You are on page 1of 5

Pháp Luật Đại Cương

Câu 1: Nhà nước

• Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính
trị, là bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức
năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích đảm
bảo địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
• Đặc điểm:
- Nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
- Nhà nước ban hành pháp luật để quản lý xã hội.
- Nhà nước quy định và thu thuế.

Câu 2: Hình thức của nhà nước CHXHCNVN

• Hình thức chính thể: Cách tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất
trong bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó. Có 2 dạng chủ
yếu là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
• Hình thức cấu trúc: Là việc tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính –
lãnh thổ, sự xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan trung ương với cơ quan địa
phương. Có 2 dạng cơ bản là nhà nước liên bang và nhà nước đơn nhất.
• Chế độ chính trị: Là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực nhà nước.

Câu 3: Pháp luật

• Khái niệm Pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có tính bắt
buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được nhà nước bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, nhằm thiết lập
và duy trì một trật tự xã hội nhất định.
• Đặc điểm của pháp luật
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Pháp luật có tính được bảo đảm bằng nhà nước.

Câu 4: Ví dụ minh họa

• VD về thi hành pháp luật: B đã đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định
về luật nghĩa vụ quân sự. B chủ động và tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự
ngay khi có lệnh gọi của các cơ quan nhà nước.
• VD về tuân thủ pháp luật: Luật giao thông đường bộ cấm các hành vi vượt Đèn
đỏ, lạng lách, đua xe, đi ngược chiều.
• VD về sử dụng pháp luật: Gia đình anh K có mảnh đất đang sinh sống nhưng
bị gia đình hàng xóm xây dựng lấn chiếm một phần đất của mình. Anh K đã gửi
đơn kiện về vấn đề này lên cơ quan có thẩm quyền để giành lại quyền lợi của
mình.
• VD về áp dụng pháp luật: H là một học sinh cấp 3 nhưng được gia đình cho sử
dụng xe máy đến trường. Trong một lần trên đường về nhà thì H đã bị cảnh sát
giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe và giấy phép. Khi đó H chưa có giấy
phép lái xe nên bị xử phạt hành chính khi chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy.

Câu 5: Vi phạm pháp luật

• Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có
năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ.
• Đặc điểm:
- Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của chủ thể pháp luật.
- Hành vi xác định của chủ thể pháp luật có tính chất trái pháp luật.
- Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi.
- Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực hành vi.
• VD minh họa: Buôn bán ma túy chất gây nghiện chất nổ trái phép...

Câu 6: Cấu thành vi phạm pháp luật

• Khái niệm: Là Những dấu hiệu pháp lý của vi phạm pháp luật làm cơ sở để xác
định các loại vi phạm pháp luật cụ thể cũng như xác định các hình thức trách
nhiệm pháp lý để áp dụng đối với các loại vi phạm đó.
• Đặc điểm:
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
+) Hành vi trái pháp luật của chủ thể.
+) Thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
+) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ thể và thiệt
hại gây ra cho xã hội.
- Khách thể của vi phạm pháp luật: Là những quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ nhưng bị vi phạm pháp luật xâm hại.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
+) Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
+) Lỗi cố ý trực tiếp
+) Lỗi cố ý gián tiếp
+) Lỗi vô ý do quá tự tin
+) Lỗi vô ý do cẩu thả
- Chủ thể vi phạm pháp luật: Là cá nhân tổ chức có năng lực hành vi đã
thực hiện vi phạm pháp luật.

Câu 7: Trách nhiệm pháp lý

• Khái niệm: Là loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh giữa nhà nước và chủ
thể vi phạm pháp luật , trong đó, Nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài của quy
phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, chủ thể này có nghĩa vụ
gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra.
• Đặc điểm:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý thể hiện thái độ lên án của nhà nước đối với chủ thể vi
phạm pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước.
- Trách nhiệm pháp lý do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
• Các hình thức trách nhiệm pháp lý:

- Trách nhiệm hình sự

- Trách nhiệm hành chính

- Trách nhiệm dân sự

- Trách nhiệm kỉ luật

• VD minh họa: N vận chuyển ma túy bị công an bắt quả tang nên N bị chịu trách
nhiệm hình sự.

Câu 8: Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam.

• Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành
trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ này còn được gọi
là quan hệ chấp hành – điều hành, bao gồm:
- Hoạt động quản lý của các công tác xây dựng và phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội p,quốc phòng và an ninh chính trị trong cả nước, ở từng địa
phương hay từng ngành.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá
trình thực hiện pháp luật của các cơ quan đó.
- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật tự quản lý hành chính nhà nước.
- Việc thành lập phải cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc và
hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.
• Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính VN: Là phương pháp mệnh lệnh
• Đặc điểm:
- Chủ thể có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối
tượng quản lý.
- Bên nhân danh nhà nước trong quan hệ pháp luật hành chính có thể áp
dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc bên kia phải thi hành quy định,
mệnh lệnh của mình.
- Quyết định hành chính do bên nhân danh nhà nước ban hành quy định,
mệnh lệnh của mình.

Câu 9: Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự VN

• Đối tượng điều chỉnh:


- Là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của
Luật Dân sự, nhằm đáp ứng những lợi ích vật chất và tinh thần cho chính chủ
thể tham gia quan hệ đó cug như các chủ thể khác. Gồm hai quan hệ là quan
hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
• Phương pháp điều chỉnh: Là phương pháp thỏa thuận ( phương pháp bình
đẳng hay phương pháp tự định đoạt ).

Câu 10: Nội dung quyền sở hữu

• Quyền chiếm hữu: quyền chiếm giữ, quản lý tài sản.


• Quyền sử dụng: quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ tài sản.
• Quyền định đoạt: quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền
sở hữu.

Câu 11: Hợp đồng dân sự

• Khái niệm: Là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
• Đặc điểm:
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên.
- Hợp đồng là thỏa thuận để tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa các bên.
- Thỏa thuận tạo lập hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu tuân thủ các điều kiện
luật định.

Câu 12: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

• Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và
trái đạo đức xã hội.
• Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
• Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.

Câu 13: Hợp đồng dân sự vô hiệu

• Khái niệm: Là những thỏa thuận nhằm tạo lập quan hệ hợp đồng mà không
thỏa mãn các điều kiện của hợp đồng dân sự, không làm phát sinh các quyền
và nghĩa vụ giữa các bên giao kết.
• Các loại hợp đồng dân sự:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng dân sự vô hiệu tương
đối.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ và hợp đồng dân sự vô hiệu từng
phần.
• Các nguyên nhân cụ thể làm cho hợp đồng dân sự vô hiệu:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do nội dung của hợp đồng vi phạm các điều
cấm của pháp luật.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do chưa thành niên, người mất hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực thì sự xác lập, thực hiện.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối đe dọa.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người đại diện xác lập, thực hiện không có
thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
• Ví dụ: Anh B bị tâm thần do tai nạn tháng 06/2022. Ngay 09/12/2022, do biết
anh B có sở hữu một mảnh đất ngay trung tâm thành phố nên anh C ( bạn anh
B ) Đã lợi dụng và dụ dỗ anh B ký vào hợp đồng mua bán mảnh đất đó. Biết
được sự việc, gia đình anh B đến gặp anh C để nói chuyện nhưng anh C không
những không hủy hợp đồng mà còn đe doạ kiện lại gia đình anh B. Trong
trường hợp này mặc dù hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất có chữ ký của
chủ sở hữu là anh B nhưng anh B là người mất năng lực hành vi dân sự nên
hợp đồng vô hiệu nên mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của anh nhưng B.

You might also like