You are on page 1of 12

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
NỘI DUNG ............................................................................................................................ 1
I. Khái quát chung về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ................................................... 1
1. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai .................................................................. 1
2. Các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ................. 1
3. Chủ thể, khách thể, nội dung chế độ sở hữu toàn dân về đất đai .................................... 2
II. Sự cần thiết và phù hợp của việc duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
mà Nhà nước là đại diện là chủ sở hữu ................................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 3
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 4
III. Hạn chế trong việc thực thi chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
hiện nay ................................................................................................................................... 5
1. Quy định pháp luật tạo cơ hội cho những vấn đề tiêu cực .............................................. 5
1.1. Quy định về chủ thể sử dụng đất ................................................................................. 5
1.2. Quy định về việc trao quyền sử dụng đất .................................................................... 6
2. Thiếu sót trong cơ chế giám sát ....................................................................................... 7
3. Thực trạng vấn đề tham nhũng, trục lợi trong lĩnh vực đất đai hiện nay ........................ 8
IV. Một số định hướng hoàn thiện pháp luật trong thực thi chế độ sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu ........................................................................................................ 9
KẾT BÀI .............................................................................................................................. 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 11

1
MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt và là nguồn lực quan trọng của đất nước. Vì vậy, xác định chủ trương, chính sách
đất đai phù hợp với thực tiễn là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong quá trình xây dựng đất
nước, với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,
vấn đề xây dựng, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu là vô cùng cấp thiết. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này em xin chọn Đề bài 04
làm bài tập học kỳ môn Luật Đất đai. Đề bài như sau:
“Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, duy trì
và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết
và phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế cho chế độ sở hữu này trong thời gian tới. Bằng
kiến thức đã tích lũy, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định nêu trên.”

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
1. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Có thể hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai “là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định
và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt”. Sở hữu toàn dân về đất đai là một hình thức sở hữu đối với đất đai trong đó toàn dân
là chủ thể nhưng không đứng ra thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể thuộc chủ sở hữu
như quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng mà phải thông qua chủ thể đại diện cho mình, chủ
thể đó chỉ có thể là Nhà nước bởi vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Sở hữu toàn dân về đất đai không đồng nhất với sở hữu nhà nước về đất đai. Sở hữu
toàn dân về đất đai phải được hiểu là đất đai không thuộc sở hữu của riêng ai, toàn thể nhân
dân là chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và được giao nhiệm vụ
thống nhất quản lý. Điều này đã được quy định rõ tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
2. Các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Hiện nay, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được quy định trong một số văn bản sau:
• Hiến pháp 2013:

1
Điều 53: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
• Luật Đất đai 2013:
Điều 4: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
3. Chủ thể, khách thể, nội dung chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chủ thể quyền sở hữu toàn dân về đất đai: Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là chủ thể đại diện của quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Quyền sở hữu đại diện này
của Nhà nước mang tính chất duy nhất và tuyệt đối1.
Khách thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai: Khách thể của quyền sở hữu toàn dân
về đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải
đảo và lãnh hải. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành ba nhóm: Nhóm
đất nông nghiệp; Nhóm đất phi nông nghiệp; Nhóm đất chưa sử dụng2.
Nội dung quyền sở hữu toàn dân về đất đai:
+ Quyền chiếm hữu đất đai: Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, nắm
giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước, thực hiện quản lí thống nhất toàn bộ vốn đất
đai nhưng không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất mà lại trao quyền cho các đối tượng khác
sử dụng ổn định đồng thời thực hiện quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua
các hoạt động vừa mang tính kĩ thuật nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lí.
+ Quyền sử dụng đất đai: Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính có
ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước
thực hiện xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân định mục đích sử
dụng cho từng loại đất cụ thể; xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lí và sử dụng đất buộc các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện trong quá trình sử
dụng đất.
+ Quyền định đoạt đất đai: Nhà nước với vai trò là đại diện sở hữu quyết định số phận
pháp lí của đất đai (định đoạt) thông qua các hình thức pháp lí đặc biệt là quyết định giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, đồng thời đất đai luôn thuộc sở
hữu của toàn dân và chịu sự quản lí của Nhà nước.

1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Tr.72.
2
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Tr.74.

2
II. Sự cần thiết và phù hợp của việc duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai mà Nhà nước là đại diện là chủ sở hữu
1. Cơ sở lý luận
Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội,
vì vậy quan hệ sở hữu về đất đai từ xa xưa đã được các nhà kinh tế học kinh điển đặc biệt
quan tâm nghiên cứu. Lý luận về địa tô của A-đam Xmit, Đa-vít Ri-các-đô... tiếp tục được
C. Mác, Ph. Ăng-ghen hoàn thiện, đặt nền tảng lý thuyết làm cơ sở lý luận cho chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai.
Vào thời của mình, khi nghiên cứu về đất đai và địa tô dưới các chế độ phong kiến và
tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, trong chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất thì chế độ tư hữu về ruộng đất là vô lý nhất và quyền tư hữu về ruộng đất là
hoàn toàn vô lý; nói đến quyền tư hữu về ruộng đất chẳng khác gì nói đến quyền sở hữu cá
nhân đối với những người đồng loại của mình. Ông cho rằng, loài người không tạo ra đất đai,
mà đất đai có trước con người. Vì vậy không một ai có quyền sở hữu đất đai.
V.I. Lê-nin là người am hiểu sâu sắc cơ sở pháp lý của vấn đề sở hữu đất đai cũng như
lý luận về đất đai và địa tô của C. Mác. Khi nghiên cứu về hai con đường phát triển tư bản
chủ nghĩa trong nông nghiệp, Lê-nin đã đi đến kết luận rất khoa học về sự cần thiết phải quốc
hữu hóa đất đai để xóa bỏ địa tô tuyệt đối nhằm mở đường cho sự phát triển lực lượng sản
xuất trong nông nghiệp. Với sự thấu hiểu về sở hữu đất đai như thế nên ngay vào ngày thứ
hai sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chính Lê-nin đã soạn thảo và ban hành
hai sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô-viết là Sắc lệnh về hòa bình và Sắc lệnh về ruộng
đất. Trong Sắc lệnh về ruộng đất đó, phạm trù “sở hữu toàn dân về đất đai” ở nước Nga xô-
viết đã được luật hóa. Theo quan điểm của Lê-nin, thể hiện trong Sắc lệnh về ruộng đất, Nhà
nước xô-viết cũng như tất cả mọi nhà nước không có quyền sở hữu đất đai, do vậy không
được phép bán cho bất kỳ chủ thể nào dù chỉ một phần nhỏ đất đai3
Ở Việt Nam, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói
với các chiến sĩ Vệ quốc quân trước ngày tiếp quản Thủ đô là: “Các vua Hùng đã có công
dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”4 ngay tại Đền Hùng thiêng liêng. Câu
nói đó cũng thể hiện tư tưởng của Người về chủ thể đích thực của đất đai. Tất cả đất đai đều
là những di sản nhắc nhở những thế hệ đang sống và tiếp theo phải ghi nhớ công lao của các
thế hệ trước.

3
Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, Nxb Chính trị, Mátxcơva (tiếng Nga), tr.221
4
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.59

3
Hiến pháp 1959 dưới sự chủ trì biên soạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần đầu tiên luật hóa
vấn đề sở hữu toàn dân về hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên
khác,... Từ đó đến Hiến pháp các năm 1980, 1992, 2013 và các văn bản pháp lý về đất đai
được soạn thảo và sửa đổi theo các Hiến pháp đó cho phù hợp với thực tiễn mới, nhưng một
điều khoản bất di, bất dịch là “sở hữu toàn dân về đất đai”.
2. Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, về mặt chính trị, xuất phát từ lập trường: “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về nhân dân”, thì nhân dân phải là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc biệt quý giá của
quốc gia là đất đai. Mọi người đều bình đẳng trong sở hữu về đất đai, và sự bình đẳng trong
sở hữu về đất đai là sự công bằng. Bởi đất đai là thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ
nước lâu dài của cả dân tộc, là công sức, mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam
tạo lập nên. Chính vì vậy, đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và được sử dụng
phục vụ cho mục đích chung của toàn dân tộc, của nhân dân.
Thứ hai, về kinh tế, trong số những doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng đất, hầu hết
đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có một số ít công ty, tập đoàn lớn như FLC, Vingroup…
Với nguồn vốn ít ỏi nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được tiếp cận với quyền sử
dụng đất đai là nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhờ chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Khi nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý về đất đai thì đất đai có thể được sử dụng vào mục đích chung một cách thuận
lợi. Nếu giờ đất đai bị tư nhân hóa, đất hẳn sẽ rơi vào tay những “ông lớn” và với nguồn vốn
ít ỏi, những doanh nghiệp vừa và nhỏ kia khó có thể được tiếp cận với đất đai, không thể
cạnh tranh, chen chân vào thị trường. Điều đó sẽ gây trì trệ nền kinh tế nước nhà. Như vậy,
có thể thấy hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là phù hợp với quá trình phát triển kinh tế
xã hội theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá.
Thứ ba, về mặt lao động sản xuất, sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao
động có điều kiện tiếp cận đất đai tự do. Phải tạo cơ chế công bằng ngay từ gốc, tức là người
lao động phải có tư liệu sản xuất, trong đó có đất đai, để lao động mưu sinh. Sở hữu tư nhân
đất đai dẫn đến tình trạng đất đai tập trung trong tay một số người có nhiều tiền, hệ quả là
người sở hữu quá nhiều đất, người lại không có tấc đất nào, làm cho người nghèo mất đất và
khi không có tư liệu sản xuất, nhất là đất đai thì người nghèo không thể thoát nghèo được.
Thứ tư, về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc của thực tế
phức tạp hiện nay về đất đai. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết, bắt nguồn không phải từ bản chất vốn có của sở hữu toàn dân về đất đai, mà
bắt nguồn từ sự yếu kém kéo dài trong việc không hiện thực hóa thiết chế thực hiện chế độ

4
sở hữu toàn dân về đất đai; bắt nguồn từ hệ lụy yếu kém trong quản lý đất đai cả ở tầm vĩ mô
lẫn vi mô.
Thứ năm, sở hữu toàn dân không phải là sở hữu nhà nước về đất đai. Toàn dân, tức toàn
thể công dân của một nước và thiết chế đại diện chung cho họ là Nhà nước chia nhau quyền
của chủ sở hữu đất đai theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, nếu chúng ta nhất trí đất đai thuộc
sở hữu nhà nước thì có nghĩa là công dân không còn chút quyền nào đối với đất đai.
Thứ sáu, đất đai là tài sản chung của dân tộc cho nên không cho phép Chính phủ hay
chính quyền địa phương chuyển nhượng cho người nước ngoài một cách tự do như đối với
công dân Việt Nam. Nếu không quy định những điều kiện chặt chẽ về sở hữu đất, nhất là đất
sản xuất của người nước ngoài, nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép
người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư nhân, nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền
kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường giành độc lập của
dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền.

III. Hạn chế trong việc thực thi chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu hiện nay
Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, bắt nguồn
không phải từ bản chất vốn có của sở hữu toàn dân về đất đai, mà bắt nguồn từ sự yếu kém
kéo dài trong việc không hiện thực hóa thiết chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Các quy định dưới đây mặc dù không phải là quy định thể hiện sự hạn chế, tuy nhiên vì không
có cơ chế giám sát thực thi phù hợp nên đã tạo cơ hội cho việc tham nhũng, lợi ích nhóm diễn
ra, khiến một bộ phận nhân dân mất niềm tin vào chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
1. Quy định pháp luật tạo cơ hội cho những vấn đề tiêu cực
1.1. Quy định về chủ thể sử dụng đất
Khoản 2 Điều 24 Luật Đất đai 2013 quy định về cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà
nước về đất đai như sau:
“Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được
thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ”.
Cụ thể cho điều khoản trên, điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-
CP) quy định về cơ quan quản lý đất đai:
“1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:

5
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi
trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên
và Môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số
nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức
bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính
xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của
công chức địa chính xã, phường, thị trấn.”
Nhìn chung, các văn bản pháp luật đã liệt kê khá chi tiết hệ thống các cơ quan Nhà nước
chịu trách nhiệm quản lý đất đai. Tuy nhiên cũng theo Luật Đất đai, Điều 5 quy định về
“Người sử dụng đất” như sau: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này,
bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước,…”
Không khó để nhận ra điểm mâu thuẫn trong các quy định trên: các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quản lý đất đai lại đồng thời là một trong các chủ thể trực tiếp sử dụng đất
đai. Việc quy định như vậy, nếu không kết hợp với cơ chế giám sát chéo hợp lý từ các cơ
quan nhà nước với nhau cũng như quan trọng nhất là sự giám sát từ phía người dân sẽ dễ gây
nên những bất cập trong việc sử dụng đất, nhất là tình trạng tham nhũng nếu các chủ thể trên
câu kết với nhau.
1.2. Quy định về việc trao quyền sử dụng đất
Về trao quyền sử dụng đất, Điều 17 Luật Đất đai quy định: “Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần
cho cả thời gian thuê;
3. Công nhận quyền sử dụng đất.”
Như vậy việc trao quyền sử dụng đất là thuộc về Nhà nước. Với chế độ sở hữu đất đai
toàn dân mà Nhà nước là đại diện, Nhà nước phải quyết định việc phân định các quyền năng

6
và cấu trúc chủ thể thực hiện các quyền năng này, nhằm quản lý và khai thác hiệu quả đất đai
trên thực tế, cuối cùng, quyết định việc phân chia lợi ích thu được từ đất đai đáp ứng yêu cầu
toàn dân và tiến bộ xã hội. Nhưng thực tế diễn ra không hoàn toàn đúng như vậy. Trong quá
trình tiến hành trao quyền sử dụng đất cho người dân, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam lại không trực tiếp đứng ra mà lại “giao” cho các cơ quan ban ngành khác; cụ thể
cũng theo Luật này, Điều 59 và Điều 105 quy định: thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cũng
như thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất thuộc về UBND các cấp. Chưa kể khi tiến hành quy hoạch, thu hồi và bồi
thường đất đai thì thường chỉ có người đứng đầu các cơ quan này ký quyết định. Đây là một
quy định không hề bất hợp lý bởi cả Nhà nước không thể đứng ra thực hiện việc trao quyền
sử dụng đất mà phải quy trách nhiệm về cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề về cơ chế giám sát không
được chú trọng, Nhà nước chưa thể hiện được vai trò của mình đã tạo cơ hội cho các cá nhân
hay nhóm lợi ích chi phối sở hữu đất đai toàn dân. Vấn đề còn tồn tại ở cơ chế quản lý phân
cấp khiến sở hữu đất đai toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu trong một số trường
hợp chỉ còn là khái niệm pháp lý tượng trưng mà mất đi ý nghĩa, nội dung kinh tế thực tiễn;
đồng thời làm nảy sinh nhiều hạn chế, tiêu cực, chẳng hạn như tình trạng quy hoạch lung
tung, thu hồi đất đai không rõ mục đích…
2. Thiếu sót trong cơ chế giám sát
Như vậy có thể thấy, hạn chế của việc thi hành chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, như
đã nói ở trên, không nằm ở bản thân các quy định trên mà nằm ở việc không có cơ chế giám
sát, quản lý, phù hợp. Thiếu sót này được cụ thể như sau:
Thứ nhất, thiếu các quy định liên quan đến cơ chế giám sát của người dân. Như đã trình
bày ở trên, những quy định về chủ thể sử dụng đất và chủ thể trao quyền sử dụng đất nếu
không kết hợp với cơ chế giám sát sẽ tạo cơ hội để những vấn đề tiêu cực phát sinh, trong đó
cơ chế giám sát của người dân là một trong những cơ chế quan trọng nhất để bảo đảm sự hiệu
quả khi thực thi các quy định đã nêu trên, tuy nhiên cơ chế này lại không được quy định rõ
ràng. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cho hay, tất cả những
hành vi thực thi trái pháp luật với ý đồ tham nhũng không được phát hiện và ngăn chặn kịp
thời là do không thực hiện tốt các quy định về quản trị đất đai đã được thể hiện tại Điều 199
(quy định về sự tham gia giám sát trực tiếp của người dân trong quản lý và sử dụng đất đai)
và Điều 200 (xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá trong quản lý và sử dụng
đất đai) của Luật Đất đai 2013. Tiên quyết nhất, cần có người dân tham gia vào quản lý từ
dưới lên, với vai trò phản biện, giám sát. Trong khi quy định về quyền giám sát trực tiếp của
người dân đối với đại diện chủ sở hữu trong Luật Đất đai 2013 còn hạn chế, khiếm khuyết.

7
Chẳng hạn như Luật chưa thiết lập các cách thức cụ thể để người dân tham gia vào quá trình
giám sát (khoản 3 Điều 199 có quy định về hình thức người dân trực tiếp tham gia giám sát
nhưng chưa cụ thể về cách thức thực hiện); chưa quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm tiếp
nhận và giải trình khi nhận được ý kiến của người dân; cũng như thiếu tiêu chí giám sát, kỹ
năng thực hiện giám sát và cơ chế xử lý đối với những trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền không tuân thủ quy định về tạo điều kiện thực hiện quyền giám sát của người dân…
Thứ hai, cơ chế giám sát chéo trong hệ thống cơ quan nhà nước còn bộc lộ nhiều thiếu
sót. Cụ thể, việc trao quyền sử dụng đất hiện nay nằm trong tay ở một số cá nhân, mà những
cá nhân này lại không nằm dưới sự kiểm tra giám sát chặt chẽ đã tạo cơ hội cho vấn đề lạm
quyền, tham nhũng. Hầu hết các vụ án tham nhũng đều đến từ việc lạm quyền, tiếm quyền,
đặc biệt là có sự cấu kết giữa các cá nhân từ cấp trên xuống mà vẫn hay được gọi là “nhóm
lợi ích”. Nhà nước đã không thể hiện được vai trò của mình trong việc phân công, quản lý,
giám sát nên tình trạng tham nhũng liên quan đến đất đai diễn ra vẫn còn khá phức tạp.
Thứ ba, thông tin về đất đai còn thiếu minh bạch, công khai. Luật Đất đai 2013 mặc dù
đã có những quy định về vấn đề minh bạch, công khai hoá tuy nhiên hầu hết mới chỉ là vấn
đề lý thuyết mà chưa có cơ chế triển khai cụ thể. Việc không minh bạch, công khai các vấn
đề liên quan đến đất đai sẽ ảnh hưởng đến việc giám sát, theo dõi của người dân, cộng với
việc cơ chế giám sát cho người dân vẫn chưa được xây dựng cụ thể như đã trình bày ở trên
chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chế độ sở hữu toàn dân về đất đai vẫn
chưa được thực hiện triệt để trên thực tế, gây ra những bức xúc trong xã hội.
3. Thực trạng vấn đề tham nhũng, trục lợi trong lĩnh vực đất đai hiện nay
Thực tế từ một số dự án cho thấy, tham nhũng đất đai nảy sinh từ tương tác giữa doanh
nghiệp với cán bộ công chức là nghiêm trọng nhất và ngày một tăng cao cùng với chủ trương
đối tác công tư. Đồng thời, trong hầu hết các dự án lợi ích của người dân bị ảnh hưởng bởi
các dự án này đã không quan tâm thỏa đáng. Trên thực tế các nhóm lợi ích chi phối quá trình
quy hoạch và phát triển và ít quan tâm tới những lợi ích kinh tế và xã hội rộng lớn hơn. Kết
quả nghiên cứu ở 5 dự án khác nhau chỉ ra nhiều loại tham nhũng, như thông thầu, tham
nhũng chính sách v.v… Ở một dự án xây dựng đô thị mới ở miền núi phía Bắc tới 400 ha,
vốn đầu tư 400 tỷ đồng, nhưng chỉ có một nhà thầu. Minh chứng cho việc lỏng lẻo trong cơ
chế quản lý, giám sát, khiến những quy định về quản lý, trao quyền sử dụng đất trở thành kẽ
hở, tạo cơ hội cho vấn đề tham nhũng chính là đại án Vũ “nhôm” và nhóm lợi ích. Cụ thể
ngày 2/1/2020, TAND TP Hà Nội đưa vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Đà
Nẵng ra xét xử. 21 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm Trần Văn Minh, nguyên chủ tịch UBND TP

8
Đà Nẵng giai đoạn 2006-2011; Văn Hữu Chiến, nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giai
đoạn 2011-2014; Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên giám đốc Sở Xây dựng, nguyên phó chủ tịch
UBND TP Đà Nẵng cùng Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) và 17 người khác. Theo cáo
trạng, 21 bị cáo trong vụ án này có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở 21
bất động sản là công sản đã được Phan Văn Anh Vũ (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây
dựng Bắc Nam 79) cấu kết với các bị cáo khác để mua giá rẻ. Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2006
- 2014, bị cáo Trần Văn Minh và bị cáo Văn Hữu Chiến bị cáo buộc đã có hành vi cố ý làm
trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các quy định về quản lý đất đai như:
đồng ý chủ trương, ký ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc giao đất,
thu hồi, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng
nhà, đất công sản tại TP.Đà Nẵng; giảm giá, giảm hệ số sinh lợi, chuyển đổi tên người nhận
quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật đối với nhiều nhà, đất công sản và các dự án
đầu tư xây dựng để tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ trục lợi trong việc mua bán, chuyển
nhượng các nhà đất công sản và các dự án này. Cụ thể, 2 cựu lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng
đã để Vũ “nhôm” thâu tóm 22 nhà, đất công sản, 7 dự án bất động sản không đúng quy trình,
trái pháp luật.
Thiệt hại của vụ án này tại 22 nhà, đất công sản là 2.422 tỉ đồng; tại 7 dự án đất là 19.625
tỉ đồng. Tổng số tiền nhà nước bị thiệt hại trong vụ án này là 22.047 tỉ đồng. Đây là một con
số thất thoát rất lớn, khiến nhân dân mất niềm tin vào chế độ sở hữu toàn dân cũng như vào
Nhà nước. Đây chỉ là một trong số những vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý, tuy nhiên
việc phát hiện cũng chỉ là khi đối tượng đã hoàn thành hành vi tham nhũng nên vấn đề xử lý
rất khó khăn và thiệt hại là vô cùng lớn. Thông qua ví dụ, có thể thấy rất rõ các đối tượng
tham nhũng móc nối với nhau theo hệ thống phân cấp quản lý để bao che, thông đồng với
nhau. Việc thiếu sót cơ chế giám sát của người dân cũng như việc lỏng lẻo trong quản lý các
cấp của Nhà nước đã tạo cơ hội cho nhóm đối tượng này tham nhũng trong một thời gian dài,
gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ vậy, sau khi tuyên án, vấn đề thu hồi
tài sản tham nhũng lại ngân sách nhà nước cũng là một vấn đề nan giải. Bên cạnh những vụ
đại án tham nhũng, còn rất nhiều vụ việc tham nhũng vặt trong vấn đề xử lý hành chính khác
không được phản ánh và xử lý kịp thời, gây bức xúc cho người dân trong thời gian dài. Đứng
trước thực trạng này, cần đặt ra vấn đề về hoàn thiện cơ chế giám sát.
IV. Một số định hướng hoàn thiện pháp luật trong thực thi chế độ sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu
Thứ nhất, để tránh tình trạng lạm quyền, tham nhũng, sử dụng kém hiệu quả và lãng
phí về đất đai thì cần thực hiện tốt các quy định pháp luật về quản lý đất đai; cần nâng cao

9
chất lượng quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước,
làm cơ sở, căn cứ để quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành, các địa phương; tập trung
xây dựng, hoàn thiện hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai; điều chỉnh, bổ sung, thống nhất
hệ thống tiêu chuẩn, định mức về sử dụng đất cho các công trình, dự án, các nhiệm vụ, mục
tiêu ở các ngành, lĩnh vực,…
Thứ hai, cần phải quy định rõ ràng trong Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên
quan về các chế tài xử lý nếu cơ quan nhà nước và cán bộ công chức vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai trong thực tế. Hiện nay, vấn đề chế tài tham nhũng,
đặc biệt là chế tài xử lý tham nhũng liên quan đến đất đai mới chỉ được quy định chung trong
Bộ luật Hình sự 2015. Các chế tài này phải đủ mạnh và nghiêm khắc để từng cán bộ, công
chức ý thức sâu sắc bổn phận, trách nhiệm, quyền hạn của mình và hậu quả pháp lý kèm theo
để không dám và không muốn lạm quyền, sai phạm, tham nhũng hoặc tiếp tay cho sai phạm,
tham nhũng.
Thứ ba, tăng cường sự tham gia quản lý của người dân với vai trò phản biện, giám sát.
Để làm được điều này, phải thiết lập được cơ chế khả thi hơn, thuận lợi hơn để người dân
thực sự giám sát được việc quản lý và sử dụng đất đai; khiến các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải thực hiện trách nhiệm giải trình trước các ý kiến giám sát của dân.
Thứ tư, quy định cụ thể về trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước có liên quan
trước các ý kiến giám sát. Để hoạt động giám sát của nhân dân diễn ra hiệu quả, đây là điều
kiện cần phải đáp ứng, bởi nếu dân giám sát, phản biện mà cơ quan nhà nước không giải trình
trước các ý kiến giám sát thì các ý kiến này cũng không được giải đáp triệt để.
Thứ năm, để hoạt động kiểm tra, giám sát của người dân được diễn ra hiệu quả, cần
tăng cường, đẩy mạnh vấn đề minh bạch, công khai hoá các thông tin về đất đai, đặc biệt
Luật Đất đai 2013 cần quy định cụ thể vấn đề minh bạch, công khai tại từng chế định như
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,…Nếu trách nhiệm giải trình là điều kiện cần thì đây chính
là điều kiện đủ để hoạt động giám sát của nhân dân được diễn ra hiệu quả.
KẾT BÀI
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng việc duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhà nước và người
dân. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đây là vấn đề cần
được quan tâm, chú trọng.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm của em còn tồn tại nhiều thiếu sót. Kính
mong thầy cô góp ý để em có thể tiến bộ hơn trong các bài làm tiếp theo.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai năm 2013
2. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật đất đai năm 2013.
3. Võ Công Nhị, Luật Đất đai, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
4. Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai Việt Nam, NXB. Tư pháp, 2016
5. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Đất đai; NXB. Hồng Đức, 2016
6. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu, Sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sách tham khảo, NXB. Chính trị Quốc
gia - Sự thật, 2017
7. Trần Quang Huy chủ biên, Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai trong Luật Đất
đai 2013, NXB. Tư pháp, 2017
8. Vũ Văn Phúc chủ biên, Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong giai
đoạn hiện nay, NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2013
9, Trường Đại học Luật Hà Nội, Bình luận chế độ quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất
đai 2013, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường; Trần Quang Huy chủ nhiệm đề tài, Hà
Nội, 2015
10, Châu Hoàng Thân, Đặc điểm, yêu cầu và thực trạng phân cấp quản lý đất đai hiện nay,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Số 5/2018, tr. 49 - 56.
11. Trần Thị Minh Châu (2021), Phê phán những quan điểm sai lầm về chế độ sở hữu đất đai
ở Việt Nam <https://hcma.vn/tintuc/pages/tin-tuc-su-
kien.aspx?ItemId=31042&CateID=0&fbclid=IwAR1U5bJc2J0Yu0Xm3WviYhsTY2IPR4o
KbZIDdPjOUm0mSXWdfVHEkh0eAHo>.

11

You might also like