You are on page 1of 2

Vấn đề 3: Giao dịch xác lập do có lừa dối

Tóm tắt Quyết định số: 210/2013/DS-GĐT


Nguyên đơn: bà Châu Thị Nhất
Bị đơn: ông Nguyễn Văn Dưỡng
Bà Châu Thị Nhất trình bày: Hai vợ chồng bà có tài sản chung là 5 lô đất với diện tích
162,220m2. Sau khi từ Đài Loan trở về nước, bà và ông Dưỡng li hôn, lúc này bà mới biết
ông Dưỡng bán lô đất đứng tên bà cho ông Võ Minh Tài. Bà yêu cầu hủy hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Tài vì ông Dưỡng đã giả chữ kí của bà
để bán phần tài sản chung của 2 vợ chồng.
Ông Nguyễn Văn Dưỡng trình bày: Trong thời gian bà Nhất sang Đài Loan để xuất khẩu
lao động, vì không đủ khả năng nuôi 3 đứa con nhỏ nên ông đã bán hết 5 lô đất, trong đó
có 1 lô đứng tên bà Nhất. Ông giả chữ kí tên bà để sang tên lô đất cho ông Võ Minh Tài.
Hai vợ chồng chỉ có tài sản chung là hai lô đất, một lô bà Nhất đứng tên, 1 lô ông Dưỡng
đứng tên, 1 lô em ông Dưỡng đứng tên nên không phải tài sản chung của 2 vợ chồng, từ
đó xảy ra tranh chấp.
17. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu
do lừa dối có còn không? Vì sao?
Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu do lừa
dối là không còn.
Vì:
Theo khoản 1, Điều 136 Bộ Luật dân sự 2005 quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn, bà mới biết ông Dưỡng giả chữ ký của bà để
chuyển nhượng đất cho ông Tài. Nhưng đến 10/12/2010, đã quá 1 năm thì bà Nhất mới
khởi kiện cho nên đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa
dối.
18. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa
dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
Theo Điều 136 BLDS 2005 không quy định hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối thì giao dịch được công nhân. Tuy nhiên, theo khoản 2
Điều 132 BLDS 2015 thì hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do bị
lừa dối mà không có yêu cầu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Đây cũng chính là điểm
mới của BLDS 2015 nhằm khắc phục những bất cập, lỗ hổng của BLDS 2005.
19. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương
ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?
Nếu trong vụ án này áp dụng các quy định của BLDS 2015 sẽ có hướng xử lý như sau:
 Về khởi kiện cũng giống như BLDS 2005.
 Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu do bị lừa dối cũng
là 2 năm những khác ở thời điểm bắc đầu tính thời hiệu: Theo Điều 136 BLDS
2005 thì thời hiệu yêu cầu là 2 năm kể từ ngày xác lập giao dịch; Còn theo Điều
132 BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu là 2 năm tính từ ngày người bị lừa dối biết
hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối.
 Theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 thì nếu hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch vô hiệu do bị lừa dối thì giao dịch có hiệu lực.
Vấn đề 4: Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu
20. Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên vì:
CSPL: Căn cứ theo khoản 1, Điều 137 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 131 BLDS 2015
“Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”.

You might also like