You are on page 1of 2

Quan hệ pháp luật giữa một bên chủ thể có quyền và một bên nghĩa vụ

1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật:


Khái niệm: Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện dưới sự tác động của các quy phạm pháp luật,
trong đó có các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của quy phạm pháp luật, quyền và
nghĩa vụ đó được pháp luật ghi nhận và nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế nhà nước.

2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật


- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
- Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể xác định
- Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được nhà Nước đảm bảo
thực hiện.
3. Thành phần của quan hệ pháp luật:
3.1: Chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật, nói cách khác, đó là các bên tham gia vào
quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do nhà nước quy định trong pháp luật.
- Để tham gia vào quan hệ pháp luật thì chủ thể phải có năng lực:
Năng lực pháp luật + năng lực hành vi
- Năng lượng pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân tổ chức trở thành chủ thể của quan
hệ pháp luật.
3.2: Nội dung của quan hệ pháp luật:
A. Quyền chủ thể: Là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành
- Có quyền ký kết hợp đồng, khiếu nại và tự do ngôn luận.

- Yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nó thực hiện các quyền và nghĩa vụ hoặc yêu cầu tôn trọng các nghĩa
vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này.
- Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình.
B. Nghĩa vụ : Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện
quyền của chủ thể khác.
- Đặc điểm:
+ Thực hiện những hành vi bắt buộc nhất định, được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
+ Đáp ứng quyền chủ thể của chủ thể bên kia.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện những hành vi bắt buộc.
Ví dụ:- Kết hôn khi hai bên chưa đủ tuổi thì phải chịu trách nhiệm.
- Nghĩa vụ phải đi quân sự đối với nam là bắt buộc khi đã đủ 18 tuổi.
- Tuân thủ luật lệ giao thông khi tham gia giao thông như là đội mũ bảo hiểm, có bằng lái xe khi lái xe có dung tích trên 50cc,
không lạng lách đánh võng, không uống rượu bia khi tham gia giao thông.
C. Khách thể của quan hệ pháp luật:
Là lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thoả mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân
mà vì chúng các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật, vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể.
Ví dụ: Quan hệ bầu cử.
D. Sự kiện pháp lý
Là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với
sự phát sinh thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
Ví dụ
- Phát sinh: Mua nhà- Phát sinh thêm người bán- người mua, Hợp đồng, sổ đỏ
Chủ thể: Người bán- người mua
-Chấm dứt: Hợp đồng thuê nhà sẽ khi chấm dứt sẽ chuyển tiếp hợp đồng cho ai cần thuê, người thuê cũ sẽ không còn liên
can gì với ngôi nhà này nữa.
Để bạn có thể nắm rõ hơn về quan hệ pháp luật trong xã hội hiện nay,

Đề bài: Vào ngày 13/10/2023, Chị A cho chị B vay một số tiền trị giá 200.000.000 đồng. Giữa A và B có một bản hợp đồng
về việc vay tiền. và có thoả thuận về phần trăm lãi theo thời gian được ghi cụ thể trong hợp đồng và được công chứng
đúng theo quy định và thủ tục

*Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:

-Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị A và chị B. Trong đó:

+Chị A: có năng lực pháp luật (vì không bị Tòa án hạn chế hay là tước đoạt năng lực pháp luật); có khả năng tự bản thân mình
thực hiện các hành vi pháp luật do nhà nước quy định. Vì thế, chị A có năng lực chủ thể đầy đủ.

+Chị B cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, tương tự như chị A.

-Khách thể của quan hệ pháp luật: Khoản tiền được vay là 200.000.000 đồng và số tiền lại được sinh ra theo thời gian

-Nội dung của quan hệ pháp luật:Chị A: Khi đã có hợp đồng thì chị A phải đưa số tiền 200.000.000 đồng cho chị B theo thoả
thuận hợp đồng, và chị A được nhận tiền lãi theo thời gian được quy định trong hợp đồng.;Với chị B: Có quyền được nhận số tiền
vay và phải có nghĩa vụ trả số tiền lãi cho chị B.

You might also like