You are on page 1of 23

BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

A/MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta cần phải thực hiện rất
nhiều giao dịch để thỏa mãn những nhu cầu hằng ngày. Ví dụ như việc mua một
quyển sách, đứa trẻ mua một cây kẹo. Việc thực hiện như vậy được gọi là giao dịch
dân sự. Với sự quan trọng và phổ biến của nó trong cuộc sống, giao dịch dân sự đã
được quy định từ ngay từ Bộ luật Dân sự (BLDS) đầu tiên của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam – Bộ luật dân sự 1995. Qua các thời kì phát triển của đất
nước, BLDS đã có nhiều thay đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình kinh tế của đất
nước. Việc giao dịch dân sự phải đảm bảo có các điều kiện để giao dịch dân sự có
hiệu lực nếu không có đầy đủ các điều kiện đó thì giao dịch đó sẽ là giao dịch vô
hiệu. Thế nhưng trên thực tế, không phải giao dịch nào cũng đảm bảo được các
điều kiện đó. Việc giải quyết các giao dịch dân sự vô hiệu và những hậu quả pháp
lý của nó cũng là những vấn đề còn gây tranh cãi. Dó đó việc nắm rõ các chế định
về giao dịch vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó cũng là điều hết sức cần thiết. Do
sự hiểu biết của em cũng còn nhiều hạn chế, không thể tránh khỏi những sai sót,
mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của em hoàn thiện
hơn.

B/ NỘI DUNG:

I/Khái quát về giao dịch dân sự:

1/Khái niệm:
Theo từ điển Luật học: giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc
hợp đồng cá nhân , pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhằm phát sinh thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Tại Điều 116 BLDS 2015 có quy định: “ Giao dịch dân sự là hợp đồng hay
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự.”

Từ điều 116, ta có thể đi đến khái niệm: Giao dịch dân sự là sự thể hiện ý chí
một cách tự nguyện giữa các chủ thể thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương nhằm làm thay đổi, phát sinh hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

1
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

2/Đặc điểm:
Giao dịch dân sự là sự là sự thống nhất ý chí giữa các bên giao dịch. Ý chí là
nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó
được xác định bởi nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Sự thống nhất ý
chí là điều kiên tiên quyết cần có bởi lẽ việc xác lập giao lập giao dịch dân sự là để
thỏa mãn nhu cầu bản thân. Họ muốn đạt được những đều mà họ mong muốn sau
khi xác lập giao dịch dân sự. Không có được sự thống nhất ý chí thì họ cũng không
thể thỏa mãn được những gì họ mong muốn. Để những hậu quả pháp lý diễn ra
theo ý muốn thì cũng phải có sự thể hiện ý chí đó, có thể thông nhiều cách thức
khác nhau :văn bản, lời nói, hành vi. Bởi vậy, giao dịch dân sự là sự thống nhất ý
chí và bày tỏ ý chí.

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn được khi xác
lập giao dịch đó (Điều 118 BLDS 2015). Nói cách khác đó chính là hậu quả pháp
lý mà các bên mong muốn đạt được. Mong muốn của các bên điều mang tính pháp
lý. Ví dụ, trong việc mua bán nhà , bên mua sẽ mong muốn trở thành chủ sỡ hữu
căn nhà, bên bán sẽ nhận được tiền và chuyển quyền sỡ hữu cho bên mua.

Giao dịch dân sự hướng tới một quan hệ dân sự với các chủ thể khác. Vì trong
giao dịch dân sự không thể có chuyện chủ thể này tự bán mảnh đất hay tự để lại di
chúc cho chính bản thân. Việc giao dịch dân sự đều hướng đến một chủ thể khác
trở thành đối tượng của giao dịch dân sự

3/ Phân loại:
Trong khoa học Luật Dân sự có nhiều cách để phần chia mà gồm cơ bản: căn
cứ vào hình thức thể hiện ý chí( giao dịch dân sự có hình thức bắt buộc và giao dịch
dân sự không có hình thức bắt buộc), căn cứ vào động cơ kinh tế của người bày tỏ
ý chí ( giao dịch dân sự có đền bù và giao dịch dân sự không có đền bù), căn cứ vào
thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự( giao dịch dân sự ưng thuận và giao dịch
dân sự thực tế), căn cứ vào sự kiện pháp lý làm phát huy hay hủy bỏ hiệu lực của
giao dịch dân sự( giao dịch dân sự có điều kiện và giao dịch dân sự thông thường),
căn cứ vào sự thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch( hơp đồng và hành vi
pháp lý đơn phương). BLDS 2015 chú trọng vào việc phân loại theo căn cứ
này( Điều 116)

2
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

3.1/ Hợp đồng:


Điều 385 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng luôn
thường xuyên diễn ra và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con
người. Ví dụ : hợp đồng tài trợ, hợp đồng mua bán,... .Sự thỏa thuận là một đặc
trưng tiêu biểu của hợp đồng và gắn liền trong xuyên suốt trong các giai đoạn của
hợp đồng. Sự thỏa thuận của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên ( hai bên hay
nhiều bên) nhằm để thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng. Ví dụ A và
B thỏa thuận , A sẽ bán cho B mảnh đất của A cho B với giá một tỉ.

3.2/ Hành vi pháp lý đơn phương:


Hành vi pháp lý đơn phương: là giao dịch dân sự trong đó chỉ thể hiện ý chí
hợp pháp của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự của mình hay các bên còn lại trong quan hệ pháp luật dân sự. Có thể nói
trong hành vi pháp lí đơn phương chỉ cần sự thể hiện ý chí hợp pháp của một bên
chủ thể mà không cần sự thể hiện ý chí hay sự thống nhất ý chí của các bên còn lại
trong quan hệ đó. Ví dụ sự thể hiện ý chí của cá nhân trong lập di chúc vì cá nhân
ấy có toàn quyền định đoạt ai sẽ là người hưởng di sản và hưởng được bao nhiêu.
Chủ thể ở đây không chỉ có một mà còn có thể có nhiều chủ thể. Ví dụ: việc lập di
chúc chung của vợ và chồng, nhiều thành viên trong gia đình cùng hứa cho một
chiếc xe khi đậu đại học,… Trong một số trường hợp, hậu quả pháp lý chỉ có thể
phát sinh khi đạt được một điều kiện nhất định. Ví dụ: Anh A phải có đầy đủ các
điều kiện trong di chúc thì anh mới có thể hưởng được di chúc.

3.3/ So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương:


Nội dung so sánh Hợp đồng Hành vi pháp lý
đơn phương
Về chủ thể Hai bên chủ thể được Chỉ có một bên chủ
xác định ngay từ đầu thể được xác định trước
Về ý chí Có sự thỏa thuận Chỉ là sự tự định
thống nhất ý chí đoạt hay các điều kiện do
một bên đưa ra
Về thời điểm phát Giao kết nếu các bên Nghĩa vụ của bên
sinh gia kết và nghĩa vụ không có các thỏa thuận tuyên bố ý chí chỉ phát
khác hay pháp luật không sinh khi có chủ thể phía
có quy định khác bên kia tham gia và đã
3
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

đáp ứng đúng và đầy đủ


các điều kiện đã nêu

3.4/ Giao dịch dân sự có điều kiện:


Khoản 1 Điều 120 BLDS 2015 có quy định: “ Trưởng hợp các bên có thảo
thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy
ra, giao dịch dân sự phát sinh hay hủy bỏ.” Có hai loại điều kiện.

Thứ nhất, điều kiện làm phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự. Giao dịch đã giao
kết nhưng chưa phát sinh hiệu lực mà phải chờ đến khi điều kiện do các bên thỏa
thuận xảy ra thì giao dịch mới có hiệu lực. Ví dụ: trong di chúc có điều kiện, đạt
được điều kiện đó thì mới nhận được di chúc.

Thứ hai, điều kiện làm chấm dứt hiệu lực giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự
đã giao kết, đã làm phát sinh hiệu lực, đang trong quá trình thực hiện, chưa đến thời
hạn chấm dứt nhưng nếu điều kiện do kết bên thỏa thuận đã xảy ra thì giao dịch
được giao dịch được chấm dứt trước thời hạn.

4/Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:


Điều 117 BLDS 2015 quy định:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.”

Giao dịch dân sự có ba hình thức: lời nói, văn bản,hành vi cụ thể(Điều 119
BLDS 2015). Hình thức của giao dịch dân sự chính là phương tiện truyền tải nội
dung của giao dịch dân sự. Thông qua hình thức, nó là chứng cứ xác nhận các quan
hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi
vi phạm xảy ra.

4
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

Hình thức miệng: Hình thức miệng được coi là hình thức phổ biến nhất trong
xã hội hiện nay mặc dù hình thức này có độ xác thực thấp nhất. Hình thức miệng
thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay
sau đó (mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy, giúp
đỡ lẫn nhau (bạn bè, người thân cho vay, mượn tài sản...). Nhưng cũng có trường
hợp giao dịch dân sự nếu được thể hiện bằng hình thức miệng phải bảo đảm tuân
thủ những điều kiện luật định mới có giá trị (di chúc miệng - Điều 629 BLDS
2015).

Hình thức văn bản bao gồm văn bản thông thường và văn bản có công chứng
chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Văn bản thường: Được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch
dân sự thoả thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch phải thể hiện bằng hình thức
văn bản. Nội dung giao dịch được thể hiện trên văn bản có chữ kí xác nhận của các
chủ thể cho nên hình thức này là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào một
giao dịch dân sự rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời
nói.

+ Văn bản có công chứng chứng nhận, uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền
chứng thực: Được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định giao dịch
dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc các bên có thoả thuận phải có
chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép thì khi xác lập giao dịch các bên
phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó (mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất...).

Hình thức giao dịch bằng hành vi: Giao dịch dân sự có thể được xác lập thông
qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: Mua nước ngọt bằng
máy tự động, chụp ảnh bằng máy tự động, gọi điện thoại tự động… Đây là hình
thức giản tiện nhất của giao dịch. Giao dịch có thể được xác lập thông qua hình
thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại
nơi giao kết. Hình thức này càng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là tại những
quốc gia có nền công nghiệp tự động hoá phát triển.

Hầu như những giao dịch quan trọng điều phải thực hiện bằng văn bản có
công chứng hoặc không công chứng .Tùy vào nội dung của giao dịch mà Nhà nước
sẽ quy định hình thức của giao dịch dân sự .Như vậy nếu giao dịch dân sự không
cần phải đáp ứng theo Khoản 2 Điều 119 thì giao dịch đó phải đảm bảo những điều
kiện sau đây.
5
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

Thứ nhất, chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Theo điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS
2005 thì chỉ quy định “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Sự
khác biệt rõ ràng ở đây là cách dùng từ ngữ. Từ “người” làm cho chúng ta liên
tưởng đến một cá nhân, thế nhưng chủ thể ở đây bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ
gia đình, tổ hợp tác…Với cách sử dụng từ “chủ thể” sẽ thể hiện sự khái quát, bao
quát hết các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Hơn thế BLDS 2005 chỉ quy
định “có năng lực hành vi dân sự”. Tức là BLDS 2005 đã mặc định chủ thể trong
pháp luật dân sự có hay bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự đều có thể tham gia
giao dịch dân sự chỉ cần chủ thể đó năng lực hành vi dân sự. Nhưng đến BLDS
2015 đã quy định phải có năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp lý và năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự. Điều này làm cho một số chủ thể tuy
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng năng lực pháp luật bị pháp luật hạn chế sẽ
không thể tham gia giao dịch, sẽ gia tăng sự sàng sọc đối với chủ thể tham gia giao
dịch dân sự.

Thứ hai, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. Tự nguyện là
sự kết hợp giữa hai yếu tố: tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Nếu thiếu một trong hai yếu
tố hoặc không có sự thống nhất giữa hai yếu tố thì sẽ không có tự nguyện. Sự khác
nhau giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 là không nhiều ,chỉ khác cách dùng từ “
người” và “ chủ thể”.

Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp
pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó (mục đích thực tế).
Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết,
thoả thuận trong giao dịch. Những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của
các bên phát sinh từ giao dịch. Điều cấm của luật những quy định của pháp luật
không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là
những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Mọi chủ thể giao dịch để thỏa mãn nhu cầu của
bản thân. Nhưng nhu cầu đấy phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Trên thực tế
không phải nhu cầu nào cũng đều tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Ví dụ việc buôn
bán heroin, vũ khí quân dụng. Đấy là những mặc hàng cấm, Nhà nước không cho
phép giao dịch dân sự. Việc mua bán dâm là trái với đạo đức xã hội, thuần phong
mỹ tục tốt đẹp của người Việt. Những trường hợp ấy đều là những giao dịch thế

6
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

nhưng Nhà nước không công nhận là giao dịch dân sự và được pháp luật bảo hộ vì
cả mục đích lẫn nội dụng đều vi phạm đều cấm của luật và trái đạo đức xã hội.

II/Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân
sự vô hiệu:

1/Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu:


Theo điều 122 BLDS 2015: “ Giao dịch dân sự không có một trong các điều
kiện được quy định tại Điểu 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp bộ luật
này có quy định khác. Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không
được pháp luật thừa nhận cả về mặt pháp lý lẫn thực tế vì đã vi phạm các điều kiện
để giao dịch dân sự có hiệu lực. Ví dụ, việc mua bán heroin giữa A và B là giao
dịch dân sự vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của luật.

2/Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu:


Trong giao dịch dân sự, ý chí của các bên là giao dịch đạt được những mục
đích nguyện vọng ban đầu và được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên được đảm bảo.Thế nhưng trên thực tế không phải giao dịch
dân sự nào cũng được pháp luật thừa nhận vì nó đã không tuân theo pháp luật.Giao
dịch đó sẽ bị tuyên là vô hiệu hoặc mặc nhiên vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu có
đặc điểm chung sau

Thứ nhất ,giao dịch dân sự không tuân theo các điều kiện để giao dịch đó hiệu
lực Theo Điều 117 BLDS 2015 quy định: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có
đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch
dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch
dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy
định.” và Điều 122: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy
định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy
định khác.”. Ta có thể thấy, giao dịch dân sự là giao dịch dành cho mọi chủ thể
trong xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng có thể tham gia giao dịch. Chủ thể phải
có năng lực chủ thể nhất định bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập. Việc tham gia giao dịch cũng phải
hoàn toàn tự nguyện. Điều này là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự Việt Nam. Không ai có quyền áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa hay ngăn

7
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

cản việc chủ thể có tham gia vào một giao dịch dân sự nào đó hay không. Xác lập
giao dich dân sự dân sự là quyền của mỗi chủ thế. Nhưng xã hội sẽ có những chủ
thể có những nhu cầu gây nguy hiểm cho xã hội, làm suy thoái phẩm chất đạo đức.
Do đó,việc xác lập gia dịch phải nằm trong khuôn khồ của pháp luật quy định và
những chuẩn mực xã hội thừa nhận. Đối với một số giao dịch còn phài tuân thủ
theo hình thức riêng của giao dịch đó.

Thứ hai, chủ thể của giao dịch phải chịu một hậu quả pháp lý nhất định. Mọi
chủ thể điều mong muốn giao dịch của mình sẽ đạt kết quả mong muốn. Tức là
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được thực hiện. Ví dụ như việc ngưởi bán hàng và
người mua hàng, người mua hàng sẽ trả tiền cho hàng hóa mà mình mua, người bán
hàng sẽ giao hàng hóa cho người mua. Hậu quả pháp lý lúc này sẽ trùng với
nguyện vọng ban đầu của các chủ thể. Song có những trường hợp mà các bên
không đạ được mục đích. Một là giao dịch đó là bất hợp pháp. Ví dụ: việc mua tài
sản bị trộm cắp thì phải trả lại taì sản cho chủ sỡ hữu vì tài sản đó bị tước đoạt
không theo ý chí của chủ sỡ hữu. Hai là, các bên không thực hiện nghĩa vụ của
mình. Ví dụ bán bán đã giao tài sản nhưng bên mua lại không thanh toán thì bên
mua phải chịu tránh nhiệm dân sự. Ta thấy việc giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu
sẽ làm ảnh hưởng đến các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thế nhưng có
những trường hợp khi giao dịch bị tuyên vô hiệu lại có một bên hưởng lợi và một
bên bị chịu thiệt. Vấn đề này cần phải nghiên cứu kĩ hơn.

3/Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu:

3.1/ GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:
Điều 123 BLDS 2015 quy định:

“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo
đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực
hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội,
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”

Pháp luật cho phép mọi chủ thể đều tự do trong giao dịch dân sự. Nhựng sự tự
do phải nằm trong khuôn khổ nếu không sự tự do ấy sẽ biến xã hội trở thành thảm
họa. So với BLDS 2015 và BLDS 2005 không có sự khác biệt nhiều, chỉ khác tử “
8
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

luật” và pháp luật. Pháp luật bao gồm luật và văn bản dưới luật. Quy định điều này
sẽ thu hẹp phạm vi tác động của pháp luật. Thế nhưng nếu các văn bản dưới luật có
những quy định một cách hợp lý thì như thế nào. Các chủ thể có quyền làm những
điều mà luật không cấm. Đây là một dấu hỏi lớn. Hơn nữa các chuẩn mực đạo đức
ở đây được hiểu như thế nào? Làm thế nào để tránh được sự mô hồ và nhiều cách
hiểu. Việc bỏ đi cụm từ “ giữa người với người” trong BLDS 2015 cũng rất hợp lý,
làm cho khái niệm chuẩn mực ứng xử chung được mở rộng hơn. Những chuẩn mực
ứng xử chung không còn bị bó hẹp trong quan hệ giữa ngưởi mà nay đã mở rộng
quan hệ giữa người với thế giới xung quanh mà cụ thể là vấn đề môi trường. Con
người đối xử với môi trường ngày một tàn nhẫn. Thông qua giao dịch dân sự con
người đã cố ý hay vô ý gây hại đến môi trường.Bảo vệ môi trường là những vấn đề
cấp bách cần sự quan tâm hàng đầu hiện nay.

3.2/ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:


Điều 124 BLS 2015:

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị
che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định
của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Đối với giao dịch dân sự này có đặc điểm là các giao dịch bên trong đó hoàn
toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí
đích thực của họ, không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Đó là việc các
bên xác lập một giao dịch để nhằm che dấu một giao dịch khác hoặc thực hiện giao
dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu. Khi đó với
giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch bị giả tạo sẽ vô hiệu còn
giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực nếu như giao dịch bị che giấu đó vẫn tuân
thủ đúng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trường hợp giao dịch giả
tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch giả tạo đương nhiên bị
vô hiệu.Ví dụ: A vay nợ của B số tiền là 500 triệu đồng, A kí giấy vay nợ đồng ý
bán căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì A lại bán
căn nhà trên cho C( hợp đồng mau bán đã qua công chứng). Trong tình huống A
sau khi bán nhà xong, A không chịu trả tiền nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A

9
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

và C sẽ bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba.
Sự khác nhau giữa BLDS 2015 và 2005 là sự bổ sung “luật khác có liên quan”.
Giao dịch dân sự bị che dấu không những bị vô hiệu theo Bộ luật này mà còn luật
khác có liên quan. Từ đó dẫn đến việc khi xem xét tính vô hiệu của GDDS bị che
giấu không chỉ dừng lại ở BLDS mà còn ở các luật khác có liên quan.

3.3/ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Điều 125 BLDS 2015:

“1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên 1, người mất năng lực hành
vi dân sự2, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 3 hoặc người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự4 xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện
của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp
luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu
trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi
dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với
người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi
đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.”

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 có quy định : “Chủ thể có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được
xác lập”. Như vậy đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, ngưởi bị hạn chế năng lực
1
Xem Điều 21 BLDS 2015 Người chưa thành niên
2
Xem Điều 22 BLDS 2015 Mất năng lực hành vi dân sự
3
Xem Điều 23 BLDS 2015 Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
4
Xem Điều 24 BLDS 2015 Hạn chế năng lực hành vi dân sự
10
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

hành vi dân sư xác lập giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu là hoàn toàn hợp lí nhằm
bảo đảm quyền lợi cho họ. BLDS 2015 còn bổ sung một điểm mới hơn so với với
BLDS 2005, bổ sung chủ thể là người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi

cũng thể hiện thêm tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam vì họ cũng là những
người cần được sự quan tâm, giúp đỡ và bảo hộ của pháp luật. Khoản 2 Điều 125
BLDS 2015 hoàn toàn mới so với BLDS 2005 đó là những trường hợp do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập giao dịch
nhưng giao dịch đó không vô hiệu

Thứ nhất, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu của người đó. Người chưa đủ sáu tuổi là
đuợc xem là người chưa có năng lực hành vi dân sự. Nhưng trong cuộc sống, nhu
cầu của một đứa trẻ cũng vô cùng lớn. Ví dụ, đứa trẻ mua cây kẹo, bút màu,…
Ngươi mất năng lực hành vi dân sự cũng thế. Đó là những trường hợp bị tâm thần.
Mọi giao dịch của họ phải thông qua người giám hộ. Do đó việc cho phép nguời
chưa đủ sáu tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự là vô cùng hợp lý

Thứ hai, những giao dịch chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ
cho nhóm người yếu thế, có thể nói quy định này phần nào thể hiện được các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và tính nhân văn sâu sắc của pháp luật Việt
Nam.

Thứ ba, giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau
khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự. Đây là cũng là
một điểm mới. Nhưng có một vấn đề đặt ra, nếu trước đó, người giám hộ đã yêu
cầu Tòa án tuyên giao dịch đó vô hiệu thì sau khi đã thành niên hoặc khôi phục
hành vi dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án tuyên có hiệu lực trở lại được hay không?
Đây là vấn đề cần làm rõ.

Như vậy, so với Điều 130 BLDS 2005, Điều 125 BLDS 2015 đã thể hiện sự
nhận đạo của pháp luật khi đã bổ sung thêm một chủ thể mới. Đó là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Hơn thế nữa, BLDS 2015 còn bổ sung thêm
các trường hợp giao dịch dân sự không bị vô hiệu mặc dù đó là giao dịch do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức và làm chủ hành vi , người hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng thể hiện sự
hợp tình , hợp lý của pháp luật.
11
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

3.4/ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn


Điều 126 BLDS 2015 quy định:

“1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một
bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường
hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể
khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân
sự vẫn đạt được.”

Nhầm lẫn là việc các bên hiểu sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào
gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia.Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm
lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao
dịch. Ví dụ, A bán cho B một chiếc bình cổ, A và B đều nghĩ đó là bình cổ, sau đó
A đi giám định, bình đó không phải là đồ cổ. Trong trường hợp này A có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu. Giao dịch dân sự do nhầm lẫn không mặc nhiên là
vô hiệu vì theo khoản 2 Điều 126 BLDS 2015 nó vẫn có thể có hiệu lực nếu đạt
được mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên hoặc có thể khắc phục được
ngay sự nhầm lẫn.Điểm này cũng tương đồng với Điều 131 BLDS 2005 .

BLDS 2005 có một điểm khá hợp lý. Đó sự nhầm lẫn là cố ý hay vô ý, nếu cố
ý thì sẽ giải quyết theo điều 132 BLDS 2005 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa
dối, đe dọa. Thật vậy nếu nhầm lẫn mà lại do cố ý thì đó chẳng khác gì lừa dối.

Điều 126 BLDS 2015 cũng phải quy định một cách chi tiết hơn thế nào là
nhầm lẫn. Vì có thế một bên giao dịch có thể lợi dụng việc này để tuyên bố giao
dịch vô hiệu gây thiệt hai cho bên kia

3.5/Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép


Điều 127 BLDS 2015 quy định

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng
ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

12
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của
người thân thích của mình.”

Tại điều 127 BLDS 2015 không khác quá nhiều so với 132 BLDS 2005. Chủ
yếu là cách sử dụng từ ngữ và bổ sung từ ngữ. BLDS 2015 đã bổ sung thêm cưỡng
ép cũng là một yếu tố làm cho giao dịch dân sự vô hiệu. Cưỡng ép cũng là một
cách thức buộc chủ thể thực hiện giao dịch dân sự, trái với ý chí của người xác lập
nhằm gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản cùa
mình hoặc người thân thích mình. Đe dọa và cưỡng ép đã xâm phạm nghiêm trọng
đến tính tự nguyện mà nó là một trong những nguyên tắc của giao dịch dân sự và
cũng là một điều khoản để giao dịch dân sự có hiệu lực tức là đã xâm phạm đến
Điều 1175 BLDS 2015. Sự đe dọa và cưỡng ép cũng phải có bằng chứng để chứng
minh chứ không chỉ bằng lời nói để tránh sự lạm dụng mà tuyên một giao dịch nào
đó là vô hiệu. BLDS 2015 cũng đã thay thế cụm “cha, mẹ, vợ, chồng, con” trong
BLDS 2005 thành “người thân thích”. Việc thay đổi tuy không có nhiều nhưng rất
có ý nghĩa về mặt pháp lý và thực tế. Trên thực tế, một bên của giao dịch dân sự
hoặc người thứ ba có thể lợi dụng vào mối quan hệ để ép bên kia nghe theo mà
không phải là cha, mẹ, vợ,chồng của bên bị đe dọa cưỡng ép , có thể là ông, bà , cô,
dì, chú ,bác,.. của người đó. Việc thay đổi đã làm cho mở rộng hơn người có liên
quan đến chủ thể của giao dịch dân sự.

3.6/ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và
làm chủ hành vi của mình
Điều 128 BLDS 2015 quy định:

“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời
điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Điều 128 BLDS 2015 và Điều 133 BLDS 2005 là hoàn toàn giống nhau, đều
quy định rất rõ ràng trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng lại
5
Xem Điều 117 BLDS 2015 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
13
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

giao dịch vào đúng thời điểm người đó không nhận thức và làm chủ hành vi của
mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch đó là vô hiệu. Từ đó ta cũng thể
suy ra, giao dịch này không nghiễm nhiên là vô hiệu mà phải có một quyết định có
hiệu lực từ Tòa án. Trường hợp này bao gồm người say do rượu bia, người bị tâm
thần nhẹ,.. những người đang trong tình trạng không thể kiểm soát và làm chủ hành
vi, dẫn đến xác lập giao dịch một không trùng với ý chí , mong muốn của họ.Ví dụ:
A đồng ý bán cho B căn nhà với giá 500 triệu đồng, bằng ½ giá trị thực thế, trong
lúc say rượu. Giao dịch này chỉ có thể bị tuyên vô hiệu nếu sau khi ông A tỉnh rượu
và đề đơn lên Tòa án yêu cầu giao dịch này vô hiệu nếu không nó vẫn có hiệu lực.

3.7/ GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Điều 129 BLDS 2015 quy định

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô
hiệu, trừ trường hợp sau đây:

“1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt
buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án
ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên
không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Nhà nước cho phép các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức giao dịch.
Nhưng có những giao dịch bắt buộc phải có hình thức nhất định : giao dịch bằng
văn bản hoặc bằng văn bản có công chứng,chứng thực nhằm bảo vệ quyền lợi của
các bên trong giao dịch dân sự, tránh trường hợp một bên trong giao dịch trốn tránh
trách nhiệm dân sự. Theo Điều 129 BLDS 2015 thì có 2 trường hợp ngoại lệ không
tuân theo hình thức do luật định nhưng vẫn công nhận giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Đó là trường hợp như Khoản 1 và Khoản 2 đã quy định. Hai trường hợp đều có một
điểm chung. Đó là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ
trong giao dịch. Thế nhưng đây là một điểm không rõ ràng. Hai phần ba nghĩa vụ
được tính như thế nào? Như thế nào là hai phần ba? Hai phần ba số tiền mà một
bên phải trả cho bên kia hay sao? Nếu giao dịch đó không thể phân chia nghĩa vụ
14
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

thành các phần hoặc danh sách nghĩa vụ thì làm thế nào? Đây là những câu hỏi mà
các nhà làm luật phải suy nghĩ đến để mang lại được kết quả trên thực tế. Tại điều
này BLDS 2015 có bổ sung phần mới so với BLDS 2005 đó là trường hợp tuy giao
dịch dân sự không đáp ứng được điều kiện về hình thức nhưng vẫn có hiệu lực.
Nhưng tại Điều 134 BLDS 2005 có quy định “ các bên thực hiện quy định về hình
thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao
dịch vô hiệu.”. Như vậy tại Bộ luật nảy cũng đã đươc ra một điều kiện để “cứu
vãn” giao dịch. Thế nhưng ở đây cũng không quy định khoảng thời gian một cách
cụ thể là bao lâu.

3.8/ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần


Điều 130 BLDS 2015 quy định

“Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân
sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.”

Điều 130 BLDS 2015 có bổ sung từ “nội dung” so với Điều 135 BLDS 2005
đã làm cho giao dịch dân sự rõ ràng hơn khi xác định phần nội dung của giao dịch
giao dịch chứ không phải hình thức của nó. Việc này tránh sự hiểu nhằm dù vô ý
hay cố ý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến áp dụng pháp luật

4/ Hậu quả pháp lý


Hậu quả pháp lý là kết quả tất yếu của một sự kiện pháp lý mà theo đó các chủ
thể phải gánh chịu những hậu quả nhất định dựa trên các căn cứ do pháp luật quy
định. Ví dụ: giữa A và B có hợp đồng mua bán đất thì hậu quả pháp lý ở đây là A
được nhận tiền và chuyển quyền sử dụng đất cho B, B có quyền sử dụng mảnh đất
đó.

Điều 131 BLDS 2015 quy định

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
hoàn trả.

15
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi,
lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền
nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
các bên từ thời điểm xác lập. Giao dịch dân sự không ràng buộc các chủ thể phải
thực hiện theo những điều cam kết đã cam kết trước đó. Tuy nhiên nó vẫn phát sinh
nghĩa vụ, nghĩa vụ ở đây là phát sinh từ hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu chứ không phải từ giao dịch dân sự các bên kí kết

Thứ hai, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng
ban đầu, hoàn trả nhau những gì đã nhận. Ở đây luật không đề cập đến tài sản khi
hoàn trả những gì đã nhận, vậy các bên phải hoàn trả cả tài sản và không là tài sản.
Luật cũng quy định nếu không hoàn trả lại bằng hiện vật thì có thể hoàn trả bằng
tiền vì có thể khi bên kia nhận được tài sản đã sửa chữa, nâng cấp, tu bổ. Như vậy
việc hoàn trả lại tài sản trong trường hợp này bất hơp lý. Nhưng luật vẫn chưa quy
định nếu bên kia chỉ muốn nhận hiện vật không muốn nhận tiền thì giải quyết như
thế nào?

Thứ ba, việc xác định có “ngay tình” hay không cũng quyết định đến việc có
nghĩa vụ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức. Đây là vấn đề hợp lý mà BLDS 2015 thay
đổi so với BLDS 2005. Tại Điều 137 BLDS 2005, các bên phải hoàn trả kể cả hoa
lợi, lợi tức trừ trường hợp bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Thế nhưng có
trường hợp sau khi thời điểm giao dịch dân sự được xác lập và bên nhận đã dùng
tiền của, trí lực vào việc đầu tư mà sinh lợi nhuận. Nếu như phải hoàn trả lại bao
gồm hoa lợi, lợi tức là bất hợp lý với người nhận tài sản và đi ngược lại quy định
của luật. Như vậy BLDS 2015 quy định việc trả lại hoa lợi,lợi tức tại điều khoản
riêng là vô cùng đúng đắn.

Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khoản 4 BLDS 2015 là
hoàn toàn giống với một quy định tại Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005. Quy định
này phù hợp với một trong năm nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, cá nhân,
pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vu dân sự. Vì khi GDDS bị tuyên bố vô hiệu thì mục đích của các bên
16
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

đã không thực hiện được từ đó dẫn đến những tổn thất về vật chất lẫn tinh thần của
một hoặc các bên.

Thứ năm, việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến
quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Đây là một điểm
hoàn toàn mới so với BLDS 2005. Trên thực tế có những trường hợp giao dịch dân
sự vô hiệu có thể gây ảnh hưởng đến danh dự , nhân phẩm uy tín của một bênh
hoặc các bên. Việc bổ sung thêm quy định là hết sức cần thiết và hợp lý.

5/ Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố GDDS vô hiệu.


Theo quy định tại Điều 136 BLDS 2005 là 2 năm kể từ ngày xác lập giao dich
dân sự cho tất cả giao dịch dân sự có yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì theo BLDS 2015
thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu cũng là hai năm đối với giao dịch dân
sự vô hiệu quy định bởi các điều 125, 126, 127, 128 và 129 kể từ ngày người đại
diện của nhóm người yếu thế biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác
lập giao dịch; người bị nhầm lẫn, lừa đối biết hoặc phải biết mình bị nhầm lẫn, lừa
dối; người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi; người không nhận thức
và làm chủ hành vi xác lập; giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp không
tuân thủ quy định về hình thức. Hết thời hiệu thì giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực.
Quy định này tiến bộ hơn so với quy định tại khoản 1 Điều 137 BLDS 2005 vì đã
khắc phục được nhược điểm của quy định cũ khi mà chủ thể tham gia giao dịch
không biết giao dịch ấy có những dấu hiệu của một GDDS vô hiệu, đến khi quyền,
lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nghiêm trọng thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên
bố GDDS vô hiệu đã hết. Còn thời hiệu yêu cầu vô hiệu đối với GDDS giả tạo, vi
phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội vẫn được giữa nguyên là vô hạn.

6/Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô
hiệu
Điều 133 BLDS 2015 quy định

“1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài
sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao
dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy
định tại Điều 1676 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự
6
Xem Điều 167 BLDS 2015 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sỡ hữu từ người chiến hữu ngay tình
17
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác
lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp
người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có
thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là
chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu
giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều
này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được
xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt
hại.”

Thứ nhất, đối với tài sản không phải đăng ký thì khi giao dịch vô hiệu, giao
dịch với người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực trừ trường hợp người thứ ba ngay
tình có được động sản thông qua hợp không có đền bù hoặc nếu có đền bù thì chủ
sở hữu vẫn có quyền đòi lại nếu động sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
được quy định rất rõ tại Điều 167 BLDS 2015. Tại khoàn này , BLDS 2015 đã thay
đổi “ động sản” thành “ tài sản” thì ý nghĩa nội hàm cũng đã thay đổi7

Thứ hai, đối với tài sản có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đó
được chuyển cho người thứ ngay tình thông qua giao dịch dân sự và người này căn
cứ vào điều đó mà xác lập, thực hiện thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Ở đây tài
sản đã được đăng ký bao gồm động sản và bất động sản như xe máy, ô tô, đất đai
và công trình kiến trúc gắn liền với đất đai,… Đây là một quy định hợp lý để bảo
vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình và đã được áp dụng thực tiễn theo quy định tại
điều 138 BLDS 2005. Việc đăng ký tài sản tại cơ quan có thẩm quyền là một kênh
thông tin xác thực dựa vào đó mà người thứ ba có thể biết được tình trạng của tài
sản để từ đó ra quyết định có mua nó hay không, nếu trong trường hợp này mà
quyền lợi người thứ ba không được bảo vệ thì việc đăng ký tại cơ quan có thẩm
quyền không có ý nghĩa như mong đợi. Nếu tài sản đó buộc phải đăng ký mà chưa
đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự vô hiệu. Bởi lẽ
đây là lỗi của người thứ ba khi kiên quyết thực hiện giao dịch dân sự mặc dù nó

7
Xem Điều 106 BLDS 2015 Đăng ký tài sản.
18
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

không đảm bảo theo trình tự thủ tục theo quy định. Ngoài trừ trường hợp người thứ
ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm
quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở
hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Thứ ba, khoản 3 điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ sỡ hữu khi tài sản
rơi vào tay người khác . Chủ sở hữu có quyền yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc
giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi
thường thiệt hại. Trên thực tế, người thứ ba ngay tình mặc nhiên được hiểu là họ
không có lỗi mà lỗi là ở những chủ thể đã là cho giao dịch với người thứ ba được
xác lập.

III/ Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định
của BLDS 2015
Thứ nhất, theo Điều 1238 thì còn một vấn đề vẫn còn chưa rõ ràng. Đó là việc
quy định “mục đích,nội dụng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô
hiệu”. Ở đây dấu “,” làm cho chúng ta hiểu lầm mục đích và nội dung đều vi phạm
điều cấm của luật,trái đạo đức xã hội thì giao dịch đó vô hiệu, nếu vi phạm một
trong hai thì giao dịch đóvẫn có hiệu lực. Hay chỉ cần một trong hai vi phạm thì
giao dịch đó vô hiệu. Muốn rõ ràng thì chúng ta chỉ cần thay dấu “,” bằng liên từ
“và” hoặc liên từ “hoặc”. Tại Điều luật này thay dấu “,” bằng liên từ “ hoặc” thì
hợp lí và đúng tinh thần của luật

Thứ hai, Điều 1259 BLDS 2015 quy định về GDDS vô hiệu theo Khoản 1 điều
này thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án có quyền tuyên giao
dịch dân sự vô hiệu nếu giao dịch đó theo quy định của pháp luật phải được người
đại diện họ xác lập,thực hiện hoặc đồng ý. Như vậy sẽ có vấn đề đặt ra, sau khi
người đại diện của họ yêu cầu Tòa tuyên giao dịch vô hiệu và Tòa án đã tuyên
GDDS vô hiệu. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân
sự mà họ đã thành niên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự thì họ có quyền
yêu cầu tòa tuyên có hiệu lực trở lại được hay không? Giữa Khoản 1 và Điểm c
Khoản 2 điều này vẫn còn chưa làm rõ ,cần một văn bản hướng dẫn thi hành một
cách cụ thể.
8
Xem Điều 123 BLDS 2015 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điề;u cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
9
Xem Điều 125 BLDS 2015 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện
19
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

Thứ ba, một điểm bất cập nữa xảy ra tại Điều 128 BLDS 2015, đó là “không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”. Về việc “không nhận thức và làm
chủ được hành vi”, liệu cần phải có “nhân chứng” hay không? Nếu không thì cần
phải có những biện pháp nào để “chứng minh” được là người đó không thể nhận
thức và làm chủ được hành vi của mình? Người viết đề nghị cần phải có văn bản
hướng dẫn thi hành để xác định rõ cách thức chứng minh có hay không tại thời
điểm xác lập giao dịch người đó không nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình.

Thứ tư, trong 2 trường hợp ngoại lệ tại Điều 129 BLDS 2015 đều xuất hiện
cụm từ “ít nhất hai phần ba nghĩa vụ” nhưng cụ thể thì con số “2/3” ấy được xác
định như thế nào? Thì lại chưa có sự giải thích cụ thể nào dẫn đến việc khó xác
định được các bên đã đạt được 2/3 nghĩa vụ hay chưa? Để đạt được sự tường tận,
giúp mọi người hiểu rõ hơn thì phải xây dựng công thức tính “hai phần ba nghĩa
vụ”.

Thứ năm, cần phải xem xét lại trong việc bảo vệ người thứ ba ngay tình theo
như khoản 2 Điều 133 BLDS 2015, nếu trong trường hợp trên mặc dù tài sản đã
được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người thứ ba biết được tình
trạng tài sản nhưng vì một lí do nào đó mà vẫn có ý xác lập giao dịch để có được tài
sản thì phải giải quyết như thế nào. Theo như bản thân người viết nhận định cần
phải làm rõ việc nguời thứ ba có “thật sự ngay tình” hay không để từ đó làm căn cứ
xác định GDDS ấy có hiệu lực pháp lý hay không. Bên cạnh đó, cụm từ “hoàn trả
chi phí hợp lí và bồi thường thiệt hại” ở phần cuối cùng của khoản 3 Điều 133
BLDS 2015 cần phải có một văn bản hướng dẫn để làm rõ, chẳng hạn như “chi phí
hợp lý” là những chi phí nào, có bao gồm án phí, lệ phí tòa án hoặc là chi phí hao
tổn của chủ sở hữu trong quá trình diễn ra vụ án hay không? Ngoài ra về “bồi
thường thiệt hại” thì cũng phải làm rõ là những khoản nào? Nhưng có lẽ các nhà
lập pháp chưa làm rõ những điều nói trên vì tôn trọng sự tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận của các bên khi giải quyết những vấn đề ấy.

C/KẾT LUẬN
Trong thời kì đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, giao dịch dân sự là vấn đề diễn ra hằng ngày hằng giờ. Việc xây
dựng chế định giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý sẽ bảo vệ quyền lợi của
một bên hoặc các bên khi quyền lợi một bên hoặc các bên bị xâm hại. Đây là một
20
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

vấn đề vẫn còn đang gây tranh cãi. Là một người kiểm sát tương lai, việc nắm vững
chế định này sẽ hỗ trợ chúng ta trên con đường cân bằng cán cân luật pháp, bảo vệ
công lý

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trương Hồng Quang, Nguyễn Thị Lương Trà, Một số điểm mới về giao dịch dân sự
của Bộ luật Dân sự năm 2015, Trang thông tin điện tử Viện Khoa học Pháp lý, Bộ
Tư pháp

PGS. TS Vũ Thị Hồng Vân( Chủ biên), Giao trình Luật Dân sự Việt Nam, Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016

21
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình Luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012

PGS.TS Đỗ Văn Đại ( Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật
Dân sự 2015, Hội Luật gia Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2016

Luật Tuệ Anh, Các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu, Trang thông tin điện tử
Công ty TNHH Luật Tuệ Anh

MỤC LỤC
A/MỞ ĐẦU:................................................................................................................................................1
B/ NỘI DUNG:............................................................................................................................................1
I/Khái quát về giao dịch dân sự:...............................................................................................................1
1/Khái niệm:.........................................................................................................................................1
2/Đặc điểm:..........................................................................................................................................2
22
BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ NGUYỄN HUỲNH QUỐC KHÁNH

3/ Phân loại:..........................................................................................................................................2
3.1/ Hợp đồng:..................................................................................................................................3
3.2/ Hành vi pháp lý đơn phương:....................................................................................................3
3.3/ So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương:...........................................................3
3.4/ Giao dịch dân sự có điều kiện:...................................................................................................4
4/Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:........................................................................................4
II/Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:....................7
1/Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu:..............................................................................................7
2/Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu:............................................................................................7
3/Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu:.........................................................................................8
3.1/ GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:...........................................8
3.2/ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:..........................................................................................9
3.3/ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,
thực hiện.........................................................................................................................................10
3.4/ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.................................................................................12
3.5/Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép........................................................12
3.6/ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình.. .13
3.7/ GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức........................................................14
3.8/ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần........................................................................................15
4/ Hậu quả pháp lý..............................................................................................................................15
5/ Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố GDDS vô hiệu........................................................................17
6/Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.....................................17
III/ Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS 2015..........19
C/KẾT LUẬN............................................................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................22

23

You might also like