You are on page 1of 22

Xây dựng tình huống và giải quyết hậu quả

pháp lý theo BLDS 2015


MỤC LỤC
Điều 123: GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.............................................................1
Điều 124: GDDS vô hiệu do giả tạo................................................................................................................................1
2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng  dân sự vô hiệu do giả tạo.........................................................................................1
3. Trường hợp người thứ ba ngay tình khi hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo.............................................................2
Điều 125: GDDS vô hiệu do ng chưa thành niên, ng mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.....................5
Điều 126: GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn.......................................................................................................................7
Điều 127: GDDS vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa..............................................................................................................8
Điều 128: GDDS vô hiệu do ng xác lập không làm chủ được hành vi.........................................................................9
Câu trả lời.................................................................................................................................................................... 10
Điều 129: GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định hình thức..............................................................................10
Điều 408: Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được...................................................................12
Điều 52: Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên.......................................................................................13
Điều 53: Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự..................................................................13
Điều 54: Giám hộ cử, chỉ định......................................................................................................................................14
Điều 68: Tuyên bố mất tích...........................................................................................................................................16
Điều 71: Tuyên bố chết.................................................................................................................................................16
Điều 136: Đại diện theo pháp luật của cá nhân...........................................................................................................19
Điều 137: Đại diện theo pháp luật của pháp nhân......................................................................................................19
Điều 138: Đại diện theo ủy quyền.................................................................................................................................20

ĐIỀU 123: GDDS VÔ HIỆU DO VI PHẠM ĐIỀU CẤM CỦA LUẬT, TRÁI ĐẠO ĐỨC
XÃ HỘI
Ví dụ: Hợp đồng mua bán ma túy, chất cháy nổ là những hợp đồng có nội dung và mục đích vi phạm điều cầm
của pháp luật, vì vậy những hợp đồng này đương nhiên vô hiệu.
Điều này có nghĩa rằng nếu giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đưc xã hội thì bị vô hiệu. Vi phạm điều cấm của pháp luật có nghĩa là vi phạm những quy định của pháp luật
không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, ví dụ như hành vi buôn bán chất ma tuý. Đạo đức
xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa
nhận và tôn trọng.
Ví dụ: Hai người nam nữ không xuất phát từ mục đích của hôn nhân, mà chỉ muốn lợi dụng việc đăng ký kết
hôn để có thể nhập quốc tịch nước ngoài dễ dàng. Và họ có thỏa thuận chung với nhau về hợp đồng hôn nhân về
việc trên. Hợp đồng của hai người này là hợp đồng vô hiệu vì hành vi trên là hành vị kết hôn giả tạo một trong
các hành vi bị cấm được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

1
ĐIỀU 124: GDDS VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO
Giao dịch được xác lập nhằm che giấu một giao dịch khác
Trong trường hợp này, có sự tồn tại của hai giao dịch song song nhau, trong đó có giao dịch đích thực (bên
trong) và giao dịch giả tạo (che giấu, biểu hiện ra bên ngoài bằng hợp đồng).
Ví dụ: Ông A muốn tặng cho con gái út của mình một ngôi nhà nhưng vì lý do tế nhị sợ các con khác biết được
có thể gây mẫu thuẫn trong gia đình nên ông A và con gái đã ký kết hợp đồng mua bán nhà với nhau Ở đây có
hai giao dịch song song tôn tài là giao dịch mua bán giữa ông A và con gái, tuy nhiên đó chỉ là giao dịch giả tạo,
còn giao dịch thứ hai chính là hợp đồng tặng cho giữa ông A và con gái, đây mới chính là giao dịch thể hiện ý
chí đích thực của hai bên.
Khi xác lập giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác, các bên chủ thể đều tự nguyện bày tỏ và thống nhất
với nhau về ý chí, nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí bên trong và bên ngoài, các bên xác lập giao dịch
nhưng trên thực tế không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên (có thể chỉ vì mục đích riêng hoặc vi
phạm pháp luật).
2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng  dân sự vô hiệu do giả tạo

 Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu như
sau:

o Về quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên khi xác định là giao dịch dân sự vô hiệu: không làm thay đổi,
phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
o Về vấn đề khôi phục lại tình trạng ban đầu: Các bên có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi giao dịch dân sự vô hiệu. Trường hợp không thể hoàn trả được
bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
o Về vấn đề lợi tức, hoa lợi: Bên ngay tình không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức trong việc thu lợi tức,
hoa lợi. Như vậy, việc hoàn trả hoặc không hoàn trả số hoa lợi, lợi tức thu được phụ thuộc vào bên nhận
tài sản có ngay tình hoặc không ngay tình chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
o Về vấn đề bồi thường thiệt hại: Khi giao dịch dân sự vô hiệu mà có thiệt hại xảy ra thì bên có lỗi gây
thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp này, khi các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì
Tòa án xác định thiệt hại.
o Về giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu: khi giao dịch dân sự vô hiệu có liên quan đến quyền
nhân thân thì căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan quy định.

 Như vậy, khi hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo thì hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 131 Bộ luật
Dân sự năm 2015 như đã phân tích ở trên.

3. Trường hợp người thứ ba ngay tình khi hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo

 Ví dụ: A cho B vay nợ với số tiền là 300 triệu đồng, để bảo đảm cho việc trả nợ thì B ký giấy vay nợ
đồng ý bán căn nhà cho A. Việc mua bán chưa được thực hiện thì B bán căn nhà này cho C (Hợp đồng
mua bán nhà đã công chứng). Sau khi bán nhà xong thì B không chịu trả tiền cho A. Như vậy với mục
đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho A mà B đã thực hiện một hợp đồng mua bán khác với C, do
đó, hợp đồng giữa B và C bị coi là vô hiệu do giả tạo.
 Từ ví dụ trên, việc bảo vệ người thứ ba ngay tình là A khi giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Điều
133 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo vệ quyền lợi người thứ ba khi giao dịch dân sự vô hiệu quy định
như sau:

o Nếu đối tượng giao dịch là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ
ba thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực

2
 Tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu là tài sản không có giấy tờ chứng minh tài sản đó thuộc quyền
sở hữu của ai. Một số tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu như gia súc, gia cầm, tiền, vàng, vật
dụng có giá trị đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch loại tài sản này có hiệu lực
mặc dù trước khi người thứ ba tham gia vào giao dịch này đã có một giao dịch dân sự trước đó được xác
lập nhưng bị vô hiệu.

o Nếu đối tượng giao dịch là tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau đó chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình thì việc thực hiện giao dịch được xác lập vẫn có
hiệu lực.

 Trong trường hợp, tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, sau đó chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình bằng một giao dịch dân sự khác và
người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực.

o Nếu đối tượng giao dịch tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba không có hiệu lực. Trong trường hợp này
người thứ ba muốn nhận được tài sản này thì phải thông qua bán đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm
quyền vì theo pháp luật về đấu giá tài sản thì khi có văn bản mua được tài sản đấu giá, người mua được
tài sản có quyền đăng ký sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tài sản đó hoặc thông qua giao dịch với người
mà theo quyết định, bản án của cơ quan nhà nước có thẩm là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó do bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị hủy, sửa làm cho chủ thể này không là chủ sở hữu tài
sản.
o Trường hợp giao dịch dân sự có hiệu lực thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba
ngay tình.

 Vụ việc, Vụ án:  Tranh chấp hợp đồng thuê nhà


 Số hiệu:  22/2010/DS-S
 Ngày tuyên án:  27-09-2010
 Hợp đồng nghi là giả cách, giả tạo: Hợp đồng đồng mượn nhà
 Mục đích: Xin giấy phép kinh doanh
Bản án 69/2021/DS-PT ngày 08/03/2021 về tranh cháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở và hợp đồng vay tài sản.

Nội dung vụ án: Tranh chấp xảy ra ông C yêu cầu Tòa án tuyến hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở có công chứng ngày 18/7/2012 là vô hiệu vì đây là một giao dịch giả tạo
nhằm che đầu một giao dịch khác là thể chấp tài sản để vay tiền, đồng ý trả cho bà X số tiền 100.000.000
đồng còn thiếu làm một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật

Tòa án nhân dân quyết định: Tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở có chứng nhân của Văn phòng Công chúng C ngày 18/7/2012, giữa ông Đăng Thành T1 do ông
Đăng Thành C đại diện theo ủy quyền và ông Phạm Thanh S đối với toàn bộ quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở tại số đường Đ ấp 2 xã A huyện B, Thành phố Hồ Chí Minh là vô hiệu do giả tạo.
Anh Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B là hai anh em ruột, sau khi tốt nghiệp đại học, hai anh em đã cùng nhau
thành lập công ty riêng để cùng nhau làm ăn. Do làm ăn phát đạt mà đến năm 2008, hai anh em đã có một
khoản tiền lớn. A và B đã quyết định mua hai căn nhà liền kề nhau tại khu vực Hoàng Mai, Hà Nội (lúc mua
nhà cả hai anh em chưa lập gia đình).

3
Năm 2010, A có bạn gái đang học tập và sinh sống ở nước ngoài, A muốn lập nghiệp và cùng bạn gái định cư
tại nước ngoài nên muốn bán căn nhà đang ở để làm vốn. Anh B muốn mua lại căn nhà của A. Anh A quyết
định bán nhà cho em trai với giá 2,5 tỷ đồng (thỏa thuận miệng).

Tuy nhiên để tránh một số thủ tục rườm rà, tránh đóng trước bạ mà cả hai đã nhất trí là: anh A viết giấy cho
tặng căn nhà cho B (hợp đồng cho tặng giả sử đã thực hiện hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực) và coi như
giao dịch này là giao dịch cho tặng tài sản (dù anh B đã trả đủ 2,5 tỷ cho anh A và đã được anh A hứa trước là
sẽ giao nhà khi B trả đủ tiền).

Tuy nhiên anh A không thực hiện giao nhà cho B đúng thời hạn mà cả hai đã bàn bạc từ trước, hai bên xảy ra
tranh chấp. B có đâm đơn ra Tòa nhờ Tòa án giải quyết.

-Giao dịch giả tạo là giao dịch được biểu hiện ra bên ngoài nhưng nó lại không biểu đạt đúng ý chí, mong
muốn, nguyện vọng của hai bên chủ thể khi quyết định xác lập giao dịch với nhau. Thông thường giao dịch giả
tạo có những ưu điểm, thuận lợi cho hai bên chủ thể khi thực hiện giao dịch.
Trong tình huống nêu trên, giao dịch A tặng cho tài sản (căn nhà của A tại khu Hoàng Mai, Hà Nội) cho B là
giao dịch dân sự giả tạo. Xác định được như vậy bởi lẽ, anh A muốn ra nước ngoài sinh sống và lập nghiệp
cùng bạn gái, anh A cần một số vốn thêm nên mới ra quyết định bán căn nhà. Khi quyết định bán của anh A
được thể hiện ra bên ngoài, anh B muốn mua.

Cả hai đã nhất trí với nhau về giá tiền là 2,5 tỷ đồng. Anh B đã thực hiện trả đủ 2,5 tỷ đồng cho anh A và anh A
đã thỏa thuận miệng sẽ giao nhà cho anh B khi A nhận đủ số tiền này. Như vậy, rõ ràng việc A cho tặng B căn
nhà là không đúng với thực tế và giao dịch cho tặng tài sản này là giả tạo

-Giao dịch thực chất là giao dịch được xác lập dựa trên cơ sở tự do ý chỉ của các bên chủ thể, giao dịch này biểu
đạt được đúng ý chí, nguyện vọng của các bên chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch. Giao dịch thực chất được
các chủ thể tham gia giao dịch thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên vì một số lý do nhất định mà giao dịch thực
chất bị các chủ thể che giấu đi và thể hiện ra bên ngoài bằng một giao dịch khác.
Trong trường hợp của AB, thực tế cho thấy B đã trả đủ số tiền mua nhà mà cả hai đã nhất trí là 2,5 tỷ đồng và
được A hứa sẽ giao nhà. Như vậy, giao dịch thực chất ở đây là giao dịch mua bán tài sản trong đó A là người
bán, B là người mua.
Như đã xác định ở trên, giao dịch tặng cho tài sản là giao định giả tạo, giao dịch mua bán tài sản là giao dịch
thực chất. Đây là trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và phải được giải quyết hậu quả pháp lý theo
quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 122 BLDS 2015 quy định đối với giao dịch dân sự được xác lập giả tạo nhằm che giấu một một giao dịch
khác thì: “giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng
vô hiệu theo quy định của Bộ luật này…”

Điều 131 BLDS 2015 quy định: “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ
thời điểm xác lập.

4
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;
nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi
tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Áp dụng vào trường hợp của anh A anh B: Giao dịch tặng cho tài sản là căn nhà của A là giao dịch giả tạo nên
giao dịch này đương nhiên vô hiệu đồng nghĩa với việc không phát sinh, thay đổi chấm dứt nghĩa vụ dân sự của
A và B trong giao dịch này. Nói cách khác, A không có nghĩa vụ phải trao tặng nhà cho B và B cũng không
được hưởng căn nhà này một cách miễn phí.

Giao dịch mua- bán tài sản là giao dịch thực chất, tuy nhiên trong trường hợp này tài sản được đem ra giao dịch
là một căn nhà nên giao dịch mua-bán này theo quy định của pháp luật cần phải đảm bảo cả yêu cầu về hình
thức của giao dịch.

Như vậy giao dịch A bán nhà cho B tuy đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện chủ thể, sự hoàn toàn tự nguyện
của hai bên chủ thể, nội dung mục đích không trái với quy định của pháp luật nhưng do không đảm bảo về mặt
hình thức (mua bán nhà không thể thực hiện thông qua hợp đồng bằng miệng) mà pháp luật không thừa nhận
giao dịch này có hiệu lực trên thực tế.

Như vậy A và B không có phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự với nhau (A không có nghĩa vụ trao nhà cho B
theo thỏa thuận, không có quyền nhận tiền từ B; B không có nghĩa vụ trả 2,5 tỷ cho A và không có quyền nhận
nhà), cả hai sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận (A trả lại cho B 2,5 tỷ
đồng).

Nếu muốn việc mua-bán tài sản có hiệu lực thực tế, A và B sẽ phải lập một hợp đồng mua-bán theo đúng trình
tự, thủ tục của pháp luật và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trước Nhà nước. Như vậy khi hợp đồng mua-bán tài
sản có hiệu lực thì giữa A và B mới phát sinh quyền và nghĩa vụ dan sự với nhau.

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử 03 vụ án nêu trên đều nhận định giao dịch chuyển
nhượng nhà đất giữa các bên là hợp pháp và quyết định chấp nhận yêu cầu đòi nhà của nguyên đơn, buộc bị đơn
phải trả toàn bộ nhà đất cho nguyên đơn.

Xác lập giao dịch một cách giả tạo


Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
- Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ với chủ thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này
chủ thể đã xác lập một giao dịch giả tạo. Ví dụ: Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ trong một hợp đồng vay tài sản,
ông S đã ký hợp đồng giả tạo bán nhà cho người thân của mình là chị X nhằm tránh trường hợp ngồi nhà có thể
bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ông S.
- Khi tham gia giao dịch, chủ thể có thể phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định với nhà nước, nhưng chủ thể đã
xác lập giao dịch với sự giả tạo. Ví dụ: Ông H chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con gái mình là chị K
nhưng để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sự dụng đất theo quy định của nhà nước thì hai người đã
ký kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

5
ĐIỀU 125: GDDS VÔ HIỆU DO NG CHƯA THÀNH NIÊN, NG MẤT NĂNG LỰC
HÀNH VI DÂN SỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN
Tình huống 1: Do cần tiền chơi điện tử, cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ
mua cho để đi học với giá 01 triệu đồng cho ông L (thợ sửa xe đạp đầu phố). Sau khi phát hiện con không
đi xe đạp về nhà, nhiều lần tra hỏi, bố mẹ cháu A mới biết việc mua bán đó. Bố mẹ cháu A đã tìm gặp
ông L đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 01 triệu đồng nhưng ông L không đồng ý vì cho
rằng việc mua bán giữa ông và cháu A là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại
chiếc xe. Hai bên lời qua tiếng lại, bố mẹ cháu A đã tìm đến Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được giao
hòa giải vụ việc trên, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuấn giữa Bố mẹ cháu A và ông L là do cháu A (12
tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học với giá 01 triệu đồng cho ông L

2. Căn cứ pháp lý:

- Khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười
lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”

- Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu dongười chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:

“1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì
theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của
pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

3. Hướng giải quyết:

- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy địnhKhoản 3 Điều 21 và
Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên và về giao dịch dân sự vô hiệu do người
chưa thành niên xác lập, thực hiện để phân tích các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ
việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

- Hòa giải viên thuyết phục hai bên hòa giải không để xảy ra tranh chấp,mâu thuẫn, xung đột.
Thuyết phục ông L nhận lại 01 triệu đồng và trả lại chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho cháu A để đi học
vì cháu A là người chưa thành niên, việc thực hiện giao dịch giữa cháu A và ông L phải được sự đồng ý của bố
mẹ cháu A.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn cácbên đề nghị cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, toà án có thể tuyên bố giao

6
dịch đó là vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực
hiện

Ví dụ một người bị tâm thần, không có khả năng nhận thức được hành vi của mình đã kí hợp đồng để bán nhà
cho một người khác, giao dịch này bị coi là vô hiệu vì trong trường hợp này người bị tâm thần không thể tự
mình giao dịch được mà cần phải có người đại diện của họ.

7
ĐIỀU 126: GDDS VÔ HIỆU DO BỊ NHẦM LẪN
Vào sáng ngày 27/4/2018 sau khi được bà Nguyễn T S giới thiệu và chỉ lô đất thuộc thửa 2143 tờ bản đồ số 16
(46e), tỉnh Lâm Đồng, đã được Ủy ban nhân dân thành phố ĐA, tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho ông Kiều V D, bà H đã gặp ông Nguyễn V H1 là người được ông D ủy quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, hai bên thỏa thuận việc chuyển nhượng và lập Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử
dụng đất cùng ngày với nội dung bên nhận đặt cọc là ông Nguyễn V H1 và bên đặt cọc là bà Tô T H, số tiền đặt
cọc là 200.000.000đ. Theo bà H thì sau khi ký Hợp đồng đặt cọc bà đã giao cho ông H1 200.000.000đ. Đến
khoảng 15 giờ 20 phút cùng ngày khi ông D mang bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên, bà đối
chiếu với lô đất mà bà S giới thiệu thì không đúng vị trí. Do có sự nhầm lẫn nên bà đã yêu cầu ông H1 hủy việc
đặt cọc và trả lại tiền cọc đã nhận nhưng ông H1 không đồng ý vì cho rằng ông chỉ là người nhận cọc thay cho
ông D. Nay bà yêu cầu ông H1 và ông D phải trả lại cho bà 200.000.000đ. Ông Nguyễn V H1 thừa nhận có
nhận của bà H 200.000.000đ như nguyên đơn trình bày. Tuy nhiên, việc bà H cho rằng có sự nhầm lẫn vị trí lô
đất thỏa thuận chuyển nhượng là không đúng bởi lẽ khi gia đình ông có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, thông qua người môi giới là bà S, ông đã chỉ lô đất cho bà S đúng lô, thửa như Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã được cấp. Nay bà H không đồng ý tiếp tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa và yêu cầu
trả lại số tiền 200.000.000đ thì ông không đồng ý, đề nghị bà H liên hệ với chủ đất là ông D vì tiền cọc ông chỉ
nhận giùm, sau khi nhận đã đưa toàn bộ số tiền nói trên cho ông D.
Theo lời trình bày của ông Kiều V D thì lô đất mà bà H cho rằng khi bà S giới thiệu không trùng khớp với vị trí
lô đất của ông nên không muốn nhận chuyển nhượng nữa là do lỗi của bà H vì bà H có nhu cầu nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thì phải có trách nhiệm tìm hiểu, việc nhầm lẫn là do bà H nên không đồng ý trả lại
tiền cho nguyên đơn, tuy nhiên trên tinh thần thương lượng có đề nghị hỗ trợ cho bà H 50% số tiền với điều
kiện bà H phải viết đơn xin lỗi ông H1 và bù đắp những thiệt hại mà bà H đã gây ra cho bên chuyển nhượng
nhưng bà H không đồng ý.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Mặt khác việc giao dịch giữa các bên có sự nhầm lẫn về vị trí lô đất chuyển nhượng, quá trình giải quyết vụ án
cũng như tại phiên tòa các bên đều thừa nhận trước khi tiến hành đặt cọc, các bên chưa trực tiếp gặp nhau, thỏa
thuận việc chuyển nhượng, chỉ rõ lô đất giao dịch mà chỉ thông qua bà S là người trung gian môi giới dẫn đến
có sự mâu thuẫn trong việc trình bày về vị trí lô đất trong thực tế so với phần diện tích đất được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Do có sự nhầm lẫn về vị trí đối với tài sản giao dịch, việc các bên tiến hành ký giao kết

8
đặt cọc với nhau chưa tuân thủ hình thức do pháp luật quy định nên vô hiệu toàn bộ. Lỗi dẫn đến việc giao dịch
bị vô hiệu thuộc về bị đơn, nay bà H yêu cầu bên chuyển nhượng phải có trách nhiệm trả lại số tiến đã nhận cọc
là có căn cứ xem xét. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ án bà H chỉ yêu cầu bị đơn phải trả lại số tiền
190.000.000đ, xét đây là sự tự nguyện của nguyên đơn nên cần chấp nhận.
[4] Xét yêu cầu của bà H về việc đề nghị cả ông D và ông H1 cùng có trách nhiệm để trả tiền thì thấy rằng; dù
trong thực tế ông H1 là người trực tiếp ký thỏa thuận đặt cọc và nhận tiền cọc, tuy nhiên ông H1 đã giao toàn bộ
số tiền này cho ông D, ông D cũng thừa nhận đã nhận tiền từ ông H1 nên chỉ cần buộc ông D có trách nhiệm trả
cho bà H số tiền nói trên, cấp sơ thẩm buộc cả ông H1 và ông D cùng có trách nhiệm trả cho bà H số tiền
190.000.000đ là chưa phù hợp nên cần sửa lại phần này.
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015.
- Căn cứ các Điều 122, 126, 328 Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Căn cứ Khoản 2 Điều 26, Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa
án;
Chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn V H1, không chấp nhận kháng cáo của ông Kiều V D, sửa Bản án sơ
thẩm. Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Tô T H đối với ông Nguyễn V H1, ông Kiều V D về việc:
“Tranh chấp Hợp đồng dân sự có đặt cọc”. Buộc ông Kiều V D có trách nhiệm trả cho bà Tô T H số tiền
190.000.000đ (một trăm chín mươi triệu đồng).

ĐIỀU 127: GDDS VÔ HIỆU DO BỊ LỪA DỐI, ĐE DỌA


Ví dụ: Ông A bị con là B ép buộc lập di chúc, B đe dọa nếu không lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho B thì B
sẽ giết cả nhà và tự sát luôn. Như vậy, giao dịch được xác lập nhưng không có sự tư nguyện ông A, trong
trường hợp này ông A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do đe dọa. BLDS 2015 quy định một số
trường hợp giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu.
 “Vào năm 2009, con cháu cần vốn làm ăn nên bà Lê Thị M đã cho ông Lê Thanh S và ông Lê Thanh T mượn
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn Ngân hàng. Lợi dụng bà Lê Thị M không biết chữ nên các ông
Lê Thanh S và Lê Thanh T đã lừa dối để bà Lê Thị M ký hợp đồng tặng cho toàn bộ nhà và đất cho ông Lê
Thanh S và ông Lê Thanh T. Năm 2010 ông Lê Thanh S chết. Đến năm 2013, bà Lê Thị M đòi lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhưng ông Lê Thanh T, vợ và các con của ông Lê Thanh S không đồng ý trả lại nhà và
đất cho nguyên đơn.”

. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Lê Thị M.

Tuyên bố: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất do Phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế công chứng
ngày 28/5/2009 (Số công chứng 692, quyển số 01/TP/CC-SCC/BS), Hợp đồng tặng cho nhà ở do Phòng tư pháp
huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) chứng thực ngày 04/6/2009 (Số chứng thực 51, quyển số
01/Tp/CC-SCT/HĐGD) giữa bên tặng cho là bà Lê Thị M với bên được tặng cho là ông Lê Thanh S và ông Lê
Thanh T đối với thửa đất số 196, tờ bản đồ số 05, tọa lạc tại khu 6 (nay là tổ 11), phường P, thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế và ngôi nhà có diện tích 50 m2 gắn liền với thửa đất số 196, tờ bản đồ số 05, tọa lạc tại
khu 6 (nay là tổ 11), phường P, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là vô hiệu.

9
Buộc ông Lê Thanh T phải trả lại cho bà Lê Thị M 01 (Một) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số V218091
do Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy cấp ngày 14/6/2004 mang tên Lê Thị M và đã được đăng ký biến động
chuyển tên từ bà Lê Thị M sang cho cho ông Lê Thanh S và ông Lê Thanh T ngày 12/6/2009 đối với thửa đất số
196, tờ bản đồ số 05, tọa lạc tại khu 6( nay là tổ 11) phường P, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện
tích 164,2m2.

Bà Lê Thị M có trách nhiệm liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh lại Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

ĐIỀU 128: GDDS VÔ HIỆU DO NG XÁC LẬP KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC HÀNH VI
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu, ví dụ, một người có
năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận
thức được hành vi của họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên
hợp đồng đó là vô hiệu.

- Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu (Điều 133, Bộ luật
Dân sự 2005, Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2015).
* Ví dụ thực tiễn áp dụng: Vào ngày 27/5/2009, bà T có ký kết Hợp đồng tín dụng số 3843/HĐTD với Chi
nhánh Ngân hàng huyện TN để vay số tiền 1.000.000.000 đồng, lãi suất vay là 12%/năm, thời hạn vay đến ngày
21/03/2011, mục đích vay để nuôi gà. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay là diện tích đất theo giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đứng tên bà T) và tài sản gắn liền với đất theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng và tài sản
gắn liền đất số 3843/HĐTC ngày 27/5/2009. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, phát sinh tranh chấp, nên
Ngân hàng đã khởi kiện yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ. Tại Tòa, bị đơn và luật sư yêu cầu Tòa án tuyên
hợp đồng trên vô hiệu do diện tích đất 27.300 m2 thuộc quyền sử dụng của hộ ông H, nhưng tại thời điểm ký kết
các hợp đồng thế chấp, ông H mới đi viện về, ông H bị bại não, bị liệt nửa người, nên không đủ năng lực để ký
kết hợp đồng. Lập luận của Tòa án cho rằng, ý kiến của luật sư, bị đơn cho rằng, “tại thời điểm ký kết hợp
đồng, ông Hải bị bệnh tai biến không đủ năng lực hành vi dân sự, nên hợp đồng thế chấp bị vô hiệu và tuyên
Hợp đồng thế chấp cùng số 3843/HĐTC ngày 27/5/2009 vô hiệu là có phần phù hợp[2].
* Trao đổi: Ở góc độ văn bản, năng lực hành vi dân sự được xác lập tự động, nghĩa là một cá nhân đủ 18 tuổi
trở lên, được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ[3]. Còn một người đã đủ 18 tuổi, nhưng không
được coi là có năng lực hành vi đầy đủ, khi: Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực tuyên bố họ mất năng lực
hành vi theo Điều 22, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 (đối với Bộ luật Dân sự 2005); đối với
Bộ luật Dân sự, ngoài 2 trường hợp trên, còn loại trừ trường hợp bị Tòa án tuyên họ có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi theo Điều 23. Như vậy nghĩa là, cơ chế mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự (hay cơ chế
khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi theo Bộ luật Dân sự 2015) không phải cơ chế tự động mà dựa
trên quyết định của Tòa.
Do Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định cơ chế xác lập một người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển
hành vi của mình dựa trên quyết định của Tòa án, mà không phải xác lập trực tiếp từ pháp luật như Bộ luật Dân
sự năm 2005. Cho nên, nếu tranh chấp này phát sinh khi áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015, theo chúng tôi,
cũng không thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu do chủ thể mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, cũng như không
thể vô hiệu do chủ thể có khó khăn trong nhận thức. Vì như đã nêu, chưa có quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi trước thời điểm giao kết

10
hợp đồng. Tuy vậy, có thể hợp đồng này sẽ vô hiệu do thiếu điều kiện về tính tự nguyện. Tính tự nguyện nghĩa
là tự do biểu đạt, hành động, tự do quyết định giao kết hay không giao kết hợp đồng. Nó là kết quả của tự do ý
chí. Cho nên, khi không nhận thức được, ảnh hưởng tới ý chí, tất nhiên ảnh hưởng tới tự do hành động. Như
vậy, quan niệm coi ông H mất năng lực hành vi dân sự không chỉ không thống nhất với nguyên tắc suy đoán
“người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, mà còn rất khó giải thích, có khả năng phủ nhận quyền
khởi kiện của ông H.

Bà P mất, để lại một mảnh đất có diện tích gần 350m2 cho con trai là A và con gái là B. Gần đây, một người
muốn mua lại mảnh đất này để kinh doanh. Do cần tiền, A vận động B đồng ý bán đất rồi chia tiền nhưng B
nhất quyết không đồng ý. Thấy vậy, A lừa chuốc say để B ký vào bản hợp đồng bán mảnh đất mẹ để lại. Trong
trường hợp này, giao dịch dân sự trên có hiệu lực không?
Câu trả lời
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau
đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đồng thời, Điều 128 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu.”
A đã lợi dụng lúc B say rượu để B ký hợp đồng bán mảnh đất do mẹ để lại cho 2 anh em mặc dù trước đó B
nhất quyết không đồng ý. Đối chiếu với các quy định trên, giao dịch dân sự được xác lập vào đúng thời điểm B
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tham gia vào giao dịch dân sự không hoàn toàn tự nguyện.
Do đó, giao dịch dân sự trên không đáp ứng đủ các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực. B có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

ĐIỀU 129: GDDS VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH HÌNH THỨC
Vụ việc : Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà.

* Các bên tham gia vụ việc:

- Nguyên đơn: Ông Thắng

- Bị đơn: Ông Nam

- Vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

* Tóm tắt nội dung vụ việc

- Nội dung vụ việc:

Ngày 15/08/1996, vợ chồng ông Nam lập hợp đồng chuyển nhượng 50 m2 đất  cho ông Thắng với giá 1 tỷ
đồng, nhận trước 500 triệu. Hai bên cam kết đến ngày 30/04/1997 ông Thắng giao đủ số vàng còn lại sẽ làm

11
giấy tờ sang tên, chi phí giấy tờ mỗi bên chịu một nửa. Theo ông Thắng thì ông đã giao cho ông Nam nhiều lần,
tổng cộng là 960 triệu đồng là đủ, vì số đất thực tế ông nhận là 48 m2.

Ngày 26/09/1996 ông Nam được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 80 m2 đất. Nhưng ông Nam không chịu
làm thủ tục tách hộ nên ông Thắng khởi kiện đến tòa án, yêu cầu ông Nam hoàn tất thủ tục sang nhượng theo
cam kết. 

Về phía ông Nam cho rằng, ông Thắng mới giao cho ông 500 triệu nên ông không làm thủ tục tách hộ cho ông
Thắng. Ông cho rằng ông Thắng đã vi phạm cam kết nên ông yêu cầu hủy hợp đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 6/DSST ngày 15/04/1998, tòa án nhân dân huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam quyết định: hủy
hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng đất giữa Nam– Thắng. Buộc ông Nam trả cho ông Thắng 500 triệu
đồng , buộc ông Thắng giao lại cho ông Nam 48 m2 đất.

Ngày 19/04/1998, ông Nam có đơn kháng cáo.

Tại bản án phúc thẩm số 264/DSPT ngày 03/09/1998, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam quyết định: hủy toàn bộ
hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nam và ông Thắng, ông Nam trả lại ông Thắng 960 triệu
đồng.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Thắng có nhiều đơn khiếu nại.

Tại quyết định số 55/KN-DS ngày 22/04/1999, Phó Chánh Án tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc
thẩm nêu trên.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 31/GĐT-DS ngày 24/09/1999, tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao quyết định:
hủy bản án phúc thẩm số 264/DSPT ngày 03/09/1998 của tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xử việc tranh chấp hợp
đồng sang nhượng đất giữa ông Nguyễn Ngọc Thắng với ông Phan Văn Nam.

Giao hồ sơ vụ án về tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

Tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao nhận định việc ông Nam sang nhượng 48 m2  đất tại xã An Đổ, huyện Phủ
Lý cho ông Thắng là hoàn toàn tự nguyện. Trên thực tế, ông Thắng đã nhận đất để canh tác. Do việc ông Nam
không tách diện tích đất đã sang nhượng cho ông Thắng nên xảy ra tranh chấp. Ông Thắng lại nói rằng đã trả đủ
960 triệu đồng nhưng chỉ có lần đầu ghi biên nhận. Về phía ông Nam cho rằng ông Thắng mới giao 500 triệu
đồng. Số còn lại ông Thắng chưa thanh toán.

Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của ông Thắng và các nhân chứng để khẳng định ông Nam đã nhận
đủ 960 triệu đồng là chưa có căn cứ chắc chắn. Tòa án cho rằng hai bên không tiến hành làm thủ tục sang
nhượng và xác định hợp đồng  giữa Nam – Thắng là vô hiệu.

Vì vậy cần phải hủy bản án phúc thẩm để điều tra, đồng thời xác minh thêm về khoản tiền ông Thắng đã giao
cho ông Nam sau ngày 15/08/1996, nếu ông Thắng không chứng minh được đã giao đủ tiền cho ông Nam thì
ông Thắng thanh toán tiếp cho ông Nam tỷ lệ diện tích đất còn lại theo thời giá.

12
* Nhận xét về cách giải quyết của Tòa án:

Trước hết, ta nhận thấy ngay, giao dịch giữa ông Nam và ông Thắng là vô hiệu. Bởi hai ông mới chỉ làm
hợp đồng viết tay mà không hề chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính vì thế, Tòa nên căn cứ
vào điều này trước tiên để tuyên giao dịch dân sự giữa hai ông là vô hiệu và yêu cầu ông Thắng trả lại phần đất
đã giao dịch cho ông Nam.

Về số tiền mà ông Thắng đã giao thì mới chỉ lập biên nhận một lần. Cụ thể là trong biên nhận ông Nam
đã nhận được 500 triệu đồng . Vì vậy, Tòa nên yêu cầu ông Nam trả lại 500 triệu cho ông Thắng. Còn về số tiền
460 triệu đồng mà ông Thắng khai đã giao cho ông Nam sau đó thì chưa đủ căn cứ. Vì vậy, nếu ông Thắng
không có đủ bằng chứng chứng minh về số tiền này thì coi như ông Thắng mới chỉ giao cho ông Nam 500 triệu
đồng.

Xét thấy, trong giao dịch này, hai bên đều có lỗi vì không thực hiện đúng những quy định bắt buộc về
hình thức của giao dịch dân sự. chính vì thế, phần án phí sẽ do cả hai bên trả.

ĐIỀU 408: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO CÓ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN
ĐƯỢC
Ví dụ: Hai bên công ty A và B có kí kết hợp đồng về việc triển khai xây dựng dự án khu đô thị. Hai bên cam kết
góp vốn vào để cùng thực hiện dự án. Nhưng công ty A vì lý do khách quan, làm ăn thua lỗ dẫn đến không có
đủ dòng tiền để thực hiện dự án cùng công ty B, công ty A cũng không thông báo cho bên công ty B, trường
hợp này thì hợp đồng giữa công ty A và công ty B sẽ bị vô hiệu.
Xây dựng tình huống
A là chủ một cửa hàng quần áo, ngày 06/04/2017, A đến cưởng may X để nhập một lô hàng mới để chuẩn bị
bán vào dịp hè. Tuy nhiên, do kho hàng của A đã đầy không thể để hết số hàng mới mua, sau khi trở số quần áo
mới nhập về đến cửa hàng, A vẫn để số hàng đó trên ô tô và đi tìm địa điểm để cất giữ số hàng cũ, còn số hàng
mới sẽ được để vào kho của cửa hàng. Đến ngày 07/04/2017, A tìm được địa điểm là nhà kho của B và giao kết
với B một hợp đồng gửi giữ tài sản, theo đó, B sẽ cho A gửi số quần áo cũ trong nhà kho của mình từ ngày
08/04/2017 đến ngày 01/11/2017 và thay A bảo quản số hàng đó với mức tiền công là 30 triệu đồng, A đưa
trước cho B 10 triệu đồng. Nhưng trong khi A và B thực hiện giao kết hợp đồng, do một sự cố chập điện, kho
hàng cũ của A bị cháy, thiêu rụi toàn bộ số quần áo cũ của A, vì vậy B không thể thực hiện công việc được thỏa
thuận trong hợp đồng.
Phân tích tình huống
Trong tình huống trên, hợp đồng gửi giữ tài sản giữa A và B vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng có đối tượng là công việc. Cụ thể, trong trường hợp này công việc mà A
và B thỏa thuận là việc B nhận giữ và bảo quản tài sản của B, là toàn bộ số quần áo cũ của A từ ngày
08/04/2017 đến ngày 01/11/2017. Tuy nhiên, ngay lúc A và B thực hiện giao kết hợp đồng, kho hàng của A bị
cháy và toàn bộ số quần áo cũ của A bị cháy, do đó B không thể thực hiện việc nhận và bảo quản số tài sản của
A. Như vậy, đối tượng của hợp đồng giữa A và B không thể thực hiện được, do đó, hợp đồng này vô hiệu theo
quy định tại Điều 408 BLDS năm 2015.
Về hậu quả pháp lý trong trường hợp này là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau
những gì đã nhận (khoản 2 Điều 131). Trong tình huống trên, A đã đưa trước cho B 10 triệu đồng tiền công

13
nhưng do hợp đồng này vô hiệu, nên hai bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, theo đó, B sẽ trả lại cho A
10 triệu đồng tiền công mà A đã nhận.
Bên cạnh đó, nhà kho của A bị cháy là do nguyên nhân khách qua, A và B không biết và cũng không phải biết
về việc hợp đồng gửi giữ tài sản giữa hai người có đối tượng không thể thực hiện được. Do đó, cả A và B sẽ
không phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho bên kia theo khoản 2 Điều 408.

ĐIỀU 52: GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Tình huống 10.
Em K bị mất cả bố lẫn mẹ khi em vừa học xong cấp 2. Em có một người chị gái lớn hơn 10 tuổi, song do hoàn
cảnh chị gái lấy chồng xa, kinh tế khó khăn nên ông, bà nội của em đứng ra nuôi dưỡng và chăm sóc em. Xin
hỏi ông, bà nội của em có phải là người giám hộ đương nhiên của em không? Pháp luật quy định như thế nào về
người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha,
mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế
quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha,
mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
- Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em
chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người
giám hộ;
- Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám
hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích
này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Việc cử người giám hộ cho người chưa thành niên được quy định: trong trường hợp người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên như quy định trên thì Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ
chức đảm nhận việc giám hộ.
Như vậy, ông, bà nội của em T là người giám hộ đương nhiên của T.

ĐIỀU 53: GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN
SỰ
Hai anh em tôi mất mẹ từ sớm. Bố tôi chuyển sang sống với em trai của tôi một thời gian dài. Ông có một số tài
sản đất đai lớn, nhưng hiện bị lẫn nặng. Vì muốn trở thành người giám hộ của bố để hưởng toàn bộ tài sản mà
không chia theo quyền thừa kế, em trai đã yêu cầu tôi ký vào đơn uỷ quyền. Vậy, xin hỏi trong trường hợp này,
theo quy định của pháp luật thì tôi hay em trai tôi sẽ làm người giám hộ của bố tôi?
Với trường hợp của anh, bố anh bị lẫn nặng và anh là con cả, do mẹ đã mất nên anh đương nhiên là người giám
hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 BLDS quy định về Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực
hành vi dân sự.
Tuy nhiên, anh phải đáp ứng đủ các điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định tại điều 49 BLDS.
Trường hợp anh không đủ điều kiện thì em trai sẽ là người giám hộ.
Nếu cả 2 người không đủ điều kiện làm giám hộ cho bố anh thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cử
người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

14
Chị gái tôi kết hôn được 8 năm, do áp lực từ cuộc sống gia đình, chị đã bị bệnh tâm thần. Sau khi bị bệnh, gia
đình chồng chị xua đuổi nên bố mẹ tôi đã đón chị về ở để chăm sóc. Tôi muốn hỏi,trong trường hợp này trách
nhiệm phải nuôi dưỡng chị tôi thuộc về ai?
Về việc xác định chị bạn bị bệnh tâm thần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS thì “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.” Như vậy,
chị bạn bị coi là mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự khi và chỉ khi có quyết định của
Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Về việc xác định người có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự
Chị bạn bị bệnh tâm thần sau khi đã kết hôn. Điều 53 BLDS quy định về người giám hộ đương nhiên của người
mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp vợ bị mất năng lực hành vi dân sự như sau: Trường hợp vợ là
người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự
thì vợ là người giám hộ.
Theo quy định nêu trên, trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ đương
nhiên. Chỉ khi vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Như
vậy, trường hợp này thì chồng của chị bạn là người có trách nhiệm phải trông nom, chăm sóc chị bạn.

ĐIỀU 54: GIÁM HỘ CỬ, CHỈ ĐỊNH

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn ông Tài trình bày

Theo quyết định số 01/2018/QĐDS-ST ngày 26-7-2018 của Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu đã tuyên bố bà
Nguyễn Thị Hà mất năng lực hành vi dân sự.

Bà Hà có 09 anh chị em gồm: bà Anh (đã chết), bà Xinh, bà Hà, bà Phu, ông Tài. Bà Hà không có chồng con, từ
nhỏ bà Hà chung sống với cha mẹ và vợ chồng bà, hiện cha mẹ bà H đều đã chết.

Bà H đứng tên quyền sử dụng phần đất có diện tích 11.155,5 m2, được Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 30-11-2010, số CH00108 (cấp lại). Năm 2011, bà Hà chia đất cho anh em
phần diện tích 2.917 m2 và chừa 125,1 m2 để làm đường, còn lại 8.113,4 m2, trong đó có 1.680,3 m2 là đất trồng
cây lâu năm khác (đất gò) hiện đang để trống và 6.433,1 m 2 đất chuyên trồng lúa nước (đất ruộng) do vợ chồng
bà (ông tài) đang quản lý sử dụng. Dù bà Hà đứng tên nhưng trên thực tế phần đất gò là của vợ chồng bà và bà
H còn phần đất ruộng do người cô chết để lại cho bà H.

Vì vậy, cần cử người giám hộ để quản lý tài sản, đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các
giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của bà H. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng cho bà H trong
thời gian bị bệnh cũng như lo các chi phí khác sau khi bà H chết.

Theo biên bản hòa giải ngày 26-8-2018 tại ban nhân dân ấp T, xã P, huyện G tất cả anh chị em đều thống nhất
cử bà Phu giám hộ cho bà H. Tuy nhiên, ngày 12-10-2018, khi Ủy ban nhân dân xã P tiến hành hòa giải để cử
người giám hộ cho bà H thì bà Xinh và ông Tài thay đổi ý kiến và yêu cầu cử ông Tài giám hộ cho bà H nên hồ
sơ được chuyển đến Tòa án giải quyết theo thẩm quyền.

15
Tại biên bản lấy lời khai ngày 13-3-2019 bị đơn ông Nguyễn Văn Tài trình bày: Theo ông, bà H bị bệnh nay đã
15 năm, người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bà Hà là bà Anh (một năm nuôi 09 tháng) và bà Phu (một năm
nuôi 03 tháng). Năm 2018, bà Anh chết thì bà Phu nuôi bà Hà cho đến nay. Trong khoảng thời gian này có 01
tháng vợ chồng ông rước bà Hà về nuôi dưỡng. Sau đó, do bà Phu có yêu cầu nên vợ chồng ông giao lại cho bà
Phu nuôi cho đến nay. Nay ông tiếp tục thay đổi ý kiến, tức chấp nhận cử bà Phu giám hộ cho bà Hà nhưng ông
không đồng ý đến Tòa án để giải quyết mà yêu cầu các anh chị em về Ủy ban nhân dân xã P để cùng thống nhất
làm thủ tục cử người giám hộ cho bà Hà.

Tại biên bản lấy lời khai ngày 15-3-2019 đơn bà Nguyễn Thị K trình bày: Thống nhất như lời trình bày của ông
T.

Các đương sự gồm ông Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị P và anh Huỳnh Văn T cùng trình bày: Thống nhất như
toàn bộ lời trình bày của bà L. Tức cùng đồng ý yêu cầu Tòa án chỉ định bà P giám hộ cho bà H.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[2] Về nội dung vụ án:

[2.1] Do bà H mất năng lực hành vi dân sự. Bà H có tài sản là quyền sử dụng phần đất có diện tích 8.113,4 m 2,
được Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 30-11-2010, số CH00108
(cấp lại), tọa lạc tại ấp T, xã P, huyện G, tỉnh Tây Ninh. Bà H không có người giám hộ đương nhiên theo quy
định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự, các đương sự không thống nhất việc cử người giám hộ cho bà H. Vì vậy, cần
chỉ định người giám hộ cho bà H để quản lý tài sản, đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện
các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của bà H. Đồng thời, chăm sóc và đảm bảo việc điều trị bệnh cho
bà H là có căn cứ theo quy định tại Điều 54 Bộ luật Dân sự.

[2.2] Thấy rằng: Bà P có đầy đủ điều kiện của cá nhân làm người giám hộ. Bởi lẽ, trong các anh chị em của bà
H thì bà P là người có thời gian dài chăm sóc, nuôi dưỡng bà H. Qua xác minh tại địa phương bà P có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa từng bị kết án
về bất kỳ tội gì. Vì vậy, Hội đồng xét xử cần chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, chỉ định bà P là người giám hộ
cho bà H là phù hợp với các điều 49 và 54 của Bộ luật Dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điều 26, 27 và 228 Bộ luật Tố tụng dân sự; các điều 49, 53, 54 và 57 Bộ luật Dân sự:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn T đối với bị đơn bà Nguyễn Thị K và ông
Nguyễn Văn T cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị X, bà Nguyễn Thị P và ông Nguyễn
Văn T.

Chỉ định bà Nguyễn Thị P là người giám hộ cho bà Nguyễn Thị H.

ĐIỀU 68: TUYÊN BỐ MẤT TÍCH


Bà và ông Nguyễn Minh T là vợ chồng, có đăng ký kết hôn vào ngày 12/11/2008 tại Ủy ban nhân dân xã N,
huyện T, tỉnh Long An. Sau khi cưới vợ chồng sống hạnh phúc khoảng 2 năm và có một con chung là Nguyễn
Ngọc T1, sinh ngày 07/3/2009. Sau đó, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và sống ly thân. Năm 2011 ông T bỏ nhà
đi, vợ chồng không có liên lạc với nhau. Bà L có tiến hành tìm kiếm và liên lạc với gia đình bên chồng nhưng
không ai biết hiện nay ông Tđang ở đâu. Ngày 17/8/2015 bà L yêu cầu Tòa án nhân dân huyện T ra Quyết định
16
thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú đối với ông T nhưng không có kết quả. Nay bà L yêu cầu Tòa án
tuyên bố ông Nguyễn Minh T, sinh năm 1979 mất tích. Ngoài yêu cầu trên bà không có yêu cầu gì khác. Ngày
23/02/2017 Công an xã N, huyện T, tỉnh Long An xác định ông Nguyễn Minh T đã bỏ địa phương đi từ năm
2011 cho đến nay, không rõ hiện đang sống nơi đâu. Kết quả thông báo tìm kiếm đối với ông Nguyễn Minh T
đăng trên báo Công lý 03 số liên tục vào các ngày 10/3/2017, 15/3/2017 và 17/3/2017. Kết quả nhắn tin tìm ông
Nguyễn Minh T trên Đài Tiếng nói Việt Nam phát 03 ngày liên tục vào các ngày 27, 28 và 29/3/2017. Có cơ sở
xác định ông Nguyễn Minh T bỏ nhà đi từ năm 2011 cho đến nay, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc
ông T còn sống hay đã chết.

Tại phiên họp, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện T đề nghị Tòa án nhân dân huyện T chấp nhận yêu cầu
của bà Trần Thị L, tuyên bố ông Nguyễn Minh T mất tích. Do đó, yêu cầu tuyên bố ông Nguyễn Minh T mất
tích của bà Trần Thị L là có cơ sở được chấp nhận theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật dân sự. Bà Trần Thị L
phải chịu 300.000đ lệ phí về việc dân sự và chi phí đăng thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích
số 01/2017/QĐ.TB.TA, ngày 28/02/2017 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Long An trên báo Công lý là
1.350.000đ và trên Đài Tiếng nói Việt Nam là 750.000đ, tổng cộng là 2.100.000đ. Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ theo khoản 3 Điều 27, khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 39, Điều 361, 367, 370, 371, 372 và Điều 389
của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 68 của Bộ luật dân sự; Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận yêu cầu của bà Trần Thị L. Tuyên bố:Ông Nguyễn Minh T, sinh năm: 1979; Nơi cư trú cuối cùng:
Số xx, ấp B, xã N, huyện T, tỉnh Long An bị mất tích.

2. Lệ phí giải quyết việc dân sự phải nộp: Bà Trần Thị L phải nộp 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) lệ phí dân sự
sơ thẩm nhưng được khấu trừ 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng lệ phí đã nộp theo biên lai số 04625,
ngày 28/02/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T. Bà L đã nộp đủ lệ phí. Bà Trần Thị L phải chịu
2.100.000đ chi phí đăng Thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích của Tòa án nhân dân huyện
Tân Trụ. Bà L đã nộp xong.

3. Người yêu cầu được quyền kháng cáo giải quyết theo trình tự phúc thẩm trong hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên
Quyết định.

ĐIỀU 71: TUYÊN BỐ CHẾT


A. Xây dựng tình huống
Ông Phạm Văn A (Hộ khẩu nơi cư trú tại Hà Nội) do mâu thuẫn gia đình nên đã bỏ nhà ra đi từ ngày 15/6/2004,
ông có một người vợ cùng một người con trai vào thời điểm hiện tại là 21 tuổi. Sau khi ông bỏ nhà, gia đình và
người thân đã bằng mọi cách để tìm kiếm, liên tục thông báo tìm người thân trên các phương tiện thông tin đại
chúng (TV, báo đài …) cùng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng nhưng chưa có kết quả gì. 
Sau 2 năm không có tin tức gì của ông A, cho đến ngày 20/7/2006 gia đình ông A đã yêu cầu Toà án địa
phương tuyên bố ông A mất tích. Dựa trên các tình tiết bỏ nhà ra đi và 2 năm không hề có tin tức dù đã đi tìm
kiếm rất nhiều, Toá án địa phương tuyên bố ông A mất tích.

17
Đến ngày 30/9/2009 – sau 3 năm kể từ ngày Toà án tuyên bố ông A mất tích, ông A vẫn bặt tăm và không hề có
tin tức gì, gia đình ông A tiếp tục yêu cầu Toà án tuyên bố ông A đã chết. Và cũng đúng theo quy định pháp
luật, dựa trên các căn cứ cụ thể, Toà án tuyên bố là ông A đã chết.
B. Phân tích tình huống và xác định hậu quả pháp lý của các tuyên bố:
1. Tuyên bố mất tích
Trước hết ta có thể thấy việc gia đình ông A yêu cầu Toà án tuyên bố ông A mất tích và Toà án dựa vào các căn
cứ và tuyên bố ông A mất tích là hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật mà cụ thể ở đây là Điều 78 - Bộ luật Dân
sự. Vì ngày cuối cùng biết được tin tức về ông A là ngày 15/6/2004 cũng chính là ngày mà ông bỏ đi, gia đình
đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo và còn nhờ sự trợ giúp của các cơ quan chức năng nhưng vẫn không
có thông tin gì về ông A cho đến tận 2 năm sau. Do vậy 20/7/2006 gia đình ông A hoàn toàn có quyền yêu cầu
Toà án địa phương tuyên bố ông A mất tích theo Điều 78 – BLDS. Toà án cũng có đủ căn cứ và thẩm quyền để
ra Tuyên bố mất tích với ông A.
Hậu quả pháp lý của Tuyên bố mất tích của Toà án trong trường hợp này bao gồm:
• Vợ ông A có quyền xin ly hôn để Toà án giải quyết ly hôn theo như khoản 2 Điều 78 – BLDS và Toà có
quyền chấp nhận đơn ly hôn và giải quyết đơn đó cho vợ ông A.
• Toàn bộ tài sản của ông A được giao cho vợ ông A quản lý dựa theo điều 75 và 79 – BLDS. 
• Trường hợp vợ ông A nộp đơn xin ly hôn và đã được Toà án giải quyết ly hôn theo đúng thủ tục và quy định
pháp luật thì tài sản của ông A sẽ được giao cho con trai ông A (21 tuổi - Người đã thành niên) quản lý theo quy
định rõ ràng tại điều 79 – BLHS.
2. Tuyên bố chết.
Sau 3 năm kể từ ngày Toà án tuyên bố ông A mất tích (20/7/2006), cho đến ngày 30/9/2009 ông A vẫn không
có một chút tin tức gì, gia đình ông A có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố ông A đã chết. Toà án cũng theo đúng
căn cứ thực tế và trình tự pháp luật đã được quy định tại mục a khoản 1 điều 81 – BLDS. Do đã ba năm kể ngày
quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực mà vẫn không hề có tin tức xác nhận rằng ông A vẫn còn
sống.
Hậu quả pháp lý của Tuyên bố chết của Toà án trong trường hợp này bao gồm:
• Quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của ông A được giải quyết như đối với người đã
chết theo quy định thông thường của pháp luật. (Khoản 1 điều 82 – BLDS)
• Quan hệ về tài sản của ông A cũng sẽ được giải quyết như đối với người đã chết và sẽ được giải quyết theo
quy định của pháp luật về thừa kế. (Khoản 2 điều 82 – BLDS)
• Trong trường hợp vợ ông A (ông A là người đã bị tuyên bố chết) đã được ly hôn theo quy đinh tại khoản 2
điều 78 – BLDS hay kể cả vợ ông A đã kết hôn với người khác thì khi ông A còn sống trở về hay có tin tức xác
thực là ông A còn sống, quyết định cho ly hôn và kết hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Ông A hoàn toàn phải chấp
nhận và không thể thay đổi được gì. (Khoản 3 điều 80 – BLDS)

18
• Khi ông A (người đã bị tuyên bố chết) trở về hoặc có tin tức xác nhận rằng ông còn sống thì :
+ Chính bản thân ông A hoặc người nhà ông A có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ Tuyên bố là ông
A đã chết. (Khoản 1 điều 83 – BLDS)
+ Quan hệ nhân thân của ông A được khôi phục trừ trường hợp thứ 3 đã nêu ở trên. (Khoản 2 điều 83 – BLDS)
+ Ông A có quyền yêu cầu người nhận được thừa kế tài sản của ông (ở đây là vợ hoặc con trai ông) trả lại tài
sản, giá trị tài sản hiện còn. (Khoản 3 điều 83 – BLDS)

2/ Chồng tôi bỏ nhà đi biệt tích 7 năm. Tôi đã thông báo tìm kiếm khắp nơi nhưng không có thông tin xác thực
là còn sống
Nay tôi muốn kết hôn với người khác được không?
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Đối với quan hệ nhân thân

- Cần làm thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng đã chết
- Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu luật pháp luật thì quan hệ về hôn nhân,
gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết( khoản
1, điều 72)
3/ Mẹ em bỏ đi đến nay khoảng 06-07 năm mà không có tin tức xác thực là còn sống hay đã chết. Lúc mẹ em bỏ
đi, ba em còn sống, ba có vô trong trưởng ấp trình báo, rồi ba em mất mẹ em cũng không về.
Em là con duy nhất của ba mẹ. Giờ em muốn hưởng thừa kế tài sản của mẹ em có được không?
HƯỚNG GIẢI QUYẾT

- Sau 5 năm biệt tích, dù đã nỗ lực tìm kiếm nhưng không có tin tức thì có thể yêu cầu tòa án tuyên bố là
đã chết
- Đứa con có thể đưa đơn lên tòa án để yêu cầu tòa án tuyên bố bà mẹ chết
- Các tài sản của ba và mẹ sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế
- Đứa con là người thừa kế ở hàng thứ 1 theo quy định pháp luật nên có thể thừa kế tài sản đó( theo khoản
1.a điều 651 bộ luật dân sự 2015)
4/ Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì giải quyết như
thế nào?
HƯỚNG GIẢI QUYẾT:
Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của
người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toàn án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người
đó là đã chết( khoản 1 điều 73)
Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toàn án ra quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các TH sau đây:

- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn thì quyết định cho ly hôn
vẫn có hiệu lực pháp luật

19
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có
hiệu lực pháp luật( khoản 2 điều 73) Quan hệ tài sản:

- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại
tài sản, giá trị tài sản hiện còn
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình
giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức,
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường( khoản 3 điều 73)

ĐIỀU 136: ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN


ĐIỀU 137: ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA PHÁP NHÂN
2/ Năm 2009, Công ty Đài Loan( Nguyên đơn) và Công ty Việt Nam(Bị đơn) xác lập một hợp đồng mua bán.
Ông D là đại diện theo pháp luật của bị đơn
Các bên xảy ra tranh chấp:

- Nguyên đơn cho rằng D là đại diện theo pháp luật của Bị đơn nên hợp đồng ràng buộc Bị đơn
- Bị đơn cho rằng ông D là thành viên góp vốn của công ty, các thông tin Nguyên đơn đưa ra là không
chính xác nên hợp đồng không ràng buộc bị đơn  Thông tin cung cấp từ Sở kế hoạch Hồ Chí Minh:
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty là N.T.T.N
+ Ngày 20/7/2005, Công ty được cấp giấy đăng kí thay đổi người đại diện theo pháp luật mới là D
+ Ngày 30/3/2011, Công ty được cấp giấy đăng kí thay đổi người đại diện theo pháp luật mói là
N.T.T.N
QUAN ĐIỂM CỦA BẠN VỀ VỤ VIỆC?
- Tồn tại một hợp đồng mua bán được xác lập năm 2009 giữa Công ty Đài Loan, Trung Quốc (Nguyên
đơn - Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên mua). Về phía Bị đơn, hợp đồng có nêu người đại
diện là ông D. Khi có tranh chấp, Bị đơn cho rằng “các thông tin mà Nguyên đơn đưa ra là không chính
xác” để phủ nhận hợp đồng. Tuy nhiên, ta vẫn có cơ sở pháp lý để khẳng định hợp đồng này vẫn ràng
buộc Bị đơn.
- Cụ thể, theo quy định tại điều 135 BLDS 2015 về căn cứ xác lập quyền đại diện: “Quyền đại diện được
xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy
quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy
định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).” Trong vụ việc trên, vào ngày
20/07/2005, Công ty được Sở kế hoạch Hồ Chí Minh – cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng
kí thay đổi người đại diện theo pháp luật mới là D. Như vậy, từ thời điểm này, ông D chính là người
đại diện theo pháp luật của công ty Việt Nam. Tiếp đó, vào ngày 30/03/2011, Công ty được cấp giấy
đăng kí thay đổi người đại diện theo pháp luật mới là N.T.T.N, tính từ thời điểm ngày 30/03/2011,
N.T.T.N chính thức thay thế ông D trở thành người đại diện theo pháp luật của bên Bị đơn. Tuy nhiên,
hợp đồng được xác lập giữa hai công ty mà người đại diện đứng ra xác lập là ông D lại được xác lập vào
năm 2009, tức là vẫn nằm trong khoảng thời gian ông D là người đại diện theo pháp luật của Công ty
Việt Nam. Vì vậy, khẳng định của bên Bị đơn về việc ông D không đủ tư cách đại diện là hoàn toàn
không có căn cứ. Việc thay đổi người đại diện hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của
bản hợp đồng mà ông D đã xác lập trước đó.

20
- Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 1 điều 139 BLDS 2015, “Giao dịch dân sự do người đại diện xác
lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với
người được đại diện.” Như vậy, hợp đồng mà ông D – người đại diện theo pháp luật cho bên Bị đơn kí
với bên Nguyên đơn hoàn toàn có giá trị pháp lý và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với đôi bên
theo đúng hợp đồng.
- Vì vậy, và hợp đồng giữa hai công ty vẫn có hiệu lực, vẫn ràng buộc hai bên trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo đúng thoả thuận đã đặt ra trong hợp đồng.

ĐIỀU 138: ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN


1. Xây dựng một tình huống người đại diện xác lập thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

Công ty A ký kết hợp đồng trị giá 2 tỷ với công ty B. Hợp đồng trên được ký kết bởi C (người đại diện theo ủy
quyền của công ty A, được ký kết hơp đồng có giá trị dưới 1 tỷ) và D (người đại diện theo pháp luật của B). 

Hậu quả pháp lý của việc vượt quá phạm vi đại diện?

2. Giải quyết tình huống

Một trong các điều kiện để công nhận hợp đồng có hiệu lực là tư cách đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp
luật hoặc ủy quyền) của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức hoặc cá nhân.

Trường hợp C ký kết hợp đồng trị giá 2 tỷ trên với D được xác định thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu do
người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện.

Thường thì đây là hợp đồng được xác lập bởi người đại diện hợp pháp, nhưng do người đại diện đã xác lập hợp
đồng trên thực tế vượt quá phạm vi đại diện. C trực tiếp tham gia hợp đồng tuy có tư cách đại diện hợp pháp
nhưng nội dung hợp đồng do họ xác lập có một phần giá trị là 1 tỷ đồng vượt quá giới hạn được ghi trong Hợp
đồng ủy quyền. Như vậy, hợp đồng sẽ có hiệu lực một phần và phần vượt quá phạm vi đại diện bị vô hiệu.

Khi quan hệ đại diện được xác lập giữa các bên, người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm
vi đại diện của mình. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người đại diện đã xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm
quyền đại diện cho phép. Trong trường hợp này, hậu quả pháp lý được pháp luật quy định tại Điều 146 Bộ luật
dân sự 2005  như sau:

Thứ nhất: Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Nếu không được sự đồng ý thì người
đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại
diện.

Thứ hai: Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao
dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

21
Thứ ba: Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên
đới bồi thường thiệt hại.”

Ngoài ra, giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện  làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, khi: người
được đại diện đồng ý; người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đại
diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Tôi là quản lý một phòng tranh tại Hà Nội, đã ký hợp đồng triển lãm với ông Trương Thế Lịch từ ngày 12/6-
20/6 năm 2017. Ngày 6/6, ông Lịch có báo với tôi sẽ đi nước ngoài nên ủy quyền cho ông Vĩnh thay ông làm
đại diện bàn về việc sắp xếp và bảo quản tranh. Ông Vĩnh có yêu cầu tôi phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
thì mới chuyển tranh đến để thực hiện hợp đồng. Đến ngày 6/6, tôi có trao đổi qua điện thoại thì được biết ông
Lịch không có yêu cầu tôi phải mua bảo hiểm và không ủy quyền thay đổi hợp đồng mà do ông Vĩnh tự ý đề ra.
Hiện tại, ông Lịch vẫn đang ở nước ngoài thì tôi có cần phải thực hiện theo yêu cầu của ông Vĩnh không? Mong
luật sư tư vấn.
1/ Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015.
2/ Giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện
Theo thông tin bác cung cấp, ông Vĩnh là người đại diện theo ủy quyền của ông Lịch nhưng thực hiện công việc
vượt quá phạm vi đại diện của mình khi yêu cầu bác mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. 
Căn cứ quy định tại Điều 143  BLDS 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện
vượt quá  phạm vi ủy quyền như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 143 thì bác không cần phải thực hiện yêu cầu mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
của ông Vĩnh vì yêu cầu này nằm ngoài phạm vi ủy quyền và không phải là ý chí của ông Lịch.

22

You might also like