You are on page 1of 9

BẢNG ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN

Tên thành viên Nhiệm vụ Đánh giá


Lê Văn Nghĩa Khái niệm quan hệ PL Hoàn thành
Bùi Minh Ngọc Năng lực chủ thể PL Hoàn thành
Nguyễn Thị Bích Ngọc Năng lực hành vi + Hoàn thành
duyệt nội dung
Nguyễn Thị Lệ Ngọc Các chủ thể phổ biến Hoàn thành
Phạm Bảo Ngọc Quyền chủ thể Hoàn thành
Nguyễn Thị Nhài Nghĩa vụ chủ thể Hoàn thành
Nguyễn Phùng Anh Nhân Khách thể quan hệ Hoàn thành
pháp luật + Thuyết
trình
Bùi Yến Nhi Kết luận Hoàn thành
Đặng Vũ Xuân Nhi Tổng hợp ND Hoàn thành
Nguyễn Phương Nhi Làm ppt Hoàn thành
Mục lục
I. Khái niệm quan hệ pháp luật.................................................................2
II. Cấu thành của quan hệ pháp luật..........................................................2
1. Chủ thể của quan hệ pháp luật...........................................................2
1.1. Năng lực chủ thể pháp luật.............................................................2
a. Năng lực pháp luật...........................................................................2
b, Năng lực hành vi.............................................................................3
1.2.Các chủ thể phổ biến........................................................................3
a. Chủ thể là cá nhân...........................................................................3
b. Chủ thể là pháp nhân.......................................................................4
c. Các chủ thể khác..............................................................................4
2. Nội dung của quan hệ pháp luật.........................................................4
a. Quyền chủ thể..................................................................................5
b. Nghĩa vụ chủ thể.............................................................................5
3. Khách thể quan hệ pháp luật..............................................................4
III. Kết luận...............................................................................................5
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT
I. Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt
dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể
có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà
nước sẽ bảo đảm thực hiện.
VD: Quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội,
quan hệ mua bán xe giữa ông A và bà B,....

II. Cấu thành của quan hệ pháp luật


1. Chủ thể của quan hệ pháp luật
1.1. Năng lực chủ thể pháp luật
- Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi
loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể
của quan hệ pháp luật.
- Những điều kiện mà cá nhân tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể
của quan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể.
- Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
a. Năng lực pháp luật
- Năng lực pháp luật là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật.
- Đặc điểm của năng lực pháp luật:
 Thứ nhất: Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể tách rời của mỗi chủ thể.
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và
chấm dứt khi cá nhân đó chết đi.
(Ví dụ: mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, quyền đối với hình ảnh cá nhân,… ngược lại mọi cá nhân có nghĩa vụ
phải tôn trọng quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với
hình ảnh của người khác,…)
(Tuy nhiên, trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ
khi người đó còn trong bào thai (như quyền thừa kế, quyền này được Nhà nước
thừa nhận và bảo vệ nếu người đó được sinh ra và con sống); có những quyền nhân
thân mà đến một độ tuổi nhất định mới có (như: quyền của vợ, chồng, giám hộ,…).
Cũng có những quyền mà sau khi cá nhân chết đi mới có (như: quyền được khai
tử) hoặc khi chết đi mà quyền đó vẫn còn(như: quyền giữ bí mật đời tư, quyền hình
ảnh,…).
 Thứ hai: Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên mà được Nhà
nước điều chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật. Chỉ những quyền và nghĩa
vụ được Nhà nước công nhận hay điều chỉnh bằng các chế định pháp luật thì
mới làm hình thành năng lực pháp luật của cá nhân, tổ chức.
(Ví dụ: cá nhân trong quan hệ họ hàng có quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau
nhưng các quyền và nghĩa vụ đó không được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy
phạm pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ đó không phải là năng lực pháp luật của
cá nhân.)
 Thứ ba: Năng lực pháp luật không thể chuyển giao, không bị hạn chế, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Năng lực pháp luật chỉ là chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chưa liên quan đến
trách nhiệm khi chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó nên năng lực pháp
luật của mọi cá nhân, tổ chức là như nhau cả về mức độ, độ tuổi, trình độ văn
hóa, khả năng nhận thức,…
(Ví dụ: người bị thiểu năng về trí tuệ cũng có quyền thừa kế như người có khả
năng nhận thức bình thường, dù là trẻ em hay người lớn đều có nghĩa vụ phải tuân
thủ pháp luật.)
b, Năng lực hành vi
- Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân, bằng hành vi của mình
xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, đồng thời phải chịu trách
nhiệm đối với những hậu quả do hành vi đó mang lại
- Năng lực hành vi của công dân chỉ xuất hiện khi công dân đã đến 1 độ tuổi nhất
định và đạt được những điều kiện nhất định. Các nước trên thế giới đều quy định
độ tuổi 18 trở lên
VD: Ở nước ta, tuổi kết hôn được pháp luật quy định là 20 tuổi đối với nam và 18
tuổi đối với nữ
(Nhưng trước quan hệ pháp luật lao động thì năng lực hành vi của các nhân lại xuất
hiện ở tuổi 15. Việc xuất hiện năng lực hành vi các chủ thể của mỗi loại quan hệ
pháp luật khác nhau phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng loại quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh)
1.2.Các chủ thể phổ biến
a. Chủ thể là cá nhân
- Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch
- Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi sinh ra và mất đi khi chết đi.
VD: quyền học tập, quyền khai sinh, quyền kết hôn,...
Những trường hợp để bị gọi là một người đã chết: người đã chết là người chết về
mặt sinh học (ngừng thở); Chết theo quy định của pháp luật (ví dụ mất tích theo
thời gian quy định)
- Năng lực hành vi: Tuổi, có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi
 Có khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của
mình ( bằng cấp, chứng chỉ)
b. Chủ thể là pháp nhân
- Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau: được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc
lập.
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện đồng thời khi tổ chức được
thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức giải thể.
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân
- Tổ chức có tư cách pháp nhân:
+ Được thành lập hợp pháp
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ Có tài sản độc lập với tài sản cá nhân và tài sản tổ chức khác
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
- Chủ thể là nhà nước
c. Các chủ thể khác
Ngoài ra, trong một số nhóm quan hệ pháp luật còn thừa nhận một số chủ thể khác
như hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân,..
Chèn hình ảnh
Ví dụ: Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai, quan hệ pháp luật dân
sự (chèn hình ảnh)…Tuy nhiên, đây là những chủ thể rất hạn chế.
2. Nội dung của quan hệ pháp luật
a. Quyền chủ thể
- Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật là khả năng xử sự của những người tham
gia quan hệ pháp luật được quy phạm pháp luật xác định và được bảo đảm thực
hiện bằng nhà nước
- Quyền chủ thể biểu hiện qua 3 nội dung:
+ Là khả năng xử sự trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật quy định
VD: quyền tự do kinh doanh, tự do đi lại, quyền khiếu nại, tố cáo,...
+ Là khả năng yêu cầu chủ thể khác tôn trọng quyền của mình
VD: giữ trật tự công cộng, chấm dứt hành vi vi phạm quyền của mình,...
+ Là khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình
VD: khi nhận thấy quyền của mình bị xâm phạm thì chúng ta có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước can thiệp
b. Nghĩa vụ chủ thể
- Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải thực hiện
nhằm đáp ứng việc hưởng quyền của chủ thể khác.
- Nghĩa vụ chủ thể biểu hiện qua 3 nội dung:
+ Chủ thể phải thực hiện một số hoạt động nhất định theo thỏa thuận hoặc quy định
của pháp luật.
VD: người điều khiển phương tiện giao thông có nghĩa vụ phải đội mũ bảo hiểm,
tuân thủ luật an toàn giao thông, không tham gia giao thông khi uống rượu, bia;
Người lao động có nghĩa vụ phải nộp thuế theo quy định ( người có mức lương từ
11tr); công dân đủ 18t phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Chủ thể phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định theo thỏa
thuận của các chủ thể hoặc theo quy định của pháp luật
VD: Anh A có 1 bộ karaoke với công suất cao, anh muốn hát to nhưng trong
trường hợp này nó ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.
=> Trong trường hợp này, nghĩa vụ của anh A là phải kiềm chế hành vi của mình,
tránh mở nhạc to làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như giờ giấc sinh hoạt của mọi
người xung quanh (không xâm phạm quyền lợi của những người khác)
+ Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với yêu cầu của
pháp luật.
VD: Anh A có hành vi vi phạm luật giao thông, A va chạm xe B khiến cho B bị
thương năng và qua đời. Số tiền lo đám tang và lo chữa trị cho B là khoảng 200tr
đồng.
=> Trong trường hợp này, A phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý đối với B.
A phải bồi thường cho gia đình B số tiền 200tr đồng.
A ngồi tù sau khi vi phạm hình sự
 Quyền và nghĩa vụ luôn có đồng thời trong quan hệ pháp luật, quyền của chủ
thể này tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể khác. Ủy quyền cho chủ thể khác
thực hiện quyền và nghĩa vụ
3. Khách thể quan hệ pháp luật
- Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích má các chủ thể trong quan hệ
pháp luật hướng tới
- Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là
+ Vật chất (quyền sở hữu)
VD: A bán B chiếc áo, khách thể ở đây là quyền sở hữu chiếc áo
+ Hành vi sử xự của con người như vận chuyển hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh,
chăm sóc người già, trẻ em, bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước,...
+ Phi vật chất (sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền tác giả, sáng chế,...)

III. Kết luận


Thay vì chúng mình tóm tắt lý thuyết thì phần này nhóm mình sẽ áp dụng vào 1
tình huống gải định để làm rõ hơn phần nội dung mà nhóm mình vừa trình bày
VD: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà B hẹn tháng 2/2010 sẽ trả đủ vốn và lại là 30 triệu đồng cho chị T. Giữa
bà B và chị T có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ
tục luật định.
Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định
1.Chủ thể: Bà B và chị T
- Bà B:
+ Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực
pháp luật
+ Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo
quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần
=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ
- Chị T:
+ Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực
pháp luật
+ Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo
quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần
=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ
2.Nội dung
- Bà B:
+ Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng
+ Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi
- Chị T:
+ Quyền: nhận lại khoản tiền
+ Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B, theo thỏa thuận gốc và lãi sau thời hạn
vay
3.Khách thể: Khoản tiền vay 300 triệu đồng và tiền lãi 30 triệu đồng

You might also like