You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Thu Hường

MSV: 11192345
Lớp: Luật 61
BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ

Câu 1: Xác định giá trị pháp lý của các hợp đồng
- Hợp đồng tín dụng: Ông X là người đại diện pháp luật do công ty XT ký hợp
đồng vay vốn thì tuy nhiên ông X không phải là người ký hợp đồng vay vốn
này mà người ký hợp đồng là bà T, vợ ông X. Bà T cũng thừa nhận: Vào ngày
ký hợp đồng tín dụng, bà cùng ông X đến ngân hàng và bà là người ký vào hợp
đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cũng như giấy nhận tiền tại ngân hàng. Vậy
trên hợp đồng tín dụng thì bên cho vay sẽ là ngân hàng Z và bên vay xác định
là công ty XT và đại diện vay vốn là bà T.
Theo khoản 4 điều 15 của Luật doanh nghiệp 2014 thì Việc chỉ định người đại
diện ủy quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và coq quan
đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chỉ định. Do đó
bà T kí hợp đồng mà không có văn bản ủy quyền là sai. Nhưng hợp đồng sẽ
không bị coi là vô hiệu toàn bộ khi mà người ký hợp đồng không đúng thẩm
quyền nhưng trong quá trignh thực hiện hợp đồng đó người mà theo quy định
của pháp luật có thẩm quyền ký hợp đồng chấp thuận mà không có sự phản đối.
Trong đó thì ông X có đi cùng bà T để kí hợp đồng tín dụng cho thấy rằng ông
X biết việc bà T kí mà không đưa ra bất kì sự phản đối nào. Do đó mà hợp
đồng tín dụng không bị vô hiệu toàn bộ.
- Hợp đồng thế chấp : Tại điều 317 BLDS 2015, thế chấp là việc một bên (sau
đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và
không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tại thời điểm kí kết
HĐTC mảnh đất được thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo cho nghĩa vụ vay
vốn của công ty XT đứng tên hai vợ chồng ông X và bà T. Nghĩa là tại thời
điểm đó, bên thế chấp tài sản là vợ chồng ông X và bà T- người sở hữu mảnh
đất để đảm bảo với bên nhận thế chấp là ngân hàng Z việc thực hiện nghĩa vụ
trả nợ của công ty XT.
Theo điều 35 LHNGĐ 2014 thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa
thuận bằng văn bản của vợ chồng nếu như tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập
chủ yếu của gia đình. Bởi vậy khi kí hợp đồng thế chấp mà tài sản thế chấp là
tài sản chung của vợ chồng thì trong hợp đồng thế chấp phải có chữ ký của cả 2
vợ chồng để thể hiện sự đồng thuận trong việc thế chấp tài sản. Tuy nhiên, vợ
chồng có thể ủy quyền cho nhau thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản
chung Trường hợp trên nếu ông X có ủy quyền cho bà T ký hợp đồng thế chấp
tài sản thì HĐTC này có hiệu lực. Trường hợp, không tồn tại văn bản ủy quyền
của ông X và bà T để ký HĐTC thì hợp đồng thế chấp vô hiệu Ngoài ra, việc
thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng
hoặc ghi nhận trong hợp đồng chính. Trong trương hợp pháp luật có quy định
thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Do đó,
trường hợp này HĐTC có hiệu lực khi được công chứng và đăng ký giao dịch
đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 2: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này:
-Theo điểm b khoản 1 Điều 35 của bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về kinh
doanh,thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo Khoản 1 điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự
2015,tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,tổ
chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Ngân hàng Z và công ty TNHH XT đều là các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh,thương mại ,là các tổ chức có đăng kí kinh doanh.Việc ngân hàng Z khởi kiện
công ty XT được xem là tranh chấp thương mại và được giải quyết sơ thẩm tại TAND
cấp huyện.
Theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của tòa án theo lãnh
thổ,trường hợp có đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động
sản có thẩm quyền giải quyết .Nên ngân hàng Z có thể kiện lên TAND thành phố
Vinh,nơi có tài sản đảm bảo để đòi lại quyền lợi của mình.
Câu 3: Xác định yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
Trong tình huống này thì tranh chấp giữa ngân hàng Z và công ty TNHH XT là tranh
chấp thương mại về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Hợp đồng tín dụng theo
khoản 1 điều 30 BLTTDS 2015.
Cho nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong tình huống này là yêu cầu công ty
TNHH XT thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Hợp đồng tín dụng.

Câu 4: Hướng giải quyết của tranh chấp


Tại khoản 1 điều 51 của Luật doanh nghiệp 2014 thì nghĩa vụ của của thành viên
trong công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau: Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam
kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4
Điều 48 của Luật này. Vì vậy mà ông X sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi 60%
số vốn góp còn bà T sẽ chịu trách nhiệm với phần vốn góp 40% với các khoản nợ của
Công ty.
Và khi mà hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp được coi là hợp pháp khi mà doanh
nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng từ đó mà tài sản chung của
ông X vad bà T mang ra thế chấp là mảnh đất ở thành phố Vinh sẽ bị xử lý để đảm
bảo nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp.
Đối với phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì theo quy định điều 59 Nghị định
163/2006/NĐ-CP có 4 phương pháp xử lý tài sản bảo đảm: “
1. Bán tài sản bảo đảm.
2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa
vụ của bên bảo đảm.
3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong
trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
4. Phương thức khác do các bên thoả thuận.”
Do mảnh đất mà ông bà XT sử dụng làm tài sản thế chấp có giá trị rất lớn vì vậy mà
hai ông bà XT có thể thỏa thuận với ngân hàng về việc xử lý mảnh đất đó bằng cách là
xin phép bán mảnh đất đó để thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Ngân hàng Z và ông
bà XT có thể ngồi xuống thỏa thuận cùng nhau để chọn ra phương án giải quyết phù
hợp nhất vì mục đích mà các ngân hàng hướng tới là xử lý tài sản để thu hồi các khoản
nợ đã cho vay. Trong trường hợp mà hai ông bà XT có thể bán mảnh đất với số tiền
lới thì sẽ giúp họ trả nợ được ngân hàng giảm bớt gánh nặng kinh tế khi chi trả số tiền
lớn hàng năm và tránh trường hợp một khi mảnh đất đó bị định giá thấp hơn sau quá
trình thẩm định. Còn về nguyên tắc thì khi đến hạn mà Ông bà XT không trả được nợ
thì tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất sẽ được đem ra đấu giá để thu hồi nợ. Trong
trường hợp mà phía ngân hàng đã mang giá trị quyền sử dụng đất trên ra phát mãi
nhưng mà giá trị được định giá thấp và không đủ khả năng trả hết nợ thì hai ông bà
XT có trách nhiệm trả nốt phần nợ còn thiếu trong khoảng thời gian thỏa thuận giữa
hai bên.

You might also like