You are on page 1of 25

KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

I. LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1:
1. Khái niệm tư vấn pháp luật? Đặc điểm của tư vấn pháp luật? Vai trò
của hoạt đông tư vấn pháp luật?
Khái niệm tư vấn pháp luật
- Tư vấn pháp luật là việc người tư vấn (i) giúp khách hàng bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của họ (ii) thông qua việc phát biểu ý kiến về những vấn đề do khách
hàng đặt ra trên cơ sở các văn bản pháp luật (iii) mà không có quyền quyết định.
Đặc điểm của tư vấn pháp luật
- Về phía khách hàng: Là người mang đến tình huống pháp luật.
- Về phía người tư vấn: Dựa trên những tình huống, thông tin mà khách hàng
cung cấp, chỉ dẫn cho khách hàng một hành lang pháp lý an toàn.
- Về nội dung tư vấn: Mang tính chất tham khảo
Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật
Thứ nhất, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo
dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân,tổ chức theo
khuôn khổ pháp luật.
Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật,rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ
hơn về những quy định của pháp luật. Đối tượng mà hoạt động tư vấn pháp luật
hướng tới rất nhiều, pháp luật không quy định hạn chế về những trường hợp không
có quyền được tư vấn pháp luật.Không chỉ khách hàng có nhu cầu muốn được tư
vấn, mà những đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật (những đối
tượng mà Trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn)đều có quyền được tư vấn về những
vấn đề mình đang gặp phải . Hoạt động tư vấn được diễn ra với rất nhiều hình thức
khác nhau. Có thể tư vấn qua trực tiếp tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật, các tổ
chức hành nghề luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, người dân có thể
được tư vấn trên các trang web của các tổ chức này đăng tải công khai trên mạng
internet, được tư vấn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.Chính
vì hình thức tư vấn đa dạng, qua đó mà có nhiều giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ
chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật.
Tư vấn pháp luật còn hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật
trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Có thể nhận thấy rằng,khi mà chưa được tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng những
vấn đề mình đang gặp phải thì nhận thức và cách cư xử của họ cũng sẽ bị lệch lạc,
có thể sẽ không đúng với quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn thì họ sẽ cư
xử sao cho phù hợp, đúng với luật định.
Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một
quá trình tư vấn.Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu
rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và
đạo đức xã hội.
Thứ hai, tư vấn pháp luật giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người
được tư vấn.
Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp
luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …) thì tư vấn pháp
luật còn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư vấn.
Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, sẽ giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ
hơn về vấn đề mình đang vướng mắc,để từ đó cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật 
để có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy ý thức tôn
trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Thứ ba, tư vấn pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và
nghĩa vụ pháp lý của mình .
Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở
mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và
nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời
sống xã hội. Khi họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ cư xử
đúng với pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của người khác.
Thứ tư, tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ
quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử.
Tư vấn pháp luật góp phần hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp
các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các
tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp
luật không đúng hoặc không đầy đủ Khi mọi người đã hiểu những quyền và nghĩa
vụ của mình thì cũng tránh được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xảy ra trong xã
hội .Tỉ lệ phạm tội sẽ giảm xuống,những tranh cãi mâu thuẫn với nhau được hạn
chế và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, đời sống được nâng cao, xã hội ổn định.
Thứ năm, tư vấn pháp luật còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám sát
việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thông qua hoạt động tư vấn sẽ phát hiện được những điểm còn thiếu
sót.những quy định còn  hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp
luật, từ đó kịp thời có những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực
tiễn.Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của
các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân.Khi sự hiểu biết pháp luật được
nâng cao, sẽ tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền,lợi dụng sự thiếu
hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp
luật,những tổ chức, cá nhân không thể lách luật ,cố tình làm sai những quy định mà
pháp luật đề ra.
2. Khái niệm, tiêu chuẩn và điều kiện trở thành luật sư? Những trường
hợp trở thành luật sư mà không cần qua đào tạo nghề luật sư?
- Khái niệm, tiêu chuẩn và điều kiện trở thành luật sư
Luật sư (Luật luật sư 2006 - SĐ, BS 2012)
- Điều 2 “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, đ/k hành nghề theo quy định của
Luật này, thực hiện DVPL theo yêu cầu của cá nhân, cq, t/c (khách hàng)”.
- Tiêu chuẩn (Điều 10):
• Là công dân Việt Nam
• Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ HP và PL,
• Có phẩm chất đạo đức tốt, có sk đảm bảo hành nghề
• Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề LS, đã qua thời gian tập sự
hành nghề LS
Luật sư (Luật luật sư 2006 - SĐ, BS 2012)
Điều 11 (Điều kiện hành nghề luật sư)
–Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10
–Phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư
–Phải gia nhập một Đoàn luật sư.
3. Điều kiện trở thành tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp
luật? Những trường hợp không được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật?
Điều kiện trở thành tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật
Tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật
–TVVPL là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau
đây:
• Có NLHVDS đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị
truy cứu TNHS hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;
• Có Bằng cử nhân luật;
• Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
–Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính NN, TAND, VKSND
không được cấp Thẻ TVVPL
–CTVTVPL phải có NLHVDS đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải
là người đang bị truy cứu TNHS hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích; có
Bằng cử nhân luật; hoặc người có bằng ĐH khác làm việc trong các ngành, nghề
có lq đến quyền và n/v của công dân; hoặc người thường trú ở vùng có đ/k KT-XH
đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng TC luật hoặc có thời
gian làm công tác PL từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức PL và có uy tín trong
cộng đồng .
4. Những chủ thể được tham gia trợ giúp pháp lý? Điều kiện trở thành
trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý?
Trợ giúp viên pháp lý là công dân VN, có đủ tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề LS; đã qua thời
gian tập sự hành nghề LS hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khoẻ bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
TGVPL là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý NN
được cấp thẻ theo thủ tục riêng.
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý (CTVTGPL) là những người đã nghỉ hưu, có
NLHVDS đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực
hiện trợ giúp pháp lý gồm: Trợ giúp viên PL, thẩm phán, thẩm tra viên ngành TA,
KSV, kiểm tra viên ngành KS, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên THA
dân sự, chuyên viên làm công tác pháp luật tại các CQNN.
Ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý
của người dân và điều kiện thực tế tại ĐP, Giám đốc TTTGPLNN đề nghị Giám
đốc Sở Tư pháp cấp thẻ CTVTGPL cho những chủ thể kể trên.
5. Các hình thức tư vấn pháp luật?
- Căn cứ vào lĩnh vực tư vấn: Tư vấn vụ việc dân sự, tư vấn về hình sự, tư vấn
về lao động,...
- Căn cứ vào tính chất hoạt động: Tư vấn thường xuyên và tư vấn vụ việc
- Căn cứ vào chủ thể thực hiện hoạt động tư vấn: Tư vấn của Luật sư; tư vấn
của Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý; tư vấn của Tư vấn
viên, cộng tác viên tư vấn PL
- Căn cứ vào đối tượng khách hàng: Tư vấn cho tổ chức và tư vấn cho cá nhân
- Căn cứ vào nội dung tư vấn mà khách hàng yêu cầu: Cung cấp văn bản PL,
giải thích PL, tư vấn thủ tục pháp lý, tư vấn hướng giải quyết vụ việc,.....
- Căn cứ vào hình thức tư vấn: Tư vấn bằng lời nói và tư vấn bằng văn bản (có
thể kết hợp cả hai hình thức theo yêu cầu của KH)
6. Trình bày và phân tích những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của hoạt
động tư vấn pháp luật?
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
- Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích
- Trách nhiệm giữ gìn bí mật đối với các thông tin của khách hàng
- Nguyên tắc trung thực, khách quan
7. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật? Trình bày khái quát về các kỹ
năng cơ bản trong tư vấn pháp luật?
Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng tư vấn pháp luật là năng lực hoặc khả năng của người tư vấn thực
hiện một cách thuần thục một hoặc một chuỗi các hành động trên cơ sở kiến thức
pháp luật nhằm hướng dẫn khách hàng xử sự đúng pháp luật, giúp họ thực hiện và
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Các kỹ năng cơ bản trong tư vấn pháp luật
–Tiếp xúc khách hàng và tìm hiểu yêu cầu tư vấn: Đây là kỹ năng đầu tiên,
quyết định hiệu quả của toàn bộ hoạt động tư vấn pháp luật

Mục đích Nắm bắt được yêu cầu của KH


–Thoả thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý Người tư vấn tự mình nhận định và
kết luận sơ bộ về vụ việc, đánh giá được tính chất và khối lượng công việc  đưa
ra mức phí phù hợp
 Lưu ý: Người tư vấn cần đảm bảo mình có đủ năng lực xử lý công việc của
khách hàng trước khi ký kết HĐDVPL với KH
–Xác định vấn đề pháp lý: Người tư vấn nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, chi
tiết, đầy đủ về hồ sơ vụ việc  Kết hợp với những nhận định thu được trong giai
đoạn tìm hiểu yêu cầu KH, xác định vấn đề mấu chốt cần giải quyết bằng cách đặt
ra các câu hỏi/ vấn đề pháp lý
Các câu hỏi/ vấn đề pháp lý phải mang tính lôgic với nhau, nhà tư vấn liên kết
chúng để tìm ra phương hướng giải quyết vụ việc

–Xác định luật áp dụng : Người tư vấn nghiên cứu, tìm hiểu các quy định
pháp luật có liên quan đến vụ việc (chú ý đến đối tượng, PVi áp dụng và hiệu lực
của VB)  Tìm ra câu trả lời cho các vấn đề pháp lý đã đặt ra.
Nếu quy định pháp luật không quy định rõ ràng:Xem tiền lệ pháp, tập quán
pháp, Gửi văn bản hỏi ý kiến chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết sự việc

–Trả lời tư vấn : Người tư vấn đưa ra các giải pháp có thể và đối chiếu với
mong muốn của KH
Định hướng cho KH theo giải pháp phù hợp (thuyết phục KH theo giải pháp
tối ưu nhất):
Chú ý đến tính cách, hoàn cảnh, động cơ,... của KH
Nhà tư vấn phải nắm vững giải pháp đề xuất
Dựa trên cách hành xử của KH để có cách thuyết phục phù hợp
Với những vụ việc chưa có thể có KL chính xác  Giải thích cho KH nguyên
nhân  Tránh KH hiểu sai về năng lực của nhà tư vấn
Lựa chọn chiến thuật, đường đi phù hợp và hiệu quả nhất  Nhấn mạnh
những việc KH cần phải làm để tránh giải pháp đưa ra không đạt được hiệu quả
như mong đợi
Soạn thảo văn bản trả lời nếu KH chọn hình thức tư vấn pháp luật bằng văn
bản
8. Đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luật được thể hiện theo các tiêu
chuẩn nào?
Đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luật thể hiện theo các tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn chung về mặt đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luật: Các tiêu
chuẩn này liên quan đến chức năng xã hội của luật sư
–Bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh;
–Tuân thủ và trung thành với Hiến pháp, pháp luật;
–Độc lập, ngay thẳng, tôn trọng sự thật và góp phần vào việc phát triển hệ
thống pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động công ích.
Tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với khách hàng: Là các tiêu chuẩn quan
trọng nhất, liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn với
KH.
–Tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm với KH trong khuôn khổ
pháp luật cho phép và phạm trù đạo đức nghề nghiệp;
–Tuân thủ bí mật quốc gia và bí mật của KH;
–Từ chối nhận và thực hiện vv của KH theo quy định
–Ngăn ngừa các thủ đoạn hành nghề không lương thiện, tự giác thực hiện các
nghĩa vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giải quyết các mâu thuẫn về
lợi ích, việc nhận thù lao, v.v..
Tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với đồng nghiệp: Pháp luật có rất ít quy
phạm điều chỉnh mối quan hệ này.
–Mỗi nhà tư vấn phải coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín của giới là uy tín
của chính mình.
–Tôn trọng và hợp tác với các nhà TV khác trong quan hệ TVPL
–Thực hiện hoạt động cạnh tranh lành mạnh
–Lưu ý những việc không được làm trong QH đồng nghiệp
Tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội.....: Được quy định trong các văn bản QPPL khác nhau,
đặc biệt trong nhóm văn bản quy định về tố tụng. Lưu ý:
- Ứng xử của nhà TV trong quan hệ với các cơ quan tiến hành TT, CQNN, tổ
chức XH...
- Những việc không được làm theo quy định trong quan hệ với các cơ quan, tổ
chức....
Tiêu chuẩn về kỷ luật nghề nghiệp tư vấn PL:
- Các tiêu chuẩn này chính là những điều cấm (không được làm) đối với nhà
tư vấn khi thực hiện tư vấn pháp luật.
- Nhà tư vấn sẽ phải chịu các chế tài kỷ luật đối với các hành vi vi phạm đạo
đức nghề nghiệp

CHƯƠNG 2
9. Các kỹ năng cơ bản ảnh hưởng đến buổi tiếp xúc khách hàng?
Các kỹ năng có ảnh hưởng đến buổi tiếp xúc khách hàng
(1) Kỹ năng giao tiếp (ngôn ngữ lời nói)
- Phân biệt nội dung nói (từ nói) và lời nói (giọng)
 Lời nói có vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung “Vấn đề không
phải là nói cái gì mà vấn đề là nói như thế nào”
 Chú ý: Âm lượng, phát âm, tốc độ, thời lượng
(2) Kỹ năng lắng nghe: Nghe thấy và nghe hiểu
- Tập trung nghe, nghe xong mới nói
- Nhìn thẳng vào người nói
- Hỏi lại khi thấy nói nhanh hoặc không nghe rõ
- Đặt câu hỏi làm rõ (tránh tranh cãi) khi có vấn đề chưa rõ hay không đồng ý
- Tìm ý chính và ghi lại nội dung cơ bản
- Thay tư thế để tránh buồn ngủ, tư thế ngồi đúng
- Lắng nghe cả cảm xúc của KH để đánh giá toàn diện thông tin
(3) Kỹ năng ghi chép
- Nên chuẩn bị ít nhất là 02 bút
- Chia tờ giấy ra để ghi từng chủ đề và những nội dung khác
- Đặt ra quy ước viết tắt và thuần thục
- Ghi đầy đủ những ý chính, gạch chân những vấn đề cần chú ý
-  Kỹ năng nghe và ghi chép bổ trợ cho nhau
(4) Kỹ năng đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề
- Y/c: Ngắn gọn, trực tiếp, chi tiết, dễ hiểu
- Sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để khai thác thông tin (câu hỏi mở,
đóng, câu hỏi nghi vấn, câu hỏi kiểm tra,...) -> Các câu hỏi phải lôgic
- Tránh câu hỏi mang tính riêng tư, không đặt câu hỏi mang tính khiêu khích,
không gạn hỏi
(5) Kỹ năng diễn giải và tổng hợp vấn đề
- Trên cơ sở thông tin khai thác được qua phần hỏi và ghi chép, nhà tư vấn
diễn giải và tổng hợp để giải quyết vấn đề
10. Phân loại đối tượng khách hàng trong hoạt động tư vấn pháp luật?
- Theo tiêu chí về số lượng buổi làm việc giữa người tư vấn và KH: KH lần
đầu và KH quen
- Theo tiêu chí về quốc tịch KH: KH nước ngoài và KH Việt Nam
- Theo tiêu chí về tư cách chủ thể của KH: KH cá nhân và KH tổ chức
- Theo thái độ đối với vụ việc: “Khách hàng đúng”, “Khách hàng sai”, “Khách
hàng chờ câu trả lời”.
11. Trình bày quy trình tiếp khách hàng?
B1: Chuẩn bị
- Chuẩn bị văn phòng
- Tài liệu, thông tin liên quan đến LS và nơi LS lv
- Xác định mục đích của KH
- Tra cứu, đọc VB, tài liệu
- Ktra thông tin về vụ việc và KH
- Chuẩn bị bảng hỏi dự kiến
- Chuẩn bị các mẫu, biểu, HĐDVPL
- Chuẩn bị chủ đề giao tiếp
- Chuẩn bị nhân sự, trang phục
B2: Tạo môi trường giao tiếp
- - Tạo môi trường giao tiếp tốt: Cách bài trí văn phòng, sắp xếp phòng trao
đổi với KH, câu hỏi cởi mở,....
- - Ice breaking - “Phá băng”
- - Hỏi trực tiếp thông tin của KH hoặc thông qua tờ khai
- - Nhấn mạnh nghĩa vụ của nhà tư vấn trong bảo mật thông tin của KH -> KH
yên tâm
- - Thông báo về dự kiến thời gian diễn biến buổi tư vấn -> KH có hình dung
về buổi làm việc
B3: Tìm hiểu sự việc
- Sử dụng tốt kỹ năng lắng nghe, ghi chép và gợi mở vấn đề để khai thác thông
tin tối đa từ KH
- Nhà tư vấn phải kiểm soát và làm chủ toàn bộ quá trình diễn ra buổi tư vấn
- Trong B3 này nhà tư vấn cần xác định được:
• T/c vụ việc có thuộc phạm vi tư vấn không
• Tính khẩn cấp của vụ việc
• Có xung đột lợi ích không
• Y/c cung cấp tài liệu, chứng cứ
B4: Làm rõ vấn đề
- Chốt lại cách hiểu thông tin sau khi nghe KH trình bày  Tránh hiểu sai,
không đầy đủ ý của KH
- Sử dụng các câu hỏi đóng để xác định chính xác và toàn diện thông tin
B5: Xác định yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của KH
- Nghe KH trình bày yêu cầu bằng ngôn ngữ của KH  Sau đó, nhà tư vấn sử
dụng các thuật ngữ pháp lý cần thiết diễn giải lại ý muốn của KH để KH khẳng
định chính xác mong muốn
- Trao đổi với KH các phương thức cung cấp DVPL tương ứng với vụ việc
của KH để KH lựa chọn
B6: Thoả thuận Hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Không phải tất cả buổi tiếp xúc KH đều có thể đi đến bước này
- Có thể diễn ra bước này ngay từ lần gặp KH đầu tiên hoặc phải đến những
lần gặp sau
- Nhà tư vấn cần chuẩn bị những mẫu hợp đồng DVPL để KH hình dung về
các phương thức làm việc và lựa chọn loại DVPL phù hợp với vụ việc và yêu cầu,
mong muốn của mình
B7: Kết thúc
- Buổi tiếp xúc KH có thể kết thúc sớm hay muộn ở các bước khác nhau trong
quy trình tiếp KH
- Nhà tư vấn phải tạo cho KH ấn tượng tốt về buổi làm việc
- Nếu vụ việc không thuộc phạm vi tư vấn, Nhà tư vấn cần lịch sự từ chối và
có thể giới thiệu phạm vi cung cấp DVPL của nhà tư vấn/ tổ chức tư vấn để KH sử
dụng khi cần thiết
- Lời chào và cảm ơn KH đã lựa chọn DV
12. Những điểm cần lưu ý trong quá trình tìm hiểu yêu cầu của khách
hàng?
- Việc xác định yêu cầu tư vấn của KH phụ thuộc lớn vào kết quả của hoạt
động tiếp xúc KH, đặc biệt là KN lắng nghe và đặt câu hỏi.
- Người TV cần linh hoạt trong quá trình tìm hiểu y/c cũng như đưa ra nhận
định, đánh giá bước đầu về y/c của KH, đảm bảo đáp ứng được y/c của KH nhưng
vẫn tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Trên cơ sở mức độ thông tin cũng như tài liệu KH cung cấp, người TV đưa
ra đánh giá sơ bộ về v/v hoặc đưa ra các giả định nhằm hạn chế trường hợp KH
cung cấp TTin không c/x.
Những ý kiến chi tiết về v/v chỉ đưa ra trong VB tư vấn hoặc sau khi quan hệ
HĐDVPL được xác lập
13. Những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tiếp xúc khách hàng
và tìm hiểu yêu cầu tư vấn của khách hàng?

1. Người tư vấn chưa chuẩn bị kỹ


2. Người tư vấn tỏ ra quá bi quan hay quá lạc quan
3. Người tư vấn thiếu kỹ năng khai thác thông tin để tìm hiểu y/c tư vấn
4. Người tư vấn hạn chế trình độ chuyên môn đưa ra p/a tư vấn thiếu chính
xác ảnh hưởng đến lợi ích của KH
5. Người tư vấn “cố ý” sử dụng từ ngữ gây khó hiểu cho KH
6. Người tư vấn đưa ra suy nghĩ chủ quan của mình trong tìm hiểu yêu cầu tư
vấn
7. Người tư vấn quyết định p/a tư vấn cho KH
14. Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
là gì? Việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong tư vấn
pháp luật cần dựa trên những yếu tố nào?
Khái niệm:
–Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong tư
vấn pháp luật là sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm và giá trị của hoạt động
tư vấn pháp luật chuyên nghiệp để biểu hiện tôn trọng khách hàng, biểu hiện trung
thực và biểu hiện tận tâm, nhằm tạo ra, duy trì và phát triển mối quan hệ cởi mở,
tin cậy, trung thực trong tư vấn pháp luật.
–Việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong tư vấn
pháp luật cần dựa trên:
+ Biểu hiện tôn trọng khách hàng
Văn phòng được bài trí để khách hàng cảm thấy thoải mái, tự tin.
Người tư vấn ăn mặc lịch sự, tư thế chững chạc và luôn chú ý lắng nghe.
Coi trọng và chấp nhận các giá trị riêng của khách hàng.
Tham khảo ý kiến và bàn bạc với khách hàng về cách giải quyết vấn đề.
Tôn trọng quan điểm và quyết định của khách hàng đối với vấn đề của họ,
bao gồm: đánh giá vấn đề theo quan điểm, chuẩn mực của khách hàng và tôn trọng
quyết định, sự lựa chọn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật.
Lưu ý: Tôn trọng khách hàng trong tư vấn pháp luật phải có giới hạn. Người
tư vấn chỉ biểu thị sự tôn trọng những giá trị, chuẩn mực phù hợp với đạo đức và
pháp luật.
+ Biểu hiện trung thực với khách hàng
 Sự rõ ràng và nghiêm túc trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật: (i)
Rõ ràng minh bạch trong các thông tin về dịch vụ; (ii) Nghiêm túc giữ đúng những
cam kết.
 Biểu hiện tôn trọng pháp luật khi thực hiện tư vấn pháp luật: (i) Làm đúng
pháp luật; (ii) Từ chối yêu cầu trái pháp luật của khách hàng.
 Biểu hiện tôn trọng sự thật khi thực hiện tư vấn pháp luật
 Khách quan trước vấn đề của khách hàng: Nhận thức sự việc trên cơ sở
những thông tin thực tế, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của khách hàng một
cách trung thực, không trầm trọng hoá hay đơn giản hoá nội dung tư vấn, đưa ra lời
khuyên vô tư, chân thực trong việc lý giải các sự kiện và yếu tố pháp lý, đưa ra
mức thù lao đúng với giá trị công lao động của hoạt động tư vấn.
+ Biểu hiện sự tận tâm với khách hàng
 Thái độ luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng
 Biểu hiện có trách nhiệm giải quyết công việc của khách hàng
 Có ý thức bảo vệ lợi ích của khách hàng
 Biểu hiện sự đồng cảm với khó khăn của khách hàng
 Những biểu hiện này làm cho khách hàng thấy họ đang được phục vụ tận
tâm, được chia sẻ, cảm thông và được trung thành tuyệt đối, người tư vấn không vì
chạy theo lợi nhuận mà gây phương hại cho lợi ích của họ. Điều này làm hình
thành ở khách hàng sự tin cậy, lòng biết ơn và tình cảm gắn bó lâu dài với người tư
vấn
CHƯƠNG 3
15. Mục đích của việc nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc và xác định vấn
đề pháp lý?
- Nắm bắt được bối cảnh tư vấn: Nghiên cứu kỹ hơn hồ sơ để hiểu được vụ
việc của KH
- Củng cố hồ sơ vụ việc: Kiểm tra, đối chiếu thông tin KH cung cấp và hồ sơ,
tài liệu
- Định hướng cho việc tra cứu VBQPPL: Làm rõ được thông tin vụ việc ->
Định hướng khoanh vùng tra cứu, xác định văn bản
- Tạo cơ sở cho việc soạn thảo thư tư vấn
16. Các công việc cần tiến hành khi nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc và
xác định vấn đề pháp lý?
B1: Đọc sơ bộ, đọc lướt
- Mục đích: Kiểm tra hồ sơ vụ việc có bao nhiêu đầu văn bản, tài liệu. Mỗi văn
bản, tài liệu có nội dung chính gì, có vai trò như thế nào trong quá trình giải quyết
vụ việc
- Đọc: Tên, tiêu đề của tài liệu; Trích yếu tài liệu; Mục lục (với tài liệu nhiều
trang); Kiểm tra thông tin chủ thể ký và đóng dấu tài liệu
B2: Sắp xếp hồ sơ, tài liệu
- Tuỳ thuộc vụ việc đơn giản hay phức tạp mà sắp xếp hồ sơ đơn giản hay
đóng hồ sơ có tạo mục lục
- Có nhiều cách sắp xếp hồ sơ: Theo diễn biến, theo phân nhóm tài liệu, theo
tầm quan trọng của tài liệu, theo tần suất sử dụng,...
- Sử dụng các cách thức đánh dấu khi sắp xếp tài liệu như: Mục lục, tag
màu,....
B3: Đọc chi tiết
- Cần định hướng và chọn tài liệu ưu tiên đọc trước (tuỳ vào mục đích của nhà
tư vấn)
- Đọc nhanh và hiệu quả tài liệu theo thứ tự ưu tiên đã sắp xếp (nắm được
những từ khoá)
- Đánh dấu và ghi chú những nội dung quan trọng khi nghiên cứu tài liệu, (chỉ
đánh dấu vào tài liệu sao chép)
B4: Tóm lược vụ việc
- Mục đích: Khái quát hoá toàn bộ bối cảnh vụ việc với những vụ việc phức
tạp
- Các cách thức tóm lược:
• Tóm lược theo diễn biến vụ việc
• Mô hình hoá diễn biến sự việc
• Tóm lược theo vấn đề
• Tóm lược theo sơ đồ tư duy
B5: Phân tích vụ việc
- Lưu ý: Trong quá trình phân tích, nhà tư vấn bị hạn chế bởi thông tin, tài liệu
 nhà TV có thể đưa ra suy diễn, lý giải trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức
nhưng nên kiểm định suy nghĩ của mình với KH sẽ an toàn và tốt hơn
B6: Xác định câu hỏi pháp lý
- Mục đích: Tìm đúng quy định PL áp dụng vào vụ việc của KH
- Một câu hỏi pháp lý chứ đựng 3 thành tố: Một hay nhiều sự kiện mấu chốt,
vấn đề pháp lý, điều luật áp dụng
- Có trường hợp có 1 câu hỏi pháp lý trùng câu hỏi của KH hoặc có thể có
nhiều câu hỏi pháp lý mới đáp ứng được yêu cầu của KH
17. Những sai sót thường gặp khi nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc và
xác định vấn đề pháp lý?
Đọc không kỹ hồ sơ, bỏ qua tình tiết vụ việc
- Có thể bỏ qua tình tiết đại diện bên mua là bà Nguyễn Vân Anh (Phó GĐ) 
Có tư cách đại diện không? Hiệu lực của HĐ?
Cách khắc phục:
Đọc hồ sơ 2 lần: 1 lần đọc lướt, 1 lần đọc chi tiết (định hướng, chọn lựa loại
tài liệu nên ưu tiên đọc, đánh dấu, ký hiệu vào tài liệu - tài liệu sao chép)
Sắp xếp hồ sơ tài liệu chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc tra cứu, sử dụng
Luật sư cần có cách sắp xếp thứ tự hồ sơ một cách hợp lý  Tiết kiệm thời
gian, chuyên nghiệp
Xếp tài liệu liên quan đến HĐ, tài liệu liên quan đến quá trình, thời gian
giao nhận hàng (điểm mấu chốt phát sinh tranh chấp), các tài liệu khác
Sai sót trong quá trình phân tích hồ sơ
Phân tích hồ sơ là quá trình Luật sư luôn đặt ra các câu hỏi để làm rõ các sự
kiện của vụ việc  Sai sót khi không phân tích đúng hướng hoặc phân tích không
toàn diện do hạn chế thông tin mà KH cung cấp
 Bên cạnh việc dựa vào kinh nghiệp và kiến thức, nhà tư vấn cần kiểm định
suy nghĩ của mình với những người trong cuộc
Đặt câu hỏi pháp lý chưa phù hợp dẫn đến tìm kiếm văn bản áp dụng sai
Một câu hỏi pháp lý chứa đựng 3 yếu tố: Một hay nhiều sự kiện mấu chốt; vấn
đề pháp lý; điều luật áp dụng
Xác định sai câu hỏi pháp lý, nhà TV sẽ đi nhầm hướng trong việc TVPL
cho KH
Cần cẩn trọng, thực hiện tuần tự từ những bước đầu tiên của quy trình
nghiên cứu hồ sơ
CHƯƠNG 4
18. Khái niệm tư vấn pháp luật bằng lời nói? Quy trình tư vấn pháp luật
bằng lời nói? Những kỹ năng cần thiết khi tư vấn pháp luật bằng lời nói?
Khái niệm tư vấn pháp luật bằng lời nói
- TVPL bằng lời nói là một hình thức TVPL mà theo đó nhà tư vấn trao đổi
bằng lời nói với người được tư vấn, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến
vấn đề mà người được tư vấn cần tư vấn
Quy trình tư vấn pháp luật bằng lời nói
B1. Nghe KH trình bày
- Nhà TV phải chăm chú lắng nghe trình bày tóm tắt của KH
- Kết hợp lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề của KH
- KH thường có tâm lý trình bày thiên vị  Nhà TV cần gợi ý vấn đề để KH
trình bày đúng bản chất vụ việc
- Nhà TV cần nhấn mạnh sẽ chỉ đưa đươc giải pháp đầy đủ, chính xác nếu KH
trình bày khách quan, đầy đủ và chính xác
B2. Tóm tắt yêu cầu của KH
- Nhà TV cần diễn đạt lại câu chuyện của KH theo cách hiểu của mình
- Công việc này nhằm đảm bảo nhà TV đã hiểu đúng câu chuyện của KH, nếu
có nhầm lẫn có thể kịp thời điều chỉnh
B3. Yêu cầu KH cung cấp tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn
- Giấy tờ, tài liệu KH cung cấp sẽ phản ánh khách quan diễn biễn và bản chất
sự việc
- Nhà TV cần động viên KH cung cấp cả những tài liệu bất lợi với họ
- Nhà TV có thể hình thành giải pháp TV ngay khi đọc tài liệu hoặc hẹn KH
trả lời vào ngày khác nếu chưa chắc chắn về giải pháp
B4. Tra cứu tài liệu tham khảo
- Việc nhà TV dùng các quy định pháp luật để làm cơ sở cho kết luận của
mình là điều bắt buộc
Khẳng định nhà TV tư vấn theo luật
Giúp nhà TV khẳng định chính suy nghĩ của mình
- Nếu nhà TV không tìm thấy VB hoặc nghi ngờ về hiệu lực của VB  Hẹn
đưa ra giải pháp cho KH vào dịp khác
B5. Định hướng cho KH
- Đưa ra giải pháp cho KH để trả lời các vấn đề mà KH yêu cầu
- Việc tư vấn trực tiếp bằng lời nói chỉ mang tính định hướng  KH có thể lựa
chọn phương thức bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất
- Sau khi tư vấn, KH có thể tự quyết định những việc làm tiếp theo hoặc yêu
cầu được tư vấn tiếp bằng VB
- Trong khi tiến hành tư vấn cho KH, nhà TV phải luôn thể hiện thái độ trung
thực, phân tích các vấn đề trên cơ sở pháp luật và luôn đứng về phía thân chủ của
mình
- Trong quá trình TV, nhà TV có thể kết hợp làm công tác của người hoà giải,
giúp hai bên hoà giải để tìm giải pháp thoả đáng
Những kỹ năng cần thiết khi tư vấn pháp luật bằng lời nói
- Kỹ năng đưa ra lời tư vấn và hướng dẫn cho đối tượng sử dụng kết quả
tư vấn bằng lời nói
 Nhà TV đưa ra giải pháp phải kết hợp với việc phân tích hậu quả, điểm
mạnh, điểm yếu của từng giải pháp
 Khi hướng dẫn KH sử dụng phướng án tư vấn, nhà TV cần lưu ý:
• Tính cách của KH, hoàn cảnh XH, động cơ và thái độ của KH
• Phải nắm vững p/a TV và thuyết phục KH đó là những p/a khả thi
• Cần để ý đến cách hành xử của KH
 Sau khi lựa chọn được giải pháp, nhà TV cần làm rõ cách thức, chiến thuật
thực hiện giải pháp
 Cần lưu ý:
• Nhấn mạnh p/a TV là dựa trên những gì mà KH cung cấp (không chịu trách
nhiệm nếu KH cung cấp sai)
• Phân loại đối tượng KH để có cách thức TV phù hợp
• Làm rõ ưu, khuyết điểm của từng p/a TV để KH dễ dàng lựa chọn
• Linh hoạt trong quá trình TV và tính thù lao TV
Kỹ năng tư vấn qua điện thoại
Có 4 giai đoạn cơ bản:
- (1) Chuẩn bị khi có cuộc gọi đến
- (2) Nhấc máy nghe điện thoại và chào khách hàng
- (3) Tiếp nhận thông tin
- (4) Tổng kết và kết thúc cuộc gọi
19. Khái niệm tư vấn pháp luật bằng văn bản? Quy trình tư vấn pháp
luật bằng văn bản? Các kỹ năng cần thiết trong tư vấn pháp luật bằng văn
bản?
- TVPL bằng văn bản là hình thức TVPL mà theo đó nhà tư vấn trình bày,
truyền đạt thông tin, nội dung TVPL bằng hình thức VB tới người được tư vấn
nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người được tư vấn.
Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản
II. BÀI TẬP
1. NHÓM CÂU HỎI
1.1. Nhóm câu hỏi làm rõ thông tin khách hàng
- Đối với cá nhân: họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, thông tin liên lạc, số
CMT….
- Đối với tổ chức: thành lập ntn, ai là người đại diện, trụ sở, ngành nghề kinh
doanh,….
1.2. Nhóm câu hỏi làm rõ quan hệ lao động
- HĐLĐ: hình thức, thời hạn(từ - đến), người kí hợp đồng
- Nội dung hợp đồng: Công việc làm gì, có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
trước thời hạn không, điều kiện làm việc của người lao động,..
1.3. Nhóm câu hỏi về chấm dứt hợp đồng lao động
- lý do chấm dứt hợp đồng: xác định tính chính xác về công việc, giấy tờ xác minh,
nội quy lao động
- Thời hạn đàm phán: Khi nào?Thông báo?hình thức?
1.4. Nhóm câu hỏi làm rõ chế độ chi trả
- Trả những khoản nào
- Cơ sở áp dụng
- Đã trả hay chưa
- có văn bản xác nhận chưa
1.5. Nhóm câu hỏi làm rõ mong muốn của khách hàng
- KH nói trở lại làm việc hay là không
+ nếu có – giải pháp ntn: thương lượng, hòa giải
+nếu không: có khởi kiện không – thời hạn thủ tục
2. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Hợp đồng số:………………………/2018/HĐDVPL
- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Luật sư 2006;
- Luật Luật sư sửa đổi 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ vào yêu cầu của bên thuê dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của bên
được thuê.
Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm ......, tại ........................................................ Chúng tôi
gồm có:
BÊN THUÊ DỊCH VỤ (BÊN A): .......................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................................
Điện thoại: .............................................................................................................................
Đại diện bởi: Ông (bà) ..........................................................................................................
Chức vụ: ................................................................................................................................
Mã số thuế: ............................................................................................................................
Tài khoản số: .........................................................................................................................
Ngân hàng: ............................................................................................................................
BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ (BÊN B): .............................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................................
Điện thoại: .............................................................................................................................
Đại diện bởi: Ông (bà) ..........................................................................................................
Chức vụ: ................................................................................................................................
Mã số thuế: ............................................................................................................................
Tài khoản số: .........................................................................................................................
Ngân hàng: ............................................................................................................................
Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên nhất trí ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các
điều khoản sau:
Điều 1. Nội dung dịch vụ:
Theo yêu cầu của bên A, bên B đảm nhận và cử Luật sự thực hiện công việc .............., cụ
thể:
- ...............................;
- ...............................;
Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày hai bên ký kết và chấm dứt khi:
- Bên B hoàn thành công việc theo yêu cầu của bên A quy định tại Điều 1 hợp đồng này;
hoặc khi:
- ...............................;
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
3.1. Bên A có quyền:
- Yêu cầu bên B thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu bên B tận tâm, tận lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại
lợi ích cho bên A nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên B biết trước ít nhất 15 ngày
làm việc, đồng thời phải thanh toán cho bên B các khoản thù lao, chi phí theo thỏa thuận
tại Điều 5 của hợp đồng này.
3.2. Bên A có nghĩa vụ:
- Đảm bảo toàn bộ thông tin, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do Bên A cung cấp cho bên
B là sự thật;
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan đến
yêu cầu của bên A cho bên B;
- Chấp hành giấy triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Thanh toán tiền thù lao, chi phí cho bên B theo đúng quy định tại Điều 5 của hợp đồng
này và bồi thường các thiệt hại thực tế xảy ra cho bên B nếu bên A chấm dứt hợp đồng
trái pháp luật.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
4.1. Bên B có quyền:
- Yêu cầu bên A cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ
liên quan để bên B thực hiện công việc;
- Yêu cầu bên B thanh toán thù lao, chi phí theo thỏa thuận trong hợp đồng và bồi thường
các thiệt hại thực tế xảy ra cho bên B nếu bên A chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;
- Từ chối thực hiện công việc nếu bên A không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp
đồng;
4.2. Bên B có nghĩa vụ:
Tận tâm, tận lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên A;
- Hoàn thành công việc trong thời hạn theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng;
- Không được giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc, trừ trường hợp có sự
đồng ý bằng văn bản của bên A;
- Thông báo kịp thời cho bên A về mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc
bằng điện thoại; lời nói trực tiếp hoặc bằng văn bản nếu bên A có yêu cầu;
- Giữ bí mật các thông tin, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện có liên quan đến bên A
mà bên B biết được trong quá trình thực hiện công việc. Bên B chỉ được công bố các
thông tin, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện trong trường hợp có sự đồng ý bằng văn
bản của bên A;
- Bồi thường thiệt hại cho bên A nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc tiết lộ thông tin
trái với thỏa thuận trong hợp đồng;
- Bồi thường thiệt hại cho bên A nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Điều 5. Thù lao, chi phí và phương thức thanh toán:
5.1. Thù lao:
- Thù lao để thực hiện toàn bộ công việc tại Điều 1 là:.......đồng (Bằng chữ:……..), chưa
bao gồm 10% tiền thuế giá trị gia tăng;
5.2. Chi phí:
- Chi phí đi lại, lưu trú:
- Chi phí sao lưu hồ sơ:
- Chi phí Nhà nước:
- Thuế giá trị gia tăng:
- Chi phí khác:
5.3. Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán thù lao, chi phí:
5.4. Tính thù lao và chi phí trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng:
5.5. Thỏa thuận khác về thù lao và chi phí:
Điều 6. Phương thức giải quyết tranh chấp:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên
tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp
không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Điều khoản chung:
7.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, những điều khoản
không có trong hợp đồng được thực hiện theo các luật viện dẫn trong Hợp đồng này và
các văn bản hướng dẫn của các luật đó.
7.2. Nếu phát sinh tranh chấp về hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thương lượng, thoả thuận.
Nếu không thoả thuận được, một trong các bên có quyền khởi kiện theo quy định của
pháp luật.
7.3. Hợp đồng được lập thành 02 bản, các bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau,
mỗi bên giữ 01 bản.
7.4. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày………………
ĐẠI DIỆN BÊN A                                                               ĐẠI DIỆN BÊN B

You might also like