẽ giao các giấy tờ
nhà và ký các giấy tờ để sang tên cho bên mua. Điều kiện hai bên đã thoả thuận là “khi bên
bán đứng tên chủ quyền nhà” thì hai bên mới chính thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ và
mua bán nhà theo quy định. Đây là loại giao dịch dân sự có điều kiện và giao dịch này chỉ
phát sinh sau khi ông Dũng, bà Huyền có quyền sở hữu hợp pháp căn nhà.”

- Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp
đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì sao?

Trả lời

Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng
chuyển nhượng có tranh chấp chưa tồn tại.

Vì tại phần Xét Thấy nêu rõ giữa bà Tao và ông Phương đã thỏa thuận sau khi bà Tao hoàn
thành các thủ tục mua hóa giá nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 36
Nguyễn Thị Diệu, thì bà Tao và ông Phương sẽ tiếp tục thực hiện mua bán nhà. Cho thấy đây
là hợp đồng có điều kiện và chỉ khi điều kiện xảy ra tức là khi bà Tao đã hoàn thành các thủ
tục mua hóa giá nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì hợp đồng mua bán
nhà giữa bà Tao và ông Phương mới được xem là có tồn tại.

- Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp?

Trả lời

Sau khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền
sử dụng đất ở cho bà Tao thì điều kiện để hợp đồng mua bán nhà giữa bà Tao và ông Phương
đã xảy ra, vậy hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp là bà Tao và
ông Phương sẽ làm thủ tục mua bán nhà tại Phòng Công chứng nhà nước và tiếp tục thực
hiện việc mua bán nhà. Vậy bà Tao phải hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng hợp đồng nhà
cho ông Phương và có nghĩa vụ giao nhà cho ông Phương, còn ông Phương có nghĩa vụ hoàn
thành việc thanh toán số tiền theo như hợp đồng mua bán nhà mà hai bên đã thỏa thuận.

- Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có
điều kiện?

Trả lời

Về quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện BLDS 2015 có quy định rõ tại
Điều 120 như sau:

“1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự
thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được
do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy
ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều
kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”

Có thể thấy giao dịch dân sự có điều kiện là một loại hợp đồng mà để cho hợp đồng phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt thì phải phụ thuộc vào điều kiện mà các bên đã thỏa thuận.

Theo quan điểm của nhóm em, việc Bộ luật Dân sự quy định về điều kiện làm phát sinh hoặc
hủy bỏ giao dịch dân sự là để bảo đảm tính hợp pháp, hạn chế được các tranh chấp có thể xảy
ra và cũng như tạo điều kiện cho các chủ thể có được sự tự do về mặt ý chí trong việc thỏa
thuận các điều kiện làm giao dịch dân sự phát sinh hiệu lực hoặc bị hủy bỏ, bảo đảm được
quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện khi tham gia vào giao dịch dân sự có
điều kiện.

Và trong quá trình giải quyết các tranh chấp, khi xác định được các bên tham gia giao dịch
dân sự có thỏa thuận về điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự, giúp cho Tòa
án có thể nhận định được đúng đắn bản chất của giao dịch là một loại giao dịch dân sự có
điều kiện, có thể biết được giao dịch mà các bên xác lập đã phát sinh hiệu lực hoặc đã bị hủy
bỏ và từ cơ sở đó đưa ra các quyết định rõ ràng, cụ thể rằng nếu trong trường hợp điều kiện
của giao dịch đã xảy ra thì giao dịch dân sự đó có hiệu lực và các bên tham gia phải thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ của mình, còn trong trường hợp điều kiện các bên thỏa thuận là điều kiện
khi xảy ra thì giao dịch dân sự sẽ bị hủy bỏ và từ đó Tòa án áp dụng các hậu quả pháp lý phù
hợp cho từng trường hợp cụ thể. Đây được xem là sự áp dụng mềm dẻo, linh hoạt trong quá
trình giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, giao dịch dân sự có điều kiện được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định vẫn chưa
có định nghĩa khái quát mà chỉ nêu chung chung khái niệm giao dịch có điều kiện, hợp đồng
có điều kiện. Theo nhóm em Bộ luật Dân sự cần có những khái niệm khái quát hơn và cụ thể
hơn để mang lại sự rõ ràng, minh bạch, hạn chế những vướng mắc và khó khăn cho Tòa án,
các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xét xử.

Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu

- Tình huống: Ngân hàng cho Công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này được bà
Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế. Việc
bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của chồng bà
Quế. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu” và “không
có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu trên”.
- Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp
đồng.

Trả lời
Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pháp luật của các hợp đồng mà phân loại thành
hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Theo khoản 3 Điều 402 BLDS 2015: “Hợp đồng chính là
hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.” Hợp đồng chính là một hợp đồng
tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng
phụ, cũng như hiệu lực của hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên rõ ràng có những thỏa
thuận ngược lại.

Ví dụ: Hợp đồng vay tiền là một hợp đồng độc lập, không nhất thiết luôn cần phải có sự đảm
bảo bằng tài sản thế chấp. Ngay cả khi việc vay tiền là có thế chấp tài sản bảo đảm đi nữa thì
khi hợp đồng thế chấp tài sản bị vô hiệu thì cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp
đồng vay tiền.

Theo khoản 4 Điều 402 BLDS 2015: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào
hợp đồng chính.”

Hợp đồng phụ chỉ có thể xác lập, tồn tại cùng với hợp đồng chính và có hiệu lực lệ thuộc vào
hiệu lực của hợp đồng chính. Khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ sẽ bị chấm dứt.
Khi hợp đồng chính bị vi phạm thì hợp đồng phụ mới có thể được thực hiện.

Ví dụ: hợp đồng vay tiền có bảo lãnh thì ở đây hợp đồng vay tiền là hợp đồng chính và hợp
đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ.

- Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?

Trả lời

Theo như vụ việc trên thì Công ty Thiên Minh là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho
Ngân hàng. Vì Công ty Thiên Minh là bên vay trong hợp đồng vay tiền với Ngân hàng.

- Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?

Trả lời

Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách là bên bảo lãnh, vì bà Quế đã đứng ra bảo lãnh cho
công ty Thiên Minh khi công ty vay tiền ngân hàng bằng một bất động sản thuộc sở hữu
chung của vợ chồng bà Quế. Căn cứ vào khoản 1 Điều 335 BLDS 2015 quy định : “ Bảo
lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây
gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên
được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

- Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời

Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu là thuyết phục. Vì trong tình huống này
để bảo đảm cho việc vay tiền của công ty Thiên Minh bà Quế đã dùng một bất động sản để
bảo đảm tuy nhiên bất động sản này thuộc tài sản chung của vợ chồng bà Quế. Đối với tài sản
thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi muốn định đoạt tài sản chung này thì phải có sự đồng
ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 và quy định tại Điều 213 BLDS năm 2015 về sở hữu chung của vợ chồng.
Trong trường hợp này này Quế đã tự định đoạt tài sản chung này mà không có sự đồng ý của
chồng cho nên mặc dù đã có công chứng, chứng thực nhưng hợp đồng này vẫn phải vô hiệu.

- Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không?

Trả lời

Theo Tòa án thì bà Quế thì bà Quế không còn có nghĩa vụ gì với Ngân hàng vì trong tình
huống có ghi nhận “khi xảy ra tranh chấp Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp vô hiệu” và
“không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với khoản nợ nêu trên””.

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến
trách nhiệm của bà Quế.

Trả lời

Hướng giải quyết của Tòa án đối với bà Quế là không hợp lý vì hợp đồng chính ở tình huống
này là hợp đồng vay tiền của công ty Thiên Minh đối với Ngân Hàng, hợp đồng thế chấp bất
động sản của bà Quế chỉ là hợp đồng phụ để bảo đảm cho hợp đồng chính được thực hiện,
tuy hợp đồng thế chấp này vô hiệu nhưng nó cũng không làm ảnh hưởng gì nhiều đối với hợp
đồng chính (khoản 3 Điều 407 BLDS năm 2015) cho nên cam kết nghĩa vụ bảo đảm của bà
Quế vẫn có hiệu lực, do đó bà Quế vẫn phải có trách nhiệm đối với ngân hàng về phần bảo
đảm của mình cho công ty Thiên Minh.

Vấn đề 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về tài sản và về hợp đồng

- Tóm tắt Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/07/2017 của Toà án nhân tỉnh Hưng
Yên.

Trả lời

Nguyên đơn: Ông Vũ Văn V

Bị đơn: Ông Tô Văn P

Vấn đề tranh chấp: Ngày 26/11/2016, ông V đã kiện ông P buộc ông phải trả lại 25 triệu đồng
tiền đặt cọc và 45 triệu đồng vì vi phạm thỏa thuận đặt cọc theo hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 07/6/2010. Nhưng Tòa án nhân dân huyện V đã đình chỉ toàn bộ vụ
án vì hết thời hiệu khởi kiện
Hướng giải quyết của Tòa án: Hủy quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án của Tòa án
nhân dân huyện V vì việc ông V đòi lại 25 triệu đồng tiền đặt cọc thì thuộc trường hợp đòi lại
tài sản nên không áp dụng thời hiệu. Không chấp nhận yêu cầu buộc ông P trả lại 45 triệu
đồng do vi phạm thỏa thuận đặt cọc vì đã hết thời hiệu khởi kiện.

- Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi
kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

Trả lời

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng được quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015 “Thời hiệu
khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Điều 155 BLDS năm 2015 về không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo đó quy định khoản 2
Điều này ghi nhận “Yêu cầu bảo vệ quyền sợ hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác”.

Như vậy thì BLDS năm 2015 có đưa ra thời hạn cho việc khởi kiện tranh chấp về hợp đồng,
còn tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thì không quy định về thời hạn. Việc quy định này là
hợp lý nó sẽ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể bị xâm phạm.

- Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?

Trả lời

Theo Điều 328 BLDS 2015 thực hiện theo quy định như sau:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi
chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thi tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt
cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối
việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản
tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng vì 03 lí do sau:

Thứ nhất, phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt
của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).

Thứ hai, mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh
chấp.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

- Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?

Trả lời

Theo quan điểm của nhóm, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp về quyền sỡ hữu
tài sản Vì: Đó là tiền ông V bỏ ra để đặt cọc (biện pháp bảo đảm của hợp đồng) và đó tài sản
thuộc của ông V nó không phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng.

- Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời

Đường lối giải quyết của Tòa án về hai khoản tiền trên là hợp lý, vì:

Ở đoạn 2 và 3 phần Nhận định của Tòa án:

Căn cứ Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi
hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01-01-
2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật
Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.”

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 159 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 và điểm b khoản 3 Điều
23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005
quy định: “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất
do người khác quản lý, chiếm hữu thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.”

Mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng thời hiệu và tuyên vụ án bị hết thời hiệu là không đúng
pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn.

Còn về khoản 25 triệu đồng là khoản tiền đặt cọc thì BLDS 2005 hay BLDS 2015 đều không
có yêu cầu về thời hiệu nên sau khi khởi kiện thì số tiền này phải được trả lại cho ông V là
hợp lý.

- Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng BLDS
2015? Vì sao?

Trả lời

Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên không có thay đổi nếu áp dụng BLDS 2015. Dù
BLDS 2015 đã có quy định khác đi về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015: “đặt cọc là việc một bên (bên đặt
cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật
có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng.”

Điều 429 BLDS 2015 quy định về Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng:

“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ
ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.”

Điều 155 BLDS 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp sau
đây:

“1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định.”

Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự của Bộ luật tố tụng
dân sự 2015:

“1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy
định của Bộ luật dân sự.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc
các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
quyết định giải quyết vụ việc.”

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ
trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Và hiện nay, BLDS 2015 không quy định cụ thể hay rõ ràng về thời hiệu khởi kiện tranh
chấp hợp đồng đặt cọc, Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn BLTTDS 2005 đã hết
hiệu lực, và chưa có Nghị quyết cụ thể để thay thế, nên không thể biết tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thì
có áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không. Thông thường, các Tòa án sẽ áp dụng Án lệ để
giải quyết.

You might also like