You are on page 1of 5

I/ XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN:

Bản án: số 20/2009/DSPT


Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết,Nguyễn Thị
Khiết, Nguyễn Thị Triển.

Bị đơn: Ông Nguyễn Tất Thăng

Ông Thát có hai vợ, vợ thứ nhất là cụ Tần có bốn người con: Ông Thăng, bà Bằng,bà
Khiết, bà Triển.Vợ hai là cụ Thứ có con là bà Tiến. Tài sản của cụ Thát và cụ Tần là 5
gian nhà ngói cổ, 2 gian nhà ngang, bếp, chuồng trâu, sân, ao…Khi chết 2 cụ không để
lại di chúc nhưng ông Thăng lại cho rằng đây là đất tổ tiên để lại cho ông và ông đã đứng
tên số di sản trên. Nay bà Bằng, Khiết, Triển,và bà Tiến đòi chia thừa kế.

Quyết định của các cấp xét xử:

Tòa dân sự sơ thẩm quyết định: Bác bỏ đơn kiện yêu cầu của các nguyên đơn đối với ông
Thăng.

Tòa dân sự phúc phẩm quyết định: Hủy bản án dân sự sơ thẩm, chấp nhận đơn yêu cầu
chia thừa kế của các nguyên đơn đối với ông Thăng về việc yêu cầu chia di sản thừa kế
của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ.

Cơ sở pháp lý: Điều 651 BLDS 2015

Câu 1: Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?
Điều 650 BLDS 2015 đã quy định rõ những trường hợp thùa kế theo pháp luật:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập
di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có
quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc
được nghiên cứu.
- Việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc trên là hợp lý.
- Căn cứ vào mục Xét thấy theo nguyên đơn trình bày thì trước khi cụ Thát, cụ Thứ
chết thì không để lại di chúc. Cụ Tân có để lại lời dặn dò, bà Bằng ghi lại ngày
08/06/1994 về việc cho bà Tiến một phần nhà đất của bố mẹ các bà để lại nhưng
ông Thăng đã xé đi và không công nhận nên coi như cụ không để lại di chúc Ông
Thăng cũng đã khai bố mẹ ông chết có để lại di chúc nhưng lại không xuất trình
được.
Câu 3. Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy?Nêu sở pháp lý khi
trả lời.
- Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Căn cú điểm a
khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết”
Câu 4. Cụ Thát, cụ Thứ có đăng kí kết hôn không? Vì sao?
Theo bản án dân sự sơ thẩm các nguyên đơn trình bày “Năm 1956 cải cách ruộng
đất vì nhiều đất nên bị quy thành địa chủ. Bố mẹ các bà nói với cụ Thứ tố khố để
được chia ½ nhà. Sau đó nhà nước sửa sai gia đình các bà được trả lại nhà đất, bố
mẹ các bà vẫn sống chung với nhau”. Như vậy, cụ Thứ và cụ Thát chỉ sống chung
với nhau như vợ chồng từ năm 1956 mà không có đăng ký kết hôn.
Câu 5: Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng
không đăng kí kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trường hợp những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết
hôn:

- Những người sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn trước Luật
HNGĐ năm 1986 thì được coi như vợ chồng và được hưởng thừa kế của nhau.

- Những người sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn sau Luật
HNGĐ năm 1986 trước Luật HNGĐ năm 2000, nếu họ đăng kí trong vòng thời hạn 2
năm kể từ ngày đi đăng kí thì được trở thành vợ chồng hợp pháp và được hưởng thừa kế
của nhau.
Căn cứ vào điểm a và b, khoản 3, Nghị quyết số 03/2000/QH10 ngày 09/06/200 quy
định:
3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987,
ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được
khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý
giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến
ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì
có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho
đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn,
nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không
công nhận họ là vợ chồng;
Câu 6: Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoan nào
của bản án cho câu trả lời?

-Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Tần. Đoạn của bán án cho câu trả
lời là: “ Các đương sự đều thống nhất là cụ Thát mất năm 1961 có vợ là cụ Tần mất năm
1995 có 4 người con là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết và bà Triển. Theo các nguyên đơn
và bà Khiết thì cụ Thát có vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ (mất năm 1994) có 1 con là bà
Tiến.”

Câu 7: Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm
1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì
cụ Thứ không phải là người thừa kế của cụ Thát.

- Căn cứ vào điểm a, khoản 4, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định về
người thừa kế theo pháp luật:

a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công
bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền
Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà
việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người
vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là
người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.

Theo đó, cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Bắc (Hà Nội) và hai người bắt đầu sống với
nhau như vợ chồng từ cuối năm 1960 thì không nằm trong trường hợp của điểm a, khoản
4 của Nghị quyết. Như vậy cụ Thứ không phải là người thừa kế của cụ Thát.

Câu 8: Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền
Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Nếu cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam thì câu trả lời sẽ khác câu trên.

- Căn cứ vào điểm a, khoản 4, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định về
người thừa kế theo pháp luật:

a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công
bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền
Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà
việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người
vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là
người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.

Theo đó, cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam, hai người sống với nhau như vợ chồng từ
cuối năm 1960 đã rơi vào điểm a, khoản 4 của Nghị quyết này. Do đó, cụ Thứ là người
thừa kế hợp pháp của cụ Thát.

Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ
Thát.

-Suy nghĩ của nhóm em về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát có
thể được xét theo 2 góc độ đó là pháp luật và đạo đức trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Trong hoàn cảnh chiến tranh tại thời điểm cụ Thứ và cụ Thát có mối quan hệ sinh sống
như vợ chồng là trước năm 1960. Vậy, theo Nghị quyết 02/HĐTP – TANDTC ngày
19/10/1990 thì cụ Thứ hoàn toàn được coi là người thừa kế của cụ Thát. Mặt khác trong
hoàn cảnh chiến tranh và sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến thời đó thì nhiều người
phụ nữ vẫn phải trở thành vợ lẽ trong các gia đình. Việc sống chung như vợ chồng trong
hoàn cảnh đó trong thời điểm đó là do họ tự nguyện và có trách nhiệm với gia đình nên
cũng cần xét theo yếu tố đó.
Trong thời nay, nếu xét theo góc độ pháp luật thì việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người
thừa kế theo pháp luật là chưa thưc sự phù hợp. Căn cứ để xác định quan hệ kế thừa giữa
vợ chồng là quan hệ hôn nhân. Theo khoản 1 và khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014
về giải thích từ ngữ có quy định:

1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật
này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Cụ Thát và cụ Thứ là hôn nhân thực tế chung sống như vợ chồng nhưng không đăng kí
kết hôn nên hiển nhiên không được hưởng thừa kế của nhau. Xét về thời điểm hiện tại thì
hôn nhân là một vợ một chồng là tiến bộ, văn minh, phù hợp. Và cần xóa bỏ sự ảnh
hưởng tiêu cực từ chế độ cũ.

You might also like