You are on page 1of 80

LẦN 2 (ĐÃ SỬA)

I. NHẬN ĐỊNH
13. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi
cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS) Đ
Sai => Căn cứ vào Điều 131 BLHS thì về mặt khách quan của tội giúp người khác tự sát
là hành vi tạo các điều kiện vật chất và tinh thần để người khác tự sát. Hành vi của tội này
chỉ đóng vai trò là điều kiện để người khác dùng vào việc tự sát. Còn hành vi cố ý tước
đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi giết người theo
Điều 123 vì hành vi này là nguyên nhân trực tiếp đưa đến cái chết cho người bị hại.

16. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%
thì không cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS). Đ
Sai => Căn cứ vào khoản 1 Điều 134 BLHS thì đối với những trường hợp gây thương
tích dưới 11% vẫn cấu thành tội Cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS)
Vd: Gây thương tích cho ông, bà, cha, mẹ và thầy cô giáo (điểm d khoản 1 Điều 134
BLHS)

19. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ
người khác được quy định tại Điều 140 BLHS. Đ
Sai => Căn cứ vào khoản 1 Điều 140 BLHS thì đối với hành vi đối xử tàn ác với người lệ
thuộc mình mà người đó là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, … trong trường hợp đủ điều kiện
sẽ cấu thành một tội phạm khác theo Điều 185 BLHS.

22. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi (Điều 145 BLHS). Đ
Sai => Căn cứ vào Điều 145 BLHS thì chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 18 tuối.
Vì vậy, nếu người thực hiện hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi sẽ không
cấu thành tội phạm theo Điều 145. Mà có thể cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS

23. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.
Đ
Sai => Đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS thì dù việc nạn nhân giao cấu một cách
thuận tình thì đó vẫn là giao cấu trái pháp luật. Ngoài ra tội loạn luận theo Điều 184 thì
việc thuận tình vẫn là hành vi giao cấu trái phép.

25. Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều 150 BLHS).
Đ
Sai => Đối tượng tác động của tội này là người từ 16 tuổi trở lên không phụ thuộc vào
giới tính. Vì vậy nếu không thỏa mãn về mặt đối tượng sẽ cấu thành tội phạm khác.

II. Bài tập


Bài tập 5 Đ
A là đối tượng không có việc làm ổn định, thường uống rượu, gây gổ, đánh nhau và bị
cha mẹ rầy la. Khoảng 17 giờ 30 phút, sau một chầu nhậu về, A bắt đầu chửi ông Th
(bố đẻ của A) với những lời lẽ hết sức hỗn láo: “Ngày trước tao còn nhỏ mày đánh
tao, bây giờ tao đã lớn, thằng nào há miệng tao bóp cổ chết tươi”. Đúng lúc đó, B (anh
ruột của A) đi làm về nghe A chửi cha nên rất bực tức, đã chỉ mặt A răn đe: “Nếu còn
hỗn láo với cha mẹ, có ngày tao đánh chết”. Dù vậy, A vẫn tiếp tục chửi ông Th. Thấy
A hỗn láo quá mức, không coi lời nói của mình ra gì nên B chạy ngay vào bếp rút con
dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích thước 25cm x 7cm) đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A
khiến A gục chết tại chỗ.
Khi định tội cho vụ án có 2 quan điểm:
a. B phạm tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều 125
BLHS);
b. B phạm tội “giết người” (Điều 123 BLHS).
Theo anh (chị), B đã phạm tội gì? Tại sao?
 Theo em B phạm tội giết người. Bởi vì dấu hiệu để thỏa mãn tội “Giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” phải thỏa điều kiện đó là người phạm
tội bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người B hoặc người thân thích của B. Ở đây, tuy A có hành vi hỗn láo với ba của
mình, đồng thời cũng là ba của B nhưng hành vi hỗn láo của A không phải là hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng mà là hành vi trái đạo đức nghiêm trọng. Hơn nữa,
sự kích động mạnh đến từ việc B cho rằng A coi thường B (không phải là hành vii
trái pháp luật nghiêm trọng). Do đó, căn cứ vào Điều 125 BLHS 2015 thì hành vi
của B không cấu thành Tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, mà thay vào đó hành vi của B cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS
2015), cụ thể như sau:
- Khách thể của tôi phạm:
+ QHXH bị xâm hại: tính mạng của A
+ Đối tượng tác động: A, một người đang sống
- Mặt khách quan của tội phạm: đây là tội có cấu thành vật chất nên phải thỏa mãn các
điều kiện sau:
+ Hành vi: B có hành vi cầm dao lưỡi bầu đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A
+ Hậu quả: A gục chết tại chỗ
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: chính hành vi dùng dao lưỡi bầu mũi
nhọn đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của A.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức rõ việc mình cầm dao nhọn
mà đâm tới 4 nhát vào bụng A tất yếu sẽ khiến A bị tử vong nhưng B vẫn mong muốn
hậu quả A chết xảy ra nên vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: chủ thể thường, B đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.

Bài tập 11 Đ
A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhà mình
để diệt chuột vì mía đã lên cao khoảng 0,80m - 1m, nhưng bị chuột cắn phá rất nhiều
ở phần ngọn. Xung quanh ruộng mía có tường bao quanh cao 1m40 đến 1m50 và
không có lối đi tắt. Thường thường, A cắm điện vào lúc 22 giờ đêm và ngắt điện vào 5
giờ sáng. Việc cắm điện đã được A thông báo cho bà con trong xóm biết. Những con
chuột bị chết do điện giật, A thường đem cho những người trong xóm nấu cho heo ăn.
Khoảng 24 giờ, có một thanh niên khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị điện
giật chết. Hãy xác định tội danh đối với hành vi gây chết người của A.
=> Tội danh đối với hành vi gây chết người của A là tội vô ý làm chết người theo Điều
128 BLHS
-Khách thể của tội phạm:
+ QHXH bị xâm hại: tính mạng của người thanh niên
+ ĐTTĐ là người thanh niên
- Mặt khách quan: đây là tội có cấu thành vật chất nên phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Hành vi: A đã có hành vi giăng dây điện trần xung quanh luống mía để diệt chuột
+ Hậu quả: người thanh niên xã khác vì leo tường vào vườn mía của A bị điện giật chết.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: chính việc A giăng dây diện trần xung
quanh luống mía để diệt chuột là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của người thanh
niên xã khác khi người này trèo qua tường để vào vườn mía.
- Mặt chủ quan: A đã có lỗi vô ý (cụ thể là vô ý vì quá tự tin). Khi A giăng dây điện trần
xung quanh ruộng mía mục đích của A là diệt chuột, A ý thức được việc giăng dây điện
này là nguy hiểm cho tính mạng con người, A thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Tuy
nhiên A đã không mong muốn hậu quả xảy ra và A đã cho rằng có thể ngăn được hậu quả
bằng cách xây dựng một dãy tường xung quanh, không có lối đi tắt, bật điện vào lúc 22h,
tắt lúc 5h và thông báo cho bà con trong xóm biết. A thấy như vậy là đủ để ngăn ngừa
hậu quả chết người xảy ra, nhưng nó vẫn xảy ra.
- Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường, A là người có đủ NLTNHS và đủ tuổi. Từ những
phân tích trên, tội danh của A là tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS

Bài tập 14 Đ
A và B là đồng nghiệp và có mâu thuẫn với nhau. Do tính cách khác biệt nên hai
người không mấy ưa nhau. Trong một cuộc nhậu, A và B cãi nhau, A cầm cổ chai bia
đập bể một phần, dùng phần còn lại đâm vào người của B. B bị thương nặng đưa vào
bệnh viện cấp cứu và phải điều trị ở bệnh viện mất 15 ngày. Khi ra viện, B mua một
con dao có chiều dài 15cm và rộng 1,5cm. Sau 3 ngày tìm kiếm, B phát hiện ra A đang
ngồi uống cà phê cùng với hai người bạn, lưng ngồi quay ra đường. B lao đến bất ngờ
đâm một nhát vào bả vai A rồi bỏ chạy. A được cấp cứu vào bệnh viện nhưng sau 5
ngày thì chết. Kết luận giám định pháp y xác định A chết do bị tràn khí phổi vì mũi
dao đâm vào đầu đỉnh phổi phải. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B.Giải
thích?
=> Tội danh của B là Tội cố ý gây thương tích (Điều 134), đây là trường hợp cố ý gây
thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
- Khách thể của tội phạm:
+ QHXH bị xâm hại: sức khỏe, tính mạng của nạn nhân
+ Đối tượng tác động: A, một thanh niên đang sống
- Mặt khách quan của tội phạm: đây là tội có cấu thành vật chất nên phải thỏa những điều
kiện sau:
+ Hành vi: B có hành vi dùng dao có chiều dài 15cm và rộng 1,5 cm đâm một nhát vào bả
vai A.
+ Hậu quả: A bị tràn khí phổi, sau 5 ngày thì chết
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: chính hành vi dùng dao đâm một nhát
vào bả vai A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến A bị tràn khí phổi và tử vong.
- Mặt chủ quan của tội phạm: B có lỗi hỗn hợp, lỗi cố ý với hành vi gây thương thích
nhưng vô ý gây ra cái chết của A. B nhận thức rõ hành vi của mình là gây thương tích
cho A, thấy rõ hậu quả là A sẽ bị thương tích và B vẫn mong muốn hậu quả thương tích
của A xảy ra nên B đâm A một nhát vào bả vai (vị trí mà ai cũng nghĩ là không nguy
hiểm đến tính mạng). Tuy nhiên A lại không may mắn mà bị mũi dao đâm vào đầu đỉnh
phổi phải và tử vong, đây là hậu quả mà B không lường trước được và cũng không mong
muốn hậu quả này xảy ra.
- Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường, B đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.
THẢO LUẬN LẦN 3 (ĐÃ SỬA)

I. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích?


30. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124
BLHS). Đ
Đúng => Căn cứ vào khoản 2 Điều 124 thì việc người mẹ vì những lý do khách quan,
hoàn cảnh đặc biệt mà vứt con mới đẻ trong vòng 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ
chết thì sẽ cấu thành tội này.

31. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là tình tiết
định khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS. Đ
Sai => Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác không chỉ được quy định là tình
tiết định khung của Tội giết người theo điểm h khoản 1 Điều 123 mà hành vi này còn là
dấu hiệu định tội theo điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151.

33. Chủ thể của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS) chỉ là
người không có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người. Đ
Sai => Căn cứ vào khoản 1 Điều 157 BLHS thì chủ thể đối với tội phạm này không phân
biệt là người có thẩm quyền hay không có thẩm quyền. Ngoài ra, căn cứ vào điểm b
khoản 2 Điều 157 thì việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện việc bắt, giữ hoặc
giam người trái pháp luật là một trong những tình tiết tăng nặng.

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường đó có thể là người không có thẩm quyền hoặc
cũng có thể là của người có thẩm quyền nhưng bắt, giam, giữ người không đúng với quy
định của pháp luật ngoài trường hợp quy định tại Điều 377 BLHS

36. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người
lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao
động của các cơ quan Nhà nước. Đ
Sai => Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 162 thì việc sa thải người lao động ở đây được
hiểu là người lao động trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau. Vì vậy đối tượng tác động của Tội này không chỉ là công
chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước.
40. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành
Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS). Đ
Sai => Căn cứ vào khoản 1 Điều 182 trong trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn
với người khác thì sẽ cấu thành tội phạm này nếu hành vi trên làm cho quan hệ hôn nhân
của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm.

Dấu hiệu định tội là tội phạm trên phải thỏa một trong các điều kiện được quy định tại
khoản 1 Điều 182

42. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy
định trong cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS. S
Sai => Việc giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ mà nếu người đó
là trẻ em chưa đủ 16 tuổi thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản
2 Điều 145.

Trường hợp gctt với người có cùng dòng máu trực hệ mà người đó từ đủ 16t trở lên sẽ
cấu thành tội loạn luân theo Điều 184. Còn trong trường hợp giao cấu với người dưới 13
tuổi sẽ cấu thành tội phạm theo Điều 142 hoặc chủ thể từ đủ 18t giao cấu thuận tình với
người có dòng máu trực hệ mà người đó từ đủ 13 đến dưới 16 t là sẽ cấu thành tội phạm
theo Điều 145

II. Bài tập


Bài tập 15 Đ
A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm bắn. B thấy
gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thôi đừng bắn
nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà rừng và đáp lại:
“Mày chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”. Nói xong, A bóp cò,
không ngờ đạn trúng vào người bẻ măng. Hãy xác định A phạm tội gì nếu:
a. Nạn nhân chết;
=> Trong trường hợp nạn nhân chết, A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 128 vì
hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội danh này:
- Khách thể: A xâm phạm đến tính mạng của người bẻ măng; ĐTTĐ: người bẻ măng -
một người đang sống.
- Khách quan: Đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên mặt khách quan gồm:
+ Hành vi: A đã có hành vi rê súng theo con gà rừng và bóp cò dẫn đến bắn dùng
người bẻ măng
+ Hậu quả: Người bẻ măng chết
+ Mối liên hệ: Chính việc A bắn con gà rừng nhưng đạn lạc trúng vào người bẻ
măng là nguyên nhân trực tiếp đưa đến cái chết cho người bẻ măng
- Chủ quan: Lỗi vô ý (vì quá tự tin)
+ A nhận thức được hành vi ngắm bắn một con gà rừng đang gần chỗ người bẻ
măng là nguy hiểm cho người bẻ măng. A thấy một cách mơ hồ về hậu quả có thể
xảy ra, A không mong muốn bắn người bẻ măng và khi được B ngăn thì A tin vào
tài bắn súng của mình nên dẫn đến việc bắn trúng người bẻ măng.
+ Mục đích của A là bắt chết con gà rừng chứ không phải người bẻ măng.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS.
b. Nạn nhân bị thương nặng;
=> Trong trường hợp nạn nhân bị thương nặng và tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên
thì sẽ cấu thành tội Vô ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều
138 BLHS.
Về mặt khách thể: Sức khỏe của nạn nhân, ĐTTĐ là nạn nhân
Về mặt khách quan: A đã có hành vi rê súng theo con gà rừng và bóp cò dẫn đến bắn
trúng người bẻ măng. Và việc bắn lạc đạn này khiến cho nạn nhân bị thương nặng.
Về mặt chủ quan: Lỗi vô ý. A nhận thức được hành vi ngắm bắn một con gà rừng đang
gần chỗ người bẻ măng là nguy hiểm cho người bẻ măng. A thấy một cách mơ hồ về hậu
quả có thể xảy ra, A không mong muốn bắn người bẻ măng và khi được B ngăn thì A tin
vào tài bắn súng của mình nên dẫn đến việc bắn trúng người bẻ măng.
Về chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

c. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%.


=> Căn cứ vào khoản 1 Điều 138 thì A đã có hành vi vô ý gây thương tích đối với người
bẻ măng. Tuy nhiên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 21% thì chưa đủ yếu tố để cấu thành
tội danh theo Điều 138 - quy định là từ 31%-60%.

Bài tập 16 (Chưa rõ => chưa xác định)


Ông M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng hai người không có con chung. Ông
M thường xuyên vắng nhà, có khi nhiều ngày không hề về nhà. Quan hệ của M và H
cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H thật sự trở thành địa ngục khi
bà biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ bé và đang có một con chung với người vợ
này. Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ông M trở về nhà chìa vào mặt bà H
tờ đơn xin ly hôn. Bà H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ông thật tàn ác, hôm
nay là sinh nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt bấy nhiêu năm. Không cần
đơn chi hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta. Ông đừng có cản tôi, tôi
đã quyết vậy rồi”. Ông M buông lời lạnh lùng: “Bà làm gì mặc xác bà. Tôi cần một
chữ ký của bà vô tờ đơn gửi tòa thôi”. Nghe vậy bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở
sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế salon mà không nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ
ông M ngồi và thành cửa sổ là 5m. Bà H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ
hộp sọ và chết (Nhà ông M và bà H ở tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân,
công an đã tạm giữ ông M để làm rõ cái chết của bà H.
Hãy xác định ông M có tội không? Nếu có là tội gì?
Hai trường hợp
Chung sống như vợ chồng => Điều 182
Không chứng minh được chung sống như vợ chồng => Không có tội.

Bài tập 19 Đ
A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi). Cuộc sống gia đình khó
khăn, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập
mẹ con chị B. Đêm 29/7, sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi
vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù ngoài trời đang mưa bão. Chị B khóc
van xin A mở cửa nhưng A kiên quyết không chịu. Quá tuyệt vọng, chị B bế con ra bờ
sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát. Lúc này, ông X đi ngang qua thấy vậy nhảy
xuống sông cứu hai mẹ con nhưng chỉ cứu được chị B, cháu C chết do ngạt nước.
Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?

Tội danh mà A đã phạm là tội bức tử theo điều 130 BLHS

Dấu hiệu

Khách thể Khách thể: quyền được sống của chị B

Đối tượng tác động: chị B

Mặt khách Hành vi: A thường nhậu nhẹt, say sỉn về đánh đập mẹ con chị B. Sau
quan khi đi nhậu về , A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo
đuổi 2 mẹ con ra khỏi nhà mặc dù ngoài trời đang mưa bão. Như vậy
A có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người lệ
thuộc mình là mẹ con chị B

Hậu quả: chị B bế con ra bờ sông và nhảy xuống tự sát khiến cháu C
tử vong

Chủ thể A đủ tuổi và NLTNHS, A và B là người có quan hệ lệ thuộc nhau

Mặt chủ A thực hiện với hành vi với lỗi cố ý gián tiếp, A nhận thức được hành
quan vi của mình là nguy hiểm cho mẹ con chị B và thấy được hậu quả xảy
ra tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tội danh mà B đã phạm là tội giết người (điều 123 BLHS)

Dấu hiệu

Khách thể Khách thể: tính mạng và quyền được sống của cháu C

Đối tượng tác động: Cháu C- con người đang sống

Mặt khách Hành vi : Chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát
quan
Hậu quả: cháu C tử vong

Mối quan hệ nhân quả: Hành vi bế con tự sát của chị B là nguyên
nhân trực tiếp khiến cháu C tử vong

Chủ thể B đủ tuổi và NLTNHS


Mặt chủ B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trưc tiếp, B nhận thức được hành vi
quan của mình là nguy hiểm cho cháu C và thấy được hậu quả là cháu C sẽ
chết nhưng vẫn mong muốn thực hiện

THẢO LUẬN LẦN 4

Bài tập 22
A là người thường dậy sớm mang cây gậy dài có gắn vợt đi vợt ốc nhồi ở các ao bèo.
Một hôm A đang đi vợt ốc như thế thì phát hiện B là người hàng xóm đang sắp chết
đuối dưới ao. Tuy A biết rõ B là người không biết bơi (lội) nhưng vì trong cuộc sống
B thường xuyên mâu thuẫn, cãi nhau với gia đình A, thậm chí có lần B đã ném cả
phân vào bể nước ăn nhà A nên khi thấy B sắp chết đuối A không thò gậy xuống
cứu B. Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A đứng yên trên bờ ao chờ tới khi B chìm xuống hẳn rồi bỏ đi. Theo kết quả giám
định pháp y B chết do bị ngạt nước. Đ
=> Trong tình huống này, A phạm Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng theo Điều 132 BLHS. Hành vi của A thoả mãn các dấu hiệu pháp lý
sau đây:
- Khách thể: A xâm phạm đến tính mạng của B; đối tượng tác động là B khi sắp
chết đuối dưới ao.
- Khách quan: Đây là tội phạm có cấu thành vật chất:
+ Hành vi: A đã đứng yên trên bờ ao chờ tới khi B chìm xuống hẳn rồi bỏ đi
mà không hề có hành động cứu giúp.
+ Hậu quả: B chết do ngạt nước
+ Mối quan hệ: Đơn trực tiếp - Chính hành vi không cứu giúp của A khi thấy
B sắp chết đuối mặc dù A đủ điều kiện cứu giúp là nguyên nhân trực tiếp
đưa đến cái chết cho B.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp - A nhận thức rõ B không biết lội, và việc A không
đưa cây cứu giúp sẽ nguy hiểm cho B. A thấy trước hậu quả xảy ra cũng như
mong muốn cho hậu quả xảy ra vì những hiềm khích trước đó với B.
- Chủ thể: Chủ thể thường - A đủ tuổi và NLTNHS, ngoài ra, A đủ điều kiện để có
thể cứu giúp B.
=> Chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp (NQ 04/1986)

b. Ngay lúc B gần chìm (A vẫn đứng trên bờ ao) thì có anh C (chủ ao) nhảy xuống
vớt B lên và B đã được cứu sống. Đ
- Trong trường hợp B được cứu sống thì anh A sẽ không bị kết Tội không cứu giúp
người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 BLHS. Vì đối với
tội danh này có cấu thành vật chất mô hình hai nên việc nạn nhân chết là dấu hiệu
định tội.

Bài tập 25 Đ
T là kẻ sống lang thang. Ngày 01/7, T đã cho kẹo để rủ một cháu bé 3 tuổi đi theo và
đưa cháu vào TP HCM. Để có thể xin tiền được nhiều, T đã dùng tay đánh vào đầu
cháu bé cho đến khi chảy máu rồi đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện Chợ Rẫy
xác định cháu bị chấn thương sọ não. Sau khi bệnh viện băng bó và cấp thuốc cho
cháu, T đã bế cháu ra khỏi bệnh viện rồi đưa đi ăn xin trên các phố. Ngày 19/7, T lại
bẻ gẫy chân trái của cháu và đưa vào bệnh viện Nhi đồng I bó bột rồi tiếp tục dẫn
cháu đi ăn xin. Ngày 13/8, T lại bẻ gãy tay cháu, đồng thời rạch mặt nhiều nơi, cắt
môi trên của cháu và đưa vào bệnh viện Nhi đồng II bó bột, sau đó lại tiếp tục đưa
cháu đi ăn xin. Đến ngày 15/8, thấy cháu bé bị T đánh đập rất dã man trên đường
phố, nhiều người dân đã báo công an bắt giữ. Qua giám định kết luận: “Cháu bé bị
gãy kín các xương đoạn 1/3 dưới xương cánh tay phải và trái, bị di chứng lệch trục
chi phải, vỡ đầu trên xương chày trái, di chứng cứng gối trái, mặt bị dị dạng. Tỷ lệ
tổn thương cơ thể mà cháu bé phải gánh chịu là 55%”. Hãy xác định T phạm tội gì?
Tại sao?
*T phạm hai tội
=> T đã phạm Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Điều 153 BLHS với tình tiết
tăng nặng là gây thương tích cho nạn nhân 55% theo điểm e khoản 2 Điều này. Hành
vi của A thoả các dấu hiệu pháp lý sau đây:
- Khách thể: A xâm phạm đến phẩm chất và sự phát triển bình thường của cháu bé 3
tuổi; đối tượng tác động là cháu bé 3 tuổi (người dưới 16 tuổi)
- Khách quan: Cấu thành hình thức.
+ Hành vi: T đã dùng thủ đoạn khác để chiếm giữ cháu bé này đó là việc cho
kẹo cháu bé và dụ cháu bé theo mình sau đó đưa nạn nhân vào thành phố
Hồ Chí Minh để đi ăn xin. Hành vi trên của T chính là việc sử dụng thủ
đoạn để dịch chuyển người dưới 16 tuổi ra khỏi nơi quản lý hợp pháp. Đây
được xem là hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp - T nhận thức rõ việc dụ dỗ cháu bé 3 tuổi đi theo
mình và đã có mục đích đưa cháu vào thành phố HCM để đi xin ăn. Và để xin ăn
được nhiều, T đã nhiều lần gây thương tích cho nạn nhân. T thấy rõ việc làm của
mình ảnh hưởng đến nhân phẩm và sự phát triển bình thường của cháu bé. T mong
muốn việc đó xảy ra.
- Chủ thể: T đủ tuổi và năng lực TNHS

=> T phạm tội cố ý gây thương tích theo điểm c khoản 3 điều 134 BLHS.

- Khách thể: A xâm phạm đến sức khỏe của cháu bé; đối tượng tác động: cháu bé.

- Mặt khách quan: cấu thành vật chất

+ Hành vi : tác động trái phép đến thân thể của cháu bé nhiều lần gây thiệt hại về sức
khỏe, tỷ lệ tổn thương là 55%

=> Nếu tên hành vi: T có hành vi cố ý gây thương tích cho em bé

+ Hậu quả: Cháu bé bị gãy kín các xương đoạn 1/3 dưới xương cánh tay phải và trái, bị
di chứng lệch trục chi phải, vỡ đầu trên xương chày trái, di chứng cứng gối trái, mặt bị dị
dạng. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà cháu bé phải gánh chịu là 55%

+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của T là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thương
tổn trên cơ thể của cháu bé

- Chủ thể: T đủ tuổi và NLTNHS.

- Mặt chủ quan: T thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, T nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm và thấy trước được hành vi của mình gây nguy hiểm cho cháu bé
nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra.

Bài tập 30 Đ
A (nam, 17 tuổi) và B yêu nhau. A có quan hệ tình dục khiến B có thai. Gia đình B
khiếu nại A về sự việc trên. Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không, nếu
phạm tội thì là tội gì trong các tình huống sau:
a. B 12 tuổi;
=> Nếu B 12 tuổi thì hành vi của A cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
theo điểm b khoản 2 Điều 142. Đối với người dưới 13 tuổi thì việc thuận tình hay
không thuận tình đều được xem là trái ý muốn - người dưới 13t chưa có nhu cầu
về tình dục.
- Khách thể: Danh dự, nhân phẩm của B và sự phát triển bình thường về thể chất
của B; đối tượng tác động là B (12 tuổi)
- Khách quan: Tội phạm này có cấu thành hình thức:
+ Hành vi: A đã quan hệ tình dục với B khiến B có thai.
- Chủ quan: Lỗi cố ý - A nhận thức được B chỉ mới 12 tuổi, biết hành vi của mình
xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của B. A thấy trước hậu quả nhưng vẫn thực
hiện.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

b. B 15 tuổi;
=> Trong trường hợp này, A không phạm tội. Vì khi này B đã 15 tuổi nên không
thể áp dụng theo điểm b khoản 1 Điều 142. Ngoài ra, không thể căn cứ vào điểm a
khoản 1 Điều này vì A và B yêu nhau nên việc quan hệ tình dục trên là thuận tình,
hành vì của A không thoả các dấu hiệu Luật định. Bên cạnh đó, không thể kết tội
A vào Tội hiếp dâm theo Điều 141 thì tội này đòi hỏi đối tượng tác động là người
từ đủ 16 tuổi trở lên. Và cũng không thể áp dụng Điều 145 đối với A vì A chưa đủ
18 tuổi.

c. B 17 tuổi.
=> Lúc này, B đã 17 tuổi nên không thể áp dụng Điều 142 và Điều 145 BLHS.
Song cũng không thể áp dụng Điều 141 BLHS đối với A vì việc quan hệ tình dục
trên là thuận tình.

Bài tập 36 Đ
A kết hôn với X, có hai con chung. Một thời gian sau, X bỏ đi mà không làm thủ tục
ly hôn với A. X đến địa phương khác mua nhà, sống như vợ chồng với Y. 2 năm sau
khi X mất, A cùng hai con đến nhà nơi X và Y sinh sống về bắt Y phải giao nhà. Y
xin được chia một phần nhưng mẹ con A không đồng ý. Y gửi đơn ra tòa, trong thời
gian chờ tòa xét xử thì A và hai con là B và C huy động hàng chục người kéo tới và
đuổi Y ra đường. Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án trên. (không ra tội
này)
=> A, B, C đã phạm Tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 BLHS. Hành vi
của những người trên thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:
- Khách thể: Những người trên xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của Y; Đối tượng tác động là chỗ ở của Y.
- Khách quan: Tội phạm này có cấu thành hình thức:
+ Hành vi: A, B, C đã huy động hàng chục người kéo đến để đuổi Y ra đường
- Chủ quan: Lỗi cố ý - A, B, C đều cố ý trong việc đuổi chị Y ra khỏi nhà. Họ nhận
thực rõ hành vi của mình là xâm phạm vào chỗ ở của chị B và vẫn mong muốn
thực hiện.
+ Động cơ không là yếu tố định tội trong tội này nên việc A, B, C đến đòi
giao hay chia nhà thì vẫn không quan trọng.
- Chủ thể: A, B, C đều đủ tuổi và có NLTNHS.

Bài tập 38 Đ
A (21 tuổi) và B (17 tuổi) là anh em cùng cha khác mẹ. Bà Y là mẹ ruột của B thấy
những biểu hiện khác thường của con gái nên đưa B đi đến bệnh viện khám bệnh
thì phát hiện B có thai được gần 4 tháng. Bà Y tra hỏi B thì B khai nhận rằng do có
tình cảm với A nên cả hai đã có quan hệ tình dục từ 2 năm nay và cả 2 đều hoàn
toàn tự nguyện. Bà Y hỏi A thì A cũng thừa nhận hành vi của mình và khai nhận
lần đầu tiên quan hệ là ngày B đã đủ 15 tuổi. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A
và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Khi A 19 tuổi và B 15 tuổi.

A phạm tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo điều 145 BLHS.

Hành vi của A thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây:

- Khách thể: A xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của B;
đối tượng tác động là B (15 tuổi)

- Khách quan: Đây là tội phạm có cấu thành hình thức

+ Hành vi: A đã thực hiện hành vi giao cấu trái phép đối với B khi B chỉ mới 15 tuổi
và đối với tội danh này thì việc B có thuận tình hay không thì việc giao cấu trên là trái
phép.

- Chủ quan: Lỗi cố ý - A ý thức được mình có hành vi giao cấu với B và biết rõ B là
người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (15 tuổi).

- Chủ thể: Khi A thực hiện hành vi phạm tội trên A đã đủ 18 tuổi và có NLTNHS đầy
đủ.
B chưa đủ tuổi để chịu TNHS nên không chịu trách nhiệm về tội loạn luân.

Khi A từ đủ 21 tuổi trở lên và B từ đủ 16 tuổi trở lên:

A và B phạm tội loạn luân theo điều 184 BLHS.

- Khách thể: Xâm phạm đến quan hệ xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát triển bình
thường của con cái, đồng thời tội này còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, hạnh phúc
gia đình.

+ Đối tượng tác động: Hoạt động bình thường của chủ thể

- Mặt khách quan: cấu thành hình thức

+ Hành vi: giao cấu thuận tình giữa hai người cùng cha khác mẹ

+ Có sự giao cấu thuận tình giữa A và B- cả 2 đã đủ 16 tuổi (đủ tuổi chịu TNHS)

- Mặt chủ quan: lỗi cố ý. A và B biết rõ hành vi thuận tình giao cấu với người cùng cha
khác mẹ nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội.

- Chủ thể: đây là chủ thể đặc biệt - A và B đã đủ tuổi, đủ NLTNHS và có quan hệ
huyết thống (cùng cha khác mẹ).

=> Hành vi giao cấu diễn ra nhiều lần phải xác định thời điểm cũng như

THẢO LUẬN LẦN 5

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm
phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản. Đ
Sai => Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong các chương tội phạm sở hữu
ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản còn gồm hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, hành vi sử
dụng trái phép tài sản; hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hành vi vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
VD: Vì có mâu thuẫn với A, B đã tưới xăng đốt xe của A để trả thù.

2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Sai => Những vật có sẵn trong tự nhiên, không phải do con người tạo ra như: rừng núi,
sông hồ, nguồn nước,... không phải là đối tượng tác động của tội phạm quyền sở hữu.
Tuy nhiên, nếu các đối tượng vật chất trên được sức lao động của con người tác động đến
nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thì được coi là đối tượng xâm phạm sở hữu.
(=> Điều 243 BLHS thì rừng còn là đttđ của các tội về môi trường)

3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu. Đ
Đúng. Có những tài sản bị chiếm đoạt là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở
hữu. Tuy nhiên có vài trường hợp chiếm đoạt các vật có tính năng đặc biệt thanh chắn
đường sắt, gương cầu lồi trên đèo, trụ nước dùng cho phòng cháy chữa cháy,... Trong
trường hợp chiếm đoạt các tài sản này sẽ không được xem là tội xâm phạm sở hữu mà sẽ
là tội phạm khác theo quy định của BLHS.
VD: A cướp ma túy của người khác thì không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168) mà
cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)

5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Đ
Sai. Căn cứ Điều 168 BLHS 2015 thì hành vi cướp tài sản được mô tả là hành vi dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực phải ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó
có những trường hợp hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải
ngay tức khắc, cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.
Ví dụ: A đe dọa B vào ngày mai phải giao cho A 10 triệu đồng nếu không sẽ chặn đường
B lúc B đi học và đánh B gãy chân.
Trong trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vũ lực của A không diễn ra ngay tức khắc,
nạn nhân là B cũng không rơi vào tình trạng không thể chống cự được ngay tức khắc, B
chỉ bị uy hiếp tinh thần, quyền xử sự vẫn do B quyết định. Vì vậy, trong trường hợp này,
hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của A không cấu thành Tội cướp tài
sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
(Đối với tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, đe dọa dùng vũ lực để đòi tiền chuộc thì
đây là đe dọa dùng vũ lực chứ không ngay tức khắc thì vậy không được xem là cướp tài
sản.)

9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành
vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123
BLHS). Đ
Sai. Trong quá trình thực hiện hành vi cướp tài sản (Điều 168), bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản (Điều 169) hoặc cướp giật tài sản (Điều 171), nếu người phạm tội: Cố ý gây thiệt
hại cho tính mạng người khác thì cấu thành 2 tội là tội xâm phạm sở hữu ( Điều 168 hoặc
169 hoặc 171) và tội giết người (Điều 123). Trường hợp người dùng vũ lực nhằm chiếm
đoạt tài sản vô ý gây thiệt hại cho tính mạng người khác thì chỉ cấu thành Tội cướp tài
sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” (Điểm c Khoản 4 Điều 168).
(Lỗi cố ý trong việc làm chết người => 2 tội. - Giết người và cuớp)
(Lỗi vô ý đối với việc làm chết người => khoản 4 Điều 168 - tình tiết định khung tăng
nặng của tội Cướp tài sản)
(Cướp cố ý gây thiệt hại về sức khỏe => Một tội cướp với tình tiết đinh khung

C. BÀI TẬP
Bài tập 1
Lúc 6 giờ sáng, T gặp cháu N (8 tuổi), đang đứng trong vườn mận. Thấy N đeo sợi dây
chuyền vàng nên y chợt nảy ý định chiếm đoạt. Quan sát chung quanh không có ai, T
bước qua mé mương lấy một khúc cây còng lớn bằng cổ tay. Cầm khúc cây trên tay, T
nhanh bước đến phía sau lưng cháu N và vung tay đập mạnh vào đầu cháu N làm
cháu té xuống đất. Cháu N la lên kêu cứu thì T tiếp tục đánh vào đầu cháu N cái thứ
hai khiến N bất tỉnh. T lấy sợi dây chuyền trên cổ của cháu N. Kế đó, T ôm cháu N
dìm xuống mương, nhận xác cháu xuống bùn. Sợi dây chuyền T bán được 775.000
đồng. Vụ việc được phát hiện nhanh chóng. T bị bắt giữ.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T.
=> Đối với hành vi của T, theo em sẽ có 2 tội là tội Giết người (D123) và tội Cướp tài sản
(Điều 168).
- Tội giết người (Điều 123)
Dấu hiệu pháp lý:
+ Khách thể: T đã xâm phạm đến quan hệ nhận thân và đối tượng tác động là N.
+ Khách quan: Cấu thành vật chất
. T đã có hành vi dùng khúc cây còng lớn bằng cổ tay đập mạnh vào đầu cháu N
khiến cháu té xuống đất. Cháu N kêu cứu thì T tiếp tục đánh cháu cái thứ hai khiến
N bất tỉnh. Sau khi lấy sợi dây chuyền, T dìm N xuống mương, nhận xác cháu
xuống bùn.
. Hậu quả: Không rõ cháu N đã chết chưa, nhưng nếu chưa chết vẫn cấu thành tội
giết người.
. Chính hành vi của T dẫn đến cái chết của cháu N (đã tấn công vào vị trí trọng
yếu của cháu N (đầu), đồng thời tiếp tục đánh cháu bất tỉnh và nhận xác xuống
bùn.)
+ Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
. T nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho cháu N; T thấy trước hậu quả
chết người có khả năng xảy ra trên thực thế và T mong muốn như vậy. Điều này
được thể hiện rõ qua hành vi
+ Chủ thể: Chủ thể thường
. T đủ tuổi và đủ NLTNHS

- Tội cướp tài sản (Điều 168)


Dấu hiệu pháp lý:
+ Khách thể: Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
. ĐTTĐ: Tính mạng, sức khỏe và tài sản của cháu N
+ Khách quan: Cấu thành cắt xén
. T đã có hành vi dùng vũ lực làm cháu N rơi vào tình trạng tê liệt (đập khúc cây
vào đầu cháu N sau đó tiếp tục đánh ngất cháu và dìm xác xuống bùn). Để nhằm
chiếm đoạt
+ Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
. T nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm đối với cháu N, thấy trước hậu
quả và mong muốn hậu quả xảy ra
. Mục đích của T là để chiếm đoạt sợi dây chuyền (Dấu hiệu định tội)
+ Chủ thể: T đủ tuổi và NLTNHS (chủ thể thường)
(Gọi tên hành vi => Chứng minh)

Bài tập 3
Ông X (45 tuổi) đã có vợ con nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với A (29 tuổi). Sau
một thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X và bàn bạc kế hoạch với
anh trai là B. Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ trong nhà nghỉ thì B xông
vào, tự nhận là chồng của A và đánh ông X. Ông X năn nỉ xin B tha, B yêu cầu ông X
phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường danh dự”. Ông X không đồng ý nên B
tiếp tục đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài
sản là 30 triệu đồng. Sau đó, B chụp hình ông X và A, nói nếu không đưa 250 triệu
đồng thì sẽ gửi những tấm hình đó cho vợ con ông X. Ông X đồng ý và hẹn mười ngày
sau sẽ đưa tiền. Vụ việc sau đó bị phát giác.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Theo em, A và B là đồng phạm. Trong đó A đóng vai trò tổ chức, giúp sức. B đóng vai
trò người thực hiện, tổ chức.
Trong tình huống này, A, B đã phạm tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản.
*Tội cưỡng đoạt tài sản:
- Khách thể: Xâm phạm vào QHNT và QHSH.
. ĐTTĐ là ông X và 250tr
- Mặt khách quan:
. Hành vi: Sau khi yêu cầu ông X đưa 300tr, ông X không đồng ý thì B đã đánh
ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X. Sau đó, B đã có
sự uy hiếp tinh thần của ông X bằng cách chụp hình ảnh ông X và đe dọa sẽ gửi
cho vợ con ông nếu không đưa cho B 250tr.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
. B nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước hậu quả và mong
muốn nó xảy ra.
. Mục đích: chiếm đoạt tài sản
- Chủ thể: Chủ thể thường
. B đủ tuổi và NLTNHS.
* Đối với Tội cướp tài sản (Điều 168)
- Khách thể:
+ QHXH bị xâm hại: Quyền sở hữu của ông X và quyền nhân thân + Đối tượng
tác động: ông X và tiền, điện thoại, đồng hồ
- Mặt khách quan: Đây là tội phạm có CT cắt xén
+ Hành vi: A, B đã có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần ông X
Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ trong nhà nghỉ thì B xông vào, tự
nhận là chồng của A và đánh ông X. Ông X năn nỉ xin B tha, B yêu cầu ông X
phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường danh dự”. Ông X không đồng ý nên
B tiếp tục đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị
giá tài sản là 30 triệu đồng.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A và B thấy rõ được hành vi mình làm là trái
pháp luật, gây thiệt hại về tài sản cho ông X nhưng A và B vẫn thực hiện. (CTHT)
Mục đích: A và B nhằm chiếm đoạt tài sản của ông X ( đây là dấu hiệu định tội)
- Chủ thể: A và B là chủ thể thường, có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS

Bài tập 4
A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác. A và B đến một
bãi gửi xe. A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết. B vào trong bãi
xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm soát mặc
cho những người kiểm soát vé truy hô. Sau đó, cả hai bị bắt giữ.
Hãy xác định A và B phạm tội gì? S
=> A và B đã phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015.
- Dấu hiệu pháp lý:
+ Khách thể: A, B xâm phạm vào quan hệ sở hữu, ĐTTĐ: Tài sản: xe gắn máy đang
có sự quản lý
+ Khách quan: Cấu thành vật chất.
. A và B đã lén lút vào bãi giữ xe để chiếm đoạt 1 chiếc Suzuki (Sự lén lút thể hiện
ở chỗ A đã canh chừng để báo động cho B). Sau đó, B đã dắt đi, nổ máy và gài số
chạy nhanh qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát vé truy hô đây là
tình tiết cho thấy A và B đã chiếm đoạt chiếc xe máy.
. Ở đây, tuy đề bài không nêu trực tiếp nhưng việc chiếc xe được để trong bãi giữ
xe tức đang có sự quản lý và chiếc xe máy thường có giá trên 2tr đồng nên những
yếu tố này đủ căn cứ để xác định A, B phạm tội trộm cắp tài sản.
+ Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
. A và B nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm vào quyền sở hữu của
người khác. Thấy trước hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
+ Chủ thể: Chủ thể thường
. A, B đủ tuổi và NLTNHS.

(Tội cướp giật tài sản: Dựa vào hành vi của người thực hành.
KT: ĐTTĐ: Xe Suzuki
KQ:
Hv: Công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản - công khai: Người giữ xe truy hô; nhanh
chóng: gài số chạy nhanh qua.

Bài tập 6
Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng Cát
Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14/3, nhân viên điều động của công ty X nhận
được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công
ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng
lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa
cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X
điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một container hàng xà bông. B
bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại
sao?
=> Trong tình huống này, A phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015, tội
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015, B phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo Điều 174 BLHS 2015.
- Dấu hiệu pháp lý: Trộm cắp tài sản (Không được xác định trong trường hợp này.)
+ Khách thể: A xâm phạm vào quan hệ sở hữu. ĐTTĐ là tài sản (phiếu vận chuyển)
+ Khách quan: Cấu thành hình thức
. Hành vi: A đã lợi dụng lúc vắng người, trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B.
Hành vi này của A cho thấy sự lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản (tấm vé).
. Việc A trộm lấy 1 chiếc phiếu giao nhận container gây ra thiệt hại trên thực tế
đến 400tr đồng nên có thể xác định hành vi của A đủ yếu tố cấu thành tội Trộm
cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015.
+ Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
. A nhận thức được hành vi chiếm đoạt 1 chiếc phiếu giao nhận container xâm
phạm đến quyền sở hữu của công ty X. A thấy trước được thiệt hại nếu công ty X
mất một phiếu giao nhận và vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS.
(Phiếu giao nhận không phải là tài sản => Hành vi này của A chỉ đóng vai trò giúp sức.)

- Dấu hiệu pháp lý: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Khách thể: A, B đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu. ĐTTĐ là tài sản có giá trị từ 2
triệu đồng trở lên (1 thùng container 400tr)
+ Khách quan: Cấu thành vật chất
. Hành vi: B đã bằng thủ đoạn gian dối là việc tự nhận mình là nhân viên do công
ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một container hàng xà
bông. Ở đây, rõ ràng B đã đưa ra thông tin gian dối để cho người khác tin mà giao
tài sản cho B
. Hậu quả: B chiếm đoạt được thùng container và bán được 400tr đồng
. Mối quan hệ nhân quả: Chính hành vi gian dối của B đã dẫn đến việc cảng Cát
Lái cho phép B nhận thùng Container từ đó B mới đem bán được 400tr
+ Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
. B nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, B thấy trước hậu quả
và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Chủ thể: Chủ thể thường
. B đủ tuổi và NLTNHS

Trong tình huống này, A đã có đồng phạm với B trong việc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể A đóng vai trò người giúp sức khi trộm lấy phiếu giao nhận để đưa cho B. Ngoài
ra, khi B bán được 400tr thì A được chia 200tr cho thấy A và B đã cố ý cùng nhau thực
hiện một tội phạm.

THẢO LUẬN LẦN 6


I. NHẬN ĐỊNH
13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người. Đ
Sai => Đối với Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) thì việc lén lút, bí mật của người phạm tội
chỉ cần diễn ra đối với người chủ sở hữu, người quản lý tài sản. Người phạm tội vẫn có
thể công khai đối với những người không có trách nhiệm quản lý tài sản.

14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là
hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS). N
Sai => Nếu việc gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện sau khi đã giao kết hợp
đồng, đồng thời việc chiếm đoạt dưới 4tr đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy
định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại
và gia đình họ thì có thể cấu thành Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
(Thời điểm nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước và sau khi giao kết hợp đồng sẽ có
thể cấu thành 2 tội. Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trước khi giao kết, không cần giao
kết); Lạm dụng tín nhiệm (Sau khi giao kết)
Sai => Trường hợp chiếm đoạt tài sản có gt từ 2 tr trở lên, dùng thủ đoạn gian dối để nạn
nhân tin và giao tài sản cấu thành 174. Còn nếu sau khi có tài sản một cách ngay thẳng,
hợp pháp, trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
theo Điều 175.
(Biểu hiện gian dối là cách thức để người phạm tội tiếp cận được tài sản. Sau đó dùng
nhiều thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tài sản. Vì vậy lưu ý giữa biểu hiện gian dối và
dùng thủ đoạn gian dối)

15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản
có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản (Điều 175 BLHS). Đ
Sai => Hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác
hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng khác mà tài sản từ 4
triệu đồng trở lên có thể không cấu thành tội quy định tại Điều 175. Lúc này, quan hệ
giữa các bên là quan hệ dân sự. Hành vi này chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản khi đi cùng với hành vi khách quan dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản
đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không
trả; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả
lại tài sản.

- Cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 175 BLHS

17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS).
Đ
Sai => Căn cứ vào khoản 1 Điều 176 BLHS 2015 thì việc cố tính không trả lại cho chủ sở
hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm sau khi chủ sở hữu hoặc người
có thẩm quyền yêu cầu giao lại thì mới cấu thành tội phạm theo Điều 176.

(Lưu ý không nói từ 10tr đến 200tr => Chỉ cần nói từ 10tr trở lên, trên 200tr sẽ có định
khung tăng nặng)

II. Bài tập:

Bài tập 7
A là một thanh niên không có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách kiếm tiền. A
đến một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ hội chiếm đoạt tài sản của
người khác. Khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giao thông bật sáng, A nhanh chóng
giật chiếc dây chuyền trên cổ của một phụ nữ và bỏ chạy. B là người chứng kiến được
sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lề đường và chạy đuổi theo để bắt A. Chạy vào
con hẻm cụt, A hết đường nên quay mặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào
miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng của B và bỏ chạy. B bị thương với tỷ lệ tổn
thương cơ thể qua giám định là 27%. S
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.
=> A phạm tội Cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015.
- Dấu hiệu pháp lý
+ Khách thể: Quan hệ sở hữu
. ĐTTĐ: Tài sản (sợi dây chuyền)
+ Khách quan: CTVC
. Hành vi: A đã có hành vi chiếm đoạt tài sản của một người phụ nữ một cách
nhanh chóng và công khai đồng thời A cũng nhanh chóng bỏ chạy sau đó.
. Hậu quả: A đã giật được dây chuyền trên cổ của người phụ nữ và bỏ chạy
. Mối liên hệ: Chính hành vi cướp giật của A đã cho sợi dây chuyền không còn
trong sự quản lý của người phụ nữ
Trong tình huống này, A đã bỏ chạy vào hẻm và bị B đuổi theo để bắt. Khi này
vào con hẻm cụt, A hết đường nên ngậm sợi dây chuyền vào miệng, rút dao đâm
vào bụng của B và bỏ chạy. Hành vi này của A được xem là hành vi “hành hung
để tẩu thoát theo điểm đ khoản 2 Điều 171. Vì theo TTLT 02/2001 thì lúc này A bị
vậy bắt, tài sản A vẫn đang chiếm giữ nên việc A có hành vi đâm anh B để bỏ
chạy được xem là hành vi hành hung để tẩu thoát.
+ Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
. A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, A thấy trước hậu quả
và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Chủ thể: Chủ thể thường
. A đủ tuổi và NLTNHS.

A phạm tội cướp tài sản (168) được chuyển hóa từ tội Cướp giật sang cướp
Ban đầu, hành vi của A đủ yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản (công khai, nhanh
chóng). Tuy nhiên, sau khi bị B đuổi theo, bao vây, bắt giữ, A đã có hành vi dùng
vũ lực dùng dao đâm vào bùng của B nhằm chiếm đoạt tài sản (Bỏ sợi dây chuyền
vào miệng)
Nếu dấu hiệu pháp lý

Bài tập 9 Đ
A là người sống lang thang, không nghề nghiệp, thấy bà C hay đeo sợi dây chuyền có
giá trị, A nảy sinh ý định chiếm đoạt. Vào một buổi tối, khi thấy nhà bà C tắt đèn đi
ngủ, A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ. A đến cạnh giường rạch màn, A thấy bà C còn
thức nên đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền 3 chỉ vàng (trị giá 11 triệu đồng) của bà
rồi bỏ chạy. Bà C hô gọi hàng xóm, đuổi theo và tóm được A.
Hãy xác định tội danh của A trong các trường hợp sau:
1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy.
A phạm tội Cướp giật tài sản với dấu hiệu định khung tăng nặng tại điểm đ khoản 2 Điều
171 BLHS.
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Quan hệ sở hữu
+ ĐTTĐ: Sợi dây chuyền của bà C
- Khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A đã có hành vi chiếm đoạt sợi dây chuyền của bà B một cách công khai,
mau chóng. Khi vào được nhà và đến cạnh giường ngủ của bà B, A thấy bà C thức
nên đã nhanh chóng giựt sợi dây chuyền trên cổ của bà rồi bỏ chạy
+ Hậu quả: A đã chiếm đoạt được sợi dây chuyền của bà B rồi bỏ chạy.
+ Mối liên hệ: Chính hành vi giật sợi dây chuyền của A đã khiến bà B mất sự chiếm
hữu đối với sợi dây chuyền
* Trong tình huống này, A đã vứt lại sợi dây chuyền, tuy nhiên đối với tội Cướp giật tài
sản thì tội phạm hoàn thành tại thời điểm tài sản bị chiếm đoạt nên A vẫn được xác định
là Cướp giật tài sản. Về tình tiết hành hung để tẩu thoát, A khi đã chiếm đoạt được tài sản
thì bị đuổi bắt và tóm lại, lúc này A vứt lại sợi dây chuyền và đánh mạnh bà B để tẩu
thoát (mục đích là nhằm tẩu thoát). Căn cứ theo TTLT 02/2001 thì A được xác định là
hành hung để tẩu thoát.

2. A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trong người đâm
vào ngực bà C làm bà C chết.1
A phạm tội Cướp tài sản (Điều 169) và tội Giết người (Điều 123).
a) Tội Cướp tài sản (Điều 169)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân
+ ĐTTĐ: Sợi dây chuyền của bà B và sức khỏe, tính mạng của bà B

1 – Xác định mục đích hành vi phạm tội: Nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người thực hiện
hành vi phạm tội là tước đoạt tính mạng của người khác thì phạm tội giết người, còn nếu ý thức chủ
quan không có ý định giết người thì phạm tội cố ý gây thương tích.

– Xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công: Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Mức độ là tiêu chuẩn để
xác định cho hành động; Cường độ là độ mạnh của lực”, việc xác định mức độ tấn công, cường độ tấn
công nhằm phân biệt hai tội danh này là rất quan trọng trọng. Nếu người phạm tội có hành vi đánh người
một cách liên tục và rất mạnh, chứng tỏ họ có ý định giết người.

– Xác định vị trí tác động: Để nhằm phân biệt hai loại tội phạm này trong thực tiễn cần căn cứ vào vị trí
tấn công trên cơ thể, có thể xác định các vị trí như vùng đầu, vùng ngực, bụng… đây được xem là những
vị trí trọng yếu trên cơ thể. Ngoài ra, khi xác định các vị trí trọng yếu của cơ thể con người cần kết hợp
với việc xác định các yếu tố khác như cường độ tấn công, mức độ tấn công, hung khí sử dụng… Ví dụ,
việc gây thương tích ở vùng đầu, phải dẫn đến hậu quả làm tổn thương sọ, như vỡ, lún sọ; việc gây
thương tích ở vùng ngực phải dẫn đến hậu quả thấu ngực, có tổn thương phổi, tim...

– Xác định yếu tố lỗi: Lỗi của người thực hiện hành vi. Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Điểm khác nhau
cơ bản là trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác là
người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm
tội giết người là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý
muốn của họ.
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A sau khi bị tóm lại thì đã bỏ sợi dây chuyền vào túi (Chiếm đoạt) và có
hành vi dùng rút dao đâm bà B. Hành vi này cho thấy A đã dùng vũ lực làm cho B
lâm vào tình trạng không thể chống cự được
- Chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp - A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho bà B, thấy
trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Mục đích: A thực hiện hành vi trên nhằm chiếm đoạt tài sản (Dấu hiệu định tội)
* Trên tinh thần của thông tư liên tịch số 02/2001 việc A bị tóm lại cho thấy A đã bị bà B
giành lại tài sản. Lúc này, A bỏ sợi dây chuyền vào túi quyền, rút dao đâm bà B cho thấy
A cố tình dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của bà B nên từ tội Cướp giật tài sản theo
Điều 171 thì tội phạm đã chuyển hóa thành tội Cướp tài sản (Điều 169)

b) Tội giết người (Điều 123)


Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Tính mạng của bà B
+ ĐTTĐ: Bà B
- Khách quan: CTVC
+ Hành vi: A đã có hành vi rút dao đâm vào ngực bà B (vị trí trọng yếu) để nhằm
chiếm đoạt tài sản
+ Hậu quả: Bà B chết
+ Mối liên hệ nhân quả: Chính hành vi đâm vào ngực bà B của A đã dẫn đến hậu
quả là bà B chết.
- Chủ quan:
+ Lỗi cố ý gián tiếp - A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho tính
mạng của bà B, A thấy trước hậu quả có khả năng xảy ra tuy không mong muốn
nhưng vẫn để mặc hậu quả xảy ra.
* Theo em, đối với hành vi của A, A đâm vào ngực bà B, đó là vị trí trọng yếu. Tuy
nhiên, đề bài không xác định rõ là đâm vị trí nào (trái/phải), không xác định rõ mức độ
cũng như cường độ thực hiện hành vi. Và xét trong hoàn cảnh là A bỏ chạy sau khi cướp
giật tài sản thì bị giữ lại. Nên theo em, khi A đâm vào ngực bà B, A có mục đích chiếm
đoạt tài sản chứ không nhằm tước đoạt tính mạng bà B tức A không mong muốn hậu quả
chết người xảy ra. Chính vì vậy, A được xác định với lỗi cố ý gián tiếp, và do bà B chết
nên đủ yếu tố cấu thành tội giết người.
- Chủ thể: Chủ thể thường - A đủ tuổi và NLTNHS

(Từ “giành” trong thông tư không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là phải cầm, nắm, giật lại tài sản mà phải
được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bị hại đã có những hành vi nhằm ngăn chặn, đẩy lùi việc chiếm
đoạt và lấy lại tài sản bị chiếm đoạt từ người phạm tội như ôm người phạm tội để lấy lại tài sản,
dùng cây đánh vào chân người phạm tội để lấy lại tài sản… Do đó, để xác định bị hại có đang
“giành” lại tài sản hay không thì cần phải căn cứ vào diễn biến, cách thức thực hiện hành vi, thái độ,
lời nói và ý thức chủ quan của bị hại và người phạm tội..., từ đó xác định được chính xác tội danh
của người phạm tội. ) - Phạm Văn Minh, “Hành vi trộm cắp tài sản không phải là tiền đề, điều kiện
để thực hiện hành vi giết người”, Tạp chí TAND điện tử.

Bài tập 12
A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau:
a. A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm
của B với công an. B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt ra.
A phạm tội Cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân
+ ĐTTĐ: 5 triệu đồng và xử sự bình thường của B
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi uy hiếp tinh thần của B bằng cách dọa sẽ tố lên công an
việc buôn bán hàng cấm của B và yêu cầu B đưa 5tr
- Chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp - A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
A thấy trước hậu quả và mong muốn xảy ra.
+ Mục đích: Chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu định tội)
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

b. A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang. Thấy A mặc
trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ làm căng, yêu cầu B về trụ sở để lập
biên bản. B năn nỉ, A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A sẽ tha. B chấp nhận và giao
tiền cho A.
A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Quyền sở hữu
+ ĐTTĐ: 5 triệu (từ 2tr trở lên)
- Khách quan: CTVC
+ Hành vi: A đã có hành vi gian dối, giả danh ấy làm công an, ập vào bắt quả tang.
A giả bộ làm căng, yêu cầu B về trụ sở làm việc. B vì thấy A mặc đồ công an nên
đã tin lời A nói và năn nỉ xin tha. Lúc này A mới đề nghị đưa 5 triệu sẽ tha cho B.
+ Hậu quả: B tin A là công an nên đã chấp nhận và giao tiền cho A. Lúc này A đã sở
hữu khoản tiền đó
+ Mối liên hệ: Do A có những hành vi như trên dẫn đến việc B tin là thật mà giao
tiền cho A
- Chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp - A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, A
thấy trước hậu quả và mong muốn xảy ra.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS
Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
A đã có thủ đoạn khác nhằm đe dọa tinh thần của B để chiếm đoạt tài sản

Bài tập 13 Đ
A ra tiệm thuê một bộ quần áo đẹp. A mặc bộ quần áo vừa thuê và giả làm một người
sang trọng đi vào chợ Bến Thành. Đến một quầy hàng, A hỏi mua mỹ phẩm với tổng
số tiền 3 triệu đồng. Sau khi yêu cầu chủ hàng đóng gói, A mượn cớ phải mua một số
hàng khác nên gửi lại gói hàng, hẹn khi quay lại nhận hàng sẽ trả tiền. A để ý vị trí
gói hàng rồi đi qua hàng đồ khô mua một số hàng trị giá 50 ngàn đồng và yêu cầu chủ
hàng gói lại giống với gói hàng mỹ phẩm. A đến quầy mỹ phẩm, nhân lúc chủ hàng
đang tiếp một số khách hàng khác không để ý, A liền tráo gói hàng đồ khô lấy gói
hàng mỹ phẩm. Vụ việc bị phát giác ngay sau đó.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A?

Trả lời:
→ A phạm tội Tội trộm cắp tài sản Điều 173 BLHS.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của chủ cửa hàng mỹ phẩm
• Đối tượng tác động là tài sản của chủ cửa hàng trị giá 3triệu đồng
- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất
• Hành vi: A có hành vi lén lút nhân lúc chủ hàng đang tiếp một số khách hàng khác
không để ý, A liền tráo gói hàng đồ khô lấy gói hàng mỹ phẩm.
• Hậu quả: Việc lén lút chiếm đoạt tài sản của A gây thiệt hại về tài sản cho chủ cửa hàng.
• Mối quan hệ nhân quả: Hành vi lén lút đánh tráo gói hàng của A là nguyên nhân trực
tiếp gây thiệt hại cho chủ cửa hàng
- Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi và NLTNHS
- Mặt chủ quan:
• Lỗi cố ý trực tiếp - Vì A nhận thức rõ đó là tài sản thuộc sở hữu của người khác – chủ
cửa hàng chứ không phải tài sản vô chủ, nhận thức rõ việc mình chiếm đoạt tài sản đó là
vi phạm pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện và mong muốn chiếm đoạt được tài
sản.
THẢO LUẬN LẦN 7

I. NHẬN ĐỊNH
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu
thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
Sai => Trong trường hợp mang trái phép vật có gía trị lịch sử, văn hóa qua biên giới
nhằm mục đích mua bán thì sẽ cấu thành tội Buôn lậu theo Điều 188 BLHS 2015

27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn
chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng
giả.
Sai => Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 NĐ 124/2015/NĐ-CP thì hàng hóa phải có hàm
lượng, định lượng chất chính đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy
chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn dán, bao bì hàng hóa mới
được xem là hàng giả. Vì vậy nếu hàm lượng, định lượng chất chính có thấp hơn so với
tiêu chuẩn nhưng lớn hơn 70% thì không bị xem là hàng giả.

(Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng,... cũng được xem là hàng giả)

29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều
192, 193, 194, 195 BLHS. Đ
Sai => Hàng giả về nội dung là đối tượng tác động của các tội phạm được qđịnh tại Điều
192, 193, 194, 195. Còn hàng giả về hình thức như giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý không
thuộc đối tượng tác động của các tội phạm này mà thuộc đối tượng của tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS 2015)

30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành
Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS. Đ
Đúng => Trường hợp trốn thuế từ 100tr đồng trở lên nhưng trong hành vi khách quan
không có hành vi mà Luật quy định tại khoản 1 Điều 200 BLHS 2015 hoặc có hành vi
nhưng thuộc trường hợp điểm e, điểm g, điểm h thì không cấu thành tội trốn thuế. Những
thủ đoạn trốn thuế được quy định tại khoản 1 Điều 200 là dấu hiệu định tội.
(Vd: Trong buôn lậu thì có trốn thuế cụ thể là thuế xuất nhập khẩu hàng hoá. Đã xử tội
buôn lậu thì không xử tội trốn thuế.)
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại
Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội
dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định.
Sai => Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại
Điều 203 BLHS bao gồm hành vi mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung
không đầy đủ, không chính xác theo quy định; Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng
không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo; Mua bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử
dụng, đã hết giá trị sử dụng, hoá đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hoá
hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hoá dịch vụ; Mua, bán
sử dụng Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

(Đối với PN: Từ 100tr đến dưới 200tr và đã bị phạt hành chính)

37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
Sai => Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam chỉ
cấu thành tội phạm trong trường hợp đối tượng là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ
dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100tr trở lên hoặc gây thiệt
hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200tr trở lên hoặc hàng hoá vi phạm
trị giá từ 200 triệu đồng trở lên.
(Cần xác định đối tượng là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Thứ hai phải thoả mãn các điều kiện
Luật định. Trong đó pháp nhân và cá nhân sẽ khác nhau)

44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Sai => Chỉ những hành vi thải vào nguồn nước trái pháp luật các chất gây ô nhiễm môi
trường với những định lượng nhất định được quy định tại khoản 1 Điều 235 mới cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235 BLHS 2015.
(Cho vd: Công ty A thải vào nguồn nước khối lượng nước thải trên ngày đến dưới 500 m
khối
II. BÀI TẬP:

Bài tập 16
A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B không quen M trước đó).
Sau khi bàn bạc công việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi về. B đề nghị M
cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và để B chở bằng xe gắn máy của M. Trên đường
đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp. Lợi dụng lúc M đang nhặt cặp
xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt cùng tang vật là chiếc xe gắn máy của
M (trị giá 20 triệu đồng). Đ
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại sao?
=> B phạm tội Cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Quyền sở hữu
+ ĐTTĐ: Chiếc xe gắn máy thuộc sở hữu của M (trị giá 20tr)
- Khách quan: Cấu thành vật chất:
+ Hành vi: B đã có hành vi nhanh chóng, công khai chiếm đoạt chiếc xe của
A sau khi có biểu hiện gian dối là giả vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe
nhặt giúp. Việc M có biểu hiện gian dối trên là nhằm khiến cho M không
cảnh giác, lơ là đối với chiếc xe.
(Hành vi giả vờ đánh rơi cặp xách của B không phải là thủ đoạn gian dối trong Tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản vì ở đây hành vi này không khiến cho M vì tin mà giao tài sản.
Tức B chỉ cố tình làm rớt cặp xách cho M xuống nhặt giúp rồi mới nhanh chóng, công
khai chiếm đoạt tài sản.)
+ Hậu quả: Chiếc xe đã không còn trong sự chiếm hữu của M
+ MQH: Hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của B sau khi có
biểu hiện gian dối là nguyên nhân dẫn đến quyền sở hữu chiếc xe của M bị
xâm phạm.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ B nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm vào tài sản của M, B thấy
trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra
- Chủ thể: Chủ thể thường
+ B đủ tuổi và NLTNHS.
(Không thể xác định là tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì nếu M giao xe cho B
chỉ là quyền điều khiển xe chứ không phải quyền quản lý

Bài tập 17
A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bột ngọt T.H
vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhà máy. Sau vài lần
vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển cho nhà máy như sau: Khi
nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán
cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe mấy thùng nước có trọng lượng tương
đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giao dầu, chiếc xe được cân đúng trọng
lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng
của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn
đúng trọng lượng của xe. Với cách thức như vậy, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê
vận chuyển của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá là 38.565.000 đồng. Sau đó thì A
bị phát hiện.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
=> A trong trường hợp này phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều
175 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
+ ĐTTĐ: Là số lượng dầu (trị giá 38.565.000 đ)
- Khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A sau khi ký kết hợp đồng một cách hợp pháp, ngay thẳng với bên
nhà máy bột ngọt về việc vận chuyển dầu thì đã có thủ đoạn gian dối nhằm
chiếm đoạt tài sản ở đây A sau vài lần vận chuyển thì đã học được cách
gian dối là sau khi nhận được dầu từ nhà máy thì chạy đến điểm thu mua
dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán. Sau đó chất lên xe mấy thùng
nước có trọng lượng tương đương. Đến điểm giao dầu thì đúng trọng lượng
nên xe được vào, trong lúc chờ cân trọng lượng thì A đã bí mật đổ hết số
nước đã chất lên. Do đó giao số lượng dầu ít hơn nhưng A được trả với giá
trị lượng dầu đã thoả thuận.
+ Hậu quả: Thiệt hại về tài sản ở đây là 38.565.000 tr đồng
+ MQH: Chính thủ đoạn gian dối của A là hành vi dẫn đến thiệt hại cho nhà
máy sản xuất bột ngọt.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là gian dối, lạm dụng sự tín nhiệm của B.
A thấy trước hậu quả và mong muốn nó xảy ra
- Chủ thể: Chủ thể thường
+ A đủ tuổi và NLTNHS
(Không thể xác định theo tội trộm cắp. Vì đối tượng tác động của tội này là tài sản đang
trong sự quản lý của người khác. Nếu trường hợp công ty hạt nêm đi chung để quản lý thì
hành vi của công ty A được xem là trộm cắp. Ngoài ra, ý định chiếm đoạt tài sản phát
sinh sau khi đã giao kết hợp nên đây được xem

Bài tập 25
Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản
xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của Trung tâm
kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như vậy,
Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế. Do vậy
Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1tỷ 450 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
=> A phạm Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Xâm phạm đến chính sách thuế của nhà nước
+ ĐTTĐ: Ngân sách nhà nước
- Khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A đã có hành vi khai sai với thực tế hàng hoá nhập khẩu mà không
khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hoá đã được thông quan. Cụ thể,
công ty A khi nhập khẩu thuốc trừ sâu BPMC chỉ khai báo hàm lượng là
97%. Nhưng qua kiểm định thì chỉ 94,6. Và do khai báo sai nên công ty
không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10%
+ Hậu quả: Thiệt hại về vật chất cho nhà nước với giá trị 1tỷ 450tr đồng
+ MQH: Chính thủ đoạn trốn thuế của A là nguyên nhân dẫn đến tổn thất cho
ngân sách nhà nước.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nhằm trốn thuế, A thấy trước hậu quả
và mong muốn xảy ra.
- Chủ thể: Chủ thể thường
+ Pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách nhiệm theo luật định.
(Cấu thành hình thức)
(Đối với tội buôn lậu sẽ xâm phạm trật tự quản lý ngoại thương (Quản lý về SL, CL).
Còn tội trốn thuế xâm phạm đến chính sách thuế của nhà nước. Trong trường hợp trên đã
khai báo về sl, cl nhưng cố tình khai sai về hàm lượng để tránh thuế nên đây thuộc tội
trốn thuế. Nếu sai về loại hàng hoá, số lượng thì được xem là tội buôn lậu.
Bài tập 29
Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi vấn.
Qua kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai Fermentation Ind. A
khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được đóng gói với
nhãn hiệu Thai Fermentation Ind. Bên cạnh đó A còn có hành vi mua bột ngọt có
nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajinomoto,
Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột
ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận giám định
thì bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với
tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên. S
=> A phạm hai tội là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia
thực phẩm theo Điều 193 BLHS và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều
226 BLHS 2015.
* Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều
193)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Trật tự kinh tế về sản xuất hàng hoá, sản phẩm của thị trường
+ ĐTTĐ: Hàng hoá (Giả về nội dung). Số bột ngọt trên qua giám định thì
hàm lượng và định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn
chất lượng của nhà nước. Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Nghị định
124/2015/NĐ-CP thì đây được xác định là hàng giả.
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ TQ đem về đóng
gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon, A-one, Thai
Fermentation Ind,… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương
đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Chủ quan: Lỗi cố ý
+ A nhận thức rõ số bột ngọt trên là hàng giả (nhập từ TQ), nhưng A vẫn
đóng gói bao bì với tên của các thương hiệu khác để bán. Cho thấy A mong
muốn thực hiện hành vi
- Chủ thể: Thường
+ A đủ tuổi và NLTNHS

* Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS 2015)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.
+ ĐTTĐ: Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
- Khách quan: (Cấu thành vật chất:) Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà không có sự
đồng ý của chủ sở hữu. Cụ thể, A đã vận chuyển số bột ngọt có nguồn gốc
từ Trung Quốc nhưng lại mang bao bì của Thai Fermentation Ind. Ngoài ra,
A còn có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng
gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon, A-one, Thai
Fermentation Ind,… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương
đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng.
- Chủ quan: Lỗi cố ý
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
+ Chủ thể: Thường
+ A đủ tuổi và NLTNHS

(Hành vi sản xuất hàng giả được thể hiện qua việc đóng gói bao bì - một khâu của quy
trình sản xuất.)
(Trong trường hợp này một tội danh với tên đầy đủ 1 hình phạt chính hoặc là 1 tội có
hành vi nặng hơn là sản xuất. Nếu định tội với tên đầy đủ thì trong hành vi phải nếu được
hành vi phạm tội của cả 2 tội này.)
(Trong trường hợp giả về nội dung và giả luôn cả về hình thức thì cấu thành hai tội.

THẢO LUẬN LẦN 8


I. NHẬN ĐỊNH

50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi
phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy
theo Điều 247 BLHS.
Sai. Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ cấu thành
tội phạm khi hành vi này đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định
cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm mới cấu thành Tội trồng cây
thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS

52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận
chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).
Sai. Bởi vì:
- Thứ nhất, trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng trước đó đã bị xử phạt
hành chính hoặc vận chuyển ma túy với liều lượng tương đương với các loại khác nhau
theo quy định của Luật thì mới cấu thành tội này
- Thứ hai, những trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục đích sản xuất,
mua bán, tàng trữ ma túy thì có thể cấu thành các tội danh theo các Điều 248, 249, 251
BLHS. )

55. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội
buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Sai => Hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Đối tượng tác động ở đây là ma túy và
khách thể xâm phạm là chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Còn tội
buôn lậu có đối tượng tác động là hàng hóa, tiền VN, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá
từ 100.000.000 đồng trở lên. Và khách thể là xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của
nhà nước. Vì vậy, hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu
thành Tội mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết tăng nặng tại điểm g khoản 2 Điều
251 BLHS 2015. (Đ)

59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV
mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng
“gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS). Đ
Sai => Trong trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân đã
nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì bị truy cứu trách
nhiệm về hai tội: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tại
điểm g khoản 2 Điều 255 và Tội lây truyền HIV cho người khác Điều 148
(hoặc Tội cố ý truyền HIV cho người khác Điều 149). - nếu đề đã nêu chi tiết không cần
nêu thêm

60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS). Đ
Đúng => Trong trường hợp chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy mà việc người
có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó
không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma
túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác, thì phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” quy định tại
Điều 255 BLHS.
(Trong trường hợp tàng trữ trái phép chất ma tuý thì còn phụ thuộc vào lượng, loại, nhân
thân)

II. BÀI TẬP

Bài tập 32
A có một cửa hàng bán các phụ liệu ngành may có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh do UBND Quận X cấp và được Chi cục Thuế Quận X ấn định mức thuế khoán,
doanh thu nộp thuế hàng tháng. Trong 2 năm, A đã đến Chi cục Thuế Quận X mua 32
quyển hóa đơn bán hàng. Khi A đang sử dụng quyển hóa đơn cuối cùng thì bị phát
hiện hành vi vi phạm. Trong quá trình kinh doanh nói trên, có nhiều khách hàng đến
mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi hóa đơn với số lượng lớn hơn hoặc
họ không mua hàng của A nhưng đã đến nhờ A ghi khống hóa đơn bán hàng. A đồng
ý yêu cầu của khách hàng và mỗi lần ghi khống hóa đơn như vậy, A thu của họ 5%
trên tổng số tiền ghi thêm vào hóa đơn. Bằng cách này, A đã ghi khống tổng cộng 327
hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, thu lợi bất chính 87,5 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định: Hành vi trên của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
=> A phạm Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước (Điều 203)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: A đã xâm phạm vào chế độ quản lý của nhà nước đối với các loại hoá
đơn, chứng từ.
+ ĐTTĐ: Hoá đơn
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước. Cụ thể, trong quá trình kinh doanh nói trên, có nhiều khách
hàng đến mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi hóa đơn với số
lượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng của A nhưng đã đến nhờ A ghi
khống hóa đơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách hàng và mỗi lần ghi
khống hóa đơn như vậy, A thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm vào
hóa đơn.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt:
+ A đủ tuổi và NLTNHS, ngoài ra, A là chủ sở hữu của cửa hàng bán phụ liệu
ngành may có đăng ký kinh doanh.

Bài tập 36
A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh
bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để
chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại cho
nhà nước gần 300 triệu đồng.
Theo anh (chị) A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
=> A phạm Tội huỷ hoại rừng Điều 243 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý và bảo vệ của NN đối với hệ sinh thái
rừng, qua đó xâm hại đến sự bền vững, ổn định của MT.
+ ĐTTĐ: Rừng sản xuất tự nhiên.
- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A đã có hành vi phá rừng trái phép. Cụ thể A đã thuê người vào
chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe
Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để
chiếm đất trồng keo lai. Gây thiệt hại cho NN 300tr đồng.
+ Hậu quả: Phá huỷ hơn
- Chủ thể: Thường
+ A đủ tuổi và đủ NLTNHS
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
nhưng vẫn thực hiện.
+ Mục đích, động cơ không phải dấu hiệu định tội

Bài tập 46
A 17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng 0,155
gam. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
=> A phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý theo Điều 249 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý.
+ ĐTTĐ: Chất ma tuý (heroin) trên 0,1g
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng
0,155 gam để nhằm sử dụng mà không nhằm mục đích mua bán, vận
chuyển hay sản xuất trái phép chất ma tuý.
(A là con nghiện, mua về để sử dụng nên trong trường hợp này được xem là tàng trữ trái
phép chất ma tuý)
- Mặt chủ quản: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhân thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm và vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: Thường - A đủ tuổi và NLTNHS.
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.
=> A phạm Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS 2015)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý.
+ ĐTTĐ: Chất ma tuý (heroin) trên 0,1g
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn
nghiện ma tuý
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến chế độ độc quyền của
NN về quản lý ma tuý nhưng A vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A chủ thể thường, đủ tuổi và đủ NLTNHS

c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.


A biết rõ mục đích của mẹ mình là mua bán ma tuý thì A sẽ phạm Tội mua bán trái phép
chất ma tuý.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý
+ ĐTTĐ: Ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý giúp mẹ của
mình khi biết rõ mục đích của mẹ mình là mua bán trái phép.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và A vẫn thực hiện
hành vi
- Chủ thể: A là chủ thể thường, đủ tuổi và NLTNHS

Bài tập 47
A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang B đang sử
dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A.
Hãy xác định tội danh đối trong các tình huống sau:
a. B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng
của mình để hút heroin.
=> A phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 256 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý của NN về việc sử dụng chất ma tuý
+ ĐTTĐ: Người sử dụng trái phép chất ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi cho B vào cửa hàng của mình, tức A cho B mượn
địa điểm do mình quản lý để B sử dụng trái phép chất ma tuý và A biết rõ
điều này.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là chưa chấp cho hành vi sử dụng trái
phép chất ma tuý của B nhưng vẫn thực hiện hành vi cho B mượn cửa hàng
vì nể bạn.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS
b. A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A để
lấy heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng của
mình.
A phạm hai tội là Tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 251 BLHS 2015 và Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 256 BLHS 2015.

1. Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS 2015)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: A xâm phạm đến chế độ độc quyền của NN về quản lý ma tuý
+ ĐTTĐ: Ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi mua trái phép chất ma tuý nhằm bán lại cho B. Cụ thể là
A đã mua giùm cho B 0,2 gram heroin để B sử dụng.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi mua bán trái phép chất ma tuý của mình nhưng vẫn cố ý
thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

2. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý của NN về việc sử dụng chất ma tuý
+ ĐTTĐ: Người sử dụng trái phép chất ma tuý
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã có hành vi cho B sử dụng ma tuý ngay tại cửa hàng của mình
khi A lên cơn nghiện, tức A cho B mượn địa điểm do mình quản lý để B sử
dụng trái phép chất ma tuý và A biết rõ điều này.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là chưa chấp cho hành vi sử dụng trái
phép chất ma tuý của B nhưng vẫn thực hiện hành vi cho B mượn cửa hàng.
- Chủ thể: A đủ tuổi và NLTNHS

c. A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng của
A để cùng sử dụng.
A phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256) (Không cấu thành
tội Chứa chấp theo TTLT 17/2007)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của NN về việc sử dụng chất ma
tuý
+ ĐTTĐ: Người sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Khách quan: CTHT
+ Hành vi: A đã mua 0,2 gram heroin và rủ B đến cửa hàng của A để cùng sử
dụng. A đã có hành vi cho B mượn địa điểm để cả hai cùng sử dụng ma tuý.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực
hiện.
- Chủ thể thường: A đủ tuổi và đủ NLTNHS.

THẢO LUẬN LẦN 9

I. NHẬN ĐỊNH

1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi
công gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định sai. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường
không phải là tham gia vào đường bộ căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ
2008: “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Nên
căn cứ Khoản 1 Điều 3 TTLT 09/2013 hành vi trên sẽ cấu thành Tội vi phạm quy định về
an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295).
(Không cấu thành 260, và dựa vào k1Đ3 TTLT 09 thì tuỳ tường th cấu thành tội Vô ý
làm chết người,...)

4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép
(Điều 266 BLHS). (Xem thêm TTLT 09/2013)
Sai => Nhận định sai. Trường hợp người đua xe trái phép gây thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác với lỗi cố ý thì ngoài việc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 266 Bộ luật hình sự thì còn phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng (Điều 123, Điều
134, Điều 178) của Bộ luật hình sự.
CSPL: Điểm b khoản 5 Điều 7 TTLT 09/2013
(Nếu lỗi với các thiệt hại là lỗi cố ý thì ngoài cấu thành Điều 266 còn cấu thành các
điều luật theo Điều 123, Điều 134, Điều 178 của BLHS)
(Nếu lỗi vô ý thì chỉ cấu thành theo Điều 266)

9. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai
tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua
bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Nhận định sai. Căn cứ Điều 8 Mục II TTLT 01/1995 thì tùy trường hợp mà người
phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự một tội với tên tội danh đầy đủ hoặc
nhiều tội độc lập với từng hành vi thực hiện. Cụ thể:
- Nếu hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất
yếu của hành vi phạm tội kia) sẽ cấu thành một tội với tên tội danh đầy đủ các
hành vi đã được thực hiện, đó là Tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng
(Điều 304 BLHS 2015).
- Nếu kẻ phạm tội thực hiện nhiều hành vi độc lập đối với các đối tượng độc lập
khác nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội độc lập với từng hành vi
độc lập đã được thực hiện và khi xét xử sẽ áp dụng Điều 41 BLHS 1989 (Điều 55
BLHS 2015) để quyết định hình phạt chung.
VD: Một người tàng trữ hai khẩu súng quân dụng và mua 5 quả lựu đạn, thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về hai tội "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng" và tội
"mua trái phép vũ khí quân dụng".
(Hành vi tàng trữ và bán đã có sự liên hệ chặt chẽ với nhau nên sẽ cấu thành một
tội với tên tội danh đầy đủ => Không cần chia trường hợp vì đề đã nêu rõ) – TTLN
1995

11. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
Nhận định sai. Việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia thì cấu thành tội theo quy định điều 303. Tuy nhiên nếu người phạm
tội phá hủy hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng của an ninh
quốc gia để nhằm chống phá chính quyền thì cấu thành tội phạm theo Điều 114
BLHS.
VD: Liên kết với các thế lực thù địch để ném lựu đạn vào trụ sở UBND với mục
đích chống chính quyền nhân dân.
(Lưu ý về việc chỉ cấu thành 1 tội độc lập hay cấu thành hai tội khác
nhau)

12. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ
cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS).
Nhận định sai. Trường hợp có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây ra hậu quả
nghiêm trọng nhưng hành vi này còn cấu thành tội khác thì người phạm tội bị truy
cứu trách nhiệm hình sự với tội đó.
VD1: A cùng bạn bè tổ chức sơn, vẽ lung tung trên các bức tường ở công trình
kiến trúc tại kinh thành Huế. Lúc này, B-bảo vệ của nơi này chạy ra nhắc nhở và
cảnh cáo A và các bạn mình. Hai bên sau đó có cự cãi và chửi bới qua lại, trong lúc
nóng máu, A chạy tới giật cây dùi cui đeo bên hông B sau đó dùng nó đập thật
mạnh vào đầu B, kết quả B chết do chấn thương sọ não => Lúc này, A sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người (Điều 123).
VD2: A lôi kéo nhiều bà con vùng sâu vùng xa đập phá trụ sở UBND với mục đích
chống chính quyền thì cấu thành Tội bạo loạn theo Điều 112 BLHS.
(Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng và tội huỷ hoại tài sản theo Điều 178)
(1 người cố ý gây thương tích ở nơi công cộng hoặc giết người ở nơi công cộng thì
chỉ cấu thành tội 1 tội tương ứng chứ không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng)

15. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
(NQ 01/2010)
Nhận định sai. Tiền dùng để đánh bạc ngoài là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu
bạc ra thì còn là tiền thu giữ trong người con bạc mà có căn cứ cho rằng tiền đó đã
hoặc sẽ dùng để đánh bạc; tiền thu giữ được ở nơi khác mà có căn cứ cho rằng đã
hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
CSPL: Khoản 3 Điều 1 NQ01/2010 của Hội đồng thẩm phán.
17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người
khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có (Điều 323 BLHS). (TTLT 09/2011)
Nhận định sai. Căn cứ điểm b Khoản 10 Điều 2 TTLT số 09/2011/TTLT-BCA-
BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC nếu tài sản chứa chấp do phạm tội
mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng
cấm, hàng giả sẽ cấu thành tội phạm tương ứng nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm
đó.
VD: A đi buôn 1kg ma túy tại biên giới Campuchia. Trong 1 lần đi buôn, A bị lực
lượng công an phát hiện và truy đuổi. Trong lúc chạy trốn, A nhìn thấy ông Seng
đang đứng trước cửa nhà thì chạy tới nhờ ông Seng giữ giùm gói ma túy và được
ông Seng đồng ý => Ông Seng phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249).
(Các tài sản có tính năng đặc biệt như ma tuý, tiền chất ma tuý, vũ khí quân dụng
thì sẽ cấu thành tội phạm khác)

20. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm
người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS)
Nhận định sai. Bởi vì không phải mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều
cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS). Đối tượng tác động
của tội mua dâm người dưới 18 tuổi là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó
nếu mua dâm người chưa thành niên dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015. Ngoài ra,
trong trường hợp người mua dâm (chủ thể thực hiện hành vi mua dâm) chưa đủ 18
tuổi thì sẽ không thể cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (khoản 1 Điều 329
BLHS 2015).
(Chủ thể thực hiện hành vi chưa đủ 18t nhưng đối tượng tác động dưới 13t thì sẽ
cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16t => Cần lưu ý vào đttđ để xác định tôi phạm)

II. BÀI TẬP


Bài tập 1
Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận trong một trận bóng quốc tế, A đã
tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng
một xe Dream “đập thùng” cho người thắng trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc đua
là các tay đua phải dùng xe không thắng. Nhiều thanh niên đã hưởng ứng và tham
gia vào cuộc đua ngay trên đường phố.
Hãy xác định tội danh đối với các hành vi được nêu trong các tình huống sau:
a. Đám đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ không gây tai nạn gì.
=> A phạm Tội tổ chức đua xe trái phép theo Điều 265 BLHS 2015
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: An toàn giao thông đường bộ
+ ĐTTĐ: Xử sự bình thường của những người tham gia giao thông khác.
- Khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo
giải đua xe với giải thưởng một xe Dream “đập thùng" cho người thắng trong cuộc
đua. Và điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải dùng xe không thắng. Hành vi
này của A là hành vi tổ chức đua xe trái phép.
+ Phương tiện: Xe gắn máy
● A không phạm Tội đua xe trái phép vì đòi hỏi hậu quả phải xảy ra hoặc có các yếu
tố nhân thân mà Luật quy định.
- Chủ quan: Lỗi cố ý - A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến an toàn giao
thông qua đó gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của tổ
chức, cá nhân hoặc nhà nước. Tuy nhiên, A vẫn thực hiện hành vi trên
- Chủ thể: Chủ thể thường, A đủ tuổi và NLTNHS.

* Đối với các thanh niên tham gia đua xe trái phép: hành vi đua xe trái phép
trên chưa gây ra hậu quả cho sức khỏe, tài sản của người khác nên không thể cấu
thành Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS 2015), trừ trường hợp trước đó người
vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc
Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên hành vi của các thanh niên tham gia đua xe
sẽ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS 2015): (Không
phải lúc nào cũng xử tội này khi không đủ cấu thành Điều 318)
- Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến trật tự ở nơi công cộng, vi phạm quy
tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của những
người khác ở nơi công cộng.
- Mặt khách quan: đây là tội phạm có cấu thành hình thức:
+ Hành vi: các thanh niên trên có hành vi tham gia đua xe trái phép, làm mất đi sự
ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng , nơi phục vụ chung cho cộng đồng
mà hành vi này thường xảy ra trên đường phố. Hành vi này còn gây ảnh hưởng xấu
đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Địa điểm: nơi công cộng- đường phố.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Những người này nhận thức rõ hành vi của
mình gây nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: chủ thể thường, từ đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự.

b. Trong quá trình đua xe do không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải một
chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương sọ não.
Hành vi đua xe trái phép của B và C làm chị đi xe đạp chết sẽ cấu thành Tội đua
xe trái phép (Điều 266 BLHS) với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết
người”.
- Khách thể của tội phạm:
+ QHXH bị xâm hại: xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự
công cộng qua đó gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản người khác.
+ Đối tượng tác động: xử sự bình thường của người tham gia giao thông
- Mặt khách quan: tội phạm này có cấu thành vật chất:
+ Hành vi: B và C đã có hành vi đua xe trái phép - trực tiếp điều khiển phương tiện
tham gia cuộc đua dẫn đến không làm chủ được tốc độ của mình nên tông phải một
chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều.
+ Hậu quả: làm chị đi xe đạp chết vì chấn thương sọ não.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi đua xe trái phép, tông
trúng chị đi xe đạp của B và C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của chị đi
xe đạp.
+ Phương tiện: xe gắn máy
- Mặt chủ quan: Hỗn hợp lỗi - B, C nhận thực rõ hành vi của mình là xâm phạm
đến an toàn giao thông đường bộ, nhưng vẫn thực hiện hành vi. Tuy nhiên, B, C vì
cố ý thực hiện hành vi trên mà vô ý gây ra cái chết của chị đi xe đạp.
(Cố ý trong hành vi vô ý trong hậu quả)
- Chủ thể: chủ thể thường, đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.
c. Đám đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy thoát một số
theo nhiều ngã ngách khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe không thắng nên
đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị thương với tỷ lệ thương tật
35%.
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138
BLHS). (Đ)
Trong trường hợp này hành vi của người gây tai nạn không thể cấu thành Tội đua
xe trái phép (Điều 266) và Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
(Điều 260). Vì lúc này người gây tai nạn không còn tham gia đua xe mà đang chạy
trốn khỏi sự truy đuổi của công an nên dẫn đến tai nạn. Người bị tai nạn bị thương
tích 35% nên không đủ điều kiện để cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông theo điểm c khoản 1 Điều 260 BLHS.
- Khách thể:
+ QHXH bị xâm hại: xâm phạm đến sức khỏe người khác
+ Đối tượng tác động: người bị tai nạn (người bị thương với tỷ lệ thương tật 35%).
- Mặt khách quan: đây là tội phạm có cấu thành vật chất:
+ Hành vi: Hành vi lái xe bỏ chạy khỏi sự truy đuổi của công an rồi gây tai nạn.
+ Hậu quả: gây thiệt hại về sức khỏe người khác (tỷ lệ thương tật 35%).
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi điều khiển xe bỏ trốn
khỏi sự truy đuổi của công an rồi gây tại nạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu
quả thiệt hại về sức khỏe của người khác.
- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý vì quá tự tin. Người thực hiện hành vi chỉ nhằm trốn
tránh sự truy đuổi của công an chứ không có ý định gây thương tích cho ai cả.
Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi điều khiển xe bỏ chạy của mình
có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vì tin rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra hoặc tự bản thân người đó nghĩ mình có thể ngăn ngừa được nhưng cuối
cùng vẫn gây ra tai nạn.
- Chủ thể: chủ thể thường, đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.
Bài tập 4
Tối 9-1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất
tháo trộm các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại công an,
A và B khai đã ba lần lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ đèn tim đường để lấy
nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 3 lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B
là 506 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại
sao?
=> A và B phạm Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc
gia theo Điều 303 BLHS 2015.
- Khách thể: Sự an toàn của các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
+ ĐTTĐ: Các công trình có giá trị sử dụng đặc biệt quan trọng - đèn tim đường băng
ở sân bay TSN
- Khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A và B đã nhiều lần treo tường vào khu vực W9B đường băng TSN tháo
trộm các bộ đèn tim đường băng. Hanh vi này của A và B được xem là phá huỷ
công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
- Chủ quan: Lỗi cố ý - A và B nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm nhưng vẫn
thực hiện hành vi.
- Chủ thể: Thường - A, B đủ tuổi và NLTNHS.

Bài tập 8
Khoảng 10h, A và B ngồi nhậu tại một quán vỉa hè gần trường PTTH X. Đến
khoảng 14h45 phút thì A lấy xe chở B đến trường X để tìm bạn gái của A (là P)
đang học ở trường này rủ đi chơi. Dù đang trong giờ học nhưng A vẫn chạy xe
thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ đi chơi nhưng bị P từ chối. Bảo vệ trường
đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường rồi quay lại
quán nhậu tiếp. Đến khoảng 15h45 phút, sau khi đã nhậu say, A chở B quay lại
trường X và chạy xe thẳng vào trước dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe
nổ máy thật to. Bảo vệ trường thấy vậy nên khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B
đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng học. Sau đó, cả
hai trèo tường ra ngoài. A chạy đến nhà người quen mượn một cái búa bổ củi và
một cái rựa nói là để đi chặt cây. Có rựa và búa trong tay, A quay lại trường rồi
cùng với B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe
ra. Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước cổng trường la hét, chửi bới, đập phá làm
cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng. Sau đó, cả hai tiếp tục cầm rựa
và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ. Hành vi của A và B đã làm cho các
giáo viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm đó phải dừng lại.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và giải thích tại sao?
=> A và B phạm Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS 2015 và Tội cố ý làm
hư hỏng tài sản theo Điều 178 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý
1. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318)
- Khách thể: Trật tự công cộng
+ ĐTTĐ: Xử sự bình thường của trường học
- Khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A và B đã có hành vi gây rối trật tự công cộng. Cụ thể A và B đã có
những lời nói, cử chỉ thể hiện thái độ coi thường trật tự chung nơi công cộng như:
Đang trong giờ học nhưng A vẫn chạy xe thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ
đi chơi nhưng bị P từ chối. Bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pô,
rú ga chạy xe ra khỏi trường. Đến khoảng 15h45 phút, A chở B quay lại trường X
và chạy xe thẳng vào trước dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy
thật to. Bảo vệ trường thấy vậy nên khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B đứng la
hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng học. Sau đó, A chạy
đến nhà người quen mượn một cái búa bổ củi và một cái rựa nói là để đi chặt cây.
A quay lại trường rồi cùng với B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của
trường X để chui vào lấy xe ra. Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước cổng trường
la hét, chửi bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng.
Sau đó, cả hai tiếp tục cầm rựa và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ.
+ Hậu quả: Làm cho các giáo viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm
đó phải dừng lại.
+ Mối quan hệ nhân quả: Chính hành vi của A và B đã gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể, vì hành vi của A, B mà đã khiến cho giáo
viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết cuối buổi chiều hôm đó phải dừng lại.
+ Địa điểm phạm tội: A, B đã thực hiện những hành vi trên tại nơi công cộng, cụ thể
là trường học đặc biệt trong lúc buổi học đang diễn ra, tức mọi người đang sinh
hoạt chung tại nơi đây.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp - A, B nhận thức rõ hành vi của mình gây rối đến an ninh,
an toàn, trật tự xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn nó xảy ra.
- Chủ thể: Thường - A, B đủ tuổi và NLTNHS.

2. Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS 2015)


- Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu
+ ĐTTĐ: Cổng trường (10 triệu đồng)
- Khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A, B đã có hành vi đập phá cổng trường
+ Hậu quả: Làm cho cổng trường bị hỏng với thiệt hại là 10tr đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: Chính hành vi đập phá của A, B là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến thiệt hại trên
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp - A, B nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm vào tài
sản của nhà trường, A, B thấy trước hậu quả và mong muốn nó xảy ra.
- Chủ thể: Thường - A, B đủ tuổi và NLTNHS.

THẢO LUẬN LẦN 10


I. Nhận Định.
22. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống người
thi hành công vụ (Điều 330 BLHS). Đ
- Đúng. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống người
thi hành công vụ tại Điều 330 BLHS mà còn có thể cấu thành các tội khác chẳng hạn nếu
người phạm tội giết người thi hành công vụ, thì họ bị xử lý về tội giết người theo Điều
123 khoản 1 điểm d; nếu họ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người thi
hành công vụ, thì tùy tình tiết của vụ án, họ bị xử lý theo điểm k khoản 1 Điều 134.
CSPL: khoản 5 Chương 6 NQ 04/1986 HĐTPTANDTC/NQ.
25. Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành Tội sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340
BLHS). Đ
- Sai. Căn cứ khoản 1 Điều 340 BLHS 2015 thì đối với hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội
dung hộ chiếu chỉ cấu thành tội phạm khi rơi vào các trường hợp sau: Sử dụng giấy tờ đó
để thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Trường hợp có hành vi sửa chữa
làm sai lệch nội dung hộ chiếu nhưng không sử dụng giấy tờ đó để thực hiện tội phạm
hoặc không có các yếu tố nhân thân theo luật định thì sẽ không cấu thành tội này.
26. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành Tội làm giả tài liệu
của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS). Đ
- Sai. Hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức cấu thành tội phạm khi người
phạm tội sử dụng hoặc đưa cho người khác sử dụng tài liệu giả đó để thực hiện hành vi
trái pháp luật. Trong trường hợp hành vi trái pháp luật đó là hành vi phạm tội thì sẽ cấu
thành tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội phạm độc lập khác.
VD: Hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
mà nạn nhân vì tin nên đã trao tài sản cho họ thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn mà làm giả
tài liệu của cơ quan tổ chức thì sẽ cấu thành tội theo Điều 359 BLHS 2015.
ð Trường hợp này xử nhiều tội (CV12/2019)
Hành vi tổ chức đánh bạc có thể cấu thành tội đánh bạc. (khoản 2 Điều 2 nghị quyết
01/2010). Đúng => Nếu việc tổ chức đánh bạc mà không đạt được quy mô mà Luật định
thì sẽ đồng phạm tội đánh bạc.
II. Bài Tập
Bài tập 9
Khoảng 14 giờ, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có Dân, Hoàng, Nghĩa đến chơi. Khi
mọi người đang ngồi chơi thì Dân đề xuất mọi người cùng tham gia đánh bạc bằng
hình thức “đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí. Tâm đi lấy một bát, một đĩa
sứ và một hột súc sắc. Đến 16 giờ khi mọi người đang sát phạt nhau thì bị lực lượng
công an bắt quả tang. Tang vật thu giữ gồm: một bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc
cùng tổng số tiền thu trên chiếu bạc là 15.000.000 đồng.
Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định tội danh đối với Tâm:
a. Tâm phạm tội đánh bạc. Đ
b. Tâm phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
c. Tâm phạm tội đánh bạc và gá bạc.
Theo anh (chị), Tâm phạm tội gì? Tại sao?
- Theo em, Tâm phạm tội đánh bạc theo Điều 321 BLHS 2015
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội.
+ Đối tượng tác động: Tiền bạc.
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức.
+ Hành vi: Tâm đã có hành vi mang tính chất được thua bằng tiền. Cụ thể, Tâm đã thực
hiện hành vi trên dưới hình thức đánh xóc đĩa. Trong lúc mọi người đang sát phạt thì bị
lực lượng công an bắt quả tang.
+ Tang vật thu giữ: một bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu trên chiếu
bạc là 15.000.000 đồng.
Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Tâm nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến trật tự
xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Chủ thể: Thường - Tâm đủ tuổi và NLTNHS.
* Tuy Tâm đã có hành vi dùng nhà của mình để cuộc đánh bạc xảy ra nhưng xét về mặt
khách quan, số lượng người, chiếu bạc, số tiền đã không đủ để Tâm bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về Tội gá bạc (Điều 322). Vì đối với Tội gá bạc chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự khi người phạm tội có hành vi thuộc một trong các điểm được quy định tại
Khoản 1. Ở đây, xét về
+ Số lượng người: Tụ bạc chỉ có 4 người là Tâm, Hoàng, Nghĩa, Dân (không đủ 10 người
trên 1 chiếu bạc).
+ Chỉ có 1 chiếu bạc.
+ Số tiền là 15.000.000 đồng (trong khi điểm c Khoản 1 Điều 322 quy định số tiền là
20.000.000 đồng).
Bài tập 12
A là gái mại dâm. B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa thuận giá cả
là 200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ để hành nghề.
Sau khi hành lạc xong B giả quên tiền nên yêu cầu về nhà lấy tiền trả cho A và để lại
giấy chứng minh nhân dân (CMND) làm tin. A chờ không thấy B và C đến nên đã
đến địa chỉ ghi trong giấy CMND thì người có giấy CMND là một thanh niên khác
và có nói anh bị mất giấy CMND. A tìm kiếm, phát hiện ra chỗ ở của B, C và yêu
cầu công an giải quyết về hành vi của B và C. Hãy xác định có tội phạm trong vụ
việc này hay không với giả định:
a. A là người dưới 16 tuổi.
Trường hợp 1: A là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: Đ
- B, C phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi Điều 329 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bi xâm phạm: Xâm phạm đến trật tự công cộng và sự phạt triển bình thường về
thể chất, tâm lý của người dưới 18 tuổi.
+ Đối tượng tác động: A - Người từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi.
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức.
+ Hành vi: Giữa B, C (người mua dâm) và A đã có thỏa thuận mua dâm, đã có sự đồng
thuận của A (là người bán dâm). Tức là B và C đã đưa ra một lợi ích vật chất là tiền để
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với A và sau đó hai bên đã hành
lạc tại địa điểm của D.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. B và C nhận thức rõ hành vi của mình xâm phạm trật tự
an toàn xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi ấy.
Chủ thể: Đặc biệt - B, C người từ đủ 18 tuổi và NLTNHS.
- D phạm Tội chứa mại dâm theo Điều 327 BLHS 2015. Đ
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bi xâm phạm: Xâm phạm đến trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về
thể chất, tâm lý của người dưới 18 tuổi.
+ Đối tượng tác động: A.
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức.
+ Hành vi: D đã cho A thuê địa điểm là nhà của mình để hành nghề mua bán dâm.
Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. D nhận thức rõ việc mình cho A thuê để thực hiện nghề mại
dâm là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Chủ thể: Thường – Đủ tuổi và BLTNHS.

Trường hợp 2: A là người dưới 13 tuổi. Đ


- B, C phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS
2015.
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và sức
khỏe của người khác đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ dưới 18 tuổi.
+ Đối tượng tác động: A – Dưới 13 tuổi.
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức.
+ Hành vi: B, C đã có hành vi thỏa thuận mua dâm với A , sau đó hai bên đã thực hiện
thỏa thuận (giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác) tại nhà của D.
* Việc A có thoả thuận hay không không quan trọng vì A dưới 13 tuổi.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. B, C nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm của A nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Chủ thể: Thường – Đủ tuổi và NLTNHS.
- D phạm tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi với vai trò giúp sức.
b. A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi. Đ
- B, C phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi.
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, trị an xã hội.
+ Đối tượng tác động: Người từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: Giữa B, C và A đã có thỏa thuận mua dâm. Tức B, C đã đưa ra một lợi ích vật
chất là tiền để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với A và sau đó hai
bên đã hành lạc tại địa điểm của D.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. B và C nhận thức rõ hành vi của mình xâm phạm trật tự
an toàn xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi ấy.
Chủ thể: Thường - B, C đủ tuổi và NLTNHS.
- D Tương tự tình huống 1 câu a.
c. A là người trên 18 tuổi. Đ
- Không cấu thành tội phạm vì đối tượng tác động ở đây là người trên 18 tuổi. A, B và C
sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 và 23 NĐ 167/2013 hành vi mua, bán dâm.
- Đối với D Tương tự tình huống 1 câu a.
Bài tập 15
Sau khi nhậu xong, A chở B và C không đội nón bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách
trên đường. Thấy vậy, T và H là chiến sĩ đội tuần tra giao thông đuổi theo, ép xe của
A vào lề đường và yêu cầu xuất trình giấy tờ. A liền xuống xe, mở cốp lấy cây mã
tấu dài khoảng 35cm chạy tới chém liên tiếp vào H. T rút súng ra để giải nguy cho
đồng đội thì ngay lập tức bị B xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T
dọa bắn, T hoảng sợ chạy vào con hẻm gần đó. Sau khi thấy H nằm bất động và T
đã bỏ chạy. A, B, C dùng mã tấu, gạch, đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên
dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu động) mà T và H đang sử dụng rồi lên xe bỏ
trốn cùng với khẩu súng mà B lấy của T. Anh H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã
tử vong do đa vết thương vào đầu và bụng.
Hãy xác định tội danh cho tình huống trên.
- A phạm tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể: Tính mạng con người.
ĐTTĐ: Chiến sĩ T.
Mặt khách quan: Cấu thành vật chất.
+ Hành vi: A đã có hành vi dùng mã tấu dài 35cm đuổi theo để chém liên tục chiến sĩ
giao thông H khi H đang thi hành công vụ.
+ Hậu quả: H chết do đa chấn thương ở vùng đầu và bụng sau khi đưa đến bệnh viện
+ MQH nhân quả: Chính hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp đưa đến cái chết của H
Ở đây, A đã tấn công liên tiếp vào vị trí trọng yếu của H là đầu. Ngoài ra còn tấn công
vào bụng. Và phương tiện gây án là hung khí - mã tấu dài 35cm
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
A nhận thức rõ hành vi dùng mã tấu tấn công liên tục vào đầu và bụng của H là nguy
hiểm cho tính mạng của H. Tuy nhiên, A vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả
xảy ra.
Chủ thể: Thường - A đủ tuổi và NLTNHS.

- Hành vi của B đã cấu thành Tội chống người thi hành công vụ Điều 330 BLHS 2015 và
Tội chiếm đoạt tàng trữ và vận chuyển vũ khí quân dụng theo Điều 303 BLHS 2015.
1. Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS 2015): Đ
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về hành chính.
+ ĐTTĐ: Xử sự bình thường của người thi hành công vụ (T và H - chiến sĩ đội tuần tra
giao thông).
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: B đã có hành vi đe doạ dùng vũ lực cụ thể là tước súng của chiến sĩ T khi T
định giải nguy cho H. Sau đó, H chĩa nòng súng vào người T doạ bắn khiến cho T hoảng
sợ mà chạy vào con hẻm gần đó nên không thể thực hiện được công vụ của mình.
+ Hoàn cảnh: B đã vi phạm pháp luật nên bị chiến sĩ giao thông đuổi theo, ép xe để xử lý.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp - B nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến trật
tự quản lý hành chính của nhà nước nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Chủ thể: thường - B đủ tuổi và NLTNHS.

2. Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Điều 304). (Tội vận chuyển vũ khí quân dụng; tàng
trữ vũ khí quân dụng.
B có 3 hành vi khác nhau và các hành vi này liên quan chặt chẽ với nhau nên sẽ xử một
tội nhưng với tên tội danh đầy đủ.
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm đến chế độ quản lý vũ khí quân dụng xâm phạm tới
an toàn, trật tự xã hội.
+ ĐTTĐ: Vũ khí quân dụng (Súng)
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: B đã có hành vi chiếm đoạt súng của chiến sĩ T. Cụ thể, B đã xông tới tước vũ
khí của đồng chí T để ngăn T hỗ trợ cho H. Sau đó còn dùng súng chĩa vào H khiến H bỏ
chạy vào hẻm gần đó. Sau cùng, cả A, B, C đã bỏ đi cùng với khẩu súng.
+ Hình thức của hành vi này là cướp giật vũ khí quân dụng.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - B nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm chế độ quản lý
vũ khí quân dụng nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Chủ thể: Thường - B đủ tuổi và NLTNHS.

- A, B và C đều phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 178 BLHS 2015.
Dấu hiệu định tội:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản.
+ Đối tượng tác động: Xe đặc dụng của cảnh sát.
Mặt khách quan: Cấu thành vật chất.
+ Hành vi: A, B, C có hành vi làm tài sản của anh H giảm giá trị sử dụng ở mức còn có
khả năng khôi phục được thông qua hành vi dùng mã tấu, gạch, đá đập phá làm hư hỏng
chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu động).
+ Hậu quả: Gây hư hỏng chiếc xe đặc dụng với giá trị là 5 triệu đồng.
+ MQH nhân quả: Chính hành vi của A, B, C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hư
hỏng trên.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A, B, C nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm
đến tài sản của cơ quan nhà nước, nhưng vẫn thực hiện và mong muốn thiệt hại xảy ra.
Chủ thể: Thường – A, B, C đủ tuổi và NLTNHS.

Bài tập 20
A đã thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng số tiền phải chi
trả cho số giấy tờ này là 530 triệu đồng. A đã dùng 9 tờ giấy giả này để vay tiền của
8 người với số tiền hơn 40 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, A đã đổi chỗ ở, cắt đứt mọi
liên lạc. A bị cơ quan công an điều tra bắt giữ sau đó.
Anh chị hãy xác định A và B có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?
- A phạm Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức căn cứ theo Điều 341 BLHS 2015
và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015.
(A phạm tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức – Đồng phạm với vai trò tổ chức cụ thể
là chủ mưu)
Dấu hiệu pháp lý: Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).
- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
+ ĐTTĐ: Cơ chế quản lý giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức:
+ Hành vi: A đã có hành vi thuê B làm giả tài liệu sau đó sử dụng tài liệu đó để
thực hiện hành vi phạm tội cụ thể là dùng 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để
vay tiền rồi bỏ trốn.
· Hành vi này của A được xem là người tổ chức trong vụ việc trên khi đã
thuê B
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý – A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi
- Chủ thể: Thường – Đủ tuổi và NLTNHS
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức.
+ Đối tượng tác động: Cơ chế để quản lý giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Mặt Khách quan: Cấu thành hình thức
Hành vi: A đã có hành vi dùng 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả mà A thuê B
làm để vay tiền của 8 người với số tiền hơn 40 tỷ. Sau khi nhận tiền, A đổi chỗ ở, cắt đứt
mọi liên lạc.
=> Việc sử dụng con dấu trên của A là có mục đích trái pháp luật, cấu thành thêm tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, nhưng A vẫn thực hiện hành vi.
Chủ thể: thường - A đủ tuổi và NLTNHS.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174).


Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Quan hệ sở hữu.
+ Đối tượng tác động: 40 tỉ đồng.
Mặt khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A đã có hành vi dùng thủ đoạn gian dối cụ thể là dùng 8 giấy chứng nhân
quyền sử dụng đất giả để vay 40 tỉ đồng. Sau đó thì đổi chỗ ở, cắt đứt liên lạc với những
người cho vay.
+ Hậu quả: A chiếm đoạt được 40 tỷ đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: Chính hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự thiệt
hại về tài sản 40 tỷ đồng.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội. Thấy trước hậu quả nhưng A vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Chủ thể: Thường - A đủ tuổi và đủ NLTNHS.
- B phạm Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341).
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể:
+ QHXH bị xâm phạm: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức
+ ĐTTĐ: Cơ chế quản lý giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: B đã có hành vi làm ra một cách trái phép 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo yêu cầu của A. Sau đó, A đã dùng số giấy tờ giả này để thực hiện hành vi trái
pháp luật.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm đến
hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan nhà nước, nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Chủ thể: Thường - B đủ tuổi và NLTNHS.

THẢO LUẬN LẦN 11

I. NHẬN ĐỊNH

28. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành
các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).

Sai => Nếu người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhưng việc thực hiện hành vi
phạm tội không được thực hiện trong lúc thực hiện công vụ, nhiệm vụ từ đó không xâm
phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Như vậy, sẽ cấu thành tội phạm độc lập
ở các chương khác chứ không ở chương các tội phạm về chức vụ

CSPL: Điều 352 BLHS 2015.

29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài
sản (Điều 353 BLHS).

Sai => Nếu việc chiếm đoạt tài sản của NN mà mình có trách nhiệm quản lý có gía trị từ
2 triệu đồng trở lên nhưng hành vi này được thực hiện ngoài thời gian thực hiện công vụ,
nhiệm vụ thì có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 173 BLHS
2015)
30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài
sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS).

Sai => Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài
sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên để thực hiện hoặc không thực hiện một công việc
nhất định vì lợi ích của người đưa hối lộ thì nếu hành vi thực hiện hoặc không thực hiện
là một hành vi trái pháp luật thì sẽ có thể cấu thành một tội phạm độc lập khác ngoài tội
hối lộ.

34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy
người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội
lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS).

Sai => Nếu hành vi nhận tiền để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ,
quyền hạn là một việc không được phép và việc này cấu thành một tội phạm độc lập khác
thì người có hành vi nhận tiền để gây ảnh hưởng còn có thể cấu thành tội phạm đó với vai
trò đồng phạm.

Lưu ý: Khoản 7 Điều 364

37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.

Sai => Hành vi đưa hối lộ có cấu thành tội phạm hình thức. Ở đây, tội phạm hoàn thành
khi người đưa hối lộ đã chuyển của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn hay chỉ cần
có sự thoả thuận về của hội lộ cũng như việc cần làm hoặc cần không làm vì lợi ích của
người đưa hối lộ. (Điều 364 BLHS 2015)

II. BÀI TẬP:

Bài tập 23

A là cán bộ Ngân hàng nông nghiệp huyện X được phân công phụ trách địa bàn xã Y.
A có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương để đề xuất với lãnh
đạo Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nông dân, thực hiện việc thẩm
định, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và mức vốn cho vay trên địa bàn xã và
thu hồi lại số tiền đã cho nông dân vay khi đến thời hạn thanh toán. Để thực hiện
nhiệm vụ trên, A được cơ quan giao tiền dưới hình thức tạm ứng để A chi cho người
vay. Lợi dụng nhiệm vụ được giao, A đã thực hiện những hành vi sau đây:

- Lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng chi xài cá nhân.

- Đến thời hạn thu hồi vốn, A thu hồi của những người đã vay tín dụng được
40.605.000đ nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài.

Hãy xác định A phạm tội gì? Cần áp dụng điều khoản nào BLHS đối với A?

=> Đối với hành vi lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng chi xài cá nhân thì A phạm tội
Giả mạo trong công tác theo Điều 359 và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều

Dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm đến tính đúng đắn của giấy tờ, tài liệu qua đó xâm phạm đến uy
tín, hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức

+ ĐTTĐ: Hồ sơ

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: A đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình khi là một cán bộ
ngân hàng để làm giả 7 hồ sơ để lấy 61 triệu động để tiêu xài cá nhân

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi

+ Động cơ: A đã có động cơ vụ lợi cá nhân - lấy tiền để tiêu xài cá nhân (Dấu hiệu
bắt buộc).

- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt

+ A đủ tuổi và NLTNHS
+ A là cán bộ của ngân hàng được giao nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu sản xuất, vay vốn
của nông dân trên địa bàn và được ứng tạm tiền để chi cho người vay.

=> Đối với hành vi đến thời hạn thu hồi vốn, A thu hồi của những người đã vay tín
dụng được 40.605.000đ nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài thì cấu
thành tội Tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS 2015.
Dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức qua đó xâm
phạm đến tài sản của tổ chức.

+ ĐTTĐ: Tài sản - Số tiền 40.605.000đ của ngân hàng thuộc sự quản lý của A do A có
chức vụ, quyền hạn quản lý số vốn trên để giao nộp lại cho ngân hàng

- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất:

+ Hành vi: A đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình là cán bộ ngân
hàng được quyền trực tiếp thu hồi vốn và quản lý số vốn đó nhưng không giao nộp
lại cho ngân hàng mà lấy chi xài hết.
+ Hậu quả: Gây thất thoát của ngân hàng số tiền đã cho vay tín dụng là 40.605.000đ
+ Mối quan hệ nhân quả: Chính hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự
thiệt hại về tài sản của ngân hàng.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến
hoạt động đúng đắn của ngân hàng qua đó xâm phạm đến tài sản của ngân hàng, A thấy
trước hậu quả nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Động cơ: Vụ lợi

- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt: Đủ tuổi và NLTNHS; ngoài ra, A là người có chức vụ, quyền
hạn được phép thu hồi và trực tiếp quản lý số vốn trên để sau đó giao nộp lại cho ngân
hàng

Bài tập 24

A là kế toán trưởng của một công ty tư nhân. Là một người có năng lực trong
nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp cho chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng.
Nhân một chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công ty
đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty.
Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng với
số tiền trên. Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

=> A phạm tội Tham ô tài sản theo Điều 353

Dấu hiệu pháp lý:


- Khách thể: Xâm phạm đến xử sự đúng đắn của công ty tư nhân qua đó xâm hại đến tài
sản của công ty

+ ĐTTĐ: Số tiền 300tr đồng mà A trực tiếp quản lý sau khi thanh lý hợp đồng theo
yêu cầu của giám đốc để đem về cho công ty

- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất:

+ Hành vi: A đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình là một kế toán
trưởng được giám đốc giao nhiệm vụ thanh lý hợp đồng và thu tiền về cho công ty.
Nhưng sau khi thu được 300tr tiền hàng thì A bỏ trốn mà không giao nộp lại cho
công ty
+ Hậu quả: Gây thất thoát cho công ty số tiền 300tr
+ MQH nhân quả: Chính hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất
thoát của công ty

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến
hoạt động đúng đắn và quan hệ sở hữu của công ty tư nhân, A thấy trước hậu quả nhưng
vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra

+ Động cơ: Vụ lợi

- Chủ thể: Đặc biệt: A đủ tuổi và NLTNHS. Ngoài ra, A còn là người có chức vụ, quyền
hạn để trực tiếp quản lý số tiền 300tr để nộp lại cho công ty theo sự phân công của giám
đốc

Bài tập 27

Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính xã X, A đã thu của 14 người dân trong
xã với số tiền 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thu tiền,
A thông báo với người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất.
Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng. Số tiền còn lại A chiếm đoạt để
tiêu xài cá nhân. Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm
tội gì? Tại sao?

=> A phạm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS
2015
Bài tập 32 (Đã sửa)

Đ là Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện X phụ trách hình sự. Biết Đ là lãnh đạo
Tòa án huyện, K đã đến nhà tìm gặp và nhờ Đ giúp đỡ đòi lại ngôi nhà cho người
khác ở nhờ đã nhiều năm nay và vụ kiện đang được thụ lý ở Tòa án nhân dân huyện
và hứa sẽ không quên ơn. Sau đó Đ đã trực tiếp nhờ thẩm phán giải quyết vụ kiện đó
chú ý hộ, bảo K là người nhà của Đ. Kết quả là K được trả nhà, K đưa cho Đ một
lượng vàng SJC. Hãy xác định K và Đ có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?

Chia làm 2 trường hợp:

1. Nếu việc Đ tác động đến thẩm phán làm thẩm phán ra phán quyết trái với công vụ

=> K phạm tội Đưa hối lộ theo Điều 364 BLHS 2015

Dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của người có chức vụ
quyền hạn qua đó xâm phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức

+ ĐTTĐ: Xử sự bình thường của chánh án - người có chức vụ quyền hạn

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: K biết Đ là phó chánh án nên đã tìm gặp và nhờ Đ giúp đỡ trong một vụ
kiện và hứa sẽ không quên ơn và Đ cũng đã thực hiện theo yêu cầu của K. Sau vụ
kiện thành công, K đã đưa cho Đ một lượng vàng SJC

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp - K nhận thức rõ hành vi của mình là tác động đến xử
sự bình thường của Toà án nhưng vẫn thực hiện hành vi

- Chủ thể: Chủ thể thường - K đủ tuổi và NLTNHS

=> Đ phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi theo Điều 358 BLHS 2015.

Dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Toà án qua đó xâm phạm đến uy tín,
danh dự của Toà án
+ ĐTTĐ: Thẩm phán trực tiếp xét xử vụ việc - người có chức vụ quyền hạn

- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất

+ Hành vi: Đ đã có hành vi thoả thuận với K sau khi được K nhờ tác động đến vụ
kiện. Sau đó Đ đã trực tiếp nhờ thẩm phán giải quyết vụ kiện đó chú ý hộ, bảo K là
người nhà của Đ. Kết quả là K được trả nhà, K đưa cho Đ một lượng vàng SJC.
+ Hậu quả:

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp - Đ nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến
hoạt động xét xử của vị thẩm phán, nhưng vẫn thực hiên hành vi

+ Động cơ: Vụ lợi

- Chủ thể: Đặc biệt - Đ đủ tuổi, NLTNHS ngoài ra là phó chánh án, có chức vụ quyền hạn
để tác động lên thẩm phán cũng là người có chức vụ quyền hạn.

2. Việc D tác động đến thẩm phán nhưng thẩm phán vẫn xử đúng với công vụ.

=> K không phạm tội

THẢO LUẬN LẦN 12


I. NHẬN ĐỊNH:

40. Thẩm phán, hội thẩm có thể là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm hình sự
người không có tội (Điều 368 BLHS).

Sai => Căn cứ theo khoản 1 Điều 368 thì chủ thể của tội Truy cứu trách nhiệm hình sự
người không có tội là người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, thẩm
phán và hội thẩm không có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự 2015. Vì vậy thẩm phán, hội thẩm không thể là chủ thể của Tội truy cứu
trách nhiệm hình sự (Điều 368)

(Đối với câu nhận định này thì không trả lời thẩm phản, hội thẩm là chủ thể nào. Vì có
thể cấu thành nhiều tội)
42. Mọi hành vi ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án đều cấu thành Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371
BLHS) Đ

Sai => Không phải mọi hành vi ra quyết định tố tụng trái pháp luật đều cấu thành tội ra
quyết định trái pháp luật. Theo Điều 371 BLHS 2015, hành vi ra các quyết định tố tụng
thuộc trường hợp quy định tại Điều 368, 369, 370, 377 và 378 thì không cấu thành tội
phạm này mà sẽ cấu thành tội phạm tương ứng.

Vd: Nếu người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với người không phạm tội
thì không cấu thành tội phạm này vì đây là hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người
không có tội thuộc Điều 368 BLHS.

45. Người bị hại có thể là chủ thể của Tội khai báo gian dối (Điều 382 BLHS). Đ

Sai => Căn cứ vào khoản 1 Điều 382 BLHS 2015 thì chủ thể của tội Khai báo gian dối
gồm người làm chứng; người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch; người
dịch thuật; người bào chữa. Vì vậy người bị hại sẽ không thể là chủ thể của tội này.

47. Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ
lẩn trốn đều cấu thành tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS). Đ

Sai => Căn cứ theo khoản 1 Điều 389 BLHS 2015 thì người nào biết người khác phạm
tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ lẫn trốn thì chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi
phạm tội được che dấu thuộc quy định của Điều 389 và không thuộc khoản 2 Điều 18
BLHS 2015.

(Căn cứ k1 Điều 389 chỉ có những người nào che giấu tội phạm thuộc khoản 1 Điều 389
thì sẽ cấu thành tội Che giấu tội phạm trừ trường hợp khoản 2 Điều 18.)

II. Bài tập:

Bài tập 33

A là điều tra viên của Phòng cảnh sát hình sự thuộc công an tỉnh. B là người đang bị
truy tố về tội buôn lậu. Biết A là điều tra viên nên B nhờ A giúp cho hồ sơ của B nhẹ
tội. A nhận lời và đến gặp trưởng phòng điều tra để nhờ vả nhưng bị từ chối. A vẫn
gặp B và nói dối rằng đã lo xong và yêu cầu đưa 6 triệu đồng để A đi “chạy” giùm. B
đưa cho A đủ số tiền như đã được yêu cầu. Sau một thời gian, không thấy yêu cầu của
mình được thực hiện, B đòi trả tiền lại, nhưng A không trả. Vụ việc bị phát giác.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

=> A phạm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS
2015. Và B phạm tội Đưa hối lộ theo Điều 365 BLHS 2015.

Dấu hiệu pháp lý: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, gây thiệt hại tài sản cho
người khác

+ ĐTTĐ: Tiền của B trị giá 6tr đồng

- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất

+ Hành vi: A đã có hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn là điều tra viên như một phương
tiện để cam kết việc chạy án cho B dù A không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề B yêu
cầu. Sau đó, A đã yêu cầu B đưa 6 triệu đồng để thực hiện việc này tuy nhiên do không
thấy gì nên B đòi lại nhưng A không trả.

+ Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản của B với trị giá 6 triệu

+ MQH nhân quả: Chính hành vi của A là nguyên nhân dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của
B

* Ở đây, việc A chiếm đoạt tài sản của B được thực hiện dưới hình thức lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp

+ Lỗi: A nhận thức được hành vi của mình là lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt
tài sản của B nhưng vẫn thực hiện và mong muốn chiếm đoạt được tài sản

+ Động cơ: Vụ lợi

- Chủ thể: Đặc biệt

+ A đủ tuổi, đủ NLTNHS. A là người có chức vụ, quyền hạn.

(Cần trả lời câu hỏi: Người phạm tội có sử dụng chức vụ, quyền hạn như một công cụ để
phạm tội không; Người đưa của hối lộ đưa cho chủ thể thực hiện hành vi vì lý do gì.)
=> Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Đ174)
Dấu hiệu pháp lý: Tội đưa hối lộ (Điều 364)

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt đồng bình thường của cơ quan, tổ chức.

+ ĐTTĐ: Xử sự bình thường của điều tra viên A

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: B sau khi được A yêu cầu đưa 6 triệu đồng để chạy án giúp thì B đã có hành
vi đưa của hối lộ là tiền trị giá 6 triệu đồng để A giúp mình. Sau đó, B đợi mà không thấy
gì nên mới đòi lại tiền nhưng A không trả. Đây chính là hành vi đưa của hối lộ để yêu cầu
người có thẩm quyền thực hiện một việc trái với công vụ.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

+ Lỗi: B nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm đến xử sự bình thường của A là
người có chức vụ, quyền hạn nhưng vẫn thực hiện hành vi.

- Chủ thể: Thường - B đủ tuổi và NLTNHS.

Bài tập 34

A công tác tại Sở giao thông công chánh tỉnh M với nhiệm vụ quản lý hồ sơ xe và cấp
giấy phép lái xe. Lợi dụng cương vị công tác, A dùng con dấu của cơ quan ký và đóng
dấu nhiều giấy phép lái xe để bán cho người khác với giá 5 chỉ vàng/1 giấy phép. Vụ
việc bị phát giác. A bị đình chỉ công tác và chờ xét kỷ luật. Trong thời gian này, A thuê
B khắc dấu giả rồi dùng con dấu giả và các biểu mẫu in sẵn trong cơ quan tiếp tục
làm 10 giấy phép lái xe bán cho người khác. Những người mua giấy phép do A bán
cũng bị phát hiện. Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

* Khi còn đang công tác tại Sở giao thông công chánh, A phạm Tội giả mạo trong công
tác (Điều 359). A không phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ vì trong trường hợp chưa có dấu hiệu hậu quả
- Khách thể: Xâm phạm đến tính đúng đắn, xác thực của các loại giấy tờ, văn bản chính
thức của cơ quan, tổ chức, làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
đó
+ ĐTTĐ: giấy phép lái xe mà A dùng con dấu cơ quan đóng dấu và bán
- Mặt khách quan: TP có cấu thành hình thức
+ Hành vi: A đã có hành vi lợi dụng chức vụ tại Sở giao thông công chánh với
nhiệm vụ được cấp giấy phép lái xe, để đóng dấu làm giả nhiều hồ sơ giấy
phép lái xe bán với giá 5triệu đồng/bộ
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt
+ Đủ tuổi và NLTNHS
+ A là người có chức vụ, quyền hạn trong sở giao thông công chánh
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật
nhưng vẫn thực hiện hành vi
+ Động cơ: vụ lợi cá nhân
(A đã làm, cấp giấy tờ giả vì động cơ vụ lợi)
* Khi bị đình chỉ, lúc này A đã rời khỏi cương vị công tác, tức A không còn chức vụ
quyền hạn đối với vị trí này => A phạm Tội làm giả và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả
của cơ quan, tổ chức (Điều 341): Hành vi thuê B làm giả con dấu và hành vi sử dụng con
dấu để tiếp tục thực hiện công việc trái pháp luật nói trên là có mối liên hệ chặt chẽ => A
phạm 1 tội với tên tội danh đầy đủ
- Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước và hành chính.
+ ĐTTĐ: cơ chế quản lý con dấu của cơ quan Nhà nước.
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: A có hành vi thuê B khắc giả con dấu của cơ quan nhà nước, sau đó
sử dụng đóng dấu này vào việc làm giấy phép lái xe giả đem bán, việc đem bán
này là hành vi trái pháp luật
.- Mặt chủ quan: A phạm lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể: chủ thể thường – A lúc này đã bị đình chỉ công tác nên không còn chức vụ,
quyền hạn; đủ tuổi và có NLTNHS
* B phạm Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính
+ ĐTTĐ: Cơ chế quản lý con dấu của nhà nước
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức
+ Hành vi: B đã có hành vi làm giả con dấu để cho B sử dụng vào một việc trái
pháp luật đó là bán 10 giấy phép lái xe cho người khác
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý: B nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến trật tự quản
lý hành chính nhưng vẫn thực hiện hành vi

- Chủ thể: Thường - B đủ tuổi và đủ NLTNHS


Bài tập 35

A là Trưởng công an xã X, đã có những hành vi sau:

- Lợi dụng một số thương binh của xã nhờ lĩnh hộ số tiền trợ cấp nhân dịp A có công
tác ở bên Phòng thương binh xã hội. A nhận được 15 triệu đồng rồi chiếm đoạt luôn.

Hãy xác định tội danh trong các trường hợp trên.

=> A phạm Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản (Điều 175) Đ => Cần trả lời
câu hỏi tại sao các thương binh đưa tiền cho trưởng công an xã => Để xác định 175 hay
355
- Khách thể: Quan hệ xã hội: xâm phạm quyền sở hữu của một số thương binh ở xã X.
+ Đối tượng tác động: 15 triệu đồng (tức là hơn 4.000.000 đồng).
- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A có hành vi lạm dụng tín nhiệm khi một số thương binh của xã nhờ
lĩnh hộ số tiền trợ cấp nhân dịp A có công tác ở bên Phòng thương binh xã hội.
Khi A nhận tài sản một cách hợp pháp nhưng lại không trả cho các thương
binh trong xã nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
+ Hậu quả: Có thiệt hại về vật chất. Cụ thể là số tiền chiếm đoạt là 15 triệu đồng
thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 175 BLHS 2015.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi chiếm đoạt của A là
nguyên nhân gây ra thiệt hại cho các thương binh trong xã.
- Chủ thể: chủ thể thường - A là người có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. Vì A biết được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, nhưng vẫn thực hiện.

Lợi dụng danh nghĩa công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa
hàng buôn lậu và đe dọa sẽ bắt giữ nếu không nộp tiền cho hắn. Công dân này phải
trao cho A 4 triệu đồng.
=> A phạm Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 355) Đ
- Khách thể: Xâm phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức qua đó xâm phạm đến tài sản của
công dân
+ ĐTTĐ: Tài sản của một người dân nghi là chứa hàng buôn lậu (4 triệu đồng)
- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: A có hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của
người dân dưới hình thức cưỡng đoạt tài sản. Cụ thể, A đã lợi dụng chức vụ
trưởng công an xã để khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng buôn lậu
và đe doạ sẽ bắt giữ nếu không nộp tiền cho hắn. Sau đó, công dân này đã nộp
cho A 4 triệu đồng
+ Hậu quả: Chiếm đoạt 4 triệu đồng
+ MQH nhân quả: Chính hành vi của A là nguyên nhân dẫn đến sự thiệt hại về
tài sản của các người dân
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Vụ lợi
- Chủ thể: Đặc biệt - A đủ tuổi, đủ NLTNHS. A là người có chức vụ, quyền hạn.

A thả những người buôn lậu thuốc lá cùng hàng hóa của họ, vì trong số người bị
bắt có người là bà con của A. S
=> A phạm Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người
đang chấp hành án phạt tù (Điều Điều 378) => Những người mới bị bắt chứ chưa bị buộc
tội nên không thuộc hoạt động tố tụng => Điều 356 BLHS 2015
(Có hành vi chiếm đoạt tài sản: Điều 353 và 355)
- Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Tư pháp (Hoạt động khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án)
ĐTTĐ: người bị bắt
Mặt khách quan: cấu thành vật chất
+ Hành vi: A lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thả tự do trái pháp luật cho những người bị
bắt vì hành vi buôn lậu thuốc lá
Hậu quả: những người này thoát khỏi sụ quản lý của Nhà nước
Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân để những người này thoát khỏi sự
quản lý của Nhà nước
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trưc tiếp
- Chủ thể: đặc biệt – A là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý, canh gác của
những người bị bắt nói trên => A là trưởng công an xã nên không có quyền truy tố, khởi
tố,...

Bài tập 36

Công an thành phố H (thuộc tỉnh T) bắt quả tang X cùng Y và Z đánh bạc. Tang vật
thu được hơn 24 triệu đồng tiền đánh bạc. Lúc đó X mới 14 tuổi nên Công an thành
phố H xin ý kiến cấp trên chỉ xử lý hành chính thiếu niên này, củng cố hồ sơ xử lý
hình sự Y và Z về hành vi đánh bạc. Công an tỉnh T trả lời "thẩm quyền quyết định
thuộc Công an thành phố H, đề nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật". Nhưng
sau đó, ông A là Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố H vì có
quan hệ quen biết với Y và Z nên đã ra quyết định xử lý hành chính tất cả X, Y và Z.
Vụ việc sau đó bị phát hiện. Trong vụ án trên ai phạm tội? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?

=> A phạm tội Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội theo quy định tại
Điều 369 BLHS 2015

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn trong điều tra, truy tố

+ ĐTTĐ: Người có tội

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: A là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh H vì có quan hệ quen
biết với Y và Z nên đã ra quyết định xử lý hành chính tất cả X, Y và Z. Trong khi đó, do
X mới 14 tuổi nên chỉ bị xử lý hành chính còn Y, Z đã đủ tuổi và NLTNHS nên công an
đã củng cố hồ sơ xử lý hình sự về tội đánh bạc. Tuy nhiên, vì quan hệ quen biết mà A đã
quyết định xử lý hành chính hết cả 3 từ đó bỏ lọt tội phạm.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - A nhận thức được hành vi của mình là không truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhưng vẫn lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực
hiện hành vi.

- Chủ thể: Đặc biệt - A đủ tuổi, NLTHS, là người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm
hình sự.

=> Y và Z phạm tội Đánh bạc theo Điều 321 BLHS 2015

- Khách thể: Xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự trị an

+ ĐTTĐ: Tiền (24 triệu)

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: Y và Z đã có hành vi mang tính chất được thua bằng tiền, cụ thể cả hai đã có
hành vi đánh bạc với tổng giá trị là 24 triệu đồng

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

+ Y và Z nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến trật tự trị an, trật tự an toàn xã
hội nhưng vẫn thực hiện hành vi

- Chủ thể: Thường - Z và Y đủ tuổi và đủ NLTNHSS.


THẢO LUẬN LẦN 13

Bài tập 38

Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện X bất ngờ ập vào một căn nhà bắt quả tang
vụ ghi đề quy mô lớn do A điều hành. Tiến hành khám nghiệm hiện trường, cơ quan
cảnh sát điều tra thu giữ tang vật gồm 20 triệu đồng, 30 tờ phơi đề hơn 70 triệu đồng.
Ngay sau đó, A và các đối tượng được đưa về trụ sở cơ quan cảnh sát điều tra. Tại
đây, H – Thủ trưởng cơ quan điều tra chỉ đạo các điều tra viên tiến hành lấy lời khai.
Từ lời khai của các đối tượng đánh đề, các điều tra viên trình bày kết quả lên Thủ
trưởng để đưa ra các hình thức xử phạt cụ thể về tội “đánh bạc”. Tuy nhiên, H lại ra
quyết định không khởi tố vụ án mà chỉ xử phạt hành chính A và các đối tượng, mỗi
người 1,5 triệu đồng.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của H có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?

=> H phạm tội Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội theo Điều 369 BLHS
2015.

Dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: H đã xâm phạm đến sự đúng đắn trong hoạt động điều tra và truy tố.

+ ĐTTĐ: Người có tội (Phạm Tội đánh bạc)

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: H đã có hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội mà cụ thể là
H sau khi được các điều tra viên trình bày kết quả lên để đưa ra các hình thức xử phạt đối
với tội “đánh bạc” thì H lại không ra quyết định đề nghị truy tố hình sự các đối tượng và
quyết định xử phạt hành chính mỗi đối tượng 1,5 triệu.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

+ H nhận thức rõ những đối tượng trên có tội và H biết hành vi của mình là xâm
phạm đến hoạt động điều tra và truy tố, để lọt tội phạm nhưng vẫn thực hiện hành
vi.
- Chủ thể: Đặc biệt - H là thủ trưởng cơ quan điều tra, có chức vụ, quyền hạn để đề nghị
truy tố hình sự các đối tượng trên

Bài tập 40

A là Phó chánh án Tòa án huyện X và cũng là thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án Cố ý gây thương tích mà N là bị cáo trong vụ án này. Do biết A là người trực
tiếp thụ lý vụ việc nên M là anh ruột của N đến gặp A đề nghi A giúp đỡ giải quyết vụ
việc theo hướng tuyên bị cáo N không phạm tội với mức tiền bồi dưỡng 50 ngàn USD.
A đề nghị 100 ngàn USD vì vụ việc phức tạp phải lo thu xếp nhiều nơi. M đồng ý và
đưa trước 50 ngàn cho A và 50 ngàn một tuần sau sẽ gửi vào tài khoản riêng của A.
Một tuần sau, khi nhận đủ 50 ngàn USD mà M chuyển vào tài khoản, dù không có đủ
căn cứ nhưng với tư cách là phó chánh án phụ trách A đã hủy bỏ việc áp dụng biện
pháp tạm giam và cho bị cáo N tại ngoại. Sau đó, để giải quyết vụ việc theo yêu cầu
của M, A đã tiêu hủy, sửa chữa, bổ sung một số tài liệu trong hồ sơ cũng như bí mật
gặp gỡ B là người làm chứng trong vụ án đưa cho B 100 triệu đồng để B khai lại toàn
bộ lời khai theo hướng có lợi cho N. B đồng ý nhận tiền và khai lại lời khai theo
hướng dẫn của A. Vụ án được đưa xét xử với bản án tuyên bị cáo N không phạm tội.
Vụ việc của A sau đó bị phát giác, A khai nhận toàn bộ hành vi của mình.

Hãy xác định tội danh trong tình huống trên.

=> A phạm Tội tha trái pháp luật ngươi bị bắt, người đang bị tam giữ, tạm giam, người
đang chấp hành án phạt tù theo Điều 378; A phạm Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc
theo Điều 375 BLHS 2015; A phạm tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc
khai báo, cung cấp tài liệu theo Điều 384 BLHS 2015; A còn phạm Tội nhận hối lộ theo
Điều 354 BLHS 2015.

A phạm Tội nhận hối lộ (Điều 354)

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, nhà nước qua đó gây ảnh
hưởng đến uy tín, danh dự của Tòa án

+ ĐTTĐ: Xử sự bình thường của cơ quan, tổ chức

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức


+ Hành vi: A đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trực tiếp nhận của
hội lộ của M là 100 ngàn USD để làm theo yêu cầu của M là tuyên án N theo
hướng không có tội.

Ở đây, giữa A và M đã có thỏa thuận và M cũng đã chuyển tiền cho A trước 50


ngàn USD

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

+ A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến xử sự đúng đắn của cơ quan, tổ
chức nhưng vẫn thực hiện hành vi.
+ Động cơ: Vụ lợi - A làm theo yêu cầu của M để được nhận “bồi dưỡng” 100 ngàn
USD

- Chủ thể: Đặc biệt - A là người có chức vụ, quyền hạn.

A phạm Tội tha trái pháp luật ngươi bị bắt, người đang bị tam giữ, tạm giam, người
đang chấp hành án phạt tù (Điều 378)

- Khách thể: Xâm phạm đến sự đúng đắn trong hoạt động tố tụng và thi hành án

+ ĐTTĐ: N - Người đang bị tạm giam

- Khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: Sau khi nhận 50 ngàn USD cho M chuyển vào tài khoản, A là phó chánh
án đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện
pháp tạm giam đối với bị cáo N và cho bị cáo tại ngoại dù không có căn cứ.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

+ A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây mất trật tự trị an nhưng
vẫn thực hiện hành vi.

- Chủ thể: Đặc biệt - A đủ tuổi, đủ NLTNHS và là người có chức vụ, quyền hạn.

A phạm Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375 BLHS 2015)

- Khách thể: A đã xâm phạm đến tính đúng đắn trong hoạt động tư pháp

+ ĐTTĐ: Hồ sơ của vụ án.


- Mặt khách quan: CTHT

+ Hành vi: A là thẩm phán trong vụ án của N đã có hành vi tiêu hủy, sửa chữa, bổ
sung một số tài liệu trong hồ sơ vụ án của N để làm theo đúng yêu cầu ban đầu của
M là tuyên cho N không có tội và chỉ bồi thường trách nhiệm dân sự

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

+ A nhận thức được hành vi của mình là làm sai lệch hồ sơ vụ án qua đó gây ảnh
hưởng đến tính đúng đắn trong hoạt động tư pháp nhưng vẫn thực hiện hành vi.
+ Mục đích: A khi thực hiện hành vi đã có mục đích làm sai lệch hồ sơ vụ án
(DHĐT)

- Chủ thể: Đặc biệt - A là thẩm phán, người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư
pháp.

A phạm Tội mua chuộc người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384
BLHS 2015)

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp, đồng thời xâm
phạm quyền, lợi ích của công dân.

+ ĐTTĐ: B - người làm chứng

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: A đã có hành vi dùng lợi ích vật chất là 100 triệu đồng để mua chuộc B
khai lại toàn bộ lời khai theo hướng có lợi cho N.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - A nhận thức hành vi của mình là xâm phạm đến hoạt động
đúng đắn của cơ quan tư pháp nhưng vẫn thực hiện hành vi.

- Chủ thể: Thường - A đủ tuổi, đủ NLTNHS.

A phạm Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370 BLHS 2015)

- Khách thể: Xâm phạm đến tính đúng đắn trong hoạt động tư pháp

+ ĐTTĐ: Bản án
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức

+ Hành vi: A đã có hành vi ra bản án mà bản thân A biết bản án đó là trái pháp luật.
Tính trái pháp luật của bản án được thể hiện ở chỗ A đã cố ý làm sai lệch đi hồ sơ
vụ án, sau đó còn mua chuộc B để B khai báo theo hướng có lợi cho N. Vì vậy
việc tuyên án này là trái pháp luật

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - A nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, nguy hiểm
cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi.

- Chủ thể: Đặc biệt - A đủ tuổi, đủ NLTNHS, là người có chức vụ, quyền hạn (thẩm phán
xét xử vụ án)

Đối với M và B

M phạm Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS 2015)

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức

+ ĐTTĐ: A là thẩm phán có chức vụ, quyền hạn giải quyết vụ án

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức:

+ Hành vi: M đã có hành vi trực tiếp đưa cho A là thẩm phán giải quyết vụ án của N
(em M) một lợi ích vật chất là 100 ngàn USD để yêu cầu A tuyên N theo hướng
không có tội và chỉ phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - M nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm đến xử sự
đúng đắn của A nhưng vẫn thực hiện hành vi

- Chủ thể: Thường - M đủ tuổi, đủ NLTNHS

B phạm Tội khai báo gian dối (Điều 382 BLHS 2015)

- Khách thể: Xâm phạm đến tính đúng đắn của hoạt động tư pháp

+ ĐTTĐ: Lời khai của người làm chứng

- Mặt khách quan: CTHT

+ Hành vi: B đã có hành vi nhận tiền mua chuộc của A rồi sau đó đã khai báo gian
dối theo hướng có lợi cho N mà biết đó là sai sư thật.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - B nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn
thực hiện hành vi

- Chủ thể: Đặc biệt - B đủ tuổi, đủ NLTNHS và là người làm chứng trong vụ án.

Bài tập 41

Trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án A phạm tội tham ô tài sản. K là kiểm sát viên thụ lý
vụ án đã yêu cầu người nhà bị can nộp 10 triệu đồng để K làm nhẹ tội cho A. Sau khi
nhận đủ số tiền của gia đình A, K đã hủy 3 trong số 6 chi phiếu giả mà A đã dùng để
rút tiền của nhà nước ra khỏi hồ sơ vụ án và chỉ quy kết A phải chịu trách nhiệm về
10 triệu đồng trong tổng số 150 triệu đồng đã chiếm đoạt của nhà nước. Do thiếu căn
cứ quy kết A tham ô 150 triệu đồng như trong kết luận điều tra đã phản ánh, TAND
tỉnh H căn cứ vào các tình tiết khác như số tiền tham ô không lớn, bị cáo đã bồi
thường toàn bộ số tiền tham ô và các tình tiết giảm nhẹ khác tuyên phạt A 2 năm tù
nhưng cho hưởng án treo.

Theo anh (chị), K đã phạm tội gì? Tại sao?

=> K phạm Tội nhận hối lộ theo Điều 354 và Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo
Điều 375 BLHS 2015.

K phạm Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS 2015)

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, qua đó xâm phạm
đến uy tín của cơ quan

+ ĐTTĐ: Xử sự bình thường của kiểm sát viên

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức:

+ Hành vi: K là kiểm sát viên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để yêu cầu người
nhà của bị can A đưa cho K 10 triệu đồng để K làm nhẹ tội cho A

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - K nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn
thực hiện hành vi.

+ Động cơ: Vụ lợi

- Chủ thể: Đặc biệt - K đủ tuổi, đủ NLTNHS, là người có chức vụ, quyền hạn.

=> K phạm Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375 BLHS 2015)
- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp

+ ĐTTĐ: Hồ sơ vụ án

- Mặt khách quan: Cấu thành hình thưcs

+ Hành vi: K đã có hành vi hủy 3 trong số 6 chi phiếu giả mà A đã dùng để rút tiền
của nhà nước ra khỏi hồ sơ vụ án và chỉ quy kết A phải chịu trách nhiệm về 10
triệu đồng trong tổng số 150 triệu đồng đã chiếm đoạt của nhà nước.

Chính hành vi này của K đã dẫn đến HĐXX tuyên án khác với thực tế

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - K nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
nhưng vẫn thực hiện hành vi

+ Mục đích: Làm sai lệch hồ sơ vụ án

- Chủ thể: Đặc biệt - K là kiểm sát viên là người có chức vụ, quyền hạn

Bài tập 45

A là chủ xe tải chuyên chở hàng thuê. A thuê một phụ xe là B cùng lái xe chuyển
hàng. Vì sơ suất B trong lúc đang lái xe gây tai nạn làm chết 2 người và xe của A cũng
bị hư hại nặng. Vì không đóng bảo hiểm cho B nhưng muốn nhận tiền đền bù thiệt
hại từ công ty bảo hiểm, nên A đã đến cơ quan công an trình diện, tự nhận mình là
người gây tai nạn. Nhờ vậy mà A được công ty bảo hiểm đền bù 18 triệu đồng. Trên cơ

sở nhận tội của A, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố A về tội vi phạm quy định
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tòa sơ thẩm tuyên án A 5 năm tù. Thấy
mức hình phạt áp dụng cho mình nặng nên A nói ra sự thật. Vụ việc bị phát giác

Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

A phạm tội Khai báo gia dối (Điều 382)

A trong vụ việc trên được xác định là người làm chứng. Bởi lẽ, A thuê B về làm phụ xe
và cả hai cùng lái xe chuyển hàng. Trong lúc B lái xe gây tai nạn thì A có đi chung với B.
Vì vậy, A sẽ biết đuợc các tình tiết khách quan, chủ quan trong vụ án.
- Khách thể: Xâm phạm đến tính đúng đắn của hoạt động tư pháp

+ ĐTTĐ: Lời khai của người làm chứng

- Mặt khách quan: CTHT

+ Hành vi: A đã có hành vi sau khi khai báo gian dối. Cụ thể, sau khi B trong quá
trình chở hàng cùng A đã gây tai nạn làm chết 2 người. Vì không đóng bảo hiểm
cho B nhưng muốn nhận tiền đền bù thiệt hại từ công ty bảo hiểm, nên A đã đến
cơ quan công an trình diện, tự nhận mình là người gây tai nạn. Nhờ vậy mà A
được công ty bảo hiểm đền bù 18 triệu đồng. Trên cơ sở nhận tội của A, cơ quan
điều tra ra quyết định khởi tố A về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ. Tòa sơ thẩm tuyên án A 5 năm tù

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - A nhận thức rõ hành vi của mình là trái với thức tế, là nguy
hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi

- Chủ thể: Đặc biệt - B đủ tuổi, đủ NLTNHS và là người làm chứng trong vụ án.

You might also like