You are on page 1of 2

CHƯƠNG 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1) Khái niệm về quan hệ pháp luật:


- Là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội
- Trong đó các chủ thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ được pháp
luật quy định và đảm bảo thực hiện
2) Đặc điểm của quan hệ pháp luật:
- Mang tính ý chí của các chủ thể
- Xuất hiện dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật
- Luôn gắn liền với sự kiện pháp lí
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện
- Có các chủ thể xác định và chứa nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý
của các chủ thể
3) Các cách phân loại quan hệ pháp luật:
- Căn cứ vào tiêu phiêu chí phân chia các ngành luật
- Căn cứ vào tiêu chí nội dung:
+ Quan hệ pháp luật nội dung: là quan hệ pháp luật chứa những nội
dung cần điều chỉnh bằng pháp luật
+ Quan hệ pháp luật hình thức: là quan hệ phát sinh trong quá trình
chủ thể thực hiện những trình tự, thủ tục để giải quyết vấn đề pháp lý
4) Cơ cấu của quan hệ pháp luật:
* Chủ thể:
- Là những cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện do pháp luật quy định
khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định
- Khả năng của cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện do pháp
luật quy định để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật gọi là năng lực
chủ thể. Gồm 2 yếu tố cấu thành:
+ Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân, tổ chức có những
quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật
+ Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà
nước thừa nhận bằng chính hành vi của mình để thực hiện quyền và nghĩa
vụ pháp lý
=> Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh
cùng một thời điểm pháp nhân được thành lập hợp pháp
- Các loại chủ thể:
+ Cá nhân: là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm công dân Việt
Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
 Công dân: năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân sinh
ra và chấm dứt khi công dân chết đi. Năng lực hành vi của công dân có từ
khi công dân đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định và có khả năng nhận
thức và khả năng điều khiển hành vi
 Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam: năng lực pháp luật và
năng lực hành vi bị hạn chế hơn so với công dân Việt Nam
+ Tổ chức: do nhiều cá nhân tham gia và hình thành
 Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức có tư cách pháp nhân.
Pháp nhận là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị của tổ chức khi tổ
chức đó đắp ứng đủ các dấu hiệu: được thành lập theo quy định; có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập; tham gia quan hệ pháp luật một
cách độc lập
- Quyền chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho
phép khi tham gia quan hệ pháp luật
- Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc mà các chủ thể khi tham gia
quan hệ pháp luật phải thực hiện để đáp ứng quyền của các chủ thể khác
* Khách thể:
- Là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác mà các bên
tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được
5) Sự kiện pháp lý là gì?
* Khái niệm:
- Là những sự kiện đã xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi
của nó được PL gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt QHPL
* Phân loại:
- Căn cứ vào dấu hiệu ý chí: có 2 loại
+ Sự biến pháp lý: là những sự kiện pháp lý xảy ra trong tự nhiên,
không phụ thuộc vào ý chí của con người, nhưng cũng làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt QHPL
+ Hành vi pháp lý: là những sự việc xảy ra theo ý chí của con người.
 Hành vi hành động và hành vi không hành động
 Hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp
- Căn cứ vào hậu quả pháp lý: có 3 loại
+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL
+ Sự kiện pháp lý làm thay đổi QHPL
+ Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL

You might also like