You are on page 1of 4

Nhận định

Câu 1: Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm
cơ bản.
- Nhận định sai
- CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội, để mô tả tội phạm và cho phép phân
biệt tội này với tội khác. Cho nên dấu hiệu hậu quả không bắt buộc phải có trong
CTTP cơ bản (có cái có, có cái không). Như trong CTTP hình thức không quy định
hậu quả của tội phạm mà chỉ quy định hành vi của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, tội
phạm có CTTP hình thức được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội
được thực hiện. Nói cách khác, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định
trong cấu thành tội phạm cơ bản của cấu thành tội phạm vật chất
Câu 2: Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Điều 21 BLHS 2015, sửa đổi 2017
- Căn cứ vào Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng Điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”
Theo đó, người mắc bệnh tâm thần chỉ là điều kiện cần để loại trừ trách nhiệm hình sự.
Chỉ khi nào một người đang mắc bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (điều
kiện đủ) thì mới được xem là không có năng lực trách nhiệm hình sự.
-Để một người không chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 21 BLHS 2015 thì phải đầy
đủ 2 yếu tố sau: thứ nhất, là yếu tố y học: phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, yếu
tố thứ 2 là yếu tố nhận thức: mất khả năng nhận thức về mặt thực tế, ý nghĩa xã hội của
hành vi mình hoặc khả năng điều khiển hành vi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Nhận định trên mới nêu lên 1 yếu tố nên không đủ để chịu trách nhiệm
hình sự.
Câu 3: Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại.
- Nhận định sai
- Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và hậu quả mà
hành vi đó gây ra, biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, thể hiện sự phủ định các
yêu cầu của xã hội. Như vậy, lỗi phải là thái độ tâm lý đối với hành vi và hậu quả do
hành vi đó chứ không phải đối với người bị hại.
Câu 4: Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội.
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi 2017

1
- Năng lực chịu TNHS và tuổi chịu TNHS là điệu kiện tiền đề để thừa nhận một người
có lỗi trong việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Vì chỉ khi một người đạt
đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người này mới có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này
đủ tuổi chịu TNHS. (đề không nói ‘chỉ’ nên đúng)
-Xét dưới góc độ xã hội thì lỗi chỉ đặt ra khi người thực hiện hành vi đó có sự tự do
lựa chọn giữa hành vi không vi phạm pháp luật hay hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 5: Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luật, người thực hiện hành vi không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nhận định sai
- Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý của hành vi mà
người đó thực hiện:
+ Trường hợp người thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình là tội phạm
nhưng thực tế luật không quy định hành vi đó là tội phạm. Trong trường hợp này,
người thực hiện hành vi không phải chịu TNHS.
+ Trường hợp người thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình không phải là
tội phạm nhưng thực tế luật quy định hành vi đó là tội phạm thì người có hành vi vẫn
phải chịu TNHS vì hành vi mà người đó thực hiện được quy định trong luật hình sự và
người thực hiện hành vi có lỗi vì để có lỗi không đòi hỏi người phạm tội phải nhận
thức được tính trái pháp luật của hành vi mà chỉ cần người phạm tội nhận thức được
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
+Hiều lầm về hậu quả pháp lý của hành vi của mình đã thực hiện: về tội danh, về loại
và mức hình phạt có thể áp dụng

Bài tập
Bài tập 1:
Ngày 14/2, khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện chị X có đeo
sợi dây chuyền trên cổ nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần chị
X và nhanh tay giật sợi dây chuyền trên cổ chị X rồi bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ
nên chị X bị mất thăng bằng, té đập đầu xuống đất dẫn đến chấn thương sọ não
và tử vong.
(Biết rằng: Hành vi cướp giật tài sản nêu trên thuộc trường hợp được quy
định tại Khoản 4 Điều 171 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
Câu 1 và 2 có 2 quan điểm: 1 giống cái nhóm làm, 2 là có cả khách thể
sức khỏe, tính mạng. Nhưng đa số theo ý kiến 1
Câu 1: Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?
- Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là sợi dây chuyền.
2
Câu 2: Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?
- Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tài sản của chị
X.
Câu 3: Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?
- Thiệt hại về vật chất là sợi dây chuyền.
- Thiệt hại về thể chất là chị X bị té đập đầu chết.
Câu 4: Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân
của A trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn hợp lỗi” hay không? Tại sao?
- Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi vì thái độ tâm lý của A đối với hành vi cướp giật tài
sản là cố ý. Còn thái độ tâm lý đối với cái chết của chị X do hành vi cướp giật gây ra là
vô ý, vì hậu quả xảy ra trên thực tế là chị X tử vong đã vượt ngoài hậu quả dự kiến của
A là lấy sợi dây chuyền của chị X.
Bài tập 2:
Trong một lần đi chơi, A (học sinh lớp 9 Trường THCS T) nảy sinh tình
cảm với B, cô nữ sinh lớp 8 của một trường khác. Trong thời gian quen nhau,
nhiều lần nghe B kể X là người yêu cũ của B hay nhắn tin với cô để mong nối
lại tình cảm. Do ghen tuông, A quyết định tìm X đánh dằn mặt. Trước khi đi, A
chuẩn bị một con dao nhọn. Đến trước cổng trường của bạn gái, do không biết
mặt của X nên khi thấy một nam sinh lớp 10 cùng B đi ngang qua, A nghĩ là X
nên xông vào đánh và rút dao đâm hai nhát ngay tim làm nạn nhân chết tại chỗ.
Tuy nhiên nạn nhân không phải là X.
(Biết rằng hành vi của A cấu thành tội giết người tại Khoản 2 Điều 123 BLHS)
Anh (chị) hãy xác định:
Câu 1: Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên?
- Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là người bị đâm (nam sinh lớp 10
người đi cùng B).
- Khách thể bị xâm phạm do hành vi phạm tội của A là tính mạng của người bị đâm
(của nam sinh lớp 10) => phải cụ thể là ai .
Câu 2: Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có thì đó là sai lầm
nào? Tại sao?
- Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế.
- Đó là sai lầm về đối tượng vì A có ý định giết X nhưng trên thực tế lại giết nhầm
nam sinh lớp 10 đi cùng B.
Câu 3: Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc
dạng nào? Tại sao?
- Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp, vì
chỉ có hành vi phạm tội của A (xông đến đánh và đâm hai nhát vào tim) là nguyên
nhân trực tiếp gây ra cái chết cho nam sinh lớp 10 đi cùng B.
3
Bài tập 3:
Vì muốn giết người có bất đồng với mình A đã nghiên cứu lịch và nơi
sinh hoạt của B. A quan sát thấy trên giường B thường nằm có người đang ngủ.
A lẻn vào nhà dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp, nhưng không thấy B phản
ứng. Giám định pháp y xác định B đã chết trước đó vì một cơn đau tim.
Anh (chị) hãy xác định:
Câu 1: A có phạm tội hay không? (Chưa học chưa làm được)
- A có phạm tội
Câu 2: Bạn dùng lý thuyết nào sau đây để xác định về trách nhiệm đối với A:
- Lý thuyết về quan hệ nhân quả;
- Lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự.
- Lý thuyết để xác định về TNHS đối với A là lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của
sai lầm đến TNHS.
- Ở đây, A đã sai lầm về khách thể. Khách thể của hành vi của A là tính mạng của B và
đối tượng là B còn sống. Nhưng cuối cùng hành vi của A lại không đạt được khi B đã
chết trước đó dẫn đến A sai lầm xâm hại thi thể (khách thể khác). Tuy nhiên, dù sai
lầm nhưng A vẫn chịu TNHS về tội mà mình định phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Nếu B
không chết trước đó thì hành vi của A đã hoàn thành tội giết người.
-Khách thể mà A muốn xâm hại là tính mạng của B (quyền sống của B) nhưng thực tế
A không xâm phạm đucợ vì tại thời điểm A xâm hại B thì B đã chết (không còn là con
người nữa)
-A vẫn phải chịu TNHS với khách thế ban đầu mà A muốn xâm hại (chứ không phải
xâm hại thi thể vì không biết A đã chết)

You might also like