You are on page 1of 7

THẢO LUẬN LẦN 7

I. NHẬN ĐỊNH 
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi
cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189
BLHS).
-Nhận định sai.
-Hành vi mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hoá qua biên giới không chỉ cấu
thành Tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (Điều 189) mà còn tuỳ
thuộc vào mục đích của người phạm tội.
Ví dụ: Trường hợp mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hoá qua biên giới nếu
hành vi vận chuyển trái phép không nhằm mục đích buôn bán mà với mục đích
vận chuyển chỉ lấy tiền công thì cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua
biên giới (Điều 189 BLHS). Tuy nhiên, nếu mang trái phép vật có giá trị lịch sử,
văn hoá qua biên giới với hành vi nhằm mục đích buôn bán thì sẽ cấu thành Tội
buôn lậu (Điều 188 BLHS). Ngoài ra, nếu vận chuyển thuê mà biết rõ mục đích
mua bán thì cũng cấu thành Tội buôn lậu với vai trò đồng phạm
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu
chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì
hàng hóa là hàng giả.
Nhận định sai. Chỉ hàng hóa có hàm lượng, định lượng đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao
bì hàng hóa mới là hàng giả Căn cứ: Điểm b Khoản 7 Điều 3 NĐ98/2020/NĐ-CP
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại
điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
- Nhận định sai. Vì hàng giả có hai loại, giả về nội dung và giả về hình thức.
Hàng giả về nội dung là đối tượng của các tội phạm quy định tại Điều 192, 193,
194, 195 BLHS; còn hàng giả về hình thức (cụ thể là chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu)
là đối tượng của tội phạm quy định tại Điều 226 BLHS. Nên hàng giả không chỉ
là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều 192, 193, 194, 195
BLHS mà còn là đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại Điều 226
BLHS nếu hàng giả là loại giả về hình thức.
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS.
Nhận định đúng
=> Theo Khoản 1 Điều 200 BLHS 2015, thì chỉ khi thực hiện các hành vi trốn
thuế theo qui định từ điểm a đến điểm i thì mới có đủ dấu hiệu cơ bản để cấu
thành tội này trong trường hợp thực hiện hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở
lên. Ngoài ra, đối với pháp nhân thương mại, chỉ khi thực hiện hành vi trốn thuế
từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội
quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành Tội trốn thuế (Điều
200).
=> Hành vi trốn thuế còn có thể cấu thành Tội buôn lậu theo Điều 188 vì người
phạm tội khi buôn lậu cũng nhằm mục đích trốn thuế, ví dụ như thuế xuất nhập
khẩu => Thì lúc này khách thể là xâm phạm đến trật tự quản lí ngoại thương của
Nhà nước => khách thể của tội buôn lậu
- Căn cứ điểm e, g, h => có những trường hợp loại trừ tội trốn thuế mà sẽ cấu
thành Tội buôn lậu hoặc Vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui
định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung
hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định.
Nhận định sai. Hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước qui định tại Điều 203 BLHS không chỉ có hành vi mua, bán hóa đơn
chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui
định; mà còn có các hành vi: mua bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có
hàng hóa, dịch vụ kèm theo; mua bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử
dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác
để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán
hàng hóa dịch vụ; mua bán sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa,
dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
=> điểm c Khoản 3 Điều 2 TTLT 10

37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS).
Nhận định sai => Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo
hộ tại Việt Nam chỉ cấu thành tội phạm trong trường hợp đối tượng là hàng hoá
giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất
chính từ 100tr trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý từ 200tr trở lên hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 200 tr đồng trở lên. Ngoài
ra BLHS chỉ quy định 2 hành vi để cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 226) là giả mạo nhân hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trong khi theo Khoản
4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền sở hữu công nghiệp tới 7 đối tượng
được bảo hộ

44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì
cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định sai. Bởi vì:
- Thứ nhất, hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường chỉ cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) khi thỏa mãn các điều kiện
quy định tại khoản 1 Điều 235 BLHS.
- Thứ hai, hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường do người
có thẩm quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện thì sẽ cấu thành Tội vi phạm
quy định về quản lí chất thải nguy hại (Điều 236 BLHS).

II. BÀI TẬP

Bài tập 16
A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B không quen M
trước đó). Sau khi bàn bạc công việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi
về. B đề nghị M cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và để B chở bằng xe gắn
máy của M. Trên đường đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp.
Lợi dụng lúc M đang nhặt cặp xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt
cùng tang vật là chiếc xe gắn máy của M (trị giá 20 triệu đồng).
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại
sao?
=> B phạm tội Cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: Quyền sở hữu; ĐTTĐ: Chiếc xe gắn máy thuộc sở hữu của M (trị giá
20tr)
-Mặt Khách quan: Cấu thành vật chất
+Hành vi: B đã có hành vi nhanh chóng, công khai chiếm đoạt chiếc xe của M sau
khi có biểu hiện gian dối là giả vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp.
Việc B có biểu hiện gian dối trên là nhằm khiến cho M không cảnh giác, lơ là đối
với chiếc xe. (Hành vi giả vờ đánh rơi cặp xách của B không phải là thủ đoạn gian
dối trong Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì ở đây hành vi này không khiến cho M
vì tin mà giao tài sản. Tức B chỉ cố tình làm rớt cặp xách cho M xuống nhặt giúp
rồi mới nhanh chóng, công khai chiếm đoạt tài sản).
+Hậu quả: Chiếc xe đã không còn trong sự chiếm hữu của M.
+MQH nhân quả: Hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của B sau
khi có biểu hiện gian dối là nguyên nhân dẫn đến quyền sở hữu chiếc xe của M bị
xâm phạm.
-Mặt Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp B nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm
vào tài sản của M, B thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.
-Chủ thể: Chủ thể thường B đủ tuổi và NLTNHS.

Bài tập 17
A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bột
ngọt T.H vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhà
máy. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển cho
nhà máy như sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B
và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe
mấy thùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa
điểm giao dầu, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập
dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu,
A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng
của xe. Với cách thức như vậy, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển
của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá là 38.565.000 đồng. Sau đó thì A bị
phát hiện.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
=> A trong trường hợp này phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo
Điều 174 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu; ĐTTĐ: Là số lượng dầu (trị giá
38.565.000 đ).
-Mặt khách quan: Cấu thành vật chất
+Hành vi: A sau khi ký kết hợp đồng một cách hợp pháp, ngay thẳng với bên nhà
máy bột ngọt về việc vận chuyển dầu thì đã có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt
tài sản ở đây A sau vài lần vận chuyển thì đã học được cách gian dối là sau khi
nhận được dầu từ nhà máy thì chạy đến điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng
rút dầu ra bán. Sau đó chất lên xe mấy thùng nước có trọng lượng tương đương.
Đến điểm giao dầu thì đúng trọng lượng nên xe được vào, trong lúc chờ cân trọng
lượng thì A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên. Do đó giao số lượng dầu ít hơn
nhưng A được trả với giá trị lượng dầu đã thoả thuận.
+Hậu quả: Thiệt hại về tài sản ở đây là 38.565.000 tr đồng.
+MQH: Chính thủ đoạn gian dối của A là hành vi dẫn đến thiệt hại cho nhà máy
sản xuất bột ngọt.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức rõ hành vi của mình là gian dối,
lạm dụng sự tín nhiệm của B. A thấy trước hậu quả và mong muốn nó xảy ra.
- Chủ thể: Chủ thể thường A đủ tuổi và NLTNHS.

Bài tập 25
Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu
sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của
Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách
thức như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp
đúng mã thuế. Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1tỷ 450
triệu đồng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
A phạm Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: Xâm phạm đến chính sách thuế của nhà nước; ĐTTĐ: Ngân sách nhà
nước
- Mặt khách quan: Tội phạm có cấu thành vật chất
+ Hành vi: A đã có hành vi khai sai với thực tế hàng hoá nhập khẩu mà không
khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hoá đã được thông quan. Cụ thể, công
ty A khi nhập khẩu thuốc trừ sâu BPMC chỉ khai báo hàm lượng là 97%. Nhưng
qua kiểm định thì chỉ 94,6. Và do khai báo sai nên công ty không phải đóng thuế
thay vì phải nộp 10%
+ Hậu quả: Thiệt hại về vật chất cho nhà nước với giá trị 1tỷ 450tr đồng.
+ MQH: Chính thủ đoạn trốn thuế của A là nguyên nhân dẫn đến tổn thất cho
ngân sách nhà nước.
- Mặt Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ hành vi của mình là nhằm trốn
thuế, A thấy trước hậu quả và mong muốn xảy ra.
- Chủ thể: Chủ thể thường - Pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách
nhiệm theo luật định.
Bài tập 29
Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi
vấn. Qua kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai
Fermenttion Ind. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung Quốc
nhưng được đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermentation Ind. Bên cạnh đó A
còn có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào
bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,
… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của
hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận giám định thì bột ngọt Trung Quốc
có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất
lượng của nhà nước.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên.

A phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm quy định tại điều
193 BLHS và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại điều 226 BLHS 2015.
Bởi vì hành vi của A có đủ dấu hiệu cấu thành 2 tội này.
1. Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm quy định tại điều
193 BLHS 2015.
- Khách thể: Hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực
phẩm xâm phạm đến quan hệ về quản lý thị trường trong lĩnh vực quản lý an toàn
về chất lượng của lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và xâm phạm đến lợi
ích của người tiêu dùng. Đối tượng tác động: Bột ngọt (phụ gia thực phẩm).
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ TQ đem về đóng gói
vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,
… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng
thật là 300 triệu đồng. Số bột ngọt trên qua giám định thì hàm lượng và định
lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước. Căn
cứ vào Điểm b Khoản 7 Điều 3 NĐ98/2020/NĐ-CP thì đây được xác định là hàng
giả.
- Mặt chủ quan: Hành vi của A có lỗi cố ý trực tiếp. A nhận biết rõ loại hàng hóa
mà A buôn bán là hàng giả nhưng vẫn thực hiện hành vi nhằm mục đích kiếm lợi
bất chính
- Chủ thể: A là chủ thể thường có đủ tuổi và đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
2. Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 BLHS 2015
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam của
các công ty Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,… •
- Mặt khách quan: Tội phạm có cấu thành vật chất
+ Hành vi: A đã có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà không có sự đồng
ý của chủ sở hữu. Cụ thể, A đã vận chuyển số bột ngọt có nguồn gốc từ Trung
Quốc nhưng lại mang bao bì của Thai Fementation Ind. Ngoài ra, A còn có hành
vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang
các nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,… rồi bán ra thị
trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu
đồng.
+ Hậu quả: Thu lợi bất chính 300tr đồng trở lên (điểm c khoản 2 Điều 226 BLHS)
+ MQH: Chính hành vi đóng gói bao bì số bột ngọt giả đến từ Trung Quốc bằng
các nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khác đã khiến A thu lợi bất chính 300tr đồng.
- Mặt chủ quan của tội phạm: A phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm này.
- Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi và đủ NLTNHS.

You might also like