You are on page 1of 7

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Quan Hệ Xã Hội Và Quan Hệ Pháp Luật


I. Khái niệm:
1) Quan hệ pháp luật:
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Trong các mối quan
hệ pháp luật, các bên tham gia sẽ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể được pháp luật quy định, Nhà
nước bảo đảm thực hiện.
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí. Ý chí của Nhà nước thể hiện thông qua các
quy phạm pháp luật. Các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia. Ý chí của các chủ
thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước, thể hiện khác nhau trong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn
của quan hệ đó.
2) Quan hệ xã hội:
- Quan hệ xã hội là sự tương tác giữa các thành viên trong xã hội, qua đó tạo nên mạng lưới liên kết, tạo
ra các mối quan hệ, tác động đến hành vi và ý thức của mỗi cá nhân. Đây không chỉ là một quá trình đơn
lẻ mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố và yếu tố này có thể phức tạp đến mức độ nào, tùy thuộc vào môi
trường xã hội cụ thể.

II. Chủ thể trong quan hệ:


1) Quan hệ pháp luật:
- Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp
luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
- Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì
có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.
- Các loại chủ thể trong quan hệ pháp luật:
a) Cá nhân (thể nhân): Công dân, Cá nhân, Người nước ngoài, Người không quốc tịch.
b) Pháp nhân:
- Để được gọi là một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó phải đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố:

 Được thành lập hợp pháp.


 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Các loại pháp nhân:

 Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.


 Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
 Tổ chức kinh tế.
 Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
 Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
 Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.
c) Năng lực chủ thể:

Năng lực pháp luật Năng lực hành vi


- Là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và - Là khả năng thực tế của chủ thể được Nhà
gánh vác nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. nước thừa nhận, bằng chính hành vi của mình
xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lý.
- Năng lực pháp luật xuất hiện kể từ khi cá nhân - Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân đã
sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết hoặc đối đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều
với tổ chức thì từ khi tổ chức được thành lập và kiện nhất định.
mất đi khi tổ chức không còn tồn tại. - Đối với tổ chức, năng lực hành vi xuất hiện
cùng một lúc với năng lực pháp luật.
- Năng lực pháp luật mang tính thụ động. Chủ - Năng lực hành vi
thể không thể tạo ra cho mình quyền và nghĩa
vụ pháp lý mà do ý chí của Nhà nước.

2) Quan hệ xã hội:
- Chủ thể quan hệ xã hội được xét ở hai cấp độ:

 Cấp độ vĩ mô: Chủ thể quan hệ xã hội là các nhóm, các tập đoàn hay toàn thể xã hội thể hiện
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
 Cấp độ vi mô: Chủ thể quan hệ xã hội là các cá nhân. Các quan hệ xã hội có thể thể hiện tính hợp
tác hoặc sự xung đột. Nó xuất phát từ sự hài lòng hay không hài lòng. Nếu hài lòng về lợi ích thì
sẽ dẫn đến quan hệ hợp tác, nếu không thì sẽ là quan hệ xung đột.
- Quan hệ xã hội còn thể hiện sự khác biệt về địa vị xã hội của các cá nhân và các cộng đồng trong xã hội.
Sự khác biệt này bao gồm yếu tố tự nhiên (nằm ngoài sự chủ quan của mình, không thể quyết định mình
sinh ra giàu hay nghèo) và yếu tố xã hội (do cá nhân phấn đấu, vươn lên, có thể quyết định được).

III. Đặc điểm:


1) Quan hệ pháp luật:
- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội. Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội
được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. nó có những đặc điểm riêng sau đây:
a/ Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí:
- Quan hệ pháp luật không tự nhiên sinh ra, nó xuất hiện do ý chí của các chủ thể trong các quan hệ pháp
luật cụ thể.
- Quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của con người, nó được hình thành thông qua hoạt động có ý chí
của con người.
- Yếu tố ý chí trong quan hệ pháp luật được thể hiện bao gồm ý chí nhà nước và ý chí của các bên chủ thể
quan hệ đó trong sự phù hợp với ý chí nhà nước.
 Quan hệ pháp luật chỉ thể hiện ý chí của nhà nước.
 Quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của các bên chủ thể.
b/ Quan hệ pháp luật xuất hiện trên quy phạm pháp luật:
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Một quan hệ xã hội vẫn chỉ là một quan hệ xã hội nếu không được một quy phạm pháp luật nào đó điều
chỉnh và cũng một quan hệ xã hội đó nếu có một quy phạm pháp luật điều chỉnh thì nó trở thành một quan
hệ pháp luật.
- Điều đó chứng tỏ quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật.
c/ Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện
được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước:
- Nhà nước ấn định trước các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ đó cho các bên chủ thể khi tham
gia vào các quan hệ cụ thể dược điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, các chủ thể chỉ việc hưởng các
quyền và gánh vác các nghĩa vụ đã được định sẵn.
- Những quyền cơ bản mà nhà nước định ra, các bên thực hiện bất kì điều gì miễn sao phù hợp với quy
định pháp luật.
- Nghĩa vụ của chủ thể được quy định trong quy phạm pháp luật là những nghĩa vụ mà nhà nước buộc các
bên phải thực hiện vì lợi ích của các chủ thể trong quan hệ đó, vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của
nhà nước, xã hội.
- Các chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ đó, nếu không các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý.
2) Quan hệ xã hội:
- Có tính ổn định, bền vững tương đối cho dù thời gian hay một sốđiều kiện khác đã thay đổi nhất định.
- Có tính chuẩn mực, khuôn mẫu: quan hệ xã hội được hình thành dựa trên nền tảng của tương tác xã hội,
và tương tác xã hội vận động theo nhưng nguyên tắc, giá trị nhất định  chủ thể trong quan hệ được nâng
tầm xứng đáng với vị trí, vai trò của mình  thúc đẩy quan hệ có hiệu quả.
- Có tính duy lý và hợp lý nhất định:

 Tính duy lý: Quan hệ xã hội có nguồn gốc từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội
(kinh tế, chính trị, văn hóa, …).
 Tính hợp lí: Mang tính tương đối.
- Xét trên phương diện cá nhân thì ta có thể thấy quan hệ xã hội có vai trò quan trọng và không thể thiếu
trong sự phát triển và tiến bộ của xã hội:
 Mang lại sức mạnh tinh thần.
 Sự thỏa mãn.
 Sự phát triển.
- Đối với 1 tổ chức, quan hệ xã hội mang lại các lợi ích không hề nhỏ:
 Xây dựng và duy trì hình ảnh, uy tín cho tổ chức.
 Xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với cộng đồng. PR được đánh giá là phương tiện quan
trọng và hiệu quả hàng đầu trong việc định vị và xây dựng thương hiệu cho các tổ chức, cá nhân.
 Khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động của tổ chức.
 Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên/thành viên tích cực làm việc, đóng góp vì quyền lợi
của tập thể.
 Bảo vệ tổ chức trước các cơn khủng hoảng.

Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật


- Là những quan hệ giữa người với người - Là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
được hình thành trong quá trình hoạt động trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có
kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước
Khái
đạo đức, văn hóa, v.v... Mọi sự vật và hiện bảo đảm thực hiện.
niệm
tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ
với nhau. Nhưng không phải mối liên hệ nào
cũng là quan hệ xã hội.
- Không thể hiện ý chí của nhà nước mà chỉ - Thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia
thế hiện ý chí củacác chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ đó nhưng ý chí của các chủ thể
Đặc
quan hệ đó hoặc ý chí của các chủ thể đó khác phải phù hợp, không được trái với ý chí
điểm
cùng với ý chí của các Tổ chức phi nhà của nhà nước.
nước.
- Các bên chủ thể tham gia quan hệ xã hội - Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có
khác có các quyền và nghĩa vụ được quy các quyềnvà nghĩa vụ pháp lý được nhà nước
Chủ
định trong phong tục, tập quán, đạo đức, luật quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
thể
tực, tín điều tôn giáo hoặc quy phạm của các
tha
tố chức phi nhà nước... và được bảo đảm
m
thực hiện bằng thói quen, bằng lương tâm,
gia
niềm tin nội tâm, bằng dư luận xã hội hoặc
bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.

IV. Nội dung:


1) Quan hệ pháp luật:
- Quyền chủ thể là những cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành nhằm đáp ứng các lợi
ích của mình. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được
pháp luật cho phép.
- Đặc tính:

 Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép.
 Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành vi cản trở thực hiện quyền và nghĩa vụ,
hay nói cách khác là khả năng yêu cầu chủ thể khác phải thực hiện các hành vi đáp ứng quyền của
mình.
 Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
- Căn cứ vào tính chất của lợi ích được đáp ứng, quyền chủ thể được chia làm hai loại:

 Quyền tài sản: là quyền mang lại các lợi ích vật chất cho chủ thể. Nó có thể trị giá được và có thể
đem ra trao đổi, chuyển nhượng. Bằng ý chí chủ thể có thể tách quyền tài sản ra khỏi chính người
có quyền.
 Quyền phi tài sản: là quyền mang lại cho chủ thể các lợi ích tinh thần, không thể trị giá được và
đương nhiên không thể mang ra trao đổi, chuyển nhượng cho bất kỳ ai. Đó là quyền gắn liền với
mỗi cá nhân cụ thể, chấm dứt khi người bị tước quyền bởi một bản án (quyết định) có hiệu lực
hoặc đã không còn tồn tại về mặt pháp lý.
- Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền và
lợi ích của chủ thể khác.
- Đặc tính:

 Phải thực hiện những hành vi nhất định (xử sự chủ động).
 Phải kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định (xử sự chủ động).
 Phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các xử sự nhất định nói trên.
- Căn cứ vào cách thức tiến hành xử sự, nghĩa vụ được chia thành hai loại:

 Nghĩa vụ làm: là cách xử sự thể hiện bằng hành động cụ thể.


 Nghĩa vụ không làm: là cách xử sự kiềm chế, không hành động.
 Khách thể quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa
mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng là các chủ thể tham gia vào quan
hệ pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.
2) Quan hệ xã hội:
- Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của các cá nhân hay nói cách khác các
cá nhân hành động là để thực hiện hoạt động sống của mình. Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm
phản ứng lại quan điểm của các nhà hành vi luận khi nói về hành động của con người, rằng chúng ta
không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong qui định hành vi của các cá nhân, mà chỉ có thể biết
đến những phản ứng bên ngoài.
- Khi bàn về hành động xã hội, cũng có cách nhìn khác nhau giữa triết học và xã hội học. Theo quan điểm
của Triết học thì “hành động xã hội là hình thức, cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội”.
Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào, tổ chức hay đảng phái chính trị. Như vậy, góc nhìn của
triết học là ở tầm vĩ mô.
- Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Các cá nhân hành động
chính là thể hiện hoạt động sống của mình. Hành động xã hội luôm gắn với tính tích cực của các cá nhân,
bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Do
vậy, để tìm hiểu khái niệm hành động xã hội, chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu khái niệm hành vi xã
hội.
- Phân biệt hành vi xã hội và hành động xã hội:
a) Hành vi xã hội:

 Hành vi là sự biểu hiện của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng. Theo chủ nghĩa hành vi
chính thống: các tác nhân quy định phản ứng của con người, do đó, qua các phản ứng cũng có thể
hiểu được các tác nhân.
 Mô hình hành vi: S -----> R, trong đó, S là tác nhân (stimul) và R là phản ứng (reaction).
 Theo sơ đồ này, hành vi của con người không có sự cân nhắc, tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản
ứng đối với kích thích. Tức là, không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác. Các cá
nhân bị hạ xuống thành những cái máy phản ứng.Ví dụ: Bị đánh - chạy đi, được thưởng – vui
cười, thấy nóng - rụt tay lại.Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta còn thống nhất khái niệm
hành vi với hành động vật lý - bản năng.
 Hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Theo thuyết hành vi mới, giữa các tác nhân và các phản ứng phải có các yếu tố
trung gian: hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị và tình huống thực hiện 5 hành vi. Như vậy, các cá
nhân sẽ phải suy nghĩ, đối chiếu, cân nhắc trước mỗi tác nhân, chứ không phải là phản ứng một
cách máy móc. Do đó, khi nhìn thấy một người cắt tóc mài dao cạo trước mặt chúng ta thì chúng
ta không hề chạy trốn, vì hiểu rằng đó không phải là sự đe doạ.
b) Hành động xã hội:

 Theo triết học, hành động xã hội là một hình thức giải quyết mâu thuẫn và các vấn đề xã hội.
 Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Như
vậy, hành động bao giờ cũng có động cơ nhất định. Nhưng không phải hành động nào cũng là
hành động xã hội (hành động vật lý bản năng, hành động giống nhau của các cá nhân trong
một đám đông, hành động bắt chước thuần tuý...). Tuy nhiên, rất khó phân biệt chính xác
hành động xã hội và hành động không xã hội vì con người không phải lúc nào cũng hoạt
động một cách có ý thức, có ý chí.
 Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động sống của cá nhân.

Hành vi xã hội Hành động xã hội


- Hành vi xuất phát từ mô hình kích thích – phản - Hành động diễn ra theo nguyên tắc.
ứng.
- Hành vi không có động cơ. - Hành động luôn được xác định bởi những động
cơ đằng sau nó, người ta thực hiện hành động khi
muốn một cái gì đó, để đạt một cái gì đó.
- Hành vi không có khả năng giám sát hay có thể - Khi hành động, các chủ thể có khả năng giám sát
điều chỉnh theo ý thức của chủ thể. hành động của chính họ một cách có phản ứng.
- Hành vi thì không có tính chuẩn mực. phản ứng - Hành động luôn được quy chiếu theo những giá
có suy nghĩ. trị, chuẩn mực của xã hội như đúng – sai, tốt –
xấu.

V. Liên hệ thực tiễn:


1) Quan hệ pháp luật:
- Tháng 10/2021 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh doanh. Bà B hẹn tháng
2/2022 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
 Xác định chủ thể, nội dung, khách thể trong quan hệ pháp luật.
- Chủ thể: bà B và chị T

 Bà B:
o Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật.
o Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sựtheo quy định
của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
 Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ.
 Chị T:
o Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật.
o Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
 Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ.

- Nội dung:

 Bà B:
o Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng.
o Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi.
 Chị T:
o Quyền: nhận lại khoản tiền.
o Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B theo thỏa thuận gốc và lãi sau thời hạn vay.
- Khách thể: khoản tiền vay và lãi.
2) Quan hệ xã hội:
- Một sinh viên đang trải qua thời kỳ học đại học. Mối quan hệ với bạn bè trong thời gian này có thể rất
quan trọng và ảnh hưởng đến trải nghiệm học tập và phát triển cá nhân của họ.
- Chủ thể: bạn sinh viên
- Nội dung:

 Tương tác học tập: Bạn bè có thể cùng nhau học tập, thảo luận về các bài giảng và ôn tập cho các
kỳ thi. Họ có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để giúp nhau hiểu bài học tốt hơn.
 Hỗ trợ tinh thần: Trong những thời điểm căng thẳng, bạn bè có thể là nguồn động viên và hỗ trợ
tinh thần. Họ có thể lắng nghe và cung cấp sự ủng hộ khi bạn gặp khó khăn trong việc hòa nhập
với môi trường học đại học hoặc đối mặt với áp lực học tập.
 Kỷ niệm và trải nghiệm: Bạn bè thường chia sẻ những kỷ niệm và trải nghiệm đáng nhớ cùng
nhau. Các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, và thậm chí là những buổi tiệc tùng đều là những dịp
để tạo ra những kỷ niệm vui vẻ và mối quan hệ bền vững.
- Khách thể: khoảng thời gian học Đại học.

You might also like