You are on page 1of 3

CHƯƠNG 12: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

I/ Khái niệm:
1. Khái niệm thừa kế:
- Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống.
- Hoạt động cơ bản của con người là sản xuất vật chất tích lũy nhưng chết để lại
cho người.
- Tài sản đó có thể trong giai đoạn sản xuất, phân phối, lưu thông, sử dụng tài
sản.
- Quan hệ thừa kế có trong mọi xã hội chưa có giai cấp, nhà nước và pháp luật.
2. Khái niệm quyền thừa kế:
- Theo nghĩa rộng: Là 1 chế định pháp luật bao gồm hệ thống các quy định trong
văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh…
+ Hiến pháp: Điều 32 khoản 2 quyền sở hữu tư nhân, quyền thừa kế được pháp
luật bảo hộ.
+ Điều 609 BLDS 2015
+ Luật nhà ở …
- Theo nghĩa hẹp: Là cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình: để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật (Điều 609 BLDS 2015).
+ Quyền để lại di sản theo di chúc hoặc theo luật.
+ Quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo luật.
- Quyền thừa kế là một khái niệm pháp lý, vừa mang tính khách quan vừa mang
tính chủ quan.
II/ Các nguyên tắc của thừa kế:
1. Nguyên tắc nhà nước bảo hộ quyền thừa kế của chủ thể (Điều 32 Hiến Pháp …)
thể hiện trên 3 phương diện:
- Ban hành chính sách, pháp luật thừa kế (Chính sách về kinh tế thị trường; Hội
nhập kinh tế; Tự do, bình đẳng trong kinh doanh; …)
- Tổ chức, tạo điều kiện để chủ thể thực hiện quyền về thừa kế.
- Bảo vệ khi có sự vi phạm thông qua.
2. Nguyên tắc bình đẳng:
- Điều 16 Hiến pháp nêu rõ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không
ai bị phân biệt trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, …
- Điều 610 BLDS 2015 cũng nêu mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài
sản và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể:
- Lập di chúc định đoạt tài sản.
- Chỉ định người thừa kế, phần di sản thừa kế, …
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
- Truất quyền hưởng di sản thừa kế.
- Quyền nhận hoặc không nhận di sản thừa kế (Trừ việc nhận di sản nhằm trốn
tránh một nghĩa vụ tài sản của mình).
III/ Người để lại thừa kế, di sản và người thừa kế:
1. Người để lại thừa kế: (Chủ thể để lại thừa kế chỉ có thể là cá nhân) Cá nhân có tài
sản chết hoặc Tòa án tuyên bố chết.
- Cá nhân chết về mặt sinh học (quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động). Xác
định đúng thời gian, đúng địa điểm chết rất quan trọng cho việc để lại thừa kế
- Tòa án tuyên bố chết: khi có yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên
quan. Khi thỏa mãn việc thời gian, về thủ tục thông báo tìm kiếm thì Tòa án sẽ
tuyên bố một người chết  chết về mặt pháp lý. Trong trường hợp này, Tòa án
sẽ xác định ngày chết của người đó và ngày đó sẽ là ngày mở thừa kế.
2. Di sản thừa kế:
- Là tài sản của người chết để lại bao gồm:
+ Tài sản riêng của người chết, tài sản này thuộc sở hữu riêng của cá nhân đó,
họ có được (do lao động làm ra; của cải để dành; thông qua giao dịch hoặc các
căn cứ khác theo quy định của pháp luật (xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu,
…)).
+ Tài sản chung với các đồng sở hữu khác.
+ Tài sản này hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật quy định.
- Di sản thừa kế ngoài vật ra thì vẫn có những tài sản hữu hình khác như:
+ Quyền tài sản trong quyền tác giả:
 Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, … thời hạn bảo hộ là 75 năm kể
từ khi công bố.
 Các tác phẩm khác bảo hộ 50 năm tiếp theo tác giả chết.
+ Quyền tài sản trong các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: sáng chế;
giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp.
Chú ý: Khi thừa kế về quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp thì người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị quyền sử
dụng đất. Đối với việc thừa kế nhà ở thì những người trên phải thuộc đối tượng
sở hữu nhà tại Việt Nam.
- Việc xác định di sản thừa kế rất khó khăn.

You might also like