You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG LẦN 5


GIẢNG VIÊN: HS – ThS. TRẦN VĂN THƯỢNG
MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG
LỚP: TM44B3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV

1 Diệp Minh Toàn 1953801011303

2 Nguyễn Hà Trâm 1953801011304

3 Võ Nguyễn Bảo Trâm 1953801011305

4 Hoàng Thị Quỳnh Trang 1953801011307

5 Lê Thiên Hạnh Trang 1953801011308

6 Nguyễn Thị Ngọc Trang 1953801011309

7 Phạm Ngọc Quỳnh Trang 1953801011310

8 Phạm Thiên Trang 1953801011311

9 Bùi Thị Diễm Trinh 1953801011312


NỘI DUNG THẢO LUẬN
Học viên, sinh viên tập trung thảo luận những vấn đề sau:
A. PHẦN NHẬN ĐỊNH:
1. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.

 Nhận định sai.


 Về nguyên tắc thì biểu thị ý định phạm tội không phải là một giai đoạn của thực hiện
tội phạm cho nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp thì việc thể hiện ý định phạm tội cũng làm nguy hiểm đến xã hội. Vì thế,
trong một vài trường hợp nhất định việc biểu lộ ý định phạm tội được pháp luật hình
sự quy định thành một tội danh riêng.
 Ví dụ: Điều 133 BLHS về tội đe dọa giết người.
3. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không có giai đoạn phạm tội chưa
đạt.

 Nhận định sai.


 CSPL: Điều 15 BLHS 2015
 Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm
nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà hành vi
khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các
hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
 Ví dụ: Điều 141 BLHS 2015 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn
nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Như vậy, tội hiếp dâm gồm 2 hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực và giao
cấu, nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện được hành vi dùng vũ lực mà đã thất bại
thì vẫn bị xem là phạm tội chưa đạt.
8. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã chấm dứt trên
thực tế.

 Nhận định sai.


 Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu
được mô tả trong cấu thành tội phạm. Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ
thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Khi tội
phạm hoàn thành thì có thể người phạm tội đã đạt được hoặc chưa đạt được mục đích
của mình. Thời điểm tội phạm kết thúc là khi hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt,
không còn xảy ra trên thực tế.

2
 Ví dụ: Anh A có mâu thuẫn với anh B nên đã dùng dao đâm nhiều nhát vào người
anh B. Do được ngăn cản nên anh B đã được kịp thời đưa đi bê ̣nh viện. Tuy nhiên, 3
ngày sau anh B tử vong. Như vậy, thời điểm phạm tội kết thúc là lúc anh A bị ngăn
cản và phạm tội hoàn thành là lúc anh B tử vong.
9. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội phạm.

 Nhận định sai.


 Căn cứ theo Điều 16 BLHS 2015 thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
sẽ chỉ được miễn trách nhiệm về tội định phạm, còn trên thực tế, hành vi đó có đủ
các yếu tố cấu thành một tội phạm khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
đó và vẫn bị coi là tội phạm.

11. Mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm là
đồng phạm.

 Nhận định sai.


 Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 để được xem là đồng phạm thì phải có từ
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và những người này phải có đủ
điều kiện chủ thể của tội phạm là có năng lực chịu TNHS, đạt đến độ tuổi luật định.
Nếu một trong những người liên quan là người không có năng lực TNHS hay một
trong những người liên quan là người chưa đạt đến độ tuổi luật định thì không phải
đồng phạm. Vì vậy, không phải mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý
cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm.

B. PHẦN BÀI TẬP 


Bài tập 2:

Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp. Biết nhà ông Bằng
có nhiều tiền do trúng xổ số, bọn chúng bàn cách lấy trộm. Theo kế hoạch Hiếu và Ngọc đã
tẩm thuốc độc vào thức ăn giết chết hai con chó nhà ông Bằng.

Tối hôm đó, Trường, Hiếu, Ngọc mang theo dụng cụ đến phục kích ở sau vườn nhà
ông Bằng. Vì nhà đông người nên chúng rút lui. Tối hôm sau, theo hẹn Trường, Hiếu đến
điểm phục kích còn Ngọc thì không đến. Không thấy Ngọc đến, Hiếu đã đến nhà Khiêm rủ
Khiêm tham gia.

Đến nửa đêm khi gia đình ông Bằng ngủ say. Hiếu đứng ngoài canh gác, Trường và
Khiêm vào cạy tủ. Nghe tiếng động ông Bằng thức dậy. Bị lộ, cả bọn bỏ chạy, sau đó bị dân
phòng bắt được.
3
Anh (chị) hãy xác định:

1. Trong vụ án trên có đồng phạm không? Nếu có hãy xác định vai trò của mỗi người
trong đồng phạm.

 Trong vụ án trên có đồng phạm. Đồng phạm bao gồm: Khiêm, Hiếu, Ngọc, Trường.
 Vai trò của mỗi người trong đồng phạm:
 Khiêm, Hiếu, Ngọc, Trường: người thực hành.
 Hiếu, Ngọc, Trường: người tổ chức.
 Hiếu: người xúi giục Khiêm.

2. Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?

Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là đồng phạm có thông
mưu trước. Trong tình huống này, Hiếu, Ngọc, Trường và Khiêm đã thỏa thuận và bàn bạc
trước với nhau trước khi thực hiện việc lấy trộm tiền nhà ông Bằng. Do vậy, giữa 4 người
có sự phối hợp hành động kỹ càng và chu đáo.

3. Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?

Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là đồng phạm giản đơn.
Vì Khiêm, Hiếu, Ngọc, Trường đều tham gia thực hiện phạm tội và đều có vai trò là người
thực hành.

4. Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?
Trộm cắp tài sản là CTTP vật chất, và về trường hợp của Hiếu, Trường, Khiêm, thì cả 3
phạm tội chưa đạt (PTCĐ).

 Về thời điểm:
Thời điểm bắt đầu của gia đoạn PTCĐ: Vào đêm, Hiếu, Trường và Khiêm bắt đầu
thực hiện hành vi khách quan của mình trong CTTP đó là chuẩn bị đi trộm cắp tài sản của
ông Bằng, đã đột nhập vào nhà và cạy tủ. Hành vi này đã được quy định trong CTTP của tội
trộm cắp tài sản.

Thời điểm kết thúc PTCĐ: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa
thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của CTTP. Bao gồm một trong các trường
hợp sau:

 Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan

4
 Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có
CTTPHT mà có nhiều hành vi khách quan (Ví dụ: tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin).
 Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với
CTTP vật chất (ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản)

Trường hợp của Khiêm, Hiếu, Trường, thuộc vào trường hợp cuối, đó là bị ông Bằng
thức giấc và bỏ chạy, sau đó bị dân phường bắt được.

 Về tâm lý:

Việc can phạm phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các
nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc
không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc
độc không có giá trị sử dụng.

Trong sự việc trên, nạn nhân là ông Bằng tránh được việc bị trộm cắp tài sản nhờ
việc ông thức giấc giữa chừng do nghe tiếng động, cả 3 vẫn muốn thực hiện tội phạm
nhưng vì bị phát hiện nên phải bỏ chạy.

Còn về Ngọc, Ngọc tự ý bỏ nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, thể hiện rõ ở hành vi
không đến nhà ông Bằng để thực hiện hành vi trôm cắp tài sản nên không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.

Căn cứ pháp lý:

 Điều 15 BLHS quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người
phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa
đạt.”
 Khoản 1 Điều 14 BLHS quy định giống như giai đoạn CBTP. Đó là: “Chuẩn bị
phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện
khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp
quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của
Bộ luật này.”

 Điều 16 BLHS quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không
thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội
định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội
khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”

5
5. Ngọc có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?

a. Nếu Ngọc không đến vì lo sợ bị phát hiện.

 Được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.


 Vì Ngọc dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm là do động lực bên trong sợ bị phát
hiện chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối.

b. Ngọc không đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

 Không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
 Vì việc Ngọc không tiếp tục thực hiện tội phạm là do trở ngại khách quan chi phối
chứ không phải do động lực bên trong.

6. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức không? Tại sao?

 Những đối tượng trong tình huống trên là tội phạm có tổ chức.
 CSPL: Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015
 Cụ thể: " 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm."
Theo đó những đối tượng trên đã có sự bàn bạc, tính toán và phân công công việc cụ
thể trước khi thực hiện hành vi phạm tội.
Bài tập 4
Vì mâu thuẫn cá nhân, A lên kế hoạch giết B sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B.
Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, A quyết định ra tay. B trên đường trở về nhà sau
khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22h thì A canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào B. Do trời
tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên B không trúng đạn. Sau phát bắn không thành đó,
A mang súng về không muốn giết B nữa.
Anh (chị) hãy xác định:
1.Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người
không?
Hành vi của A không đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người.

 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một chế định được quy định tại Điều 16
BLHS 2015 như sau: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gi ngăn cản.”
 Chấm dứt tự nguyện có nghĩa việc dừng lại không thực hiện tội phạm đến cùng phải
hoàn toàn do động lực bên trong của chủ thể thúc đẩy chứ không phải do trở ngại
khách quan chi phối (chưa thực hiện hành vi, hậu quả chưa xảy ra).

6
Nếu dừng lại không thực hiện tội phạm là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm
tội, thì việc dừng lại này không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, mà có
thể là chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

Ở đây, do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên B không trúng đạn, vậy hành vi
phạm tội của A là hành vi phạm tội chưa đạt, đã hoàn thành (đã thực hiện hết hành vi, hậu
quả chưa xảy ra do trở ngại khách quan).

2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? (biết rằng hành vi giết
người được quy định tại Điều 123 BLHS)

Vì hành vi của A thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành nên theo quy định tại
Điều 15 BLHS 2015, A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Mức độ trách
nhiệm hình sự của A được quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS 2015.

3. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép không? (biết
rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 BLHS).

A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép theo quy định tại khoản 1
Điều 304 BLHS 2015 với mức phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Bài tập 6:

A và B cùng thống nhất rủ nhau đi dọc phố tìm cơ hội để trộm cắp xe gắn máy. Nhân
lúc ông C để xe bên lề đường vào mua báo, A và B dùng khoá vạn năng nhanh chóng mở
khoá để lấy xe của ông C thì bị bắt giữ.

Anh (chị) hãy xác định:


1.Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn nào?

Hành vi phạm tội của A và B thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. A và B cố ý thực
hiện tội phạm là trộm cắp xe gắn máy nhưng không thực hiện được đến cùng vì trong lúc
mở khoá xe của ông C thì bị bắt giữ.

2. Nếu A 17 tuổi và B 15 tuổi thì A và B có đồng phạm hay không? Tại sao?

 A và B là đồng phạm, bởi vì:


 Đây là trường hợp có 2 người cố ý cùng thực hiện tội phạm. Có sự cấu kết chặt chẽ
giữa những người thực hiện tội phạm. Cả A và B đều trực tiếp thực hiện tội phạm,
chủ mưu, cầm đầu, tạo điều kiện cho người còn lại thực hiện tội phạm. Như vậy, A
và B được xem là đồng phạm theo quy định tại Điều 17 BLHS 2015.

7
8

You might also like