You are on page 1of 5

Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo

BLDS 2005 và BLDS 2015:

- Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa,
cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu.( Điều 127 BLDS 2015)
- Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của
người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 521cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị
tuyên vô hiệu do có lừa dối?

Việc anh Vinh và người liên quan ( ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân
– họ hàng anh Vinh )không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà,
đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù ( căn
nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được
bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua
nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002) là có sự gian dối.
Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô ( chồng
bà Thu ) và là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp
cho bà Phố (mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa
anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên áp phải áp dụng Điều 132 BLDS để giải quyết.

Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt
tiền lệ anh/chị biết?

a/ Hướng giải quyết trên chưa có tiền lệ bởi vì theo nguyên tắc áp dụng tiền
lệ trong xét xử:

 Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải
quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện
pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau.
 Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa
đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và
tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án
lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của
Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu
rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án.
b/ Trong bản án trên không có tình tiết nào của án lệ được viện dẫn mà
chỉ căn cứ theo luật để giải quyết.

Câu 4: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì
sao?

 Hướng giải quyết trên là phù hợp với BLDS 2015 vì:
+ Điều 127 BLDS quy định: “khi 1 bên tham gia giao dịch dân sự do bị
lừa dối hoặc bị đe dọa, cương ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyến bố
giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi
cố ý của 1 bên hoặc của người thứ 3 nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch
về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự
nên đã xác lập giao dịch đó.”
+ Điểm b, khoản 1, Điều 132 BLDS quy định:
“Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập
do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối.”
 Vì anh Vinh đã giấu bà Thu và ông Đô quyết định cưỡng chế nhà và
không cho vợ chồng ông bà biết nhà và đất nêu trên bị giải tỏa khi kí “
Thỏa thuận hoán nhượng” ngày 20/5/2004 -> 2 ông bà đã kí -> vì vậy
nên hợp đồng vô hiệu

Câu 5: Trong quyết định số 210, theo tòa án, ai được yêu cầu và ai không được
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?

- Theo Tòa án, dựa trên qui định của BLDS 1995 và BLDS 2005 thì bà
Nhất không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô
hiệu và bà Nhất không phải là 1 bên trong giao dịch và ông Tài mới là
người có quyền được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh
chấp vô hiệu.
- Nếu trong trường hợp bà Nhất khởi kiện thì Tòa án phải căn cứ vào
quy định tại điều 28, Luật hôn nhân và gia đình về “Chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung” để xác định hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nêu trên vô hiệu theo điểm b, khoản 1, Điều 122
và Điều 127 BLDS
Câu 6: Trong quyết định 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối hay không? Vì sao?

Theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng do lừa dối
không còn vì: theo khoản 1, điều 145 BLDS 1995 thời hạn yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối là 1 năm, kể từ
ngày giao dịch dân sự được xác lập; khoản 1, điều 136 BLDS 2005
thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối
là 2 năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập; còn điều 159 bộ luật tố
tụng dân sự quy định trong trường hợp pháp luật không có quy định
về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu vụ án dân sự là 2 năm, kể từ ngày
người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mìnhbị xâm
phạm. Như vậy, tháng 8/2007 bà Nhất biết ông Dưỡng giả mạo chữ
ký bà để nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 mới khởi
kiện là đã vượt quá thời hạn 2 năm nên quyền khỏi kiện của bà Nhất
đã hết thời hiệu khởi kiện.

Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
do lừa dối còn không? Vì sao?

- BLDS quy định” Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền
khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi
kiện”. Như vậy,khi hết thời hiệu khởi kiện, chủ thể liên liên “mất quyền
khởi kiện”, tức không còn quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu nữa và Tóa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nếu được yêu
cầu.
- Về chủ đề của hết thời hiệu 2 năm, BLDS 2015 đã đi xa hơn BLDS 2005
về hệ quả của hết thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ
thể, theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015:”Hết thời hiệu quy định tại
Khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực”.

Câu 8: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong quyết định số 210?

Câu trả lời cho các câu hỏi trên có sự khác biệt nếu áp dụng quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong quyết định số 210 vì :
theo quan điểm b, khoản 1, điều 132 BLDS 2015 quy định thời hiệu yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 2 năm kể từ khi người bị lừa dối biết
hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối. Vào lúc giao dịch thì
ông Dưỡng giả chữ kí nên từ khi ông Tài biết ông Dưỡng giả mạo chữ kí cho
đến lúc khởi kiện chưa quá 2 năm nên vẫn có thể kiện được.

Câu 9: Quay trở lại vụ việc trong phần nhầm lẫn, vì sao Tòa án tuyên hợp đồng
vô hiệu do nhầm lẫn mà không tuyên hợp đồng vô hiệu do dối lừa?

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 126 của BLDS 2015: “Trường hợp giao dịch
dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên
không dạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm
lẫn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu...”
- Bà Anh và bà Mai đều không biết thông tin đường nhựa rộng 18m
trước cửa nhà là của quân đội, quân đội sẽ xây tường chắn ngang vào
đầu năm 2016, sơ đồ bản vẽ thửa đất do cơ quan có thẩm quyền lập
(Khi cấp giây chứng nhận quyền sự dụng đất cho bà Anh vào năm
2010) ghi không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người sử dụng đất và
người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bà Anh không có chủ
ý lừa dối bà Mai khi kí kết hợp đồng mua bán nhà nên Tòa án tuyên
hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn mà không tuyên hợp đồng vô hiệu do
dối lừa.

Câu 10: suy nghĩ của anh/chị về hướng tuyên nêu trên của Tòa án
Căn cứ vào điều 127 của BLDS “lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của
một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch
đó.” và tại biên bản lấy lời khai ngày 28/02/2017, ông Nguyến Thái Thanh (giáp
ranh nhà bà Anh) khai: Tháng 12/2015, Sư đoàn có thông báo vào đầu năm 2016
sẽ xây tường rào, tháng 02/2016 Sư đoàn tiếp tục thông báo ngày 15/3/2016 sẽ xây
tường rào, ông Thanh không thông báo lại việc xây tường rào cho bà Anh vì đại
diện Sư đoàn không nhờ ông thông báo lại. Qua đó, cho thấy bà Anh không biết
thông tin trên và không cố ý lừa dối bà Mai trong việc thực hiện giao dịch chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, hướng tuyên trên của Tòa án là vô cùng hợp lý.

You might also like