You are on page 1of 82

Khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Giảng viên: ThS. Phạm Đức Chung


Email: Chungpd@neu.edu.vn
I. Những vấn đề chung về Pháp Luật

II. Quy phạm Pháp Luật

III. Quan hệ Pháp Luật

IV. Thực hiện Pháp Luật và áp dụng Pháp Luật

V. Ý thức Pháp Luật

VI. Vi phạm Pháp Luật và Trách nhiệm Pháp lý


1. Nguồn gốc ra đời của pháp luật

2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật

3. Bản chất của Pháp luật

4. Vai trò của pháp luật


Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin
 Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước
 Nguyên nhân ra đời Nhà nước cũng chính là
nguyên nhân ra đời Pháp luật
Cách hình thành pháp luật

 Nhà nước thừa nhận những quy tắc như phong tục, tập quán
chuyển chúng thành pháp luật

 Bằng hoạt động xây dựng pháp luật ban hành những quy phạm
mới nảy sinh trong thực tế mà trước đó không có.

 Thừa nhận các cách xử lý đã được đặt ra để áp dụng cho các


trường hợp tương tự sau đó.
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ
thể.
 Pháp luật góp phần tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế.

 Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động và giám sát đối với bộ
máy Nhà nước.

 Pháp luật là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu

nghị và hợp tác quốc tế.


1. Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật

2. Cơ cấu cuả quy phạm pháp luật


Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà

nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm

điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng nhất định và

nhằm đạt được mục đích mà nhà nước đặt ra.


 Giả định

 Quy định

 Chế tài
Đây là bộ phận nêu lên (dự liệu) những điều kiện (địa điểm, thời

gian, chủ thể), các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế

cuộc sống mà khi chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó sẽ phải chịu sự

tác động của Quy phạm pháp luật.

=> Trả lời câu hỏi: Ai? Khi nào? Điều kiện và hoàn cảnh nào?
Theo Khoản 4 Điều 5 Luật phá sản 2014:

 Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của
công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của
công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Theo điều 594 của Bộ luật dân sự 2015

 Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng

không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.


Đây là bộ phận nêu lên cách thức xử sự hay khuôn mẫu hành vi

đúng với pháp luật mà nhà nước đã đặt ra cho các chủ thể ở vào

điều kiện, hoàn cảnh đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm

pháp luật.

=> Trả lời câu hỏi: Được làm gì? Phải làm gì? Không được làm gì?

Làm như thế nào?


Quy định này nêu lên một cách dứt khoát, rõ ràng
điều không được làm hoặc điều bắt buộc phải làm.
Về điều kiện kết hôn theo Điều 8, Luật HNGĐ 2014
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện
sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;”
 Theo Khoản 1 điều 479 Bộ luật dân sự 2015

“Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng
và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi
thường”.
Quy định này nêu lên hai hoặc nhiều cách xử sự để

cho các chủ thể được tự thỏa thuận lựa chọn cách xử

sự phù hợp.
 Theo khoản 2 Điều 65 BLHS 2015
“Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được
hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú
để giám sát, giáo dục”.
Quy định này là trực tiếp xác định quyền hạn của một chức
vụ, một cơ quan trong bộ máy nhà nước hoặc xác nhận các
quyền của công dân, hay là của một tổ chức.
Điều 39. Khoản 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
“Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực
tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng
không quá 500.000 đồng.”
Đây là một bộ phận của quy phạm pháp luật dự kiến về
những biện pháp được áp dụng đối với chủ thể đã nêu
ra trong phần giả định mà không thực hiện đúng quy
định của quy phạm pháp luật.

=> Trả lời câu hỏi: Chủ thể sẽ phải chịu hậu quả như thế
nào?
 Theo Điều 608 của BLDS 2015
“ Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản
xuất, kinh doanh không bảo đảm chất
lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho
người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
 Theo Điều 130 của BLHS 2015
“ Người nào đối xử tàn ác, thường
xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm
nhục người lệ thuộc mình làm người
đó tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm”.
Theo Điều 9 Nghị định 71/2012/NĐ-CP

“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều
khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ
bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên
đường bộ”
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy
phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham
gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý
được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá

nhân, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp

luật, để được hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp

lý cụ thể.
 Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ
thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong
một quan hệ pháp luật nhất định.

 “Năng lực dân sự của cá có tử khi người đó


sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” Điều
16 BLDS 2015
 Năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể có thể
bằng hành vi của mình mà tham gia vào một quan hệ
pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ.

 Năng lực hành vi phụ thuộc vào yếu tố:

 Độ tuổi

 Lí trí và khả năng nhận thức hành vi và khả năng nhận


thức được hậu quả của hành vi
 Chủ thể trực tiếp trong một quan hệ pháp luật là
cá nhân phải luôn luôn có đủ cả năng lực pháp luật
và năng lực hành vi.

 Chủ thể không trực tiếp trong một quan hệ pháp


luật là người có năng lực pháp luật nhưng không
có năng lực hành vi. Những người này khi tham
gia vào quan hệ pháp luật thì họ phải thông qua
hành vi của người khác.
A sinh ngày 25/11/2004, vào ngày sinh nhật năm
2019 A được bố mẹ tặng cho một chiếc xe đạp
địa hình có giá trị 10 triêụ đồng. Ngày 30/11/2019
A đã thoả thuận đổi chiếc xe đạp trên cho B (sinh
12/01/2001) để lấy một chiếc điện thoại iphone 8
(trị giá khoảng 10 triệu đồng).
Sau khi biết A đã đổi xe cho B, bố mẹ A không
đồng ý và yêu cầu B trả lại xe cho A. Tuy nhiên, B
không đồng ý với yêu cầu của bố mẹ A.
Hãy cho biết: Yêu cầu của bố mẹ A có hợp pháp
không? Vì sao?
 Tổ chức có đủ các điều kiện sẽ được coi là pháp nhân
và được tham gia Quan hệ pháp luật một cách độc lập.
 Theo điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được
công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau:
 Được thành lập hợp pháp;
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một
cách độc lập.
 Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính


là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các
thành viên.

 Pháp nhân phi thương mại

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục


tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì
cũng không được phân chia cho các thành viên.
 Quyền là mức độ, phạm vi được phép xử sự của các

chủ thể được nhà nước bảo vệ

 Nghĩa vụ pháp lý là mức độ, phạm vi xử sự cần phải có

của chủ thể, được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của nhà

nước.
 Khả năng của chủ thể được xử sụ theo cách thức
mà pháp luật cho phép

 Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các
hành động cản trở mình thực hiện các quyền phù
hợp với pháp luật.

 Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình
 Phải tiến hành những hành vi nhất định theo quy
định của pháp luật nhằm đáp ứng quyền của chủ
thể khác.

 Phải kiềm chế không thực hiện một số hành vi nhất


định theo quy định

 Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện


các xử sự bắt buộc
 Khách thể của quan hệ pháp luật là những gì mà
hai bên chủ thể của quan hệ pháp luật mong muốn
đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật

 Đó có thể là các lợi ích vật chất như tài sản, tiền,
các loại hàng hóa, hoặc các lợi ích phi vật chất như
danh dự, sức khỏe, nhân phẩm, cũng có thể là các
nhu cầu về hoạt động chính trị, xã hội
 Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong
đời sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã
được dự liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp
luật.
 Sự biến: là những sự kiện phát sinh không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người nhưng
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ
pháp luật.
 Hành vi: là những sự kiện xảy ra theo ý chí của
con người, là hình thức biểu hiện ý chí của chủ thể.
Hành vi được chia thành:
 Hành vi hợp pháp
 Hành vi không hợp pháp
 Sau bữa ăn trưa của công ty X, hơn 300 công nhân của
công ty bị ngộ độc thức ăn và được đưa vào bệnh viện cấp
cứu. Được biết bữa ăn trưa của công ty X do doanh
nghiệp tư nhân Z chế biến cung cấp theo hợp đồng dịch
vụ giữa công ty X và doanh nghiệp tư nhân Z. Sau khi kiểm
tra các mẫu phẩm thức ăn của doanh nghiệp tư nhân Z,
cơ quan y tế đã phát hiện: thực phẩm chế biến thức ăn của
doanh nghiệp tư nhân Z không đạt tiêu chuẩn chất lượng,
có chứa hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật quá 30 lần so với
mức cho phép.
Hãy xác định:
1. Các quan hệ pháp luật phát sinh từ sự kiện đó.
2. Xác định chủ thể của từng quan hệ pháp luật.
 Xác định loại quan hệ pháp luật và chủ thể
quan hệ pháp luật trong quan hệ phát sinh từ
sự kiện sau: Ông K là giám đốc kiêm chủ tịch
Hội đồng quản trị và là đại diện pháp nhân
của công ty cổ phần X. Ông K đã ký hợp
đồng tuyển anh M vào làm nhân viên phòng
Marketing của công ty.
1. Khái niệm , đặc điểm của thực hiện pháp luật

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

3. Áp dụng pháp luật


 Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động
có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi
vào thực tế đời sống tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động của các chủ thể quan hệ pháp luật.
 Tuân theo pháp luật

 Thi hành pháp luật

 Vận dụng pháp luật

 Áp dụng Pháp luật


 Chủ thể phải tự kiềm chế,
không được thực hiện những
hành vi mà Pháp Luật cấm

 Quy Phạm Pháp Luật cấm


đoán
 Là hình thức chủ thể phải
thực hiện những hành vi
nhất định nhằm thi hành
các nghĩa vụ mà Pháp
Luật yêu cầu phải làm

 Quy Phạm Pháp Luật bắt


buộc

Kinh doanh phải nộp thuế


 Là hình thức chủ thể dùng
Pháp Luật như một công
cụ để hiện thực hoá các
quyền và lợi ích của mình

 Quy Phạm Pháp Luật cho


phép

Tự do kinh doanh
 Họat động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao
quyền vận dụng những quy phạm pháp luật thích
hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp cụ thể
đưa ra áp dụng.
 Khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
 Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý
mà các chủ thể không tự giải quyết được.
 Khi các quy định của pháp luật không thể mặc
nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu
không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà
nước.
 Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải
tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với
mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính
đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự
tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện.
 Hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể
và trong một quan hệ nhất định.

 Hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước.

 Hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng
pháp luật.

 Hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà


trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định.
1. Khái niệm, đặc điểm của ý thức pháp luật

2. Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động
thực hiện pháp luật

3. Giáo dục và hoàn thiện ý thức pháp luật


Ý thức pháp luật là tổng hợp những tư tưởng,
quan điểm, thái độ, sự hiểu biết của con người đối
với pháp luật hiện hành cũng như đối với tinh thần
chung của pháp luật.
 Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà
nước.

 Ý thức pháp luật quyết định hiệu quả của việc thực
hiện pháp luật

 Ý thức pháp luật cũng là nhân tố đảm bảo áp dụng


pháp luật đúng đắn và có hiệu quả.
Vi phạm pháp luật
1. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
2. Các loại vi phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lý
1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
2. Cơ sở áp dụng trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
Vi phạm pháp luật là hành
vi (hành động hoặc không
thành động) trái pháp luật và
có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực
hiện xâm hại tới các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ.
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con
người
 Vi phạm pháp luật là hành vi trái với các quy định
của pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ xã hội
được nhà nước bảo vệ.
 Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật,
nhưng hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi
của chủ thể.
 Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể đã
thực hiện hành vi trái pháp luật
 Vi phạm hình sự (tội phạm) là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ
Luật Hình Sự

 Vi phạm hành chính là những hành vi trái pháp


luật, có lỗi, xâm phạm tới các quy định về quản lý
Nhà nước, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn so với tội phạm
 Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật,

có lỗi, xâm hại tới quan hệ tài sản, quan hệ nhân

thân

 Vi phạm kỷ luật là những hành vi của người lao

động trái với các quy tắc kỷ luật lao động và nội

quy lao động


Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những hậu quả

bất lợi mà theo quy định của pháp luật có thể áp

dụng đối với các chủ thể đã có hành vi vi phạm

pháp luật.
 Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi, và
những hậu quả này phải có trong quy định của
pháp luật.

 Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu


những biện pháp cưỡng chế Nhà nước
Truy cứu trách nhiệm pháp lý tức là áp dụng các

biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong các

chế tài của quy phạm pháp luật.


 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

 Mặt chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật

 Khách thể của vi phạm pháp luật

 Chủ thể của vi phạm pháp luật


 Hành vi trái pháp luật,

 Hậu quả thiệt hại cho xã hội,

 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật

và hậu quả thiệt hại cho xã hội.


Lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm luật đối với hành vi và đối
với hậu quả do hành vi đó gây ra.
 Lỗi cố ý trực tiếp là chủ thể vi phạm pháp luật
nhận thức được hành vi, nhận thức được hậu quả
do hành vi đó gây ra và mong muốn có hậu quả đó
xảy ra.

 Lỗi cố ý gián tiếp là chủ thể vi phạm pháp luật


nhận thức được hành vi nhận thức được hậu quả
do hành vi đó gây ra, tuy không muốn có hậu quả
đó xảy ra song để mặc cho hậu quả xảy ra.
 Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp chủ thể vi
phạm pháp luật nhận thấy được hành vi và nhận
thức được hâu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi
đó gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng vào điều đó
không xảy ra hoặc nếu xảy ra có thể ngăn chặn
được.

 Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp chủ thể vi phạm


pháp luật không nhận thức được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi mình gây ra, mặc dù
có thể thấy hoặc cần phải nhận thấy trước.
 Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể

thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

 Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể thực

hiện hành vi vi phạm pháp luật mong muốn đạt

đến.
 Khách thể là những quan hệ xã hội được pháp luật
điều chỉnh và bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật
xâm hại và gây ra các thiệt hại hoặc bị đe dọa trực
tiếp gây ra các thiệt hại.
 Đó là: tính mạng, sức khỏe, danh dự, danh
phẩm của cá nhân, quyền sở hữu tài sản của
nhà nước, của công dân, trật tự an toàn xã hội.
 Tính chất của khách thể phản ánh mức độ nguy
hiểm của hành vi vi phạm pháp luật
1. Anh A có hành vi dùng súng bắn anh B, anh B
may mắn chỉ bị thương và thoát chết.
2. Anh C dùng gậy đánh anh D, lỡ tay khiến anh D
tử vong
 Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ

chức có năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý.

 Năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý của chủ

thể vi phạm được xem xét đối với từng loại vi

phạm pháp luật cụ thể


 Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý
do Tòa án hoặc các chủ thể khác được phép áp
dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật

 Trách nhiêm hành chính là một loại trách nhiệm


pháp lý, áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi
phạm hành chính.
 Trách nhiệm hình sự (Tội phạm) Đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm thì người
phạm tội phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý hình sự
hay nói các khác người đó có thể bị áp dụng hình
phạt.

 Trách nhiêm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do


các thủ trưởng các cơ quan, tổ chức của Nhà nước áp
dụng đối với cán bộ, công chức … của mình khi họ vi
phạm pháp luật.

You might also like