You are on page 1of 23

THẢO LUẬN CHƯƠNG 8

Mục lục
I. NHẬN ĐỊNH....................................................................................................................2
20.Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp
hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm..........................................................2
22. Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người chưa
đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS..........................................2
37. Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt................................................................3
39. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn...............................3
43. Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.........................................3
II. BÀI TẬP.......................................................................................................................... 4
Bài tập 12....................................................................................................................... 4
Bài tập 17....................................................................................................................... 4
Bài tập 18....................................................................................................................... 6
Bài tập 19....................................................................................................................... 7
I. NHẬN ĐỊNH
20.Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp
hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm.

Nhận định đúng.

Căn cứ theo Điều 56 Bộ luật hình sự 2015, có hai trường hợp xảy ra khi có nhiều bản án:

- Trường hợp 1: Đang chấp hành 1 bản án, bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có
bản án này, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật hình sự 2015 Tòa án
quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung
theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này
- Trường hợp 2: Đang chấp hành 1 bản án, bị đưa ra xét xử về tội phạm mới, thì theo
quy định tại khoản 2 Điều 56 Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó
tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình
phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Đối với trường hợp 2, ví dụ một người đang ngồi tù với một bản án phạm nhiều tội bị
tuyên 30 năm, người đó đã chấp hành hình phạt được 29 năm rồi mà người đó lại bị Tòa án
đưa ra xét xử về một tội phạm mới cũng là phạm nhiều tội với mức phạt cũng là 30 năm.
Về nguyên tắc thì người phạm tội ở đây sẽ phải ngồi tù 59 năm.
Vậy nên trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp
hành hình phạt tù có thời hạn có thể vượt quá 30 năm.

Em lấy thẳng ví dụ trong Giáo trình trang 352 – 353.


Đối với trường hợp một người đang chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới thì
Tòa án tổng hợp hình phạt theo khoản Điều 56 BLHS. Trong thực tế, một số trường
hợp khi tổng hợp hình phạt thì người phạm tội có thể ngồi tù trên 30 năm. Ví dụ: …

22. Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người chưa đạt
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 57, khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 (sđ, bs 2017)
Như vậy, ¾ mức phạt tù theo khoản 2 Điều 123 là từ 5.25 năm (tương đương 5
năm 3 tháng) đến 11.25 năm (tương đương 11 năm 3 tháng). Căn cứ theo khoản 3
Điều 57, người phạm tội giết người chưa đạt thuộc trường hợp quy định theo khoản
2 Điều 123 có thể bị áp dụng mức hình phạt không quá 11 năm 3 tháng tù. Do đó,
không thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người chưa
đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123.

37. Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.


Nhận định sai
Chấp hành bản án là việc người bị kết án phải chịu hình phạt theo bản án. Còn chấp
hành hình phạt là việc sau khi Tòa tuyên án, người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành các
hình phạt được áp dụng với họ theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Chấp hành bản án ngoài việc chấp hành hình phạt còn có chấp hành hình phạt bổ
sung, các quyết định khác của Tòa án (ví dụ như biện pháp dân sự bồi thường thiệt
hại,…) Chúng không hoàn toàn giống nhau, vì chấp hành bản án còn có trường hợp
hưởng án treo, mà án treo không được coi là hình phạt mà là một biện pháp miễn bản
trách nhiệm hình sự điều kiện Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có
điều kiện.

39. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 1 Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối
với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội
và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.”.
Do đó, án treo không phải một loại hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện. Điều kiện ở đây là điều kiện của án treo, tức là Nhà nước “treo” thi
hành hình phạt tù với điều kiện là buộc người phạm tội phải chịu thử thách. Nội dung thử
thách quy định những điều kiện ràng buộc nhất định

43. Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.
Nhận định sai.
Theo Điều 1 Nghị định 02/2018 quy định: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá
03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy
không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.
Như vậy, căn cứ để cho hưởng án treo bao gồm:
+ Mức hình phạt tù không quá 3 năm (theo Điều 9 BLHS 2015 thì tù không quá 3 năm
thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng). Mức này căn cứ theo mức phạt thực tế Tòa án
tuyên chứ không quy định loại tội phạm nào.
+ Nhân thân tốt
+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Vì vậy phải đủ các yếu tố trên thì người phạm tội mới được hưởng án treo chứ không
chỉ là phạm tội ít nghiêm trọng.
II. BÀI TẬP

Bài tập 12
A 17 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 168 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng với A là tù chung thân.
A chưa đủ 18 tuổi  Áp dụng khoản 1 Điều 101 BLHS.

2. Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào nếu A bị
Tòa án tuyên phạt bốn năm tù.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 107 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nếu A bị Tòa án tuyên phạt bốn năm tù, thì thời hạn xóa án tích với A là 1 năm kể từ
khi A chấp hành xong hình phạt chính và A không thực hiện hành vi phạm tội mới
trong thời hạn 1 năm sau đó.

3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được không? Tại
sao?
Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS 2015 đối với A vì chưa quy định
A phạm tội trộm cắp tài sản ở mức độ nào.
A 17 tuổi thì không thể áp dụng hình phạt bổ sung (Khoản 6 Điều 91 BLHS)

4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi đang chấp
hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây thương tích theo
khoản 5 Điều 134 BLHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 53 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Tái phạm nguy hiểm những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS.
Chính vì thế, nếu trong khi đang chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên, A
lại phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS thì A được xem là tái
phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Chỉ phân tích chọn một trong hai: tái phạm HOẶC tái phạm nguy hiểm. Đây là 02
tình tiết khác nhau mà.
Đây là trường hợp tái phạm nguy hiểm  Phân tích các điều kiện của tái phạm
nguy hiểm  So sánh với trường hợp trong đề bài  Rút ra kết luận.

Bài tập 17
A phạm hai tội: giết người (khoản 1 Điều 123 BLHS) và trộm cắp tài sản (khoản 2
Điều 173 BLHS). Nay đưa ra xét xử cả hai tội trong một vụ án hình sự.

1. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A
nếu:
A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm tội
trộm cắp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù;

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 55, khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 103 BLHS 2015 (sđ, bs
2017)
Điểm a khoản 3 Điều 103: “Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực
hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối
với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được
vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;”
Khoản 1 Điều 103: “Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.”
Ở đây, A phạm tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi (17 tuổi) và trộm cắp khi đã đủ 18
tuổi (19 tuổi), Toà tuyên đối với tội giết người là 15 năm tù nặng hơn mức hình phạt
cho tội trộm cắp => mức phạt tối đa của hình phạt chung cho hai tội trên là 15 + 4 = 19
năm tù, nhưng vì vượt mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 103 là không
được vượt quá 18 năm => mức phạt tối đa của hình phạt chung cho hai tội trên là 18
năm.

A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù và giết
người khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù.

CSPL: điểm b khoản 3 Điều 103, điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 (sđ, bs 2017)
Điểm b khoản 3 Điều 103: “Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực
hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực
hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ
18 tuổi trở lên phạm tội.”
Theo đó, A phạm tội giết người khi đã đủ 18 tuổi (19 tuổi) và trộm cắp khi chưa đủ 18
tuổi (17 tuổi), Toà tuyên đối với tội giết người là 18 năm tù nặng hơn mức hình phạt
cho tội trộm cắp => mức phạt tối đa của hình phạt chung cho hai tội trên là 18 + 3 = 21
năm tù (không quá 30 năm theo Điều 55 quy định)

2. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?

Trường hợp của A không phải là trường hợp có nhiều bản án.

CSPL: Điều 55, Điều 56 BLHS 2015 (sđ, bs 2017)


Căn cứ theo Điều 56 quy định có nhiều bản án nghĩa là người này đang chấp hành
một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết
định hình phạt đối với tội đang bị xét xử sau đó quyết định hình phạt chung.
Đối với trường hợp của A, dựa theo dữ kiện tình huống:“Nay đưa ra xét xử cả hai
tội trong một vụ án hình sự” vì A phạm tội giết người (khoản 1 Điều 123 BLHS) và
trộm cắp tài sản (khoản 2 Điều 173 BLHS), nên căn cứ theo Điều 55 quy định về
trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp một người phạm nhiều tội khác nhau
(trong cùng 1 thời gian hoặc nhiều thời gian khác nhau) nhưng chưa bị Tòa án đưa
ra xét xử hay kết án bất cứ lần nào. Và bây giờ Tòa án đưa ra xét xử 01 lần về nhiều
tội đó. Từ đó có thể xác định trường hợp của A chỉ có 1 bản án trong đó Tòa án
quyết định hình phạt đối với nhiều tội và tổng hợp hình phạt lại trong bản án đó.

Như vậy, trường hợp của A không phải là trường hợp có nhiều bản án.

Bài tập 18
Theo quy định của pháp luật, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới không phải khai
báo hải quan nếu chỉ mang số ngoại tệ tiền mặt trong giới hạn 5.000 USD. X (25 tuổi)
đã mang 20.000 USD qua cửa khẩu mà không khai báo theo quy định của thủ tục hải
quan và bị bắt quả tang. Do vậy, X bị truy tố và xét xử về “tội vận chuyển trái phép
tiền tệ qua biên giới” theo khoản 1 Điều 189 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án lựa chọn hình phạt nhẹ
hơn và mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương án?
Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì X thuộc khoản 3 Điều 54. X phạm tội theo khoản 1
Điều 189 BLHS thì mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là 2 năm tù, vì thế
theo điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS thì X là tội phạm ít nghiêm trọng.
Mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng là:

Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt: có thể áp dụng
hình phạt tiền, căn cứ theo khoản 3 Điều 35 BLHS 2015 thì hình phạt tối
thiểu là từ 1 triệu đến 20 triệu. Vậy phạt ở mức tối thiểu là 1 triệu
Chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn: có thể áp dụng hình thức
phạt cảnh cáo theo Điều 34 BLHS 2015

Có 01 phương án lựa chọn hình phạt nhẹ hơn, bởi vì: 


Khoản 1 Điều 189 BLHS là khung hình phạt nhe nhất của điều luật, cho nên căn cứ
khoản 3 Điều 54 BLHS thì trong trường hợp đủ điều kiện để quyết định một hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng mà khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất, thì Toà án có thể lựa chọn 1 trong 2 quyết định sau: (1)
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt; (2) Chuyển sang một
hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. 
Tuy nhiên mức thấp nhất của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 189 BLHS là 03 tháng
tù, đây cũng là mức phạt tù có thời hạn thấp nhất (theo quy định tại khoản 1 Điều 38
BLHS). Do đó Toà án chỉ có thể quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn. 
Trong trường hợp này, Toà án có thể quyết định hình phạt tối thiểu đối với X là: cải tạo
không giam giữ đến 06 tháng đối với X (khoản 1 Điều 36 BLHS) hoặc phạt tiền tối
thiểu 01 triệu đồng (khoản 3 Điều 35 BLHS)

Lưu ý: Đọc kỹ đề bài. Đề bài hỏi bao nhiêu câu hỏi phải trả lời được bấy nhiêu.

2. Những hình phạt bổ sung nào có thể áp dụng đối với X?


Hình phạt bổ sung gồm có phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hay làm một công việc nhất định từ 1 đến 5 năm theo quy định
của Khoản 4 Điều 189 BLHS 2015, chỉ áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền
nếu như hình phạt chính Tòa án áp dụng cho X không phải là phạt tiền (do khoản 1
Điều 189 BLHS có quy định hình phạt tiền, nếu như Tòa án đã áp dụng hình phạt
chính cho X là hình phạt tiền thì không thể áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt
tiền nữa).

3. Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý
và hướng xử lý đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên giới.
Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là 15.000 USD. Do số ngoại tệ tiền
mặt được phép mang qua cửa khẩu biên giới nếu không phải khai báo hải quan được
giới hạn là 5.000 USD nhưng X đã mang 20.000 USD qua cửa khẩu nhưng không khai
báo. Ta lấy 20.000 USD trừ đi 5.000 USD được số ngoại tệ vượt giới hạn là 15.000
USD.
Trả lời thiếu: hướng xử lý?
 Điểm a khoản 1 Điều 47 BLHS.

Bài tập 19
A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 BLHS và bị xử
phạt 15 năm tù. Đang thụ hình trong trại giam được 3 năm thì A lại phạm tội cố ý gây
thương tích cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có sự khiêu khích của người bị hại trong vụ
án này. Về tội phạm mới, A bị xét xử theo khoản 5 Điều 134 BLHS và
bị xử phạt 12 năm tù. Chi phí điều trị cho người bị hại là 50 triệu đồng. Gia đình của A
đã gởi cho gia đình người bị hại 30 triệu đồng dùng để điều trị cho người bị hại. Anh
(chị) hãy xác định:

1. Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không?
Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là tình tiết tăng nặng
TNHS theo Điều 52 BLHS hay là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm mới.

A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi,
bổ sung 2017 và bị xử phạt 15 năm tù. -> Tội phạm rất nghiêm trọng. CSPL?

A lại phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù bị xét xử theo khoản 5 Điều 134 BLHS
2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và bị xử phạt 12 năm tù. -> Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
CSPL?
=> Căn cứ vào khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì lần phạm tội mới
của A được bị xem là tái phạm nguy hiểm

- Hành vi phạm tội của A là tái phạm nguy hiểm nên theo điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS
2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Và A bị xét xử theo khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi,
bổ sung 2017 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và bị xử phạt 12 năm tù là cấu thành tội phạm cơ
bản thì tình tiết đó có ý nghĩa là tình tiết tăng nặng TNHS.
Khoản 5 Điều 134 không phải là CTTP cơ bản, CTTP cơ bản của Điều 134 là ở Khoản
1. Khoản 5 là CTTP tăng nặng. Tuy nhiên trong 02 tình tiết định khung tăng nặng ở
điểm a và điểm b của khoản 5 Điều 134 không có tình tiết “tái phạm nguy hiểm” cho
nên đây không phải là tình tiết định khung tăng nặng mà chỉ là tình tiết tăng nặng
TNHS tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS.
Lưu ý: tình tiết định khung tăng nặng khác với tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 52 
Xem lại bài.

2. Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS nào
không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
CSPL: Điều 51, 52 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Trong việc thực hiện tội phạm mới (bị xét xử theo khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi,
bổ sung 2017 và bị xử phạt 12 năm tù) BLHS không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.

Vì tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng định khung đc quy định tại điểm d k2
đ134 (là khoản nhẹ hơn khoản mà A bị kết án). Nên căn cứ vào khoản 2 Điều 52:
“Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung
hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng” thì tái phạm nguy hiểm ở
trường hợp này ko phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tình tiết tăng nặng TNHS: tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52)
Tình tiết giảm nhẹ TNHS: Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại (điểm b
khoản 1 Điều 51 BLHS), phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành
vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra (điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS)
Lưu ý: Xem xét tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS là phải dựa vào dữ kiện trên
thực tế như thế nào, người phạm tội có những tình tiết nào đáng lưu tâm để đưa ra
hình phạt cho phù hợp.

3. Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
CSPL: khoản 2 Điều 56; Điều 55 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Theo điểm a, khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi,
bổ sung 2017 và bị xử phạt 15 năm tù và A lại phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù bị
xét xử theo khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và bị xử phạt 12 năm tù.
=> Thì A bị xử phạt 27 năm tù, trừ 3 năm đã thụ hình trong trại giam thì còn 24 năm tù.
Mặc dù ra đáp án đúng nhưng cách tổng hợp hoàn toàn sai.
Thể hiện phép tính tổng hợp hình phạt GIỐNG VỚI khoản 2 Điều 56 BLHS.
Bước 1: Xác định hình phạt cho tội mới
Bước 2: Xác định phần hình phạt còn lại chưa chấp hành (12 năm tù – 03 năm tù)
Bước 3: Tổng hợp hình phạt theo Điều 55
4. Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành hình phạt
bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
CSPL: khoản 1 Điều 63 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối
với hình phạt hình phạt tù có thời hạn: 1/3 của 24 năm là 8 năm tức nghĩa A phải chấp
hành hình phạt 6 năm nữa mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu.

5. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
CSPL: khoản 2 Điều 47 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Cụ thể đó là A trả lại tài sản đã chiếm
lừa đảo chiếm đoạt cho chủ sở hữu người mà A đã lừa đảo.
Mặc dù đề bài không nói rõ nhưng chúng ta hiểu rằng biện pháp tư pháp này chỉ được
áp dụng cho tội cố ý gây thương tích (tội mới), còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xét
xử xong rồi và A đã thụ hình được một phần hình phạt rồi thì làm sao có thể bổ sung
thêm biện pháp tư pháp cho A đối với tội danh này được.

- Đối với tội cố ý gây thương tích và làm tổn hại sức khỏe
CSPL: Khoản 2, Điều 48 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Biện pháp tư pháp đối với A bao gồm:
- Bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại (gửi cho người bị hại 30 triệu đồng dùng để
điều trị cho người bị hại) và công khai xin lỗi.

6. Thời hạn xóa án tích về các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
CSPL: Điều 71, Điều 73 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Theo khoản 2 Điều 73 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: "Người bị kết án chưa được xóa
án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực
pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt
chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời
hiệu thi hành”.
=> Theo Điều này thì A phải chấp hành xong bản án mới 27 năm (tuy nhiên A đã chấp
hành hình phạt tù được 3 năm) còn 24 năm.
Theo khoản 2 Điều 73 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Người bị kết án được Tòa án
quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính là 07 năm trong
trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.”
=> Thời điểm xóa án tích về các tội của A đã thực hiện là 31 năm (24 năm chấp hành hình
phạt tù và 7 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù đó) kể từ ngày A chấp hành bản án
mới.
Xác định án tích theo TỪNG TỘI DANH chứ không xác định dựa trên hình phạt
chung mà A phải chấp hành.
Bước 1: Xác định án tích tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (xác định loại tội phạm – xác
định thời hạn xóa án tích theo Điều 73 BLHS)
Bước 2: Xác định án tích tội cố ý gây thương tích (tương tự bước 1)
Lưu ý: KHÔNG CỘNG DỒN ÁN TÍCH. Cho dù có 02 án tích nhưng 02 án tích này
chạy song song, đồng thời với nhau chứ không cộng dồn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ


GV: ThS. Mai Thị Thủy

BUỔI THẢO LUẬN THỨ CHÍN

Nhóm thực hiện: Nhóm 1


Lớp: QTL46B2

STT Họ và tên MSSV


1 Lê Nguyễn Cẩm Trang 2153401020276
2 Lê Ngọc Mỹ Trâm 2153401020262
3 Lê Thị Hoàng Yến 2153401020323
4 Nguyễn Thanh Xuân 2153401020319
5 Phạm Nguyễn Tường Vy 2153401020315
6 Trần Lê Kim Thưởng 2153401020253
7 Đặng Trần Hạ Vy 2153401020309
8 Tất Thục Yến 2153401020325
Mục lục
I. NHẬN ĐỊNH.........................................................................................................2
45. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lực pháp
luật. .............................................................................................................. 2
47. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về
một  tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo.  2
60. Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi 
phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.   .....3
64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì
pháp  nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự...............................................3
65. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội
phạm............................................................................................................. 4
II. BÀI TẬP ..............................................................................................................5
Bài tập 20.....................................................................................................5
Bài tập 21.....................................................................................................7
Bài tập 22.....................................................................................................8
Bài tập 24...................................................................................................10
I. NHẬN ĐỊNH

45. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lực pháp luật. 

Nhận định sai.

CSPL: Điều 5 NQ 02/2018

Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án được tuyên theo các trường hợp thuộc
Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP. Còn bản án có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn
kháng cáo, kháng nghị (Điều 343 BLTTHS 2015).

Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày tuyên án (sơ thẩm hoặc phúc thẩm tùy từng
trường hợp) hoặc ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật (xem từ khoản 1 đến
khoản 8 của Điều 5 Nghị quyết số 02/2018).

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương
sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản
án được niêm yết theo quy định của pháp luật. (Khoản 1, Điều 333). Thời hạn kháng nghị của
Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.Theo Khoản 2 Điều 355 thì bản án phúc thẩm
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

47. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một  tội phạm
khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo. 

Nhận định sai.

Căn cứ Khoản 2 Điều 7 NQ 02/2018/NQ-HĐTP. Trường hợp người đang chấp hành án treo bị
Toà án đưa ra xét xử về tội phạm được thực hiện trước khi có bản án treo thì không bị xem là vi
phạm điều kiện của án treo, cho nên Toà án quyết định hình phạt với tội phạm đó và không tổng
hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải đồng thời
chấp hành 02 bản án. 
60. Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi  phạm tội trong
trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.   

Nhận định sai. Nhận định đúng.

Chỉ có thể áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục khi người dưới 18 tuổi phạm tội được
miễn TNHS. Em đọc kỹ Khoản 2 Điều 91 và Điều 92 thì thấy rằng cơ quan tiến hành tố tụng
chỉ quyết định miễn TNHS và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục cho người dưới 18
tuổi phạm tội. Có nghĩa là 02 điều kiện: miễn TNHS và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục
phải đi kèm với nhau. Hay nói cách khác chỉ có thể áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục cho
người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp người này được miễn TNHS.

Các biện pháp giám sát, giáo dục là những biện pháp đặc thù, chỉ áp dụng đối với người dưới 18
tuổi được miễn trách nhiệm hình sự khi có căn cứ nêu tại khoản 2 Điều 91 BLHS. Ngoài ra, căn
cứ Điều 92 thì các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ phát huy tác dụng nếu người dưới 18 tuổi
phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng biện pháp này.

64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp  nhân đó phải
chịu trách nhiệm hình sự.

Nhận định sai

Cơ sở pháp lý: Điều 75 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều luật quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều
kiện sau:

- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

- Hành vi phạm tội được thực hiện khi có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân
thương mại
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ
luật này

Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn đủ các điều kiện
trên chứ không chỉ có hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.

65. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội phạm.

Nhận định sai.

Pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội danh được quy
định trong Bộ luật Hình sự, mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh trong phạm
vi quy định tại Điều 76 BLHS 2015 đồng thời phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều
75 BLHS 2015.
III. BÀI TẬP 

Bài tập 20

A sinh ngày 15/11/2000 phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5  Điều 134 BLHS vào
ngày 01/7/2018 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS vào ngày
15/08/2018. A bị đưa ra xét xử về cả 2 tội vào ngày 5/3/2019. 

Anh (chị) hãy xác định: 

1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?

Tình huống trên là trường hợp phạm nhiều tội vì “Phạm nhiều tội là trường hợp người đã phạm
nhiều tội khác nhau được quy định trong luật hình sự mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu
TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị tòa án đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó”.
Trong trường hợp này, A đã thực hiện hai tội khác nhau là tội cố ý gây thương tích và tội gây rối
trật tự. Bên cạnh đó, hai tội này được A thực hiện một cách độc lập được quy định tại Điều 134 và
Điều 318 của BLHS 2015. Cả hai tội này đều chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án
lần nào, nay bị tòa đưa ra xét xử cùng một lần về cả hai tội.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ
thời điểm nào? 

Đối với Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 thì A phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 27 BLHS 2015 thì thời hiệu truy cứu TNHS đối
với A về tội này là 20 năm tính từ ngày tội phạm được thực hiện, tức ngày 01/7/2018. 

Trong khoảng thời gian đó, A lại thực hiện tội phạm mới là tội gây rối trật tự công cộng theo
khoản 1 Điều 318 BLHS 2015 vào ngày 15/08/2018 bị phạt   tiền từ 5.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 của Bộ luật này thì A phạm tội ít nghiêm trọng. Áp dụng điểm a
khoản 2 Điều 27 BLHS 2015 thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với A về tội này là 5 năm tính từ
ngày tội phạm được thực hiện, tức ngày 01/7/2018. 15/8/2018

Theo khoản 3 Điều 27 BLHS 2015, nếu người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà
BLHS 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 1 năm tù trong thời
hạn quy định tại khoản 2 Điều này, thì thời hiệu của tội cũ sẽ được tính lại kể từ ngày thực hiện
hành vi phạm tội mới. Tức là, A thời hiệu truy cứu TNHS đối với Tội cố ý gây thương tích là 20
năm từ ngày 15/08/2018.

3. Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án có thể xử phạt 1 năm quản chế đối
với A không? Tại sao? 

A sinh ngày 15/11/2000, tính đến thời điểm phạm tội gây rối trật tự công cộng là ngày 15/8/2018
thì A chưa đủ 18 tuổi (chưa là người thành niên) mà khoản 6 Điều 91 BLHS 2015 quy định không
áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi. Theo điểm c khoản 2 Điều 32 và Điều 43
BLHS 2015, quản chế là hình phạt bổ sung và phải đi kèm với hình phạt chính (tù có thời hạn). Vì
thế Tòa án không thể áp dụng hình phạt quản chế mà chỉ có thể phạt tiền, phạt cải tạo không giam
giữ, phạt tù đối với A.

4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây  thương tích (Điều
134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. 

CSPL: khoản 5 Điều 134, khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 (sđ, bs 2017)

Mức hình phạt cao nhất của khoản 5 Điều 134 là tù chung thân nhưng do lúc phạm tội A chưa đủ
18 tuổi nên căn cứ theo khoản 1 Điều 101 về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi
thì mức cao nhất mà Toà án có thể áp dụng đối với A là không quá 18 năm tù. 

5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý. 
CSPL: khoản 1 Điều 318, khoản 1 Điều 101, khoản 1 Điều 55, khoản 1 Điều 103 BLHS 2015 (sđ,
bs 2017)

Như câu trên đã phân tích, mức hình phạt cao nhất đối với A về tội cố ý gây thương tích là không
quá 18 năm tù. Còn mức hình phạt tối đa của tội gây rối trật tự công cộng (khoản 1 Điều 318) là
phạt tù đến 02 năm nhưng vì A chưa đủ 18 tuổi lúc phạm tội nên căn cứ vào khoản 1 Điều 101:
“nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù
mà điều luật quy định” nên A phải chịu hình phạt là 1 năm 6 tháng. 

Đến đây, căn cứ vào khoản 1 Điều 55 thì mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên là không
quá 19 năm 6 tháng tù. Nhưng vì lúc phạm tội A chưa đủ 18 tuổi nên áp dụng khoản 1 Điều 103:
“Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không vượt quá
18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội...”. 

Vậy nên, mức phạt tối đa của hình phạt chung đối với A là phạt tù không được vượt quá 18 năm.

6. Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây thương tích nếu
áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này. 

CSPL: khoản 1 Điều 54, khoản 4, 5 Điều 134, khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 (sđ, bs 2017)

Theo khoản 1 Điều 54, mức phạt thấp nhất có thể quyết định đối với A là một hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng ở khoản 5 Điều 134 nhưng phải nằm trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn của khoản 5 là khoản 4 Điều 134, có nghĩa là tối thiểu 7 năm. 

Thế nhưng với việc A phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nên phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều
101: “...nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ¾ mức phạt tù
mà điều luật quy định.”, có nghĩa là không quá ¾ của 7 năm tù.

Tóm lại, mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A là không quá ¾ của 7
năm tù. Đáp án cuối cùng???

Bài tập 21
A (17 tuổi) phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS  và bị Tòa án
tuyên phạt 1 năm tù, phải bồi thường cho người bị hại 3 triệu đồng và  nộp án phí.  

Anh (chị) hãy xác định: 

1. Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là mấy năm? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

CSPL: điểm a khoản 2 Điều 60 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017

- A bị Tòa xử phạt 1 năm tù, nên căn cứ điểm a khoản 2 Điều 60 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung
2017 thì thời hiệu thi hành bản án của A là 5 năm.

2. Thời điểm xóa án tích về tội cướp giật tài sản, nếu ngày 1/7/2019, A chấp hành xong hình phạt
tù, ngày 30/7/2019 A thực hiện xong bồi thường cho người bị hại và ngày 1/8/2019 A đã đóng án
phí.

- A phạm tội tại khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm. Vì thế căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì A phạm tội
nghiêm trọng do lỗi cố ý.

-  Theo khoản 1 Điều 70 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì A thuộc trường hợp đương nhiên
được xóa án tích.

điểm b khoản 2 Điều 70 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:“Người bị kết án đương nhiên được
xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính, các quyết định khác của bản án và không
thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù
đến 05 năm” 

→ thời điểm xóa án tích: 1/8/2021 

A phạm tội nghiêm trọng thì không phải chịu án tích (Xem kỹ điểm b khoản 1 Điều 107 BLHS
và khoản 2 Điều 107 BLHS: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng – do lỗi cố ý hay vô ý đều không bị coi là có án tích,
phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý thì không bị coi là có án tích. Còn phạm tội rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng – do cố ý hay vô ý thì sẽ rơi vào trường hợp đương nhiên
được xóa án tích ở khoản 2). Trong trường hợp này A phạm tội nghiêm trọng thì A được coi là
không có án tích, ngày A chấp hành xong hình phạt chính là hình phạt tù, ngày 30/7/2019,
cũng là ngày chấm dứt án tích với A.

3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS đối với A được không? Tại sao?

- Theo khoản 5 Điều 171 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về hình phạt bổ sung là
phạt tiền:” Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.” nên
có thể áp dụng cùng với hình phạt chính là hình phạt tù. 

- Tuy nhiên, A mới 17 tuổi, nên căn cứ khoản 6 Điều 91 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì
không áp dụng hình phạt bổ sung với người dưới 18 tuổi phạm tội. Nên không thể phạt tiền theo
khoản 5 Điều 171 sửa đổi, bổ sung 2017 đối với A.

Bài tập 22

A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo  với thời gian thử
thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị đưa ra  xét xử về một tội phạm khác (tội
Y). 

Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội phạm Y Tòa án  tuyên: 

Đề bài không nêu rõ A phạm tội X trước hay tội Y trước cho nên phải chia thành 02 trường
hợp tương ứng với 02 trường hợp của Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56, Điều 3 và Điều 7 của Nghị
quyết 02/2018/NQ-HĐTP.

Bài làm của em chỉ mới giải quyết trường hợp: X trước, Y sau có nghĩa là A đang chấp hành
bản án của tội X thì phạm mội tội mới (tội Y).
Còn trường hợp: A đang chấp hành bản án của tội X mà bị đưa ra xét xử về một tội đã phạm
trước khi có bản án của tội X thì sao?

1. Phạt tù 3 năm. 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 BLHS, A thuộc trường hợp người được hưởng án treo
thực hiện hành vi phạm tội mới do đó Toà án buộc A phải chấp hành hình phạt của bản án trước
(bản án của tội X) là 2 năm và tổng hợp với hình phạt của bản án mới (tội Y) - phạt tù 3 năm theo
quy định tại Đ56 BLHS.
Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 56 thì tổng hợp hình phạt của A như sau:

2 năm (tội X) + 3 năm (tội Y) = 5 năm tù

2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm. 

Trong trường hợp này X sẽ chịu hình phạt tù là 2 năm 8 tháng.

(Hình phạt của bản án trước là 4 năm X đã chấp hành được 2 năm còn 2 năm cộng với 24 tháng
cải tạo không giam giữ chuyển thành 8 tháng phạt tù, tổng hợp hình phạt chung = 2 năm 8 tháng)

CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 55 “Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù
có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ
03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt
chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;”

Khoản 5 Điều 65. “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm
nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định
buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực
hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và
tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này” 

Khoản 2 Điều 56 “ Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện
hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình
phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55
của Bộ luật này.”

3. Phạt tiền 5 triệu đồng. 

Trong trường hợp này X sẽ hưởng án treo 2 năm và phạt tiền là 5 triệu đồng

CSPL: Khoản 2 Điều 56 “ Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại
thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với
phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại
Điều 55 của Bộ luật này.” phạt từ 2 năm và phạt tiền 5 triệu.
Bài tập 24

Pháp nhân thương mại A bị Tòa án tuyên phạt 500 triệu đồng về hành vi buôn  lậu (khoản 1 và
điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS).  

Anh (chị) hãy xác định: 

1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương mại A?  Tại sao? 

Căn cứ và khoản 2 Điều 33 BLHS 2015, các hình phạt bổ sung đối với PNTM PT bao gồm: Cấm
kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi
không áp dụng là hình phạt chính

Căn cứ theo điểm e khoản 6 Điều 188 BLHS 2015, có thể áp dụng hình phạt Bổ sung đối với
PNTM A như sau:

- PNTM A đã bị tuyên hình phạt chính là phạt tiền, do đó theo khoản điểm c khoản 2 Điều 33
BLHS 2015, không thể áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền

- PNTM A có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, nếu xét thấy
để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể
gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội được quy định tại khoản 1
Điều 80 Luật này.

Theo khoản 4 Điều 81 BLHS 2015, PNTM A có thể bị cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm kể từ
ngày bản án có hiệu lực pháp luật, khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động
vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật này.

2. Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là bao lâu và tính  từ khi nào? Tại
sao?

Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là 5 năm căn cứ theo khoản 3 Điều 60
BLHS 2015 “Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm”.
Và căn cứ theo khoản 4 Điều 60 BLHS 2015 thì thời hiệu thi hành bản án hình sự của pháp nhân
thương mại A được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. 

You might also like