You are on page 1of 6

1. Hãy phân biệt quy phạm pháp luật với các loại quy phạm khác?

Cho ví dụ minh
họa
- Sự giống nhau đó là:
Nó đều là những quy tắc xử sự chung được được một nhóm người, một cộng đồng dân cư công
nhận và định hướng hành vi theo đúng những quy tắc này.
- Sự khác biệt cơ bản:
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý trí của giai cấp thống trị, cụ thể đây
là nhà nước. Những quy tắc này mang tính bắt buộc các chủ thể phải tôn trọng và ứng xử cho
phù hợp với ý chí của nhà nước và sẽ phải chụi những chế tài liên quan đến tài sản hoặc tự do
thân thể khi có những hành vi ứng xử trái với những quy phạm này.
Quy phạm xã hội không mang tính bắt buộc và không có tính cưỡng chế. Những quy phạm xã
hội mang tính cưỡng chế trái với các quy phạm pháp luật đều được coi là sự vi phạm pháp luật.
2. Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật : “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì
hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng.”
“Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng”.
Cũng có những quy phạm cho phép lựa chọn (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ
chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu.”
3. Hãy nêu khái niệm VB quy phạm pháp luật? Hãy kể tên các loại văn bản quy phạm
pháp luật và cơ quan ban hành ra chúng theo quy định của pháp luật VN
- Khái niệm:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo
trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,
làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể
pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
- Các loại VB:
+ Văn bản luật: bao gồm Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước, các luật, các bộ luật và các
nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội.
+ Văn bản dưới luật:
1) Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
3) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
4) Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
5) Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, š Chánh án toà án
nhân dân tối cao, viện trưởng : Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
6) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyển, giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
7) Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp;
8) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.
4. Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực về thời gian
được xác định như thế nào? Cho ví dụ
Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là tính bắt buộc thi hành của văn bản
quy phạm pháp luật đối với các chủ thể từ thời điểm văn bản đó phát sinh hiệu lực tới thời điểm
văn bản đó hết hiệu lực .
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật được quy định như sau:
1. Luật, Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có
hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp trong văn bản đó xó xác định
cụ thể ngày bắt đầu có hiệu lực.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo, trừ
trường hợp văn bản đó quy định cụ thể ngày bắt đầu có hiệu lực;
3. Văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ, Thủ tướng chỉnh phủ, Bộ Trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ , Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân
dân tối cao và các văn bản pháp luật liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Đối với những văn bản được ban hành trong trường hợp khẩn cấp thì có thể có hiệu lực sớm hơn.
5. Hiệu lực không gian của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực không gian
được xác định như thế nào? Cho ví dụ
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là tính bắt buộc thi hành của Văn bản
quy phạm pháp luật đối với các chủ thể pháp luật trong khoảng không gian mà trong đó pháp luật
tác động lên các quan hệ xã hội.
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản trong
một phạm vi lãnh thổ nhất định. Phạm vi đó có thể chỉ trong một địa phương, có thể là trong cả
nước hoặc rộng hơn.
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật có thể xác định bằng cách sau:
Thứ nhất, xác định theo quy định của chính văn bản đó.
Thứ hai, nếu trong văn bản không quy định rõ thì có thể xác định theo thẩm quyền của cơ quan
ban hành văn bản hoặc xác định theo nội dung của văn bản.
6. Không gian của các quốc gia được hiểu như thế nào?
7. Hiệu lực về đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực về
đối tượng tác động được xác định như thế nào? Cho ví dụ
Hiệu lực theo đối tượng tác động của Văn bản quy phạm pháp luật là tính bắt buộc thi hành của
văn bản quy phạm pháp luật đối với những chủ thể pháp luật nhất định.
Hiệu lực theo đối tượng tác động là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội trong đó
có sự xác định những chủ thể nào tham gia vào những quan hệ đó.
Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật có thể được xác định theo
cách sau:
Thứ nhất, xác định theo quy định của chính văn bản.
Thứ hai, nếu trong văn bản không quy định rõ thì có thể xác định dựa vào thẩm quyền của cơ
quan ban hành, văn bản hoặc xác định theo nội dung của văn bản.
8. Hãy trình bày nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Cho ví dụ
Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan
nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp
luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.
9. Nêu 1 ví dụ về 1 quan hệ pháp luật và phân tích khái quát thành phần của quan hệ
pháp luật đó.
Vào ngày 20/11/2020, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000 đồng. Giữa A và B
có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:
- Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị A và chị B.
- Khách thể của quan hệ pháp luật: khoản tiền vay 500.000.000 đồng và tiền lãi.
- Nội dung của quan hệ pháp luật:
+ Chị A: có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi; có nghĩa vụ giao khoản tiền
vay 500.000.000 đồng cho chị B như đã thỏa thuận;
+ Chị B: có quyền được nhận số tiền cho vay; có nghĩa vụ phải trả cả nợ gốc và lãi theo thỏa
thuận trước đó.
10. Trình bày điều kiện để tổ chức được xem là pháp nhân? Cho ví dụ.
Quy định tại điều 74, Bộ luật dân sự năm 2015.
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định
khác.
Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty. Thì tài sản này
phải độc lập với tài sản của các cổ đông. Công ty chịu trách nhiệm với tài sản của công ty.
11. Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi? Cho ví dụ

ST NĂNG LỰC PHÁP LUẬT


TIÊU CHÍ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
T DÂN SỰ
Căn cứ pháp Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Bộ
1 Điều 19 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015
lý luật Dân sự 2015
Năng lực pháp luật dân sự của cá Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của
2 Khái niệm nhân là khả năng của cá nhân có cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nội dung của năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân:
- Quyền nhân thân không gắn với Nội dung của năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
tài sản và quyền nhân thân gắn - Khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,
với tài sản. thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
3 Nội dung
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế - Khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi
và quyền khác đối với tài sản. của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất
- Quyền tham gia quan hệ dân sự hợp pháp.
và có nghĩa vụ phát sinh từ quan
hệ đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có khi cá nhân đạt
đến độ tuổi và trí tuệ nhất định, có thể hiểu và làm chủ
Thời điểm
Năng lực pháp luật dân sự của cá được hành vi của mình khi xác lập, thực hiện quyền,
phát sinh và
4 nhân có từ khi người đó sinh ra nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi đó.
thời điểm
và chấm dứt khi người đó chết.
chấm dứt Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chấm dứt khi có
quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của
Toà án.
5 Đặc điểm - Mọi cá nhân đều có năng lực - Mỗi cá nhân sẽ có khả năng xác lập, thực hiện quyền,
pháp luật dân sự như nhau. nghĩa vụ dân sự khác nhau.
- Năng lực pháp luật dân sự của - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có thể gián đoạn
cá nhân có tính liên tục. hoặc bị mất đi.
Hạn chế năng lực hành vi dân sự:
- Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác
dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố
người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Toà án quyết định người đại diện theo pháp luật của
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá - Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến
nhân không bị hạn chế, trừ tài sản của người bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực
6 Hạn chế
trường hợp Bộ luật này, luật hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện
khác có liên quan quy định khác.
theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định
khác.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính
người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết
định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành
vi dân sự.

12. Cho ví dụ các sự kiện pháp lý làm phát sinh, làm thay đổi, làm chấm dứt quan hệ
pháp luật.
- VÍ DỤ VỀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM PHÁT SINH QUAN HỆ PHÁP LUẬT: Luật Hôn
nhân gia đình Việt Nam quy định nam, nữ đủ tuổi kết hôn phải làm thủ tục đăngký kết
hôn theo quy định của pháp luật. Đây là sự kiện pháp lý vì nó làm phát sinh quan hệ hôn
nhân giữa các chủ thể.
- VÍ DỤ VỀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM THAY ĐỔI QUAN HỆ PHÁP LUẬT : Việc sáp
nhập doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có thể làm thay đổi chủ thể và cảmột số nội
dung của quan hệ hợp đồng còn dang dở mà bên A đã ký kết và đã chuyển giao cho B
tiếp tục thực hiện.
- VÍ DỤ VỀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁPLUẬT : Sự
kiện người chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệxã hội, quan hệ lao
động,… của công dân đó với nhà nước và xã hội
13. Phân biệt các loại thời hiệu. Cho ví dụ
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể
được hưởng quyền dân sự
VD: A nhặt được chiếc đồng hồ ở nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, A mang đến công an
phường trình báo và nộp cho cơ quan công an vào ngày 1/3/1998. Nếu đến ngày 2/3/1999
không có người đến nhận thì quyền sở hữu chiếc đồng hồ thuộc về A.
- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người
có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ
Vd: Cơ sở sản xuất thiết bị điện Lioa bào hành các sản phẩm của mình sản xuất và bán trong
thời hạn 6 tháng. Nếu A mua 1 máy ổn áp ngày 1/1/1998 thời hạn bảo hành sẽ hết vào ngày
2/7/1998. Đến ngày 3/7/1998 là thời hiệu mà cơ sở ổn áp được miễn nghĩa vụ bảo hành sản
phẩm của A
- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án
giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn
đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện
VD: A 14 tuổi ăn cắp tiền của gia đình mua món đồ chơi trị giá 1.000.000 đ ngày 1/6/1997
thì thời hiệu cuối cùng của người đại diện theo pháp luật của em A được yêu cuầ tòa án tuyên
bố giao dịch đó là vô hiệu là ngày 2/6/1998.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu
Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì
mất quyền yêu cầu.
Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền
yêu cầu
Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
VD: A nghiện rựu, và có hành vi phá tán tài sản, ngày 1/5/2012 A lấy 12 chỉ vàng của gia
đình bán đi nhậu. Vợ A là B có thời hạn là 1 năm kể từ ngày 1/5/2012 là ngày phát sinh
quyền yêu cầu tòa án tuyên bố A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

You might also like