You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI


NGOÀI HỢP ĐỒNG

BÀI TẬP CÁ NHÂN


LỚP: QTL43B2

Giáo viên bộ môn: Trần Thị Hương


Sinh viên: Nguyễn Văn Thi
MSSV: 1853401020248
Đại học Luật TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 2020

2
Đại học Luật TPHCM

MỤC LỤC
CHƯƠNG I...............................................................................................................3
CHƯƠNG II...............................................................................................................7
CHƯƠNG 3.............................................................................................................10
CHƯƠNG 4.............................................................................................................17
CHƯƠNG 5.............................................................................................................18
CHƯƠNG 6.............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................26

3
Đại học Luật TPHCM

4
Đại học Luật TPHCM

CHƯƠNG I

1. So sánh nghĩa vụ theo các góc độ đạo đức, tập quán với nghĩa vụ dân sự
và sự tác động tương hỗ giữa chúng trong các giao lưu dân sự.

 So sánh nghĩa vụ theo các góc độ đạo đức, tập quán với nghĩa vụ dân sự.
 Giống nhau:

Nghĩa vụ là bổn phận dù dưới góc độ đạo đức, tập quán hay pháp lý đều
mong muốn buộc chủ thể phải làm hoặc không được làm.

 Khác nhau:

Nghĩa vụ theo các góc độ


Nghĩa vụ dân sự
đạo đức, tập quán
Không mang hiệu lực pháp
Mang hiệu lực pháp lý

Không bắt buộc thực hiện Bắt buộc thực hiện

 Sự tác động tương hỗ giữa chúng trong các giao lưu dân sự.
Theo điều 117 BLDS 2015:
“Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội”

Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao
dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của
luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời
sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Chỉ những tài sản được phép
giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của giao dịch dân sự. Những giao dịch
xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những giao dịch dân
sự có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp
luật của giao dịch dân sự đó.

5
Đại học Luật TPHCM

Tập quán tồn tại trong thực tế cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng nhưng
không phải bất cứ tập quán nào cũng được nhà nước thừa nhận với tư cách là
nguồn của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ dân sự
nói riêng. Để được thừa nhận áp dụng với tư cách là nguồn của pháp luật, tập quán
phải đảm bảo những điều kiện nhất định và việc áp dụng cũng phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính pháp lý và tránh sự tùy tiện trong áp dụng.
Nguyên tắc áp dụng tập quán theo quy định của BLDS 2015 là những tư tưởng cơ
bản chỉ đạo hoạt động áp dụng tập quán trong điều chỉnh các quan hệ dân sự.
Những nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 BLDS 2015. Cụ thể như sau:
“ 1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá
nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần
trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân
tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng
tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

2. So sánh đối tượng của nghĩa vụ với khách thể của quan hệ nghĩa vụ.

 Giống nhau: - Đều phải được xác định


 Khác nhau:
Tiêu chí Khách thể của quan hệ
Đối tượng của nghĩa vụ
Loại nghĩa vụ
Trong mối quan hệ với Là lợi ích, mong muốn
Bị tác động bởi chủ thể
các chủ thể đạt được của chủ thể

3. So sánh nghĩa vụ riêng rẽ với nghĩa vụ liên đới.

 Giống nhau:
o Đều là xử sự bắt buộc thực hiện đối với bên có quyền.
o Chủ thể bên có nghĩa vụ nhiều hơn một.
o Bên có quyền miễn cho một người thực hiện nghĩa vụ thì những người
khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình trừ trường hợp Khoản
3 Điều 288 BLDS 2015.

6
Đại học Luật TPHCM

 Khác nhau:

Tiêu chí
Nghĩa vụ riêng rẽ Nghĩa vụ liên đới
Loại

Phạm vi nghĩa vụ của mỗi Chỉ phải thực hiện phần Có thể phải thực hiện toàn
chủ thể bên có nghĩa vụ nghĩa vụ của mình bộ nghĩa vụ

Nhằm đảm bảo cho lợi ích


Đảm bảo quyền và lợi ích
Mục đích đặt ra của bên có quyền không
hợp pháp cho hai bên
bị tổn hại

4. Xác định sự đúng (sai) các nội dung sau, kèm theo giải thích:

 Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa
vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền.
→ Sai. CSPL: Khoản 3 Điều 278 BLDS 2015. Phải báo trước với bên có quyền
trước một thời gian hợp lý. Chế định này được đặt ra nhằm đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp của hai bên, nhất là khi đối tượng của nghĩa vụ là tiền, giá
trị của nó có thể thay đổi rất nhiều so với thời điểm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của hai bên.
 Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền,
trừ khi pháp luật qui định khác.
→ Sai. CSPL: Điều 277 BLDS 2015. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phải có thỏa
thuận, nếu không có thỏa thuận phải xem xét tới yếu tố động sản hay bất
động sản nhằm đảm bảo bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
bên có quyền nhận được lợi ích đầy đủ từ bên có nghĩa vụ.
 Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu.
→ Sai. CSPL: Điều 570 BLDS 2015. Với trường hợp hành vi pháp lý đơn
phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi những người khác đáp ứng được
điều kiện do người xác lập giao dịch đưa ra. Ví dụ: Hứa thưởng, thi có giải...

7
Đại học Luật TPHCM

CHƯƠNG II

1. So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.

 Giống nhau: Đều là giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ.
 Khác nhau:

Tiêu chí
Hợp đồng Pháp lý đơn phương
Loại

Tính chất giao dịch Sự thỏa thuận Hành vi đơn phương

Theo thỏa thuận. Nếu


không có thỏa thuận thì
Nơi cá nhân xác lập hành
địa điểm giao kết hợp
vi đó cư trú hoặc nơi pháp
Địa điểm xác lập đồng là nơi cư trú của cá
nhân xác lập hành vi đó
nhân hoặc trụ sở của pháp
được thành lập.
nhân đã đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng.

Pháp luật áp dụng đối với


hành vi pháp lý đơn
Theo thỏa thuận. Nếu
phương là pháp luật của
không có thì áp dụng
Pháp luật áp dụng nước nơi cá nhân xác lập
pháp luật có sự gắn bó
hành vi đó cư trú hoặc nơi
nhất với hợp đồng.
pháp nhân xác lập hành vi
đó được thành lập.

2. So sánh hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng với hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng.

8
Đại học Luật TPHCM

 Giống nhau: Đều làm chấm dứt hợp đồng.


 Do bên có quyền thực hiện.
 Do lỗi của bên có nghĩa vụ
 Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay
cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
 Khác nhau

Hợp đồng chấm dứt khi


Loại một bên đơn phương Hợp đồng chấm dứt khi
Tiêu chí chấm dứt thực hiện hợp một bên hủy bỏ hợp đồng
đồng

Bên có quyền không phải


bồi thường thiệt hại. Bên
Các bên phải hoàn trả cho
Hậu quả pháp lý có nghĩa vụ được thanh
nhau những gì đã nhận
toán phần nghĩa vụ đã
thực hiện

Có giá trị từ thời điểm


Giá trị hợp đồng Vô giá trị giao kết đến khi đơn
phương chấm dứt

3. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Cho 03 ví
dụ về mỗi loại hợp đồng này.

Loại
Hợp đồng đơn vụ Hợp đồng song vụ
Tiêu chí

Chỉ 1 bên có quyền và 1 2 bên vừa có quyền và


Quyền và nghĩa vụ
bên có nghĩa vụ nghĩa vụ

9
Đại học Luật TPHCM

4. Lấy 3 ví dụ về hợp đồng mẫu và hãy cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng
mẫu với hợp đồng không thuộc loại này.

 Ví dụ:
 Hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt.
 Hợp đồng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất.
 Hợp đồng cung cấp dịch vụ internet.
 Khác biệt giữa hợp đồng mẫu với hợp đồng không thuộc loại này

Loại
Hợp đồng theo mẫu Hợp đồng loại khác
Tiêu chí

Nhà cung ứng – Người


Chủ thể giao kết Đa dạng
tiêu dùng

2 bên giao kết tự do thỏa


Người tiêu dùng có ít
Sự thỏa thuận thuận trong khuôn khổ
hoặc không có lựa chọn
pháp luật

Bên cung ứng phải đăng


Điều kiện pháp lý ký mẫu với Bộ Công Không có
Thương

10
Đại học Luật TPHCM

11
Đại học Luật TPHCM

CHƯƠNG 3

1. Hãy cho biết ý nghĩa của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong giao lưu
dân sự, thương mại.

Đảm bảo lợi ích chính đáng giữa các bên tạo ra hành lang pháp lý khi có tranh
chấp xảy ra trong các mối quan hệ đó, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến kinh
tế, các tranh chấp liên quan đến ngân hàng trong việc cho vay, giải ngân, cầm cố,
thế chấp tài sản. Tránh những rủi ro khi tham gia vào các quan hệ dân sự.

2. So sánh giữa cầm cố và thế chấp.

 Giống nhau:
Với vai trò là biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự, cầm cố và thế chấp
có những điểm giống nhau cơ bản như sau:
 Đều là biện pháp bảo đảm trong quan hệ dân sự, tồn tại với mục đích
nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong
phạm vi đã thỏa thuận.
 Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
 Hai biện pháp này đều có đối tượng là tài sản của bên bảo đảm.
 Là hợp đồng phụ, mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ ở hợp đồng
chính.
 Đối tượng tài sản của bên cầm cố và bên thế chấp đều có thể là động
sản, bất động sản, bất động sản có giá trị thanh toán cao.
 Bên cầm cố hoặc bên thế chấp là bên có nghĩa vụ hoặc là bên thứ ba.
 Có quyền được bán và thay thế tài sản cầm cố ( thế chấp ) trong một
số trường hợp luật định.
 Thời điểm chấm dứt: Khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt.

12
Đại học Luật TPHCM

 Khác nhau:
Là hai biện pháp bảo đảm khác biệt, tùy theo đối tượng, chủ thể, mục đích
của chủ thể mà cầm cố và thế chấp có những điểm khác nhau:

Tiêu chí Cầm cố Thế chấp


Thế chấp tài sản là việc một
bên (sau đây gọi là bên thế
Cầm cố tài sản là việc một bên
chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu
(sau đây gọi là bên cầm cố) giao
của mình để bảo đảm thực hiện
tài sản thuộc quyền sở hữu của
nghĩa vụ dân sự đối với bên kia
Khái niệm mình cho bên kia (sau đây gọi là
(sau đây gọi là bên nhận thế
bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực
chấp) và không chuyển giao tài
hiện nghĩa vụ dân sự. (theo quy
sản đó cho bên nhận thế chấp.
định tại điều 309 BLDS 2015)
( quy định tại khoản 1 điều 317
BLDS 2015 )
- Không yêu cầu sự chuyển
giao tài sản chỉ cần chuyển giao
- Bắt buộc phải có sự chuyển giao giấy tờ chứng minh tình trạng
Chuyển giao tài sản pháp lý của tài sản.
tài sản - Dễ xảy ra tranh chấp - Ít xảy ra tranh chấp hơn do
bên thế chấp phải chuyển giao
tài sản thì mới được nhận lợi ích
từ bên nhận thế chấp.
Thời điểm
Khi bên có nghĩa vụ chuyển giao Khi bên có nghĩa vụ nhận được
hình thành
tài sản lợi ích từ bên có quyền
quan hệ
Bên nhận thế chấp không được
Hoa lợi, lợi Bên nhận cầm cố có thể hưởng
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
tức của tài sản hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm
thế chấp
Phải có trách nhiệm bảo quản, gìn Không thực hiện nghĩa vụ gìn
Nghĩa vụ
giữ tài sản. giữ, bảo quản tài sản.

3. Xác định hậu quả pháp lý trong trường xuất hiện người thứ ba chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản cầm cố, thế chấp.

 Được quy định trong BLDS 2015 :


 Đối với người thứ ba chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

13
Đại học Luật TPHCM

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả


1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn
cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với
tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy
định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người
khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ
trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Điều 580. Tài sản hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật
phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
2. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó;
nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng
thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả
khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi
tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật.

 Đối với chủ sở hữu:


Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản
từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật.

 Trường hợp chiếm hữu ngay tình:


 Đối với chủ sở hữu:
14
Đại học Luật TPHCM

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người
chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có
được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có
quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì
chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất
hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động
sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động
sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
133 của Bộ luật này.
Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức
2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức
thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng
tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy
định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Điều 583. Nghĩa vụ thanh toán
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được
hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu,
người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.

4. Nêu và cho ví dụ cụ thể về điều kiện tài sản là đối tượng của biện pháp
bảo đảm.

 Theo quy định của BLDS 2015:

Điều 295. Tài sản bảo đảm


1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường
hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

15
Đại học Luật TPHCM

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong
tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị
nghĩa vụ được bảo đảm.
 Ví dụ: A vay B một khoản tiền và thực hiện biện pháp bảo đảm là cầm cố
xe máy của A cho B. Nghĩa vụ hình thành trong tương lai là nghĩa vụ chưa
được hình thành tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Ví dụ, X có tài sản
là quyền sử dụng đất (nhà ở hình thành trong tương lai) thế chấp được định
giá là 2,5 tỉ đồng cho ngân hàng K vay khoản vay 2 tỷ.

Vậy trong trường hợp trên, nhà đất là đối tượng của biện pháp bảo đảm

5. Nêu phương thức xử lý và thứ tự thanh toán tài sản cầm cố, thế chấp.

Theo quy định tại BLDS 2015:

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các
phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa
vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm
theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường
hợp luật có quy định khác.
Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán
chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán
theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi
thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn
hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho
bên bảo đảm.

16
Đại học Luật TPHCM

3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi
thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ
hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán
được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu
bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được
thanh toán.

6. Phân tích các điều kiện để một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ.

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ:
1. Giá trị tài sản tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị
các nghĩa vụ được bảo đảm. trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác.
→ Thật ra, quy định của luật chỉ mang tính cảnh báo, nhắc nhở, đặc biệt đối
với bên nhận bảo đảm về những rủi ro có thể đương đầu trong trường hợp
chấp nhận việc dùng một tài sản đang được dùng để bảo đảm nghĩa vụ khác
nhằm bảo đảm nghĩa vụ đối với mình. A thế chấp cho B một căn nhà trị giá 3
tỷ đồng để vay số tiền 2 tỷ đồng; sau đó A lại thế chấp cho C cũng chính căn
nhà đó để vay thêm 2 tỷ đồng nữa. Nếu ở thời điểm nhận thế chấp, C biết rõ
tình trạng pháp lý của căn nhà, đặc biệt là biết về việc căn nhà đang được thế
chấp để bảo đảm món nợ vay của B, thì việc thế chấp giữa A và C hoàn toàn
bình thường và có giá trị: đơn giản, trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp
để thu nợ, thì C phải để cho B được ưu tiên nhận tiền thanh toán. Việc các
bên, một khi hiểu rõ tình trạng bảo đảm nghĩa vụ liên quan đến một hoặc
nhiều tài sản, chấp nhận giao kết việc bảo đảm nghĩa vụ dù tổng giá trị nghĩa
vụ được bảo đảm vượt quá giá trị tài sản bảo đảm hoàn toàn phù hợp với tinh
thần chung của pháp luật bảo đảm nghĩa vụ.
→ Điều luật này áp dụng cho cả bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân. Đây
là quy định thuộc loại bổ khuyết nghĩa là được áp dụng trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc luật đòi hỏi
các bên có thoả thuận về việc bên bảo đảm cam kết bảo đảm thực hiện các
nghĩa vụ có tổng giá trị lớn lớn giá trị tài sản bảo đảm hàm ý rằng các bên,
khi bảo đảm một số nợ quá lớn so với giá trị tài sản bảo đảm, phải biết rõ,
hiểu rõ việc mình làm. Nếu các bên không có thoả thuận rõ ràng, thì luật chủ
động can thiệp bằng cách giới hạn phạm vi bảo đảm đến hết giá trị của tài
sản bảo đảm.

17
Đại học Luật TPHCM

2. Bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản
bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm
phải được lập thành văn bản.
→ Việc áp đặt nghĩa vụ này cho bên bảo đảm nhằm tạo điều kiện cho bên
nhận bảo đảm nắm vững và có đầy đủ thông tin cần thiết về tình trạng pháp
lý của tài sản bảo đảm. Quy định này thật ra không cần thiết nếu hệ thống
đăng ký giao dịch bảo đảm vận hành tốt, bởi việc đăng ký có tác dụng công
khai những quan hệ bảo đảm nghĩa vụ ràng buộc tài sản; bên nhận bảo đảm
có trách nhiệm chủ động tham khảo thông tin từ hệ thống này để hiểu rõ tình
trạng pháp lý của tài sản trước khi quyết định có xác lập giao dịch bảo đảm
hay không.
3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các
nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng
nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về
việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm
không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì
có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện
các nghĩa vụ chưa đến hạn.
→ Có thể thấy 2 điều khoản trên là nhằm cảnh báo rủi ro có thể xảy ra với
bên nhận đảm bảo, điều luật này không loại trừ. Tuy nhiên 2 điều khoản trên
chỉ điều chỉnh tại điểm trước khi xác lập hợp đồng bảo đảm và tại thời điểm
xác lập hợp đồng bảo đảm. Việc các bên nhận bảo đảm trước không được
biết về tình trạng tài sản với bên nhận bảo đảm sau hay các bên nhận bảo
đảm sau không được biết hết về tình trạng tài sản với bên nhận bảo đảm
trước, nó sẽ dẫn đến vấn đề khi nghĩa vụ đến hạn…Ví dụ cụ thể đó là giá trị
tài sản bảo đảm thay đổi so với thời điểm xác lập nghĩa vụ thì trong trường
hợp bên đảm bảo không thực hiện xong nghĩa vụ với các bên nhận đảm bảo
sẽ xảy ra thiệt hại cho bên nhận đảm bảo khi xử lý tài sản. Do đó khi một
nghĩa vụ đến hạn dẫn đến các nghĩa vụ khác đến hạn và đồng thời các bên
nhận bảo đảm được biết về tình hình bên bảo đảm cũng như tài sản sẽ có lợi
cho bên nhận bảo đảm đánh giá tình hình thực tế tránh thiệt hại.

18
Đại học Luật TPHCM

CHƯƠNG 4
1. Nêu ý nghĩa của trách nhiệm dân sự tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng.

Từ Điều 352 BLDS 2015 có thể thấy cơ sở phát sinh trách nhiệm tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ là khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ. Quy định trên
đã tạo thời gian nhất định cho bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ. Nếu bên có quyền đã yêu cầu trong thời hạn nhất định mà bên có
nghĩa vụ tuy có điều kiện thực hiện mà cố tình không thực hiện tiếp thì đó là cơ sở
cho việc xác định vi phạm nghĩa vụ.
2. Nêu những mặt tích cực và tiêu cực trong việc lựa chọn áp dụng trong
hợp đồng trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
với phạt vi phạm.

Loại BTTH do vi phạm nghĩa


Phạt vi phạm
Tiêu chí vụ

- Làm hạn chế, ngăn


- Bù đắp tổn thất cho
Tích cực ngừa hành vi vi
bên bị vi phạm
phạm hợp đồng

- Thiệt hại vẫn xảy


- Không có giới hạn ra. Không phải tổn
Tiêu cực
mức phạt thất nào cũng bù
đắp được

3. Xác định sự khác biệt của trường hợp thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh
thay đổi với sự kiện bất khả kháng.

Trường hợp
Hoàn cảnh thay đổi Sự kiện bất khả kháng
Tiêu chí

19
Đại học Luật TPHCM

Thực hiện hợp đồng Vẫn có thể thực hiện Không thể thực hiện

2 bên khi tiếp tục thực Chỉ 1 bên có quyền chịu tổn thất
Thiệt hại xảy ra hiện nghĩa vụ sẽ dẫn khi bên có nghĩa vụ không thể
đến tốn kém thực hiện được hợp đồng

CHƯƠNG 5

1. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

 Giống nhau:
 Đều là trách nhiệm dân sự.
 Phát sinh khi có thiệt hại cho bên bị thiệt hại bởi bên gây thiệt hại.
 Khác nhau:

Loại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt
Tiêu chí trong hợp đồng hại ngoài hợp đồng
Là loại trách nhiệm dân sự mà
theo đó người đó có hành vi vi
Là loại trách nhiệm dân sự chỉ
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng
đặt ra khi có thiệt hại người có
Tính chất gây ra thiệt hại cho người khác
trách nhiệm bồi thường phải
thì phải chịu trách nhiệm bồi
bồi thường thiệt hại đó.
thường những tổn thất mình gây
ra.
Do có sự vi phạm những thỏa
Cơ sở phát Do sự vi phạm pháp luật của
thuận đã có trong hợp đồng của
sinh một bên
một bên.
Chủ thể chịu Bên tham gia hợp đồng mà Là người có hành vi trái pháp
trách nhiệm không thể áp dụng với người thứ luật; hoặc người khác như
3. cha, mẹ của người chưa thành

20
Đại học Luật TPHCM

niên, người giám hộ đối với


người giám hộ, pháp nhân đối
với người của pháp nhân,…
Bồi thường toàn bộ thiêt hại
xảy ra;
Mức bồi thường thiệt hại chỉ
có thể được giảm trong một số
Mức bồi Có thể thấp hơn hoặc cao hơn
trường hợp đặc biệt như:
thường mức thiệt hại xảy ra.
người gây thiệt hại có lỗi vô ý
và thiệt hại xảy ra quá lớn so
với khả năng kinh tế trước
mắt và lâu dài của họ.
- Không đồng nhất giữa trách
nhiệm và nghĩa vụ. - Trách nhiệm đồng thời là
Quan hệ giữa - Ngoài việc btth vẫn phải tiếp nghĩa vụ
nghĩa vụ và tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp - Bồi thường thiệt hại xong sẽ
trách nhiệm đồng, trừ trường hợp các bên có làm chấm dứt nghĩa vụ
thoả thuận khác.

- Những người cùng gây thiệt hại


Nhiều nguời - Những người cùng gây thiệt
chịu trách nhiệm riêng rẽ và chỉ
cùng gây thiệt hại phải liên đới chịu trách
phải chịu trách nhiệm liên đới
hại nhiệm BTTH
nếu có thỏa thuận.

2. Nêu sự khác biệt giữa trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng rẽ
trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại.

Loại
Trách nhiệm liên đới Trách nhiệm riêng rẽ
Tiêu chí

Thực hiện phần trách Chỉ phải thực hiện phần trách
Phạm vi trách
nhiệm của mình và có thể nhiệm của mình

21
Đại học Luật TPHCM

phải chịu trách nhiệm cho


nhiệm
toàn bộ thiệt hại

Toàn bộ thiệt hại Được xác định phần bồi thường


Mức độ trách
hoặc phần trách nhiệm các người
nhiệm
cùng gây thiệt hại là ngang nhau

3. Phân tích các nguyên tắc của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 585 BLDS năm 2015, quy định: Theo
đó, có thể phân tích như sau:

 Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên
có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng
hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc
nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần phải tôn trọng
thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương
thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
 Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức
bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế của mình. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi
thường khi có đủ hai điều kiện song song với nhau, sau đây:

o Do không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại.


o Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách
nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như
về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc
phần lớn thiệt hại đó.

 Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt
hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
 Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Với lý lẽ công bằng, gây thiệt

22
Đại học Luật TPHCM

hại đến đâu bồi thường đến đó, nhưng trong nhiều trường hợp bên bị thiệt hại
lại là bên có phần lỗi dẫn đến thiệt hại. Luật quy định bên bị thiệt hại sẽ
không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
 Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu
thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

23
Đại học Luật TPHCM

CHƯƠNG 6

1. Xác định những thiệt hại do người gây ra, những thiệt hại do tài sản gây
ra trong các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể trong Bộ Luật Dân
sự hiện hành.

 Những thiệt hại do người gây ra:

Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết
1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì
người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình
trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người
khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người
khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt
hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả
một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

24
Đại học Luật TPHCM

Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của
người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân
khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý
mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong
thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp
nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi
trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới
mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu
người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả
một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 606. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục
thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi
thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp
tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất
của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi
dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức
tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định.
Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi
thường thiệt hại.
25
Đại học Luật TPHCM

2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục
thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người
này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu
không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không
quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm
chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải
bồi thường.
 Những thiệt hại do tài sản gây ra:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới,
hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác
do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản,
trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp
luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu,
sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật
phải bồi thường thiệt hại.

26
Đại học Luật TPHCM

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi
trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người
khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời
gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại
cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba
và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì
người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu,
người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu
súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật,
đạo đức xã hội.
Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt
hại do cây cối gây ra.
Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình
xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác
gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
2. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại
cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại do hành vi của con người.

 Giống nhau:
 Đều là trách nhiệm dân sự.

27
Đại học Luật TPHCM

 Dẫn đến thiệt hại xảy ra


 Chủ thể chịu trách nhiệm: con người

 Khác nhau:
Trách nhiệm dân sự khi
Trách nhiệm dân sự do
nguồn nguy hiểm cao độ
Loại nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại do hành vi
Tiêu chí tự gây thiệt hại cho người
của con người
khác
Đối tượng gây thiệt hại
Nguồn nguy hiểm cao độ Con người
trực tiếp
Hành vi có lỗi của con
Yếu tố phụ Yếu tố chính
người

3. Phân biệt “thú dữ” là nguồn nguy hiểm cao độ và “gia súc”.

Do chưa có quy định cụ thể về 2 khái niệm này trong các văn bản quy phạm
pháp luật do đó từ thực tiễn giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nên theo ý kiến chủ
quan của em ta có thể phân biệt qua hành vi của động vật. Cụ thể nếu động vật có
hành vi tấn công thì xem đó là thú dữ. Ví dụ: Hổ cắn người, chó cắn người, tê giác
húc… Còn động vật không có hành vi mang tính công kích nhưng gây thiệt hại thì
xem như là gia súc và ta có ví dụ như: Người đi đường tông phải chó chạy rông bị
ngã; Mèo đụng phải chậu hoa rớt xuống đầu người…

4. Sự khác biệt của trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô
nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm
môi trường do hành vi con người.

Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự trong


Tiêu chí trong trường hợp tài trường hợp gây ô nhiễm
sản gây ô nhiễm môi môi trường do hành vi
Loại trường con người

Đối tượng gây thiệt hại trực Tài sản Con người
tiếp
Hành vi có lỗi của con người Yếu tố phụ Yếu tố chính

28
Đại học Luật TPHCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Dân sự 2015.


2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện – ThS. Đỗ Thị Bông, “NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
LÀM RÕ KHI ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2015 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 20(396).
3. Quyết định 02/3012/QĐ-TTg.
4. ThS. Đinh Thị Tâm, “ Tập quán và nguyên tắc áp dụng tập quán theo BLDS
2015”, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86.

29

You might also like