You are on page 1of 27

MỤC LỤC

Bài tập 1:..................................................................................................................2


Vấn đề 1: Trường hợp đại diện hợp lệ..................................................................2
Vấn đề 2: Trường hợp đại diện không hợp lý......................................................8
Bài tập 2:................................................................................................................10
Vấn đề 1: Hình thức sở hữu tài sản....................................................................10
Vấn đề 2: Diện thừa kế.......................................................................................13
Vấn đề 3: Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc................................16
Vấn đề 4: Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản............................................23

1
BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ

Bài tập 1:
Vấn đề 1: Trường hợp đại diện hợp lệ
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện.

- Thứ nhất, về chủ thể đại diện:

Tại khoản 1 Điều 139 BLDS 2005 quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây
gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.” còn tại
khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 lại thay từ “một người” bằng “cá nhân, pháp
nhân”. Bởi lẽ có sự thay đổi trên vì nếu chỉ là “một người” thì không bao quát hết
các trường hợp có nhiều người đại diện như cha mẹ cùng đại diện theo pháp luật
cho con chưa thành niên hay trường hợp nhiều người đại diện theo pháp luật cho
pháp nhân.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 139 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện”. Ở
quy định này, người đại diện có thể là “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác”. Sở dĩ
có “chủ thể khác” là bởi BLDS vẫn công nhận “hộ gia đình, tổ hợp tác” là chủ
thể. Đến BLDS 2015, có sự thay đổi so với bộ luật cũ ở chỗ không ghi nhận “tổ
hợp tác, hộ gia đình” với tư cách của chủ thể nữa. Do đó khoản 2 Điều 134 BLDS
2015 quy định: “cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
thông qua người đại diện”. Như vậy, “chủ thể khác” đã bị loại bỏ để đảm bảo tính
thống nhất trong toàn Bộ luật.1

Thêm vào đó, thay vì quy định như tại khoản 5 Điều 139 BLDS 2005: “Người đại
diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 143 của Bộ luật này.” thì tại khoản 3 Điều 134 BLDS 2015 lại quy định:
“Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực

1
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học - Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức, Hội
luật gia Việt Nam, tr.175
2
hiện.” Việc thay đổi này mang tính khái quát hơn chứ không cứng nhắc như quy
định cũ, bao quát các trường hợp có thể người đại diện chưa đầy đủ năng lực hành
vi dân sự nhưng giao dịch đó là hợp lý.

- Thứ hai, về phân loại đại diện:

Ở BLDS 2005 chỉ phân loại dựa vào căn cứ xác lập quyền đó là đại diện theo pháp
luật và đại diện theo ủy quyền thì đến với BLDS 2015 còn dựa vào chủ thể đại diện
để chia đại diện theo pháp luật thành đại diện cho pháp luật của cá nhân và đại diện
cho pháp luật của pháp nhân. Trong đó, các quy định trong điều luật về vấn đề này
quy định cụ thể, toàn diện hơn để đảm bảo phù hợp với các Luật chuyên ngành
khác (như Luật doanh nghiệp 2014 về vấn đề pháp nhân có nhiều người đại diện
theo pháp luật) và phù hợp với các chỉnh lý trong BLDS 2015 so với BLDS 2005.

- Thứ ba, về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện:

Tại Điều 139 BLDS 2015 quy định:

“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù
hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại
diện.

2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục
đích của việc đại diện.

3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là
do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi
thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường
hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối”

Điểm mới đáng chú ý của Điều 139 BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hậu quả
pháp lý của hành vi đại diện là ở khoản 2 và khoản 3 vì đã bổ sung trường hợp
người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị
lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi nhằm bảo vệ lợi ích
cho các bên khi xảy ra trường hợp này.

3
- Thứ tư, về thời hạn đại diện:

Bổ sung Điều 140 BLDS 2015 về thời hạn đại diện với quy định cụ thể, rõ ràng dễ
áp dụng tại khoản 1 và khoản 2:

“1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1
Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại
diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn
đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.”

- Thứ năm, về phạm vi đại diện:

Theo khoản 3 Điều 141 BLDS 2015 thì phạm vi đại diện được mở rộng khi “Một
cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau
nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của
người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Đây là một quy định mới
quan trọng. Tiêu chí để xem xét giá trị pháp lý của việc thực hiện quyền đại diện là
giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật xác lập phải xuất phát từ lợi ích
của người được đại diện. Do đó, nếu có bất kỳ chứng cứ chứng minh điều ngược lại
thì điều đó có nghĩa là giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện đã
không đúng với phạm vi đại diện của người đó.

- Thứ sáu, về vấn đề hậu quả của giao dịch do người không có quyền đại diện hay
vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện:

BLDS 2015 bổ sung thêm các điểm, khoản về giao dịch dân sự do người không có
quyền đại diện xác lập, thực hiện, trong đó:

Tại điểm c khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 quy định:


4
“Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không
có quyền đại diện.”

Hay tại khoản 4 Điều 142 BLDS 2015 quy định:

“Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”

Ngoài ra còn các quy định tương tự khác tại Điều 143 BLDS 2015 về giao dịch dân
sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.

Những quy định như trên đã bổ sung các trường hợp mà trước đây BLDS 2005 còn
bỏ ngỏ, chưa giải quyết hết được các vụ việc dân sự từng xảy ra nằm ngoài các quy
định pháp luật. Như vậy, việc bổ sung thêm các quy định này đã bảo vệ được lợi
ích hợp pháp cho các bên chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự, tránh tình trạng
“trục lợi” diễn ra trong thực tiễn.

Câu 2: Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho
Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?

Quyết đinh có đoạn: “Ngày 16/01/2007, Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên(gọi tắt
là công ty kim khí Hưng Yên – bên A)- do ông Lê Văn Mạnh – Phó Tổng Giám Đốc
làm đại diện ký Hợp đồng mua bán phôi thép số 01/HĐPT/2007/VA-HY với
Vinausteel – bên B)”.
Và “Ngày 16/01/2007, Công ty kim khí Hưng Yên ký kết Hợp đồng mua bán với
công ty Vinausteel là do ông Mạnh Phó giám đốc ký theo sự ủy quyền số
1296/UQ/HYM ngày 20/11/2006 của bà Lê Thị Ngọc Lan”
Và “Bởi lẽ, ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy ủy quyền cho ông Lê
Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên được thay mặt Công ty
thực hiện các giao dịch kinh tế trong phạm vi ngành nghề kinh doanh (trong thời
gian này bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty kim
khí Hưng Yên), nên ngày 16/01/2007, ông Mạnh đã đại diện cho Công ty kim khí

5
Hưng Yên ký Hợp đồng mua bán phôi thép số 01/HĐPT/2007/VA-HY với Công ty
Vinausteel.”2

Câu 3: Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?

Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không có trách nhiệm gì với Vinausteel.

Quyết định có đoạn: “Việc ông Lê Văn Mạnh có Bản cam kết vào ngày 01/4/2007
“xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin cam kết nhận trách nhiệm trả cho
Công ty và các bên thứ ba (trong đó có Công ty liên doanh sản xuất thép
Vinausteel) tất cả các khoản nợ và bổi thường thiệt hại phát sinh từ các giao dịch,
hợp đồng” mà ông Mạnh đã ký hoặc từ các giao dịch, hợp đồng của Công ty được
ký kết trước đó. Tuy nhiên, Công ty Vinausteel không tham gia ký kết, không đồng ý
nên không thuộc trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản
1 Điều 315 Bộ luật dân sự năm 2005.”

“Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ
và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Mạnh,
ông Dũng.”3

Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết
phục không?)

Theo Khoản 1 Điều 139 về Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện thì: “Giao dịch
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi
đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người đại diện”. Ở đây người đại
diện là ông Mạnh, còn công ty kim khí Hưng Yên được ông Mạnh đại diện, nên
quyền, nghĩa vụ phát sinh với công ty kim khí Hưng Yên.
Ông Mạnh trong trường hợp kể trên dù không phải là người đại diện theo pháp luật
của Công ty Hưng Yên nhưng lại là người đại diện theo ủy quyền theo sự ủy quyền
số 1296/UQ/HYM ngày 20/11/2006 của bà Lê Thị Ngọc Lan – tại thời điểm ký
2
Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3
Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6
giấy ủy quyền bà vẫn đang giữ chức vụ Tổng giám đốc trên danh nghĩa và là người
đại diện theo pháp luật của công ty. Chính vì thế, không thể bắt người đại diện theo
ủy quyền của công ty chịu trách nhiệm cho những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
phát sinh một cách khách quan do người đó ký kết khi có sự ủy quyền của người
đại diện theo pháp luật của pháp nhân được vì trong trường hợp kể trên thì ông
Mạnh chỉ là người thay mặt cho Công ty Hưng Yên ký kết chứ không phải ông
Mạnh ký nhân danh chính mình.
Vì vậy, hướng giải quyết của tòa án về việc ông Mạnh không phải chịu trách nhiệm
trả nợ với công ty Vinausteel là phù hợp với quy định của pháp luật, bảo vệ được
quyền lợi của ông Mạnh bởi lẽ giao dịch này là công việc kinh doanh của công ty,
ông Mạnh thực hiện giao dịch không vì vụ lợi cá nhân mà là phục vụ công việc
kinh doanh của công ty.
Câu 5: Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?

Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm với các khoản nợ và bồi
thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel.

Quyết định có đoạn: “Ngoài ra, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân giữa ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Ngọc Lan; việc bà Nguyễn Thị Toàn
và ông Lê Văn Dũng có thỏa thuận với nhau về trách nhiệm thanh toán các khoản
nợ cũng như việc ông Mạnh cam kết chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty
liên doanh sản xuất thép Vinausteel là việc nội bộ của Công ty kim khí Hưng Yên.
Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và
bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Mạnh,
ông Dũng.”4

Câu 6: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án giám
đốc thẩm liên quan đến Hưng Yên nêu trên.

Công ty kim khí Hưng Yên là một Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân, có tài
sản riêng và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Trong vụ việc với công
4
Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
7
ty Vinausteel, Công ty Hưng Yên đã tự nhân danh mình (có người đại diện theo ủy
quyền là ông Mạnh - Phó Giám đốc theo sự ủy quyền số 1296/UQ/HYM ngày
20/11/2006 của bà Lê Thị Ngọc Lan) ký kết hợp đồng với Công ty Vinausteel. Vì
đây là một tổ chức có tư cách pháp nhân (không thuộc trường hợp Công ty Hợp
danh) nên đối với những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản thì Công ty phải chịu trách
nhiệm bằng tài sản của chính công ty mình và các thành viên trong công ty chỉ chịu
trách nhiệm bằng số vốn đã góp vào công ty. Chính vì lẽ đó, Tòa án không cần thiết
quan tâm tới công việc nội bộ của Công ty Hưng Yên mà chỉ cần quan tâm tới tư
cách pháp nhân của Công ty để yêu cầu Công ty thanh toán nợ và bồi thường thiệt
hại cho Công ty Vinausteel là hoàn toàn thuyết phụcd, bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của các cá nhân như ông Mạnh, ông Dũng.

Câu 7: Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp
đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng
Yên không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan
đến Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp
luật xác lập) phải được giải quyết tại Tòa án.

Vấn đề 2: Trường hợp đại diện không hợp lý


Câu 1: Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với
Ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để
xác lập)?

Quyết định có các đoạn: “Theo tài liệu do Công ty xây dựng số 2 Nghệ An xuất
trình thì ngày 26/3/2001, Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công văn số 263
CV/XD2.TCKT quy định về việc vay vốn tín dụng của các đơn vị trực thuộc và
ngày 06/4/2001, Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công văn số 064
CV/XDII.TCKT gửi chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó có nội
dung “đề nghị Ngân hàng Công thương Nghệ An không cho các xí nghiệp thuộc
công ty xây dựng số II Nghệ An vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty
kể từ ngày 06/4/2001…”

8
“các văn bản của Công ty liên quan đến vay vốn của Ngân hàng Công thương
Nghệ An ban hành trước ngày 06/4/2001 đều bãi bỏ, nhưng ngày 14/5/2001 Ngân
hàng vẫn ký Hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD cho Xí nghiệp 4 vay tiền.”5
Câu 2: Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách
nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không?

Theo Toà giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng về hợp
đồng trên. Quyết định có đoạn: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm
buộc Công ty cổ phần xây dựng 16 – Vinaconex phải trả khoản tiền nợ gốc và lãi
(1.382.040.000 đồng) cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là có căn
cứ”.6

Câu 3: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.

Hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm là hợp lí và có căn cứ.
Vì dựa theo khoản 1 Điều 142 BLDS 2015:
“1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một số trường hợp
sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời gian hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình mà
không có quyền đại diện.”
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lý. Vì Xí nghiệp
xây dựng số 4 thuộc Công ty cổ phần xây dựng số 16 – Vinaconex; khi Xí nghiệp
xây dựng số 4 vay vốn và không đủ khả năng thanh toán thì Công ty Vinaconex
phải có chức năng thanh toán khoản nợ ấy cho Xí nghiệp. Mặc dù Công ty
Vinaconex có công văn số D64CV/XDII có nội dung không cho Xí nghiệp xây
dựng 4 vay vốn ngân hàng nhưng xí nghiệp có báo cáo tài chính 6 tháng một lần và
5
Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6
Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

9
Ban giám đốc Công ty không có ý kiến gì nên việc Công ty Vinaconex phải chịu
trách nhiệm cho việc vay vốn là hoàn toàn đúng.
Câu 4: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía
Ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện
Vinaconex không có quyền đại diện) thì phải xử lí như thế nào trên cơ sở BLDS
2015? Vì sao?

Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng
phản đối hợp đồng thì căn cứ theo Điều 142 BLDS 2015 quy định về hậu quả của
giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện:
“1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không
có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực
hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người
không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch
với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có
quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường
thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại
diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”. Ta chia thành 2 trường hợp:
10
- Trường hợp 1: Nếu công ty Vinaconex đồng ý hoặc biết mà không phản đối hợp
đồng thì giao dịch do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện xác lập
vẫn làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của Vinaconex theo quy định tại khoản 1 Điều
142 BLDS 2015.

- Trường hợp 2: Nếu công ty Vinaconex không đồng ý hợp đồng thì giao dịch do
người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện xác lập không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của Vinaconex mà người đại diện đó phải có nghĩa vụ bồi thường
cho Ngân hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 142 BLDS 2015.

Bài tập 2:
Vấn đề 1: Hình thức sở hữu tài sản
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu
tài sản.

BLDS năm 2015 đã ghi nhận 03 hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân (từ Điều 197
đến Điều 204), sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206) và sở hữu chung (từ Điều 207
đến Điều 220) thay vì việc ghi nhận 06 hình thức sở hữu như trong BLDS năm
2005.
BLDS 2005 BLDS 2015
- Sở hữu Nhà nước: Điều 200 BLDS 2005 quy định: - Sở hữu toàn dân: Điều 199 BLDS 2015 quy định:
“Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên
ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc
các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa
học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng
các tài sản khác do pháp luật quy định.”
- Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức,
sở hữu tập thể.
- Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, - Sở hữu riêng.
sở hữu chung.
- Sở hữu chung.

11
Câu 2: Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời
kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết
gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?

Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
với bà Thẩm. Quyết định có đoạn: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6,
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
giữa ông Lưu và bà Thẩm…”7

Câu 3: Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở
hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?

Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà. Quyết định có
đoạn: “Còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích
101 m2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà…” và đoạn: “Sau khi xét xử phúc
thẩm, bà Nguyễn Thị Thẩm có đơn khiếu nại cho rằng căn nhà đang tranh chấp là
tài sản chung của bà và ông Lưu, yêu cầu được chia tài sản chung và được chia
thừa kế theo pháp luật.”8

Câu 4: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu
chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào
của Quyết định 377 cho câu trả lời?

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của ông
Lưu. Quyết định có đoạn: “…nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào Miền
Nam công tác và căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm
không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn
nhà này nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên.”9

7
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
8
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

9
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

12
Câu 5: Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao?

Mặc dù, căn nhà số 150/6A được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông
Lưu và bà Thẩm, nhưng thực tế ông Lưu đã chuyển vào miền Nam công tác từ năm
1975; đến năm 1994 ông Lưu mới nhận chuyển nhượng đất của bà Nguyễn Thị
Bướm để cất nhà, còn bà Thẩm và chị Hương vẫn ở ngoài Bắc. Như vậy, căn nhà
số 150/6A đứng tên ông Lưu, được tạo lập bằng nguồn thu nhập (tài sản riêng) của
ông Lưu. Hơn nữa, bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để
cùng ông Lưu tạo lập căn nhà này. Vậy nên căn nhà số 150/6A đương nhiên thuộc
sở hữu riêng của ông Lưu.

Vậy nên, việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định căn nhà số 150/6A Lý
Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (sau đây gọi tắt là căn
nhà số 150/6A) thuộc sở hữu riêng của ông Lưu là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo được
quyền và lợi ích hợp pháp của những người được hưởng thừa kế.

Câu 6: Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có
thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả
lời.

Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu không thể di
chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này.

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ, chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung”

Tại điểm a khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định
nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng:

“Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn
cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo
lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi
như lao động có thu nhập”

13
Và khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu
nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Như vậy, nếu căn nhà số 150/6A là tài sản chung của ông Lưu và bà Thẩm thì ông
Lưu chỉ có thể di chúc định đoạt ½ căn nhà trên (trong trường hợp không tính đến
các yếu tố khác).

Vấn đề 2: Diện thừa kế


Câu 1: Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông
Lưu không? Vì sao?

Tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm:
vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.”

Theo lời khai của chị Hương: “Ngày 26-10-1964 ông Võ Văn Lưu kết hôn với bà
Nguyễn Thị Thẩm có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ. Chị Hương là con chung của ông Lưu và bà Thẩm.” 10 Từ đó
có thể xác định bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, chị Hương là con ruột của
ông Lưu; cả hai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu được quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 651 BLDS 2015.

Việc bà Xê và ông Lưu đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường 6, thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang theo Tòa giám đốc thẩm là không phù hợp với quy định

10
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
14
của pháp luật. Vì vậy, bà Xê không phải là vợ hợp pháp của ông Lưu và đương
nhiên không thuộc hàng thừa kế thứ nhất được quy định tại điểm a khoản 1 Điều
651 BLDS 2015.

Câu 2: Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu
hỏi trên có khác không? Vì sao?
Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời sẽ khác, bà Xê sẽ
là người thừa kế theo hàng thứ nhất của ông Lưu và được hưởng thừa kế.

Vì Nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 đã quy định: Nếu một người
có nhiều vợ mà tất cả những cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày
13/1/1960 ở miền Bắc (ngày công bố Luật HNGĐ 1959) hoặc trước ngày
25/3/1977 ở miền Nam (ngày công bố văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất
trong cả nước) thì khi người chồng chết trước, tất cả những người vợ nếu còn sống
vào thời điểm người chết đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người
chồng.11
Câu 3: Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không?
Vì sao?
Di chúc của ông Lưu để toàn bộ tài sản cho bà Xê được Tòa án xác định là hợp
pháp. Tuy chị Hương là con ruột của ông, nhưng theo bản án thì chị Hương là
người đã thành niên. Hơn nữa bản án không nhắc gì về việc chị không có khả năng
lao động. Vì vậy, chị Hương không thuộc vào trường hợp Người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại Điều 644 BLDS 2015 nên không
được chia di sản của ông Lưu:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;


Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật Thành phố Hồ
11

Chí Minh, Nxb. Hồng Đức, Trang 347.


15
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Câu 4: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu
đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời.
Theo pháp luật hiện hành, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền sở
hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại. Thời điểm mở thừa kế ở đây
được xác định là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một
người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều
71 BLDS 2015.
Căn cứ Điều 614 BLDS 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế
có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”;
Điều 611 BLDS 2015: “1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là
ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không
xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di
sản hoặc nơi có phần lớn di sản”.
Câu 5: Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào
người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?
Người thừa kế của ông Hà là vợ và các con của ông, có quyền sở hữu nhà ở và nhà
đất có tranh chấp kể từ thời điểm mở thừa kế theo Điều 614 BLDS 2015: “Kể từ
thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.” và đã chia phần thừa kế theo quy định của pháp luật cho bà
Chắc sau khi xem xét công sức quản lý, bảo quản nhà đất theo yêu cầu của Tòa án
để bảo đảm quyền lợi của bà Chắc.

16
Quyết định có đoạn: “Cụ Huệ chết ngày 27/12/1999, trước khi chết cụ Huệ đã lập
di chúc cho con là Nguyễn Kỳ Hà được thừa kế; ông Hà chết ngày 15/5/2008 thì bà
Lý Thị Ơn là vợ và các con ông Hà được thừa kế và nhà đất này đã chuyển dịch
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sang cho bà Lý Thị Ơn; ngày
04/3/2011 bà Ơn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nên bà Ơn có quyền đòi bà Chắc trả nhà đất”.12
Vấn đề 3: Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc
toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
Quyết định có đoạn: “Bà Cao Thị Xê được hưởng thừa kế theo di chúc ngày 27-07-
2002 do ông Võ Văn Lưu viết gồm các tài sản, nhà và đất tọa lạc tại số 150/6A Lý
Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho đã được ghi nhận tại biên bản xác minh
đo đạc ngày 26-05-2005 của Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho gồm một căn nhà
và đất có diện tích 116,64m2 cấu trúc nhà mái tôn, nền gạch lên men, vách tường (2
vách nhỏ), không khu phụ, không trần, 01 bàn gỗ chữ y có 04 ghế đai, 01 tủ áo 02
buồng bằng thao lao (1m X 1,8m X 0,5). Tổng giá trị nhà, đất và tài sản tủ bàn ghế
là 379.085.094 đồng.”

Câu 2: Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
Căn cứ theo Điều 644 BLDS 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

12
Quyết định số 08/2013/DS-GĐT ngày 24/01/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
17
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Theo quy định của điều này thì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, là đối tượng
thuộc điểm a khoản 1 của điều luật này nên bà Thẩm thuộc diện được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với tài sản của ông Lưu. Còn bà Xê,
quan hệ hôn nhân giữa bà và ông Lưu bị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao tuyên
bố là vi phạm pháp luật cho nên bà không được công nhận là vợ hợp pháp của ông
Lưu. Vì vậy, bà Xê không thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc đối với tài sản của ông Lưu. Chị Hương (sinh năm 1965), con chung
của ông Lưu và bà Thẩm, tại thời điểm mở thừa kế di sản của ông Lưu chị đã thành
niên. Đồng thời trong bản án không đề cập gì đến việc chị Hương không có khả
năng lao động. Vậy nên dựa vào những căn cứ trên, chị Hương cũng không thuộc
diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với tài sản của
ông Lưu.
Câu 3: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu nên căn cứ vào Điều 644 BLDS 2015
bà Thẩm thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối
với tài sản của ông Lưu. Hơn nữa, bà Thẩm là người có công nuôi dưỡng con
chung, cho nên cần phải xem xét đến công lao nuôi dưỡng của bà.

Quyết định có đoạn: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã
già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự
thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di
chúc của ông Lưu.

Mặt khác trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là
người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi

18
giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi dưỡng con chung của bà Thẩm
và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho
bà Thẩm (nếu bà Thẩm yêu cầu)”.
Câu 4: Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?

Điều 644 BLDS 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Theo đó, không có quy định nào hạn chế về trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng của
người chết được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cho nên,
nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì bà vẫn đương nhiên được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với tài sản của ông Lưu.
Câu 5: Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được
hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?

Ông Lưu lập di chúc cho bà Xê được thừa kế toàn bộ tài sản của mình trước khi
ông qua đời, cho nên căn cứ theo di chúc của ông Lưu để lại, nếu di sản của ông
Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Xê được nhận toàn bộ phần di sản của ông là
600 triệu đồng.

Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 quy định về người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong

19
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Theo đó, bà Thẩm, với tư cách là vợ hợp pháp của ông Lưu, không được ông Lưu
di chúc để lại di sản, là đối tượng rơi vào điểm a khoản 1 của điều luật này nên
đương nhiên được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế
theo pháp luật.

Giả sử, toàn bộ di sản của ông Lưu được chia theo pháp luật. Khi đó, những người
ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bà Thẩm (vợ hợp pháp của ông Lưu), chị Hương
(con chung của ông Lưu và bà Thẩm). Từ đó, ta tính được một suất thừa kế theo
pháp luật: 600:2=300 triệu đồng.

Như vậy, số tiền bà Thẩm nhận được sẽ là 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật: 300
x 2/3 = 200 triệu đồng trong 600 triệu đồng – toàn bộ di sản do của ông Lưu.

Câu 6: Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia tài sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà
Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?

Nếu bà Thẩm có nguyện vọng được chia tài sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà
vẫn được chấp nhận theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 quy định về Phân chia di
sản theo pháp luật:

“Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu
không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc
định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được
thì hiện vật được bán để chia.”

Cho nên, nếu bà Thẩm tha thiết được chia tài sản bằng hiện vật thì bà vẫn có thể tự
thỏa thuận với bà Xê để nhận lại hiện vật tương ứng với số tiền mà bà được hưởng
theo pháp luật.

20
Câu 7: Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án
cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?

Bản án có đoạn: “Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lầm (chết năm 1938) có 2
con là bà Nguyễn Thị Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932. Cụ
Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt (chết năm 1973) có 1 con là ông Nguyễn Tài Nhật
sinh năm 1930. Năm 2000 cụ Khánh chết. Mặc dù các đương sự không xuất trình
được giấy khai sinh một cách đầy đủ nhưng đều thống nhất xác nhận các con của
cụ Khánh là bà Khót, ông Tâm, ông Nhật và không có tranh chấp gì về hàng thừa
kế.”
Câu 8: Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
Bản án có đoạn: “Di sản cụ Khánh để lại là căn nhà số 83 Lương Định Của,
phường An Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh do cụ Khánh mua từ năm
1961. Mặc dù theo di chúc của cụ Khánh thì toàn bộ căn nhà này cụ Khánh để lại
cho ông Nguyễn Tài Nhật…”

Câu 9: Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành
niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Tại thời điểm cụ Khánh chết thì bà Khót và ông Tâm đã là con thành niên của cụ.
Căn cứ theo đoạn: “Cụ Nguyễn Thị Khánh có 3 người con là bà Nguyễn Thị Khót
sinh năm 1929, ông An Văn Tâm, sinh năm 1932 (bà Khót, ông Tâm là con của cụ
Khánh và cụ An Văn Lầm chết năm 1938) và ông Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930
(ông Nhật là con của cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt chết năm 1973).” Như vậy
ở thời điểm cụ Khánh chết (năm 2000) thì bà Khót (sinh năm 1929) đã 71 tuổi và
ông Tâm (sinh năm 1932) đã 68 tuổi.

Câu 10: Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc không? Đoạn nào của bản án cho câu trả
lời?
Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc.

21
Bản án có đoạn: “Các nguyên đơn cũng không xuất trình được chứng cứ chứng
minh tại thời điểm mở thừa kế họ là những người không có khả năng lao động.
Hơn nữa, từ trước đến nay ông Tâm, bà Khót có đời sống kinh tế độc lập, không
phụ thuộc vào cụ Khánh. Bà Khót có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng
tháng còn được hưởng chế độ chính sách của nhà nước theo diện người có công
với cách mạng khoảng 400.000 đồng; còn ông Tâm tuy là thương binh 2/4, theo
qui định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông cũng đã được
hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước hàng tháng ông lãnh hơn 2.000.000 đồng nên
Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà Khót, ông
Tâm về ngừoi được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể
mỗi người được hưởng là 400.000.000 đồng.”

Câu 11: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Hướng giải quyết trên của Tòa án xét về lý là đúng nhưng vẫn chưa hợp tình. Bởi lẽ
khi ông Khánh chết, bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi và thuộc diện thương
binh 2/4, tuy không có chứng cứ khẳng định rằng bà Khót, ông Tâm không có khả
năng lao động nhưng thực tế ở tuổi của họ như vậy gặp rất nhiều khó khăn trong
việc lao động, lượng tiền trợ cấp không thể tính vào tiền họ có thể tự lập tạo ra để
sinh sống. Như vậy, về tình, thì bà Khót và ông Tâm nên được hưởng phần tài sản
trị giá 400.000.000 đồng đó.
Câu 12: Hướng giải quyết có khác khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động? Vì sao?
Trong trường hợp ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động thì Tòa án sẽ giải
quyết theo hướng chấp nhận cho ông Tâm được hưởng 2/3 suất thừa kế không phụ
thuộc vào di chúc tương đương với 400.000.000 đồng. Theo Thông tư số
32/BYT/TT ngày 23 tháng 8 năm 1976 về ban hành tiêu chuẩn thương tật và tiêu
chuẩn mất sức lao động thì ông Tâm thuộc mức độ thương tật hạng A (tàn phế, mất
sức lao động từ 81% trở lên, không còn khả năng lao động để nuôi sống bản thân,
phải có người chăm sóc thường xuyên, được nhận trợ cấp tàn phế) từ đó căn cứ
theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc:
22
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Vì trường hợp này ông Tâm đã rơi vào điểm b khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 nên
ông sẽ được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định
của pháp luật.

Câu 13: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.

Tặng cho tài sản Thừa hưởng theo di chúc

- Thể hiện sự chuyển quyền sở hữu tài sản của cá nhân, pháp nhân
Giống nhau
này cho cá nhân, pháp nhân khác theo quy định của pháp luật.

Khác nhau - Là sự thỏa thuận giữa các - Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá
bên, theo đó bên tặng cho nhân nhằm chuyển tài sản của mình
giao tài sản của mình và cho người khác sau khi chết, không
chuyển quyền sở hữu cho có sự thỏa thuận giữa các bên.
bên được tặng cho mà
không yêu cầu đền bù, còn
bên được tặng cho đồng ý - Người được hưởng thừa kế theo di
nhận. chúc khi người chết có di chúc để
- Việc tặng cho tài sản có lại và di chúc đó hợp pháp, những
hiệu lực khi bên được cho người có tên trong di chúc có đủ
23
nhận tài sản đối với động
điều kiện nhận di sản thừa kế theo
sản; với bất động sản thì
di chúc và họ không từ chối nhận di
còn phải đăng ký quyền sở
sản đó.
hữu

Câu 14: Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc
mà, trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của
ông Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên
không?
Nếu trước khi chết ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông
thì tài sản đã chính thức chuyển quyền sở hữu sang cho bà Xê và được hưởng toàn
bộ tài sản của ông Lưu và khi ông Lưu mất không còn di sản, và bà Thẩm hiển
nhiên không được hưởng một phần di sản của Lưu như trên (trừ trường hợp hợp
đồng tặng cho không hợp pháp hoặc do bà Xê từ chối nhận phần tài sản của ông
Lưu).
Vấn đề 4: Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản
Câu 1: Theo BLDS, những nghĩa vụ nào của người để lại di sản được ưu tiên
thanh toán?
Căn cứ Điều 658 BLDS 2015 quy định về Thứ tự ưu tiên thanh toán: “Các nghĩa
vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự
sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
24
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác”.
Câu 2: Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi
trưởng thành không?
Ông Lưu là cha đẻ của chị Hương nên ông có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng chị
Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Việc nuôi dưỡng con cái được coi là
nghĩa vụ của cha mẹ và được quy định khá chi tiết tại Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014. 13
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương
từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?
Quyết định có đoạn: “Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam
công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung của ông bà từ lúc còn
nhỏ cho đến khi trưởng thành nhưng không xem xét đến công sức nuôi con chung
của Bà Thẩm và không xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và

13
Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh
về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình.”
Điều 71 quy định về Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:

“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình.”
Khoản 1, Điều 72 quy định về Nghĩa vụ và quyền giáo dục con:
“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho
con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.”

25
không trích từ giá trị khối sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho
bà Thẩm là chưa đảm bảo quyền lợi cho bà Thẩm.”14
Câu 4: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có
phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công
sức nuôi dưỡng con chung không?
Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì phải trích
một khoản tiền từ di sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung.
Bản án có đoạn:“Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam
công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến
khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung
của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con
chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu).”
Câu 5: Trên cơ sở các quy định về nghĩ vụ tài sản của người để lại di sản,
anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án.
Giải pháp của tòa án là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bà
Thẩm.

Thứ tự ưu tiên thực hiện các nghĩa vụ tài sản được quy định chi tiết trong Điều 658
BLDS 2015:

“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán
theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.


14
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2018 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
26
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.”

Trong Quyết định 377, chị Hương là con chung của ông Lưu và bà Thẩm. Chị được
mẹ đẻ là bà Thẩm trực tiếp nuôi dưỡng từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành,
trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác. Trong trường hợp này,
với tư cách là cha đẻ của chị Hương, ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, tuy nhiên ông đã không làm tròn
nghĩa vụ của mình, vì vậy khoản tiền được trích ra từ tài sản của ông Lưu mà Tòa
giám đốc thẩm quyết định cho bà Thẩm được hưởng có thể được xem xét dưới góc
độ tiền cấp dưỡng còn thiếu được quy định tại khoản 2 Điều 658 BLDS 2015 để
phụ bà Hương nuôi dưỡng con chung (chị Hương).

27

You might also like