You are on page 1of 4

TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH:

* Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT: Nguyên đơn là cụ Lê Thanh Quý, bị


đơn gồm ông Nguyễn Hữu Dũng, ông Nguyễn Hữu Lộc về vụ án “Tranh chấp thừa
kế”. Cụ Quý và cụ Hương tạo lập được bất động sản gồm nhà và đất. Sau khi cụ
Nguyễn Văn Hương chết, để lại di chúc cho 5 người con. Nay cụ Quý khởi kiện yêu
cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Tòa án công nhận căn nhà là tài sản chung của cụ
Hương và cụ Quý. Nhưng Tòa án nhân dân tối cao xác định di chúc chỉ có giá trị một
phần, việc cụ Hương để lại toàn bộ căn nhà cho 5 người con mà không có sự đồng ý
của cụ Quý là không đúng. Nên Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, xử lại vụ án theo pháp luật.
* Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT: Nguyên đơn là ông Trần Văn Y nộp đơn
kiện tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, bị đơn là Phòng công
chứng M. Ông Y trình bày ông và cụ C đã lập Hợp đồng mua bán nhà và chuyển
nhượng quyền sử dụng đất (thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 khu M) và nộp tại Ủy ban
nhân dân phường. Phòng công chứng M trình bày nhà và đất tại thửa đất trên là tài sản
chung hợp nhất trong thời kỳ hôn nhân của cụ C và cụ D nên đã công chứng di chúc
cho cụ C, cụ D. Tòa Giám đốc thẩm đã nhận định di sản của cụ D và cụ C là quyền sử
dụng đất, dù trước đó bị thu hồi nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị
thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm.
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Câu 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho
câu trả lời.
Trả lời:
- Cụ Hương đã định đoạt toàn bộ căn nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5
quận Phú Nhuận, đây là tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý.
- Đoạn của Quyết định số 359 có chỉ ra rằng:
“Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc
Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị
Kiều( Vợ ông Nguyễn Hữu Trí)”.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong
di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
Trả lời:
- Trong Quyết định số 359, phần xét thấy có đoạn: “Tuy nhiên, về nội dung thì di chúc
chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương và cụ
Quý”; đoạn này cho thấy tài sản của cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung
của vợ chồng cụ Hương.
Câu 3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số
359 cho câu trả lời?
Trả lời:
- Tòa án đã công nhận một phần của di chúc. Cụ thể là một phần đối với tài sản của cụ
Hương( 1/2 nhà đất).
- Đoạn của Quyết định 359 cho câu trả lời:
“Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu
lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương(1/2 nhà đất) nên được chia đều
cho 5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn
Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quản Thị Kiều( vợ ông Nguyễn Hữu Trí)”.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm.
Trả lời:
- Theo Điều 612, Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về di sản:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác”.
- Trong trường hợp này, tài sản thuộc sở hữu chung của cả cụ Qúy và cụ Hương. Trước
khi chết, cụ Hương cũng không có tài sản riêng nên chỉ có phần tài sản trong tài sản
chung với cụ Quý của cụ Hương mới được coi là di sản. Cụ Hương chỉ có quyền định
đoạt phần đó. Vì vậy, việc Toà xác định chỉ có ½ nhà đất được chia cho 5 người thừa kế
là phù hợp với quy định trên của pháp luật
Theo Điều 644, Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
- Cụ Quý không thuộc trường hợp tại Điều 620 và Khoản 1, Điều 621 của Bộ luật Dân sự
năm 2015. Mặc khác, khi cụ Hương chết, cụ Quý là vợ của cụ Hương cũng không được
người lập di chúc cho di sản.
Vì vậy, việc Tòa án xác định chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế là hoàn toàn phù hợp và
đúng quy định pháp luật.

Câu 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp lý?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
- Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần di chúc có giá trị pháp lý là một phần tài sản
của cụ Hương trong phần tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý.
- Nếu trường hợp cụ Quý để lại di chúc nhưng không có phần của cụ Hương thì phần di
chúc có giá trị pháp lý của cụ Hương cộng thêm ⅔ suất thừa kế theo pháp luật mà cụ
Hương nhận được từ cụ Quý do cụ Hương là người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc. Căn cứ vào khoản 1 điều 644 Bộ luật dân sự 2015: “Những người sau đây
vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp
luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di
chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
- Nếu trường hợp cụ Quý để lại di chúc có phần của cụ Hương thì phần di chúc có giá trị
pháp lý của cụ Hương cộng thêm phần di sản mà cụ Hương được nhận. Căn cứ vào khoản
1 điều 609 Bộ luật dân sự 2015: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di
chúc.”
- Nếu trường hợp cụ Quý không để lại di chúc, thì phần di chúc có giá trị pháp lý của cụ
Hương cộng thêm 1/13 di sản của cụ Quý để lại; do di sản của cụ Quý được chia theo
pháp luật( cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm 12 người con và cụ
Hương). Căn cứ vào điểm a khoản 1, khoản 2 điều 651 Bộ luật dân sự 2015: “1. Những
người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Câu 6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào
đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?
Trả lời:
-Trong trường hợp tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương
vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc cụ Hương có giá trị pháp lý.
-Về hình thức, bản di chúc này có công chứng của Phòng công chứng số 4, thành phố Hồ
Chí Minh. Tại thời điểm lập di chúc, cụ Hương có giấy chứng nhận sức khỏe của bệnh
viện Phú Nhuận xác định cụ Hương minh mẫn.
-Về nội dung, toàn bộ phần di chúc đều có giá trị pháp lý vì tài sản lúc này thuộc sở hữu
của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 nên cụ có quyền định đoạt theo quy định tại điều
609 của Bộ luật dân sự 2015 về Quyền thừa kế:“ Cá nhân có quyền lập di chúc để định
đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di
sản theo di chúc”.
-Nếu tài sản là sở hữu chung với cụ Quý thì di chúc chỉ có giá trị pháp lý một phần. Đó là
phần tài sản thuộc sở hữu của cụ Hương.
-Vì vậy, căn cứ vào khoản 1, Điều 630 Bộ luật dân sự 2015: “Di chúc hợp pháp phải có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe
dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
=> Di chúc của cụ Hương lúc này hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Câu 8: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã bị
thu hồi trước khi hai cụ chết?
Trả lời: Trong Quyết định, có đoạn cho rằng: “Ngày 07/9/2010, cụ C chết. Ngày 21-01-2011,
cụ D chết”; “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ
bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Vĩnh Yên”.
Câu 9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của
cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định vừa nêu của
Tòa giám đốc thẩm?
Trả lời:
- Trong Quyết định, có đoạn cho rằng: “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử
dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13”
- Theo tôi, hướng xác định về di sản của Tòa giám đốc thẩm là còn thiếu. Di sản của cụ C và
cụ D ngoài quyền sử dụng đất tại thửa đất trên, còn có quyền sở hữu nhà tại thửa đất đó.
Câu 9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và
cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi? Suy
nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.
Trả lời:
- Trong Quyết định, có đoạn cho rằng: “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử
dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND
ngày 21/7/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của
người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ
có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1”
- Theo tôi, hướng vừa nêu trên của Tòa giám đốc thẩm là đúng với pháp luật.

You might also like