You are on page 1of 12

BÀI HỌC VỀ “HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP

ĐỒNG VÔ HIỆU”
Người hướng dẫn: Trần Văn Từ
I. KHÁI NIỆM
Hợp đồng vô hiệu là trường hợp hợp đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện
quy định tại Điều 117 BLDS, do đó sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng đã thỏa thuận trước đó, nên hợp đồng
sẽ không mang giá trị pháp lý.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU ( ĐIỀU 123- ĐIỀU 130
VÀ ĐIỀU 408)
1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
(Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)
Ví dụ 1: A thỏa thuận vay B 500 triệu, trong hợp đồng vay A có thỏa thuận với B nếu
sau thời hạn vay mà không trả được nợ thì sẽ thế vợ mình cho B ( tức là vợ của A sẽ
trở thành vợ của B) => Trái với đạo đức của xã hội.
Ví dụ 2: A thỏa thuận bán cho B 20 gam Hêrôin.
Với thỏa thuận này đã vi phạm điều cấm của luật, cụ thể Điều 3.2 Luật Phòng chống
ma túy 2000 (sửa đổi, bổ sung 2008) Điều 251.2.h BLHS.

2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 BLDS 2015)
 Giả tạo là những gì không có thật, giả tạo có thể là giả tạo về chủ thể, nội
dung và về đối tượng.
- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao
dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị
che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy
định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Ví dụ: Giao kết hợp đồng tặng
cho tài sản nhằm che giấu hợp đồng gửi giữ.
- Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Ví dụ: Các bên thoả thuận giao kết

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
hợp đồng tặng cho nhưng không làm phát sinh quyền của người được tặng cho
(hợp đồng tưởng tượng) nhằm trốn tránh việc trả nợ người cho vay trước đó. Khi
đó hợp đồng tặng cho giả tạo đó sẽ bị vô hiệu.
Ví dụ: A bán cho B một căn nhà, các bên thỏa thuận giá trị của ngôi nhà
là 2.500.000.000 đồng. Nhưng hai bên đã lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi giá
trị của ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng để gian lận việc nộp phí trước bạ sang
tên. Như vậy, hợp đồng ghi giá trị ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng bị coi là hợp
đồng giả tạo ( che dấu hợp đồng thật)
3. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125
BLDS 2015)
Ví dụ: Anh H bị tâm thần do tai nạn từ tháng 01/2015. Ngày 20/05/2016
Anh H đã được giám định pháp y tâm thần và được tòa án ra quyết định là
nguyền Mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 15/11/2017, do biết anh H có sở
hữu một mảnh đất ngay trung tâm thành phố nên anh M (bạn anh H) đã lợi
dụng và dụ dỗ anh H ký vào hợp đồng mua bán mảnh đất đó. Biết được sự việc,
gia đình anh H đến gặp anh M để nói chuyện nhưng anh M không những không
hủy hợp đồng mà còn dọa sẽ kiện lại gia đình anh H. Trong trường hợp này, mặc
dù hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất có chữ ký của chủ sở hữu là anh H,
nhưng anh H là người mất năng lực hành vi dân sự nên hợp đồng vô hiệu. Mảnh
đất vẫn thuộc quyền sở hữu của anh H.
4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS 2015)
Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một
bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường
hợp:

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
– Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường
hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có
thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao
dịch dân sự vẫn đạt được.
Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà
tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn
xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc,
sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch
phải xác định được. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của
mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Trong nhiều trường hợp, sự nhầm lẫn có thể xảy đến do lỗi của bên đối
tác. Khi một bên có lỗi làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch mà
xác lập giao dịch (ví dụ: Không đưa ra chỉ dẫn rõ ràng bằng tiếng Việt về công
dụng của tài sản…) thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội
dung của giao dịch đó. Nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có
quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 126 BLDS năm 2015).
Tuy nhiên, lỗi ở đây chỉ có thể là lỗi vô ý. Nếu sự nhầm lẫn do lỗi cố ý của bên
đối tác thì khi đó sẽ thuộc trường hợp vô hiệu do lừa dối.
Ví dụ: A kí hợp đồng mua 100 bộ chén của B, hai bên đã có sự thỏa thuận
về giá cả và thời điểm giao hàng. Đến ngày giao hàng, do khác biệt về ngôn ngữ
vùng miền nên thay vì nhận được chén (là loại bát nhỏ dùng ăn cơm theo cách
gọi của người miền Nam) thì A lại nhận được 100 bộ chén uống trà (theo cách
gọi chén của người miền Bắc) từ B. Trong trường hợp này, A và B có thể khắc
phục bằng cách giữ nguyên hàng hóa và thống nhất lại đối tượng của giao dịch.
Nếu cả 2 bên không đồng ý điều này, giao dịch bị tuyên bố vô hiệu.
5. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 BLDS
2015)

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
- Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Ví dụ: Dùng thủ đoạn nói là vật tốt để bán với giá đắt…
Ví dụ: A bán cho B một bầy cừu, trong bầy cừu có 30 con cụt đuôi.
Trong đó chỉ có 04 con cụt đuôi thuần chủng còn lại là do bị chặt đuôi. Đây là
một hành vi cố ý ( Muốn có lừa dối thì phải có hành vi cố ý)
- Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên
hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm
tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của
mình hoặc của người thân thích của mình.
Ví dụ: A không muốn bán xe cho B nhưng B lại đoe dọa nếu không bán
thì sẽ bị “no đòn” A phải bán.
Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ bị vô hiệu
khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép và toà án chấp nhận yêu
cầu đó. Như vậy, những giao dịch được xác lập do các tác động này vẫn có hiệu
lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép.
6. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình (Điều 128 BLDS 2015)
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng
thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Ví dụ: trong khi say rượu A
đã ký hợp đồng với B chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà A đang sở hữu cho
B với giá chỉ bằng 1/2 giá thị trường tại thời điểm đó. Trong trường hợp này,

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao dịch, A không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình.
Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể thống
nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải đặt nó
trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng
phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu
lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.
7. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều
129)
Ví dụ: M góp vốn vào công ty của N bằng quyền sử dụng đất của mình.
Tuy nhiên, hợp đồng góp vốn kinh doanh chỉ có chữ ký của 2 bên mà không
được chứng thực. Trong trường hợp này, hợp đồng góp vốn vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc
chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản
này”. Vậy, để đảm bảo được quyền lợi của mình cũng như tránh các rủi ro có thể
gặp sau này, M cần phải công chứng/ chứng thực hợp đồng này.
8. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần ( Điều 130)
 Khi 1 phần hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu
lựccủa phần còn lại của hợp đồng.
 1 phần vô hiệu và 1 phần có hiệu lực  Phần vô hiệu  Điều 131.
Còn phần có hiệu lực sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên.
Ví dụ: A thỏa thuận vay B 500 triệu đồng nhưng khi giao tiền thì B giao
cho A 270 triệu và 10 đô la Mỹ. Việc thực hiện hợp đồng các bên giao
bằng ngoại tệ là phần hợp đồng vô hiệu.

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
9. Giao dịch dân sự vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được ( Điều
408)

Thông thường, giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng dân sự nói riêng sẽ bị
vô hiệu nếu thiếu một trong các điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều
117 BLDS 2015. Tuy nhiên đối với hợp đồng dân sự, ngoài các quy định về
giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 122 đến Điều 133 BLDS, hợp đồng dân sự
còn bị vô hiệu khi có "đối tượng không thể thực hiện được" (tức là hợp đồng
được giao kết mà không vi phạm các điều kiện có hiệu lực tại Điều 117
BLDS).
a. Đối tượng của hợp đồng trong quy định này
 là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không phải thực hiện.
Theo đó, đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được có thể là
tài sản không thể chuyển giao được, công việc phải làm nhưng không
thể thực hiện được, nếu có thực hiện cũng không mang lại kết quả.
b. Điều kiện áp dụng
- Thời điểm xác định đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện
được: Điều 408.1 BLDS 2015  khi hợp động được giao kết.
Trong trường hợp hợp đồng có đối tượng không còn sau khi hợp đồng
được giao kết thì hợp đồng chấm dứt chứ không vô hiệu.
Ví dụ: A ký hợp đồng thuê nhà của B có thời hạn 03 năm. Bên thuê đã
nhận nhà và sử dụng được 01 năm. Do xây dựng gần bờ sông và bị lũ cuốn trôi,
nên hợp đồng thuê nhà không thể tiếp tục được. Do đó, hợp đồng bị chấm dứt
theo quy định Điều 422.5 BLDS 2015.
- Lý do làm cho đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được:
Điều 408.1 BLDS 2015 đã không còn quy định thuật ngữ “khách quan”
như BLDS 2005  Lý do ở đây có thể là khách quan hoặc vì lý do khác không
phải là khách quan ( chủ quan)

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
Ví dụ 1: A ký hợp đồng để thuê B cày đất để trồng sắn, tuy nhiên đến
chiều cùng ngày ký kết khi B chuẩn bị tiến hành công việc thì toàn bộ diện tích
đất được sử dụng của A bị lỡ xuống sông, nên B không thể thực hiện việc làm
đất bãi cho A.
Ví dụ 2: A kí hợp đồng thuê đất cạnh bờ sông để mở quán nhậu, nhưng
qua ngày hôm sau có cơn mưa lớn, bờ sông tại vị trí mà A đã thuê để làm quán
nhậu bị sạc lỡ, vì vậy công việc mở quán của A không thể thực hiện được.

Ví dụ 3: A biết đất của mình trong dự án sẽ bị thu hồi giải phóng mặt bằng
để làm đường. B từ nơi khác đến và không biết dự án , nên A đã lợi dụng để ký
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với B, số tiền B vay lãi xuất
1%/tháng, thời hạn vay 03 năm. Trường hợp này A phải bồi thường số tiền lãi bị
thiệt hại cho B.

c. Hệ quả pháp lý của hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được

- Hợp đồng vô hiệu:

Hợp đồng có đối tượng không thực hiện được vào thời điểm giao kết hợp
đồng sẽ bị vô hiệu.
Nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì hợp đồng đó chấm dứt theo quy
định tại khoản 5 điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ví dụ: A và B xác lập hợp
đồng xây dựng một cao ốc tại một địa điểm xác định trong nội thành. Hợp Đồng
chưa được thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định quy hoạch
và cấm xây dựng các cao ốc, nên việc xây dựng không thể thực hiện được. Nếu
hợp đồng chưa thực hiện thì có thể xem đây là hợp đồng vô hiệu do có đối tượng
là công việc không thể thực hiện được; nếu hợp đồng đã được thực hiện một
phần và phần còn lại là không thể thực hiện được, thì phần còn lại sẽ bị chấm
dứt.

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
Ngoài ra, đối với các hợp đồng có nhiều đối tượng mà các đối tượng đó
có thể được thực hiện độc lập với nhau, thì chỉ phần hợp đồng nào có đối tượng
không thực hiện được mới vô hiệu. Các nội dung khác của hợp đồng liên quan
đến các đối tượng khác thực hiện được vẫn có giá trị pháp lý.
- Trách nhiệm của các bên liên quan làm cho hợp đồng vô hiệu do có đối
tượng không thể thực hiện được.
Vấn đề này được xác định tùy thuộc vào lý do hợp đồng vô hiệu có hay
không có lỗi chủ quan của các bên theo quy định tại khoản 2 điều 408 Bộ luật
Dân sự năm 2015 có thể phân biệt các trường hợp sau đây:
+ Nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do khách
quan.
Ví dụ: Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc do sự thay đổi chính sách
pháp luật, chính sách nhà nước.
 Không thể thực hiện được  Vô hiệu  Khôi phục lại tình
trạng ban đầu.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà bị vô hiệu vì tại thời điểm giao kết hợp đồng,
căn nhà đó đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải tỏa để xây
dựng công trình an ninh quốc gia và cấm chuyển dịch nhà mà các bên đều không
biết nội dung quyết định này thì hợp đồng vô hiệu và các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu ( Giao trả lại mặt bằng, hoàn trả lại tiền mua nhà…)
+ Nhưng nếu đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do chủ
quan thì bên có lỗi làm cho đối tượng không thể thực hiện thì phải chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định chung. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một
bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì
phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. ( Điều 408.2 BLDS
2015)
III. Hậu quả pháp lý của Hợp đồng vô hiệu theo quy định của BLDS 2015
1. Khôi phục tình trạng ban đầu
- Điều 131.1 BLDS 2015 đều quy định “giao dịch dân sự vô hiệu không
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm giao dịch được xác lập”.
- Điều 137.2 BLDS 2015 quy định “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các
bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng
tiền”. BLDS 2015 còn thêm khoản 5 với nội dung “Việc giải quyết hậu quả của
giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định”.
 Việc bổ sung này là cần thiết phù hợp với các quy định trong Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014.
2. Vấn đề hoa lợi, lợi tức
Từ khi giao dịch dân sự được xác lập đến khi phải hoàn trả do giao dịch
dân sự vô hiệu, tài sản có thể làm phát sinh hoa lợi, lợi tức. Khi giao dịch dân sự
vô hiệu thì cần phải giải quyết số phận của những hoa lợi, lợi tức này. Khoản 3
Điều 131 BLDS 2015 quy định “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức
không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Điều này có nghĩa là việc hoàn trả
hay không hoàn trả hoa lợi, lợi tức phụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay
tình của bên nhận tài sản như các quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật.
3. Vấn đề bồi thường thiệt hại

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại BLDS 2015 vẫn quy định theo
hướng “bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Khoản 4 điều 131
BLDS 2015).
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi
thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại.
- Về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại
xảy ra (không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường.)
Lưu ý: Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho giao dịch dân sự
vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để
quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.
4. Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
Bảo vệ người thứ ba ngay tình được quy định tại điều 133 BLDS 2015
như:
Thứ nhất: Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao
dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay
tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
Thứ hai: Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao
dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng
ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường
hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ
chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
Thứ ba: Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay
tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại
khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc
giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và
bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A và B là những đồng thừa kế tài sản ( ngôi nhà). Năm 2017, A
giả mạo giấy ủy quyền của B làm thủ tục đứng tên quyền sở hữu nhà ở. Năm
2019, A thỏa thuận bán ngôi nhà trên cho K (K đã làm thủ tục đăng ký quyền sở
hữu). Có 2 trường hợp xảy ra:
- Một là, năm 2020 K bán ngôi nhà ở trên cho M. Anh M thấy đầy đủ các
điều kiện nên đã xác lập hợp đồng có công chứng và đăng ký quyền sở hữu.
- Hai là, K nợ số tiền 700 triệu đồng bị Tòa án xử buộc phải trả nợ nên
ngôi nhà được bán đấu giá để thi hành án khoản nợ của K. M đã mua nhà ở trên
theo thủ tục bán đấu giá.
Khi M tiến hành phá bỏ nhà cũ để xây nhà mới thì B phát hiện. M là
người thứ 03 ngay tình vì không biết và không thể biết hợp đồng trước đó vô
hiệu.
5. Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
- Thời hiệu 2 năm:
 Điều 132.1 BLDS 2015.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 BLDS 2015)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS 2015)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 BLDS
2015)

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình (Điều 128 BLDS 2015)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129
BLDS 2015)
- Thời hiệu không bị hạn chế:
 Điều 132.2 BLDS 2015.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
(Điều 123 BLDS 2015)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 BLDS 2015)
III. ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
Bước 1: Đọc và bám sát vào Điều 117 xác định hợp đồng có hiệu lực không?
Nếu thiếu 01 trong các điều kiện tại Điều 117 BLDS 2015 thì vô hiệu  Xác
định rõ vô hiệu ở phần nào Điều 117 BLDS 2015 ( Về chủ thể; Về tính tự
nguyện; Về mục đích và nội dung và Về hình thức?)
Bước 2: Tra cứu Điều 123 – Điều 130 BLDS 2015 và Điều 408 BLDS 2015
xem rơi vào Điều nào  Thì Điều luật yêu cầu như thế nào thì giải quyết theo.
Bước 3: Bám tiếp Điều 131 BLDS 2015 để giải quyết theo Điều luật và yêu cầu
của tình huống.
Lưu ý: Nếu xác định thiệt hại  phải xác định lỗi  Xác định theo Nghị quyết
01/2003 và Nghị quyết 02/2004.

Người hướng dẫn: TRẦN VĂN TỪ #FB: Thái Bình Thình Trị #0962211057 1

You might also like