You are on page 1of 7

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ LẦN THỨ 4

 Đòi động sản từ người thứ ba

Quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30-5-2006 của Tòa dân sự Tòa án


nhân dân tối cao:
Ông Triệu Tiến Tài (nguyên đơn) có con trâu cái và một con nghé đực chăn thả
rông ở bãi đất trống bị ông Hà Văn Thơ (bị đơn) chiếm hữu, sử dụng không căn
cứ pháp luật. Ông Thơ đã xẻ thịt con nghé và bán con trâu mẹ cho ông Thi. Ông
Thi sau đó lại đổi con trâu mẹ cho ông Dòn để lấy con trâu cái sổi. Ông Tài yêu
cầu Tòa án nhân dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai buộc ông Thơ phải trả lại trị
giá 2 mẹ con con trâu cho gia đình ông. Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng con
trâu cái đang do ông Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đối với ông Dòn
và chỉ yêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con nghé. Quyết định của Tòa án công
nhận quyền sở hữu con trâu cho ông Tài, ông Thơ chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm
lại theo quy định của pháp luật.

1. Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?


- Trâu là động sản.
- Vì theo khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 liệt kê những thứ được coi là bất
động sản và trâu không nằm trong bất cứ điều nào trong đó, đồng thời cũng
không mang bất cứ tính chất nào của bất động sản nên tiếp tục căn cứ vào
khoản 2 Điều 107 BLDS 2015, khẳng định trâu là bất động sản.

2. Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?


- Trâu không là tài sản đăng ký quyền sở hữu.
- Vì trâu là động sản không phải bất động sản nên theo khoản 2 Điều 106
BLDS 2015 “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không
phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.”

3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của
ông Tài?
- Đoạn “Tòa án cấp sơ thẩm xác định con trâu và con nghé đang tranh chấp
là của ông Tài, từ đó buộc ông Thơ bồi thường giá trị con trâu và con nghé
cho ông Tài là đúng.Toà án cấp phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và con
nghé là của ông Tài là đúng…”

1
4. Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có
tranh chấp trên?
- “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản” (khoản 1 Điều 179 BLDS
2015).
- Người đang chiếm hữu con trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên là ông
Nguyễn Văn Dòn.

5. Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không?
Vì sao?
- Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật.
- Vì theo Điều 180 BLDS 2015 “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang
chiếm hữu.” và trong trường hợp này của ông Dòn ông không hề biết việc
con trâu mình mua là con trâu mà ông Thơ chiếm hữu trái phép từ ông Tài.
Con trâu được sang tay nhiều lần, ông Dòn trao đổi nó theo thỏa thuận với
ông Thi, ông Thi cũng không hề biết đây là con trâu ông Thơ chiếm hữu trái
phép. Nên theo BLDS 2O15, cả ông Thi và ông Dòn đều là chiếm hữu ngay
tình, có căn cứ pháp luật.

6. Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Theo Khoản 2 Điều 165 BLDS 2015 thì chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật được quy định như sau: “Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp theo
quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”
- Khoản 1 Điều 165 BLDS 2015:
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với
quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với
điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.”

2
- Điều 180 BLDS 2015 quy định về chiếm hữu ngay tình như sau: “Chiếm
hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc chiếm hữu tài
sản không phù hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 và
người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang
chiếm hữu.

7. Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì
sao?
- Điều 180 BLDS 2015 quy định về chiếm hữu ngay tình như sau: “Chiếm
hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
- Bản án có đề cập việc ông Thi đổi con trâu cho ông Dòn để lấy cái sổi, sự
việc này chứng mình rằng ông Thi và ông Dòn đã xác lập giao dịch dân sự
và giao dịch này đảm bảo đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015 nên giao dịch giữa ông Thi và ông
Dòn là hợp pháp. Tại thời điểm con trâu được chuyển giao, ông Dòn đã xác
lập quyền sở hữu, quyền khác đối với con trâu. Ông Dòn có căn cứ để tin
rằng ông có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
- Ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.
- Theo Điều 167 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình: “Chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay
tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này
thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt
tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp
khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

8. Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản
trong BLDS?
- Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ
bên kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương
ứng.
VD: hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng trao đổi tài sản; hợp đồng thuê tài sản; hợp
đồng thuê khoán tài sản;…
- Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi
ích do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích
nào.
3
VD: hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng cho vay không có lãi.

9. Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù?
Vì sao?
- Trong bản án số 123/2006/DS-GĐT có đề cập: “Ông Thi đổi cho ông Dòn
con trâu lấy cái sổi.” Đoạn này chứng minh được rằng giao dịch giữa ông
Thi và ông Dòn là giao dịch trao đổi tài sản. Giao dịch trao đổi tài sản thuộc
loại giao dịch có đền bù. Vì trong giao dịch có đền bù thì một bên nhận được
lợi ích từ bên kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi
ích tương ứng. Giao dịch giữa ông Thi và ông Dòn có sự trao đổi lợi ích:
Ông Thi chuyển giao cho ông Dòn con trâu và ông Dòn chuyển giao cho ông
Thi cái sổi. Vậy, ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù.

10. Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của
ông Tài không?
- Trâu có tranh chấp bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài.
- Trong bản án có đề cập đến: từ khi con trâu non nhà ông Tài đẻ được một
con nghé đực thì hàng tháng ông vẫn lên xem (ông chưa từ bỏ quyền sở
hữu).
- Lúc ông Thơ dắt trâu qua nhà ông thì ông nhận đó là trâu của mình. Ông tỏ
ra bất ngờ về việc này và có đòi lại trâu từ ông Thơ.

11. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn
không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
- Hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân tối cao cho rằng ông Tài được
đòi trâu từ ông Dòn là hợp lý.
- Theo điều 257 BLDS 2005 về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông
qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản;
trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp,bị mất hoặc trường hợp
khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
- Trâu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, là tài sản bị chiếm hữu
ngoài ý muốn của ông Tài và ông Dòn sở hữu trâu đang tranh chấp là ngay
tình. Thêm nữa, ông Dòn có được trâu là qua hợp đồng có đền bù (với ông

4
Thi) tức hợp đồng mua bán. Vì thế ông Tài có quyền đòi lại trâu từ ông
Dòn.

13. Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy
định nào bảo vệ ông Tài không?
- Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành vẫn có
quy định bảo vệ ông Tài.
- Điều 164 BLDS 2015 có quy định:
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ,
ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng
những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm
phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.

14. Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài
được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?
- Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông
Tài được quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời trên: “ Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra,
xác minh, thu thập đầy đủ các chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa
ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài
sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trị con trâu và con nghé cho
ông Tài là có căn cứ pháp luật.”
15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao. (trùng với câu 12)
 Đòi bất động sản từ người thứ ba
1. Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh
chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình?
- Đoạn của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh
chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình:
“...Ngày 09/6/1989, bà X được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nêu
trên. Sau khi làm thủ tục chuyển nhượng cho bà X thì bà T giữ toàn bộ giấy
tờ. Nay bà X và bà T không tranh chấp, bà T đồng ý cho lại bà X và các
thừa kế của bà X toàn bộ tài sản tranh chấp nêu trên. Như vậy, căn cứ vào
nội dung trình bày của bà T và các giấy tờ có liên quan thì toàn bộ diện tích
đất tranh chấp thuộc quyền sở hữu của bà X.” , “...bà N chuyển nhượng cho
ông M diện tích 323,2m2 (đo thực tế 313,6m2), …Diện tích đất còn lại
5
917,6m2, ngày 21/10/2011, bà N tặng cho con gái là chị Nguyễn Vi L. Sau
đó, chị L chuyển nhượng 173,1m2 (đo thực tế 170,9m2) đất cho ông Lăng
Đào Minh Đ và bà Trần Thu T.”
2. Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bất
động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao cho
người thứ ba ngay tình?
- Chủ sở hữu bất động sản không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay
tình do giao dịch với người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ, chủ sở
hữu bất động sản chỉ có quyền kiện chủ thể có lỗi làm cho giao dịch được
xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí bồi thường thiệt hại.
- Căn cứ tại Khoản 3 Điều 133 BLDS 2015: “ Chủ sở hữu không có quyền đòi
lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này
không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi
kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người
thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”
3. Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định trách nhiệm
của bà N như thế nào đối với bà X?
- Để bảo vệ bà X, theo Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án phải xác định trách
nhiệm của bà N đối với bà X, cụ thể là:
 Tòa án phải buộc bà N trả cho nguyên đơn giá trị đất 1.254.400.000 đồng mới
phù hợp
 Tòa án cần xem xét đến cả phần đất Nhà nước đã thu hồi và cần làm rõ bà N đã
nhận số tiền Nhà nước bồi thường là bao nhiêu để tính toán công sức hợp lí cho
cả bà X (nguyên đơn) và bà N (bị đơn) khi xem xét tính công sức của bà N trong
việc quản lý, giữ gìn đất.
4. Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy định trong
BLDS chưa?
- Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã quy định trong
BLDS 2015.
- Cụ thể áp dụng luật lệ như sau:
+ Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
ngườichiếm hữu ngay tình
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có
được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có
quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì
chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất
hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
+ Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất
động sản từ người chiếm hữu ngay tình

6
“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất
độngsản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều133 của Bộ luật này”

You might also like