You are on page 1of 4

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BẢY: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

PHẦN 3: CON RIÊNG CỦA VỢ/ CHỒNG


3.1. Bà Tiến có phải con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?
- Bà Tiến là con riêng chồng cụ Tần (cụ Thát). Căn cứ bản án, xét thấy theo các
nguyên đơn và bà Khiết cụ Thát có 2 vợ là cụ Tần và vợ hai là cụ Thứ (mẹ bà
Tiến), bà Tiến xuất trình được lý lịch và giấy khai sinh chính do Uỷ ban nhân dân
phường Xuân La cấp có ghi bà Tiền có bố là Nguyễn Tất Thát (chồng cụ Tần),
mẹ là Phạm Thị Thứ. Cùng với các nhân chứng như cụ Nguyễn Xuân Chi, ông
Nguyễn Văn Chung, ông Nguyễn Hoàng Đâm đều khẳng định bà Tiến là con cụ
Thát và cụ Thứ.
3.2. Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Căn cứ Điều 654 BLDS 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ
kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
- Vậy, trong điều kiện con riêng của chồng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau
như mẹ con thì được thừa kế di sản của vợ.
3.3. Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?
- Bà Tiến không đủ điều kiện để thừa kế di sản của cụ Tần. Căn cứ Điều 654
BLDS 2015 vê Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, không có đủ cơ
sở để xác nhận cụ Tần coi bà Tiến như con. Bên cạnh đó có đề cập đến việc bà Tần để
lại lời trăng trối chia đất cho bà Tiến được bà Bằng ghi lại nhưng không có chứng cứ
xác minh.
3.4. Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần thì bà Tiến được
hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu bà Tiến có đủ điêu kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần thì bà Tiến được
hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tần. Căn cứ Điều 654 BLDS 2015 về
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Điêu 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di
sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Khoản 1 Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật:
“1, Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết”

3.5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án không thừa nhận tư cách thừa kế
của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần.
- Việc Toà án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần
là hợp tình, hợp lý. Căn cứ Điều 654 BLDS 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con riêng
và bố dượng, mẹ kế:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

- Xét thấy không có đủ cơ sở để xác nhận cụ Tần coi bà Tiến như con, có quan hệ
chăm sóc, nuôi dưỡng như mẹ con. Bên cạnh đó có đề cập đến việc bà Tần để lại lời
trăng trối chia đất cho bà Tiến được bà Bằng ghi lại nhưng không có chứng cứ xác
minh.

3.6. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn
cảnh của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay.

- Về quan hệ thừa kế giữa con riêng của vợ/chồng hiện nay quy định tại Điều 654
BLDS 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
-Về tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế hay
không là dựa vào “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” nhau như cha con, mẹ con là một
phạm trù rất trừu tượng, không thế xác định một cách cụ thế, rõ ràng “quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng” là như thế nào, không thống nhất về thời gian, mức độ nuôi dưỡng,
chăm sóc nên khi áp dụng vào thực tiễn nhiều khi rất khác nhau do những cách hiếu
của các nhà áp dụng pháp luật.
-Bên cạnh đó nếu quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiêu có được xem là như cha
con, mẹ con để được hưởng thừa kế không?
-Về mặt đạo đức thì “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” không phải lúc nào cũng thế
hiện bằng vật chất, vậy “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” bằng tinh thần như yêu
thương, quan tâm thì có được xem là chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định không?
-Trường hợp khi người chết để lại di sản, vì không muốn con riêng hưởng di sản nên có
người đã phủ nhận “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” đã có. Vậy cần phải quy định biện
pháp xác minh nào để thừa nhận “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” đã có bảo đảm
quyền lợi của con riêng?
 Pháp luật đã không quy định một cách cụ thể vì thế đây là điều cần thiết phải bổ
sung để tránh gây tình trạng điều luật được hiểu không thống nhất, đảm bảo quyền
lợi cho người hưởng di sản thừa kế.

You might also like