You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA: QUẢN TRỊ
LỚP: 119 - QTL45A1

BÀI THẢO LUẬN


MÔN: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM
Giảng viên: ThS.Mai Thị Thủy
Nhóm 4
Họ và tên Mã số sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hà 2053401020046
Nguyễn Thị Thu Hà 2053401020047
Phạm Lê Xuyên Hà 2053401020050
Võ Phan Gia Hân 2053401020052
Phạm Thị Thu Hằng 2053401020054
Nguyễn Lê Minh Hạnh 2053401020055
Lê Phương Hậu 2053401020056
Đặng Lương Hiền 2053401020057
Nguyễn Thị Thanh Hiền 2053401020058
Trần Thị Thu Hiền 2053401020060

Thành phố Hồ Chí Minh


Mục lục
I. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích?...............................................................................................2
30. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS).. 2
31. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là tình tiết định
khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS...................................................2
33. Chủ thể của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS) chỉ là người
không có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người............................................2
36. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao
động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao động của các
cơ quan Nhà nước........................................................................................................................3
40. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành Tội vi
phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS)....................................................................3
42. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định trong
cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS.......................................................3
II. Bài tập.........................................................................................................................................3
Bài tập 15.....................................................................................................................................3
Bài tập 16.....................................................................................................................................5
Bài tập 19.....................................................................................................................................6
THẢO LUẬN LẦN 3

I. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích?

30. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124
BLHS).

Nhận định trên là đúng.

Bởi hành vi vứt bỏ con mới đẻ (không quá 07 ngày tuổi) dẫn đến hậu quả đứa trẻ
chết được biểu hiện dưới dạng hành động người mẹ (từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng
chịu trách nhiệm hình sự) vứt bỏ con mình ở một nơi nào đó (chợ, cổng trường, bệnh
viện, nhà chùa, ...). Hành vi của người mẹ có thái độ tuy không mong muốn đứa trẻ chết
nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ
chết thì bắt buộc phải có hậu quả là đứa trẻ chết (có thể vì những nguyên nhân khác nhau:
bị đói, rét, côn trùng cắn, ...) thì mới cấu thành tội phạm, còn trường hợp người mẹ chỉ có
hành vi vứt bỏ đứa trẻ nhưng đứa trẻ ko chết thì hành vi đó không cấu thành tội phạm.

31. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là tình tiết định
khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS.

Nhận định trên là sai.

Bởi hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác còn được quy định là tình
tiết định khung tại Đ154 BLHS 2015 về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể
người.

33. Chủ thể của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS) chỉ là
người không có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người.

Nhận định trên là sai.

Bởi không phải chủ thể của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật chỉ là
người không có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người. Có trường hợp
chủ thể của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là người có thẩm quyền.

Ví dụ: Trong trường hợp người có thẩm quyền phạm tội bắt giam giữ người trái
pháp luật theo điểm b, c Khoản 2 Điều 157 BLHS
2
36. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người
lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao
động của các cơ quan Nhà nước.

Nhận định trên là sai.

Bởi căn cứ theo Khoản 11 Điều 162 BLHS thì đối tượng của Tội buộc công chức
viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật không chỉ là công chức,
viên chức, người lao động của các cơ quan nhà nước mà là công chức, viên chức người
lao động nói chung, làm việc trong các tổ chức xã hội, trường học, bệnh viện, các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế...

40. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành Tội
vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS).

Nhận định trên là sai.

Cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 182 BLHS 2015. Nếu một người đang có vợ hoặc
chồng mà kết hôn với người khác mà thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 182 thì mới cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một
chồng.

42. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định
trong cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS.

Nhận định trên là sai.

Cơ sở pháp lý Điểm a Khoản 2 Điều 142 và Điểm c Khoản 2 Điều 145 BLHS
2015. Trong trường hợp giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ
nhưng dưới 13 tuổi thì lúc này sẽ cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Hoặc trong
trường hợp có hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

II. Bài tập

Bài tập 15

A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm bắn. B
thấy gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thôi đừng bắn

3
nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà rừng và đáp lại: “Mày
chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”. Nói xong, A bóp cò, không
ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.

Hãy xác định A phạm tội gì nếu:

a. Nạn nhân chết;

A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS.

- Khách thể: Quan hệ nhân thân, cụ thể là quyền được sống của người bẻ măng.
- Mặt khách quan:
 Hành vi khách quan của A trong tình huống trên là hành vi dùng súng bắn
vào vị trí con gà rừng nhưng đạn trúng người bẻ măng.
 Hậu quả: làm chết người bẻ măng → yếu tố bắt buộc CTTP.
- Mặt chủ quan: lỗi của A là lỗi vô ý do quá tự tin - A thấy trước được hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó
(người bẻ măng chết) sẽ không xảy ra ("Chưa bao giờ tao bắn trượt cả") hoặc có
thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
- Chủ thể: là A đủ 16 tuổi, có khả năng chịu TNHS đầy đủ.
- Theo quy định tại Đ128 BLHS đối với hành vi vô ý làm chết người của A thì mức
án mà A có thể phải chịu là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm (khung hình phạt cơ bản).

b. Nạn nhân bị thương nặng;

A phạm tội vô ý gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Đ138 BLHS.

- Chủ thể: là A đủ 16 tuổi, có khả năng chịu TNHS đầy đủ.


- Mặt chủ quan: lỗi của A là lỗi vô ý do quá tự tin. A thấy trước được hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả
đó (người bẻ măng bị thương nặng) sẽ không xảy ra ("Chưa bao giờ tao bắn
trượt cả") hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
- Khách thể: Quan hệ nhân thân, cụ thể là sức khỏe của người bẻ măng.
- Mặt khách quan:
 Hành vi khách quan của A trong tình huống trên là hành vi dùng súng bắn
vào vị trí con gà rừng nhưng đạn trúng người bẻ măng.
 Hậu quả: làm người bẻ măng bị thương nặng.
- Tùy vào tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bẻ măng mà áp dụng hình phạt phù
hợp với hành vi của A.

4
c. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%.

Tại Khoản 1 Điều 138 BLHS 2015 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới áp
dụng hình phạt theo quy định trên của BLHS. Trong trường hợp người bẻ măng có tỷ
lệ tổn thương cơ thể là 21% thì A không bị truy cứu TNHS về tội vô ý gây thương
tích. Nhận thấy lỗi của A là vô ý do quá tự tin nên theo đó A phải bồi thường cho
người bẻ măng sao cho phù hợp theo Đ590 BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Nếu trong trường hợp này A hoàn toàn không có lỗi gây thiệt hại cho người
bẻ măng thì A không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Bài tập 16

Ông M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng hai người không có con chung.
Ông M thường xuyên vắng nhà, có khi nhiều ngày không hề về nhà. Quan hệ của M và H
cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H thật sự trở thành địa ngục khi bà
biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ bé và đang có một con chung với người vợ này.

Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ông M trở về nhà chìa vào mặt bà H tờ
đơn xin ly hôn. Bà H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ông thật tàn ác, hôm nay là
sinh nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt bấy nhiêu năm. Không cần đơn chi
hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta. Ông đừng có cản tôi, tôi đã quyết vậy
rồi”.

Ông M buông lời lạnh lùng: “Bà làm gì mặc xác bà. Tôi cần một chữ ký của bà vô
tờ đơn gửi tòa thôi”.

Nghe vậy bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế
salon mà không nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ ông M ngồi và thành cửa sổ là 5m.
Bà H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ hộp sọ và chết (Nhà ông M và bà H ở
tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân, công an đã tạm giữ ông M để làm rõ cái
chết của bà H.

Hãy xác định ông M có tội không? Nếu có là tội gì?

Ông M có tội. Ông phạm Tội bức tử theo Khoản 1 Điều 130 BLHS 2015.

Giải thích: Hành vi của ông M đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội bức tử.

5
- Khách thể:
 Quan hệ xã hội: Tính mạng và quyền được sống của bà H.
 Đối tượng tác động: Bà H.
- Chủ thể: ông M là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và đủ 18 tuổi
- Mặt khách quan:
 Hành vi: Ông M có hành vi lừa dối bà H (ông M đang có vợ bé và đang có
một con chung với người vợ này); ông đã ức hiếp, đối xử tàn ác với bà H về
mặt tinh thần, không thực hiện đúng nghĩa vụ của một người chồng là yêu
thương, chăm sóc, sống chung với vợ. Vào ngày sinh nhật vợ (bà H), ông
M trở về nhà chìa vào mặt bà H tờ đơn xin ly hôn, buông lời lạnh lùng, bỏ
măc bà H. Khi bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn) muốn tự sát, ông M
vẫn ngồi yên ở ghế salon mà không nói gì thêm, không ngăn cản bà H. Và
bà H cũng là người lệ thuộc có quan hệ hôn nhân ràng buộc với ông M
 Hậu quả: Bà H chết.
 Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của ông M là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến việc bà H tự sát, dẫn đến việc bà H chết.
- Mặt chủ quan: Ông M có lỗi cố ý gián tiếp theo khoản 2 Điều 10 BLHS, ông M
biết rõ bà H leo lên thành để tự sát và ông nhận thức được hậu quả tự sát nhưng
ông vẫn ngồi yên trên ghế cách đó chỉ 5m, dù bà H đã cảnh cáo sẽ đi chết mà ông
vẫn bỏ mặc và hậu quả chết người đã xảy ra.

Bài tập 19

A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi). Cuộc sống gia đình
khó khăn, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập
mẹ con chị B. Đêm 29/7, sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt
quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù ngoài trời đang mưa bão. Chị B khóc van
xin A mở cửa nhưng A kiên quyết không chịu. Quá tuyệt vọng, chị B bế con ra bờ sông
gần nhà nhảy xuống sông tự sát. Lúc này, ông X đi ngang qua thấy vậy nhảy xuống sông
cứu hai mẹ con nhưng chỉ cứu được chị B, cháu C chết do ngạt nước.

Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?

Trong tình huống trên, A và B là người phạm tội:

A phạm Tội bức tử theo quy định tại Điều 130 BLHS 2015.

6
Vì hành vi trái pháp luật của A đã đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành Tội bức tử:

- Khách thể:
 Tính mạng, quyền được sống của mẹ con chị B.
 Đối tượng tác động: chị B và C.
- Chủ thể: chủ thể thường: A có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan:
 Hành vi: “A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập mẹ con chị B. Đêm
29/7, sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo
đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù ngoài trời đang mưa bão”. Như vậy, A
đã có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người lệ
thuộc mình là mẹ con chị B.
 Hậu quả: chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát và khiến
C tử vong.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Đơn trực tiếp: Hành vi
đánh đập, đuổi mẹ con chị B ra khỏi nhà của A là nguyên nhân trực tiếp
khiến chị B bế con ra sông tự sát và khiến C tử vong.
- Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi với hỗn hợp lỗi. Hành vi của A là cố ý nhưng
hậu quả C chết là vô ý.

B phạm Tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015.

Vì hành vi trái pháp luật của B đã đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành Tội giết người:

- Khách thể:
 Tính mạng, quyền được sống của C.
 Đối tượng tác động: C.
- Chủ thể: chủ thể thường: chị B có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan:
 Hành vi: chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát.
 Hậu quả: C tử vong.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Đơn trực tiếp: Hành vi của
chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát là nguyên nhân
trực tiếp khiến C tử vong.

7
- Mặt chủ quan: chị B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức được
hành vi của mình là gây nguy hiểm cho C và thấy được hậu quả có thể xảy ra (C tử
vong) nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

You might also like