You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI


SẢN VÀ THỪA KẾ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO LỪA DỐI

Người thực hiện: Trương Thị Mai Anh


MSSV: 2053801011021
Lớp: TM45.1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và tình hình nghiên cứu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng đi lên, theo đó, giao dịch dân sự cũng dần trở
nên phổ biến hơn. Trong lĩnh vực về kinh tế hay các lĩnh vực khác liên quan đến nó, giao dịch dân
sự được coi là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để giao lưu, giúp con người thực hiện
một cách dễ dàng hơn, đảm bảo quyền và lợi ích về mặt pháp luật của mỗi chủ thể tham gia giao
dịch. Tuy nhiên, ngày nay, việc tuyên bố và giải quyết vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu vẫn còn phát
sinh ra nhiều vướng mắc, phức tạp. Vấn đề này gây nên nhiều bất cập, khó khăn đối với các cơ quan
nhà nước trong việc xét xử các vụ việc giao dịch dân sự vô hiệu.
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp lợi dụng các quy định của pháp luật về giao dịch dân
sự vô hiệu nhằm trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Hiện nay, giao dịch dân sự vô hiệu do
lừa dối cũng là một trong những loại giao dịch dân sự vô hiệu đang gây tranh cãi và gặp nhiều khó
khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, sinh viên mạnh dạn chọn đề tài “Giao dịch dân sự vô
hiệu do lừa dối” để nghiên cứu.
1.2. Tình hình nghiên cứu:
Giao dịch dân sự là đề tài được nhiều người quan tâm dưới các góc nhìn khác nhau ở mỗi thời
kì khác nhau, trong đó cũng có rất nhiều nghiên cứu đề cập tới giao dịch dân sự vô hiệu và rõ ràng
hơn là giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối. Một số công trình nghiên cứu vấn đề liên quan đến giao
dịch dân sự vô hiệu do lừa dối như: “Bình luận Bộ luật Dân sự” của Bộ Tư pháp; luận án tiến sỹ
Luật học “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu” của tác giả Nguyễn Văn Cường năm 2005; luận văn thạc sỹ Luật học năm 2010 “Hợp đồng
dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể” của Bùi Thị Thu Huyền; “Xử lý hợp đồng vô hiệu theo
pháp luật dân sự Việt Nam” của thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh vào năm 2011; hay là “Giao dịch dân
sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015” của thạc sỹ Nguyễn Văn Điền tại Tạp chí tòa án
nhân dân ngày 28/4/2019;…
2. Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận:
Mục tiêu nghiên cứu đề tài của tiểu luận là làm rõ một số quy định hiện hành về giao dịch dân
sự vô hiệu do lừa dối dựa trên các sự việc, vụ án, bản án,… đã xảy ra trên thực tế. Tìm hiểu sâu hơn
về khái niệm, đặc điểm, hậu quả pháp lý, cách xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ và nêu ra quan
điểm của cá nhân đối với các vấn đề xảy ra trong thực tiễn liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do
lừa dối.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đối với đề tài, phạm vi nghiên cứu là những văn bản pháp luật có quy định về giao dịch dân sự
vô hiệu do lừa dối qua các thời kì, các thực tiễn xét xử về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, hậu
quả pháp lý do giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối gây ra và những văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành như Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015,…
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Bài tiểu luận được sử dụng các phương pháp lập luận cơ bản như: phương pháp phân tích, diễn
giải để phân tích những vấn đề có trong tình huống và làm rõ các điều luật khi áp dụng, phương
pháp so sánh, phương pháp quy nạp các luận cứ, phương pháp tổng hợp,… và kết hợp các phương
pháp với nhau.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo thì phần
nội dung của tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối và hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối.
Chương 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao
dịch dân sự vô hiệu do lừa dối.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO
LỪA DỐI VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ DO LỪA
DỐI
1.1. Khái niệm, đặc điểm về giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự là sự kiện pháp lý, là cầu nối, là phương tiện để các nhu cầu về vật chất cũng
như tinh thần của các chủ thể được đáp ứng, được thỏa mãn. Ngoài ra, giao dịch dân sự còn là công
cụ để phát triển kinh tế, thúc đẩy giao lưu dân sự 1. Hay căn cứ vào Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Tùy vào mỗi góc độ mà khái niệm về giao dịch dân sự được đề
cập đến là khác nhau. Tuy nhiên, giao dịch dân sự được nhìn nhận chung là hợp đồng dân sự hoặc
hành vi pháp lý đơn phương.
Giao dịch dân sự luôn thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch, đều đến từ sự tự nguyện
của các chủ thể tham gia. Một giao dịch được xác lập thì việc phát sinh các hậu quả pháp lý là điều
có thể xảy ra. Và để giao dịch dân sự có hiệu lực thì giao dịch đó không được vi phạm điều cấm của
luật, phải đúng với đạo đức xã hội.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm giao dịch dân sự vô hiệu:
Hiện nay, thuật ngữ “giao dịch dân sự vô hiệu” được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, vẫn chưa có
một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, dựa trên Điều 122
và Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là một giao dịch khi không
thỏa mãn đủ các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: các chủ thể tham gia phải có năng lực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự; hoàn toàn tự nguyện khi tham gia giao dịch; mục đích, nội dung
của giao dịch đó không vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội; và hình thức
giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật quy định. Một khi giao
dịch dân sự bị vô hiệu thì nó sẽ không phát sinh ra bất kì hậu quả pháp lý nào mà các bên tham gia
mong muốn.
Tùy vào tính chất, mức độ của sự vi phạm mà giao dịch có thể bị xem là đương nhiên vô hiệu
(vô hiệu tuyệt đối) hay chỉ bị tuyên vô hiệu khi có phán quyết của tòa (vô hiệu tương đối). Một khi
giao dịch dân sự vô hiệu thì nội dung của giao dịch (quyền, nghĩa vụ các bên) không có giá trị pháp
lý đối với các bên2.

1
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo Trình Những quy định chung về Luật Dân sự (Tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), NXB.
Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr. 275.
2
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo Trình Những quy định chung về Luật Dân sự (Tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), NXB.
Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam,tr. 323.
Khi giao dịch dân sự bị vô hiệu, tòa sẽ dựa trên các trường hợp cụ thể mà tuyên bố trách nhiệm
hậu quả pháp lý nhất định mà mỗi chủ thể phải chịu. Lúc đó, mọi thỏa thuận trong giao dịch được
coi là vô hiệu, các bên hoàn trả lại những gì bản thân đã nhận và chấm dứt giao dịch ngay lập tức.
Việc quản lý các vấn đề về giao dịch dân sự vô hiệu giúp bảo vệ được lợi ích Nhà nước và xã hội.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của giao dịch dân sự do lừa dối:
1.2.1. Khái niệm giao dịch dân sự do lừa dối:
Trong cuộc sống, lừa dối được định nghĩa là hành động che giấu sự thật nhằm mang lại lợi ích
cho người lừa dối hoặc gây thiệt hại đối với đối tượng bị lừa dối, làm gây mất lòng tin giữa các mối
quan hệ, dẫn đến sự tiêu cực cho mỗi cá thể trong quan hệ đó. Vậy đối với giao dịch dân sự, khái
niệm lừa dối là gì? Dựa trên Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, lừa dối được đề cập đến: là “hành vi cố
ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.” Việc này cho thấy khi
xác lập giao dịch, chủ thể bị lừa dối không thể hiện được ý nghĩ của bản thân, đã bị hiểu sai ý của
chủ thể còn lại, còn với chủ thể lừa dối thì không có ý muốn sửa lại nội dung mà vẫn tiếp tục tiến
hành thỏa thuận giao dịch và có thể dẫn đến sự thiệt hại về quyền và lợi ích của một bên trong giao
dịch.
1.2.2. Đặc điểm giao dịch dân sự do lừa dối:
Một giao dịch bị tòa tuyên bố vô hiệu do lừa dối khi xác định được trong giao dịch đó không
có sự tự nguyện của tất cả chủ thể tham gia giao dịch. Để có thể xác định giao dịch đó có hành vi
lừa dối hay không, tòa sẽ xác định: bên lừa dối có cố tình đưa ra thông tin sai lệch hay không, bên bị
lừa dối có thật sự không biết về sự sai lệch này và tin vào nó để ký kết giao dịch hay không, cuối
cùng là giao dịch dân sự này có xảy ra thiệt hại hay không. Những quy định này của pháp luật thể
hiện được nguyên tắc tự do ký kết giao dịch của mỗi cá thể.
Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối được xem là giao dịch vô hiệu tương đối. Giao dịch dân sự
sẽ không thể tự tuyên là giao dịch dân sự vô hiệu khi chưa có đơn yêu của chủ thể trong giao dịch và
khi chưa có sự quyết định của tòa. Khi bị tòa tuyên bố giao dịch vô hiệu thì mọi thỏa thuận trong
giao dịch vô hiệu, giao dịch sẽ được chấm dứt ngay lúc đó, các bên phải hoàn trả lại những gì mình
đã nhận được trong lúc thực hiện giao dịch và thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định pháp
luật.
1.3. Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối qua các thời kì ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới:
Qua các kết quả nghiên cứu về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối ở các thời kì khác nhau, ta
có thể thấy được:
Quan điểm về khế ước trong luật phong kiến Việt Nam phần lớn giống như các quy định pháp
luật về giao dịch dân sự của pháp luật nước ta hiện nay, khế ước phải đặt trên sự ưng thuận của các
bên tham gia. Khi tham gia vào khế ước phải phải hoàn toàn ngay thẳng, nghiêm túc, không có sự
lừa dối giữa các bên; trong một số giao dịch đặc biệt, có giá trị lớn còn phải tuân theo các quy định
về hình thức. Nếu các bên tham gia không tuân thủ đầy đủ các điều kiện về nội dung và hình thức
thì khế ước bị tuyên vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Khi giải
quyết hậu quả pháp lý khế ước dân sự vô hiệu do lừa dối không thuần túy là trách nhiệm dân sự, mà
trong nhiều trường hợp còn áp dụng một số chế tài của pháp luật hình sự 3. Có thể thấy được, so với
pháp luật nước ta hiện nay, thì quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối qua thời kì phong
kiến vẫn còn chưa phân biệt rõ dân sự và hình sự, còn nhiều quy định mang đặc trưng riêng của thời
phong kiến.
Còn đối với quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối ở thời kì Pháp thuộc và từ năm
1945 cho tới nay, phần lớn các quy định đều dựa trên Bộ luật dân sự Pháp 1904, được chỉnh sửa lại
để phù hợp với phong tục tập quán, nền kinh tế- xã hội Việt Nam. Cho tới hiện nay, giao dịch dân sự
vô hiệu do lừa dối đã được pháp luật quy định cụ thể rõ ràng hơn, thu hẹp được đối tượng, phạm vi,
điều kiện liên quan đến hành vi lừa dối trong giao dịch.
Qua các nghiên cứu về pháp luật của một số nước trên thế giới, nhìn chung quy định về giao
dịch dân sự vô hiệu do lừa dối ở các nước đều có điểm tương đồng với nhau nhưng sẽ tùy vào nền
kinh tế- xã hội, phong tục tập quán của mỗi nước mà có sự thay đổi sao cho phù hợp.
1.4. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm
phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được
xác lập.” Những giao dịch khi bị pháp luật tuyên vô hiệu thì các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch
sẽ không được pháp luật công nhận.
Nếu giao dịch mới thực hiện thì các bên không thực hiện nữa và nếu đã thực hiện thì không
tiếp tục thực hiện và các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi
phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả
được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”4.
Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối không làm phát sinh thêm hay thay đổi quyền và nghĩa vụ
dân sự đối với các bên tham gia. Hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo quy
định của pháp luật Việt Nam là yêu cầu các bên hoàn trả lại những gì bản thân đã nhận trong khi
thực hiện giao dịch (có thể dùng tiền hoặc hiện vật để hoàn trả), buộc giao dịch phải chấm dứt ngay
lúc đó và bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên còn lại theo pháp luật quy định. Vì giao dịch dân
sự vô hiệu do lừa dối là giao dịch vô hiệu tương đối nên chỉ khi có phán quyết của cơ quan nhà nước
thì giao dịch mới được tuyên là vô hiệu.
Nhưng trên thực tế, việc giải quyết hậu quả pháp lý do giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối đem
lại là một vấn đề khá phức tạp và chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này trong pháp luật Việt Nam.
1.5. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối:

3
Nguyễn Văn Cường (2005), Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu,
http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbGBCiyfszy2005.1.1&e=-------vi-20--1--img-txIN-------# (truy cập ngày 3/10/2021)
4
Ths. LS Nguyễn Tiến Nùng, “Xử lý khi hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/tu-van-
phap-luat/xu-ly-khi-hop-dong-vo-hieu-do-bi-lua-doi-129743.html ( truy cập ngày 3/11/2021)
Căn cứ vào Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu do lừa dối là hai năm. So với Điều 136 Bộ luật Dân sự 2005, pháp luật nước ta đã có sự thay
đổi về việc xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi nào. Ở Bộ luật Dân sự 2005, quy định được
bắt đầu từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, điều này chưa hợp lý và không đảm bảo được quyền
lợi khởi kiện chính đáng của bên bị lừa dối. Còn đối với Bộ luật Dân sự 2015, đã được sửa đổi thành
“kể từ ngày người bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối” để có thể
đánh giá đúng thực tiễn khách quan sự việc và bảo đảm được quyền lợi của bên bị hại.
1.6. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự bị tuyên vô
hiệu do lừa dối.
Khi tham gia giao dịch, người thứ ba tự nguyện tham gia và tuân theo quy định của pháp luật
mà không biết đối tượng giao dịch được xác lập trước đó là giao dịch dân sự vô hiệu thì khi đó
người thứ ba ngay tình. Để giải quyết giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối khi có người thứ ba ngay
tình, dựa vào Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 thì tòa cần xem xét hiệu lực giao dịch được xác lập bởi
người thứ ba, khả năng nhận thức hành vi của người thứ ba và quan trọng là người thứ ba phải
chứng minh được khi tham gia giao dịch dân sự họ hoàn toàn ngay tình. Điều luật này giúp người
thứ ba ngay tình bảo vệ được quyền lợi của bản thân khi không biết mình đang tham gia vào một
giao dịch dân sự bị vô hiệu do lừa dối.
Kết luận Chương 1:
Qua chương 1, có thể thấy được so với các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và
giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối nói riêng ở các thời kì trước, các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện nay đã được giải thích và trình bày rõ ràng, cụ thể hơn, đã có sự thay đổi để phù hợp với
nền kinh tế- xã hội ngày nay, đã có sự chặt chẽ hơn về các điều kiện để có thể tuyên bố giao dịch đó
có phải vô hiệu do lừa dối hay không. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm bất cập chưa được giải quyết
một cách triệt để.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
DO LỪA DỐI
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng về giao dịch dân sự vô
hiệu do lừa dối hiện nay:
Theo quy định pháp luật Việt Nam, cụm từ “người tham gia giao dịch” của Bộ luật Dân sự
2005 đã được sửa đổi thành cụm từ “chủ thể” và nội hàm cũng được mở rộng từ “có năng lực hành
vi dân sự” sang “có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân
sự được xác lập” để phản ánh đúng hơn các giao dịch dân sự phát sinh trên thực tế5.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự
do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là
vô hiệu.”
Trên thực tế, các giao dịch dân sự đã bị tòa tuyên bố vô hiệu do lừa dối khá phức tạp và còn
nhiều khúc mắc. Dưới đây là hai bản án điển hình về vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối:
2.1.1. Bản án thứ nhất:
Bản án số 16/2018/DSPT ngày 17/7/2018 về “V/v ly hôn, chia tài sản khi ly hôn” do Tòa án
nhân dân tỉnh Đăk Lăk xét xử6.
*Nội dung bản án:
Ông Đoàn Văn N và bà Trần Thị T sống chung với nhau vào năm 1989, có hai con chung là
Đoàn Thị Thu V- sinh 1990, Đoàn Quốc V- sinh 1995. Ngày 23/9/1994, cả hai mới đăng kí kết hôn.
Đến nay, xét thấy mâu thuẫn giữa hai vợ chồng đạt tới mức nghiêm trọng, không đạt được mục đích
hôn nhân, nên ông N và bà T ly hôn.
Trong thời gian sống chung, cả hai có hai lô đất mà bà Trần Thị T đứng tên là tài sản chung.
Việc bà T dùng tài sản là quyền sử dụng đất có giấy chứng nhận để thế chấp vay vốn ngân hàng, ông
N không hề biết vì phải đi làm ăn xa. Do đó khi ly hôn, ông Đoàn Văn N yêu c ầu tòa tuyên bố hợp
đồng thế chấp tài sản giữa bà Trần Thị T và Ngân hàng N- Chi nhánh T vô hiệu. Mặt khác, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên do UBND huyện K cấp cho Bà Trần Thị T, không cấp cho hộ,
không có tên ông Đoàn Văn N và tại thời điểm đó, ông N không có tên trong sổ hộ khẩu, bà T có
được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản. Do đó Ngân hàng N không
đồng ý việc ông Đoàn Văn N yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp tài sản giữa bà Trần Thị T và
Ngân hàng N- Chi nhánh T vô hiệu.
Sau khi xem xét, kiểm tra những tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, qua việc xét hỏi và tranh luận
tại phiên tòa, tòa quyết định:
5
Ths. LS Nguyễn Tiến Nùng, “Xử lý khi hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/tu-van-
phap-luat/xu-ly-khi-hop-dong-vo-hieu-do-bi-lua-doi-129743.html ( truy cập ngày 3/11/2021)
6
Bản án số 16/2018/DSPT ngày 17/7/2018 về “V/v ly hôn, chia tài sản khi ly hôn” của Tòa án Nhân dân tỉnh Đăk Lăk
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông N; tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất giữa bà Trần Thị T với Ngân hàng N vô hiệu, buộc Ngân hàng N phải chịu trách
nhiệm đối với ông N và Ngân hàng N có quyền khởi kiện bà T thành vụ án khác khi có đơn yêu cầu.
*Quan điểm cá nhân:
Đối với vụ việc này, bà Trần Thị T đã lừa dối cả hai phía ông Đoàn Văn N và Ngân hàng N.
Phía ông N, bà T đã giấu việc thế chấp quyền sử dụng đất và tự ý quyết định mặc dù đây là tài sản
chung của hai vợ chồng. Bên phía Ngân hàng N luôn nghĩ quyền sử dụng đất hoàn toàn thuộc về bà
T và bà T không hề có ý giải thích, cố tình giấu diếm để đạt được mục đích của bản thân. Vậy nên,
hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Trần Thị T và Ngân hàng H là hợp đồng bất hợp pháp. Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hoàn toàn hợp lý và bản thân bà T phải chịu trách nhiệm bồi
thường các thiệt hại cho ông N và Ngân hàng N theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định.
2.1.2. Bản án thứ hai:
Bản án số 15/2019/DS-PT ngày 9/5/2019 về “V/v yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất vô hiệu” của Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình7.
*Nội dung bản án:
Ngày 22/02/2017, vợ chồng chị (Hoàng Thị Minh Th và Đỗ Văn N) và bà Khiếu Thị Ch cùng
nhau lập văn bản về việc bà Khiếu Thị Ch chuyển nhượng cho vợ chồng chị đất ở để xây nhà với giá
262.000.000 đồng, đất có sổ đỏ và cả hai bên đã kí kết với nhau. Đến ngày 27/4/2018, vợ chồng chị
đã trả tổng số tiền 162.000.000 đồng. hai bên thỏa thuận từ tháng 2/2017 đến tháng 2/2019, vợ
chồng chị trả hết nợ với lãi suất 6.000.000 đồng/năm và anh chị phải thế chấp cho bà Ch giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất trên.
Khi lập văn bản chuyển nhượng đất, vợ chồng chị và bà Ch thỏa thuận: Khi vợ chồng chị trả
150.000.000 đồng thì bà Ch phải làm thủ tục để Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mang tên vợ chồng chị. Nhưng ngày 27/4/2019, bà Ch lại đưa cho vợ chồng chị một bản
sao có chứng thực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Trần Thế L và bà Nguyễn
Thị Ch1. Mặc dù chị Th đã nhiều lần yêu cầu bà Ch chuyển tên sử dụng đất sang tên hai vợ chồng
chị nhưng bà Ch đều lẩn tránh, không hợp tác.
Chị Th yêu cầu bà Ch hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho vợ chồng chị nhưng bà Ch
không đồng ý. Sau đó vợ chồng chị Th khởi kiện bà Ch ra Tòa án yêu cầu tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng chị Th với bà Ch là vô hiệu.
Sau khi xem xét, chứng thực các chứng cứ, tài liệu và việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa thì
tòa án quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Hoàng Thị Minh Th và anh Đỗ Văn N: Tuyên bố Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 22/02/2017 giữa chị Hoàng Thị Minh Th và anh Đỗ
Văn N với bà Khiếu Thị Ch là vô hiệu; bà Khiếu Thị Ch phải bồi thường những thiệt hại cho vợ

7
Bản án số 15/2019/DS-PT ngày 9/5/2019 về “V/v yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu” của
Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình
chồng chị Th và đình chỉ giải quyết yêu cầu của chị Hoàng Thị Minh Th và anh Đỗ Văn N yêu cầu
bà Khiếu Thị Ch phải bồi thường số tiền lãi vay ngân hàng và tiền thuê nhà ở.
*Quan điểm cá nhân:
Qua nội dung bản án trên, trước khi vợ chồng chị Hoàng Thị Minh Th nhận bản sao chứng
thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Trần Thế L và bà Nguyễn Thị Ch1, thì hợp
đồng thỏa thuận giữa vợ chồng chị Th và bà Khiếu Thị Ch là giao dịch dân sự hợp pháp, tuân thủ
đúng quy định pháp luật. Nhưng bà Ch cứ chần chừ, thậm chí tìm cách trốn tránh không làm thủ tục
sang tên cho vợ chồng chị Th, điều này là lừa dối chủ thể đối phương, vì theo như giao dịch cả hai
bên đã thỏa thuận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng anh chị Hoàng Thị Minh
Th và anh Đỗ Văn N chứ không phải tên ông Trần Thế L và bà Nguyễn Thị Ch1, bà Ch đã không
tuân thủ đúng giao dịch đã thỏa thuận. Từ những chứng cứ trên, tòa đủ điều kiện để tuyên giao dịch
dân sự này vô hiệu do lừa dối và cá nhân em thấy quyết định của tòa đối với vụ việc này là hợp lý.
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối:
So với các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu nói chung, giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối
nói riêng của Bộ luật Dân sự 2005, thì những quy định về vấn đề này của Bộ luật Dân sự 2015 đã
trở nên hoàn thiện, chặt chẽ, hợp lý và bảo vệ được quyền lợi của mỗi chủ thể tham gia giao dịch.
Tuy nhiên, theo em, các quy định vẫn còn một vài vấn đề và khúc mắc chưa được giải quyết triệt để.
Đối với Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, phạm
vi hành vi lừa dối chưa được đầy đủ và cụ thể. Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định về hành vi cố ý của
một bên mà không thừa nhận sự im lặng hoặc không thông báo, đính chính lại thông tin thỏa thuận
khi bên còn lại hiểu sai về thông tin. Pháp luật Việt Nam nên bổ sung biểu hiện của lừa dối không
chỉ dừng ở hành vi, lời nói mà còn ở sự im lặng, không giải thích, đính chính lại thông tin cho đối
phương khi bị hiểu sai về giao dịch.
Kết luận chương 2:
Những vụ việc về vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối chỉ chiếm số lượng rất ít trong
tổng bản án về giao dịch dân sự. Các bên tham gia giao dịch sẽ tự thỏa thuận với nhau để giải quyết
vấn đề, chỉ khi không đạt được kết quả như mong muốn mới nhờ đến cơ quan nhà nước giải quyết.
Tuy quy định đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn nhưng vẫn còn vấn đề chưa được giải quyết thỏa
đáng, cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn để có thể quản lý chặt chẽ hơn về vấn đề này.
PHẦN KẾT LUẬN

Giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối nói riêng là vấn đề
khá phức tạp về cả mặt lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, các quy định về giao dịch vô hiệu do lừa
dối trong Bộ luật Dân sự 2015 rất quan trọng, đã có sự tiến bộ hơn so với Bộ luật Dân sự 2005, có
thể giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong việc giải quyết những vụ việc liên quan đến giao
dịch dân sự vô hiệu, bảo vệ quyền lợi của mỗi cá thể tham gia, quyền lợi của Nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy định vẫn còn nhiều bất cập, chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng về
phạm vi hành vi lừa dối của chủ thể tham gia giao dịch. Việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu do lừa dối còn chưa linh hoạt, chưa thể đảm bảo được sự công bằng tuyệt đối
cho các bên tham gia, vậy nên khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn còn cứng nhắc và khó khăn.
Với các vấn đề còn tồn đọng ở hiện tại, những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và giao
dịch dân sự vô hiệu do lừa dối cần được chỉnh sửa để có thể hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình
kinh tế- xã hội hiện nay của nước ta. Việc hoàn thiện các quy định giúp vấn đề liên quan tới giao
dịch được giải quyết ổn thỏa và công bằng hơn, đảm bảo được lợi ích của cá nhân và Nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like