You are on page 1of 2

Sử dụng pháp luật là một hình thức tuân thủ pháp luật, khi một cá nhân, tổ chức thực

hiện các hành vi cụ thể, chủ động và tích cực đối với các quyền của mình trong
những việc mà pháp luật cho phép.
Dựa vào khái niệm trên chúng ta có thể thấy đặc điểm của sử dụng pháp luật được
thể hiện trên một số các phương diện sau đây:
- Thứ nhất: Đối tượng sử dụng pháp luật là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật, chứ
không riêng gì một cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.
- Thứ hai: Hình thức thực hiện sử dụng pháp luật là những quy phạm trao quyền.
Trong đó, pháp luật quy định về những quyền hạn của mỗi chủ thể.
- Thứ ba: Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc. Như đã phân tích ở trên, việc
sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện quyền hạn của mình trong phạm
vi mà pháp luật cho phép. Việc tuân thủ pháp luật là bắt buộc đối với mọi đối tượng,
nhưng việc sử dụng pháp luật dựa trên ý chí và sự lựa chọn, chủ động của các chủ
thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Có thể thấy rằng việc sử dụng pháp luật là
hành động hoặc hành vi không thực hiện hành động.

Ví dụ 1:
A và B là bạn làm ăn, do sự tranh chấp về lợi nhuận nên A đã xảy ra xô xát với B. A đã dùng
chai bia gây ra thương tích cho B là dưới 11% với tội cố ý gây thương tích theo quy định tại
khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Sau khi hành vi đó
xảy ra, hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại sức khỏe. B và gia đình đã
ký cam kết không khiếu kiện, khiếu nại về hành vi trên của A do A đã bồi thường cho B.
Như vậy, trong tình huống trên, B mặc dù về mặt sức khỏe đã bị xâm phạm. Nhưng theo quy
định của pháp luật, tội phạm trên sẽ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nên B đã không sử
dụng quyền yêu cầu khởi tố của mình theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một ví dụ cho
việc sử dụng pháp luật.
Ví dụ 2:
C thảo thuận với D về việc bán mảnh đất 200m2 thuộc quyền sử dụng của D. C và D ký một
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có công chứng theo đúng quy định của pháp
luật. Hai bên thỏa thuận, sau khi làm xong thủ tục sang tên bên mua là C sẽ thanh toán nốt 300
triệu. Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục sang tên trên văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
C là bên mua đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận. Do quyền và lợi ích
của mình bị xâm phạm D đã khởi kiện ra tòa án để đòi số tiền trên.
Như vậy, ví dụ này cho thấy D đã sử dụng quyền của mình đối với vấn đề yêu cầu thanh toán.
Khi đó, theo đúng quy định của pháp luật D được quyền khởi kiện để yêu cầu C trả số tiền
theo đúng thỏa thuận của hai bên.

Sử dụng pháp luật Thi hành pháp Tuân thủ pháp luât Áp dụng pháp luật
luật
Chủ đề Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Các cơ quan công
chức nhà nước có
thẩm quyền
Phạm vi Làm những gì pháp Làm những gì pháp Không được làm Căn cứ vào thẩm
luật cho phép luật quy định phải những gì pháp luật quyền và quy định
làm cấm của pháp luật để ra
quyết định
Yêu cầu Có thể làm hoặc Phải làm, nếu Không được làm, nếu Bắt buộc theo các
đối với chủ không, không bị ép không sẽ bị xử lý làm sẽ bị xử lý theo thủ tục, trình tự chặt
thể buộc theo pháp luật pháp luật chẽ do pháp luật
quy định

You might also like