You are on page 1of 4

Bài 1: Đòi động sản từ người thứ ba

Tóm tắt Quyết định Giám đốc thẩm số 123/2006/DS – GĐT ngày 30 – 5 – 2006
của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:
Nguyên đơn là ông Triệu Tiến Tài yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Văn Bình,
Tỉnh Lào Cai buộc bị đơn là ông Hà Văn Thơ phải trả lại trị giá hai mẹ con con trâu
cho gia đình ông. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân tối cao đã thừa
nhận, hai mẹ con con trâu này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài
và ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.Nhưng do
ông Thơ và ông Dòn đã có hợp đồng đền bù, trao đổi, vì vậy ông Dòn không có nghĩa
vụ trả trâu lại cho ông Tài. Tòa án tối cao quyết định giao hồ sơ vụ án cho Tòa án
nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật
Câu 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
Căn cứ điều 107 BLDS 2015 có quy định:
"Điều 107. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
=> Có thể thấy Trâu không là dạng tài sản được liệt kê tại Khoản 1. Vì vậy, trâu là
động sản
Câu 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
Trâu không là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Vì:“ Quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về
đăng ký tài sản có quy định khác”1
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở
hữu của ông Tài?
Tại phần Xét thấy của Quyết định có viết: “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến
Tài.....Không có căn cứ pháp luật”
Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh
có tranh chấp trên?
 Ta có khái niệm về Chiếm hữu tài sản: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ,
chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với
tài sản”2

1
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 106 BLDS 2015
2
Căn cứ theo quy định tại điều 179 BLDS 2015
Hay “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”3
 Tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Ông Chiên (Dòn) là người đang chiếm hữu
con trâu
Câu 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật
không? Vì sao?
Vì: “Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự
phù hợp với quy định của pháp luật” 4, mà giao dịch dân sự giữa ông Thi và ông Dòn
là hợp pháp. Vậy nên, việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn hoàn toàn có
căn cứ pháp luật.
Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu
cơ sở pháp lý
“ Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ
luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là
người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là
không có căn cứ pháp luật.”5
Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình
không? Vì sao?
Ông Dòn là người thuộc trường hợp chiếm hữu ngay tình. Vì:“Người chiếm
hữu được suy đoán là ngay tình, người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay
tình thì phải chứng minh”6 và giao dịch dân sự hợp pháp giữa ông Dòn và ông Thi
nên ông hoàn toàn “có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
hữu”7
Câu 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi
tài sản trong BLDS
 Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực
hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng
 Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên
kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào
Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay
không có đền bù? Vì sao?
 Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù. Vì theo lời khai của
ông Tài cho biết: “Sau đó, ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu cái sổi”. Có
thể thấy ông Dòn đã đổi con trâu cái sổi củ mình lấy con trâu cái của ông Thi,
mà hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã

3
Căn cứ theo quy định tại điều 182 BLDS 2005
4
Căn cứ Điểm C khoản 1 Điều 165 BLDS 2015
5
Căn cứ theo Điều 189 BLDS 2005
6
Quy định tại Khoản 1 Điều 184 BLDS 2015
7
Căn cứ theo Điều 180 BLDS 2015
thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương
ứng

Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu
ngoài ý muốn của ông Tài không?
Trâu có tranh chấp là bị lấy cắp, bị mất, bị chiếm hữu ngoài ý muốn của
ông Tài.
 Vì trong phần xét thấy của Tòa án có thể thấy căn cứ vào lời khai của nguyên
đơn và của các nhân chứng, kèm theo các kết quả giám định con trâu đang
tranh chấp, Tòa án có đủ cơ sở xác định: “con trâu cái màu đen 4 năm 9
tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc
quyền sở hữu của hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài. Ông Thơ là người chiếm
hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật”8
Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu
từ ông Dòn không? Đoạn nào cho câu trả lời?
 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ông
Dòn. Vì trong phần Xét thấy, có đoạn nói rằng: “Tòa án cấp phúc thẩm nhận
định con trâu mẹ và con nghé con là của ông Tài là đúng nhưng lại cho rằng
con trâu cái đang do ông Nguyễn Văn Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện
đòi ông Dòn và quyết định chỉ buộc ông Thơ phải trả lại trị giá con nghé là
900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi ông Thơ phải trả lại con trâu mẹ là
không đúng pháp luật”
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao
Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là rất hợp
lý, thuyết phục lòng người. Vì theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 164 và
điều 180 BLDS 2015, có thể thấy ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình, có
căn cứ pháp luật, cho nên ông Tài không thể đòi trâu từ ông Tài được

Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện
hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?
Ngày nay, quyền lợi của Ông Tài nói riêng và những trường hợp tương
tự nói chung đã được BLDS 2015 bảo vệ thông qua quy định: “Chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu
ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này
thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài
sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị
chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”9

8
Trích Quyết định Giám đốc thẩm số 123/2006/DS – GĐT ngày 30 – 5 – 2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao
9
Điều 257 BLDS 2005
Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo
hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị cho con trâu? Đoạn nào
của Tòa án cho câu trả lời?
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tóa án đã hướng ông
Tài có quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị cho con trâu. Điều này đã được thể
hiện qua đoạn trích: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã
điều tra, xác minh và thu thập đầy đủ các chứng cứ và xác định con trâu tranh
chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm
hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trị con trâu và con
nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật”

Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân
dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng giải quyết rất thuyết phục và bảo vệ được
lợi ích của ông Tài. Vì “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu
cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu
hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó.”10, mà trong phần xét thấy, Tòa án
đã nhận định “ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật”. Vậy nên ông Tài hoàn toàn có quyền yêu cầu đòi lại động sản của mình
theo đúng quy định của pháp luật

Bài 2: Đòi bất động sản từ người thứ ba


Tóm tắt Quyết định số 07/2018/DS – GĐT
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định Giám đốc thẩm cho thấy quyền sử
dụng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho
người thứ ba ngay tình?
Tại đoạn 5 phần Nhận định có viết: “Việc chuyển nhượng và tặng cho...là
các giao dịch của người thứ ba ngay tình được PL bảo vệ
Câu 2: Theo quy định (trong BLDS 2005 và BLDS 2015), chủ sở hữu
bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển
giao cho người thứ ba ngay tình ?

Câu 3: Để bảo vệ bà X, theo TANDTC Tòa án phải xác định trách


nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X
Câu 4: Hướng của TANDTC trong câu hỏi trên đã được quy định
trong BLDS chưa?
Câu 5: Theo anh/chị, hướng giải quyết của TANDTC (trong câu hỏi
trên) có thuyết phục không? Vì sao?

10
Điều 166 BLDS 2015

You might also like